Như vậy, nếu căn cứ theo Điều 15 của Mục 1 tại Nghị định 43 thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ thuộc nội dung chi thường xuyên.. Tuy nhiên, theo quy địn
Trang 1MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP CỦA CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP LÀ TRƯỜNG HỌC TRỰC THUỘC
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ThS NGUYỄN NGỌC DIỄM HỒNG
1 Trong hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
1.1 Thực trạng:
Theo Điều 15 của Mục 1 tại NĐ
43/2006, chi hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao
là 1 trong 3 nội dung của “Chi thường
xuyên” Trong thực tế, chức năng,
nhiệm vụ chính của 2 trường Cán bộ
quản lý của Bộ Nông nghiệp là đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
của Bộ Như vậy, nếu căn cứ theo Điều
15 của Mục 1 tại Nghị định 43 thì hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức của Bộ thuộc nội dung
chi thường xuyên Tuy nhiên, theo quy
định tại Mục 2, Điều 15 của NĐ
43/2006, chi thực hiện chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức lại
thuộc vào nội dung chi không thường
xuyên
1.2 Kiến nghị:
Đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập không có chức năng, nhiệm vụ chính
là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
viên chức cho chính đơn vị của mình
thực sự thuộc nội dung chi không
thường xuyên Còn đối với những đơn
vị sự nghiệp công lập là trường học thì
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
viên chức cho những đơn vị khác nên
được đặt trong nội dung chi thường
xuyên
1.3 Lý do kiến nghị:
- Những đơn vị sự nghiệp công lập là trường học khi thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức cho các đơn vị khác tức là đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao theo quy định tại Mục 1 của Điều
15 tại Nghị định 43 Và đây chính là hoạt động chi thường xuyên
- Khi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức của các trường cán bộ quản lý trong Bộ thuộc nội dung chi không thường xuyên thì mọi định mức chi phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước Trong khi đó,
để nâng cao chất lưọng giảng dạy cho đối tượng là cán bộ, viên chức trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, các trường rất cần một cơ chế quản lý thoáng để có thể thuận lợi trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận được những ý tưởng hiện đại, mời được các giảng viên là những chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu và bề dày kinh nghiệm lớn Muốn như thế, kinh phí chi trả không thể chỉ tuân thủ những quy định hiện hành vì những quy định này đôi khi
đã bất cập với thực tiễn rất nhiều thay đổi
2 Trong quy trình hạch toán thu
nhập tăng thêm:
2.1 Thực trạng:
Trang 2- Theo Tiết 1 của Điều 26 tại Nghị
định 43, thu nhập tăng thêm là một
khoản phân phối sau thuế Như vậy, khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp, các đơn vị sự nghiệp có thu không
thể đưa thu nhập tăng thêm trả cho
người lao động vào chi phí hợp lý để
tính thu nhập chịu thuế Trong khi đó,
thu nhập tăng thêm lại được hạch toán
vào tài khoản loại 6 – Chi phí (Tiểu
Mục 6404)
2.2 Kiến nghị:
Thu nhập tăng thêm, với bản chất
được xác định rất rõ tại Nghị định 43 và
Thông tư 71, nên được phân phối trước
thuế Trình tự phân phối chênh lệch
thu-chi được đề nghị là:
+ Đối với chênh lệch thu-chi
hoạt động thường xuyên (4211) có được
từ hoạt động sự nghiệp: ưu tiên bổ sung
nguồn kinh phí hoạt động, nếu còn dư sẽ
trích tối thiểu 25% để lập quỹ Phát triển
hoạt động sự nghiệp, phần còn lại dùng
chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định
tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
(không vượt quá 2 lần quỹ lương ngạch
bậc) Nếu tiếp tục còn dư, sẽ dùng trích
lập 03 quỹ còn lại
Lý do đề nghị: chênh lệch này
mang nguồn gốc ngân sách nên không
nhất thiết phải nộp thuế nhưng phải ưu
tiên bổ sung nguồn kinh phí và trích lập
quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp
trước khi chi trả thu nhập tăng thêm và
trích lập các quỹ khác
+ Đối với chênh lệch thu-chi
hoạt động sản xuất dịch vụ (4212): ưu
tiên bổ sung nguồn kinh phí nếu chênh
lệch thu-chi hoạt động thường xuyên bổ
sung chưa đủ, nếu còn dư sẽ chi trả thu
nhập tăng thêm (nếu 4211 chi chưa đủ
theo Quy chế chi tiêu nội bộ); sau đó sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (thu nhập tăng thêm được đưa vào chi phí hợp lý
để tính thu nhập chịu thuế) và phần còn lại sẽ trích lập 04 quỹ, trong đó quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp chiếm 25% số còn lại này
Lý do đề nghị: chênh lệch này tuy vẫn có nguồn gốc ngân sách nhưng lại là hoạt động sản xuất dịch vụ nên phải làm nghĩa vụ nộp thuế Thế nhưng,
để khuyến khích đơn vị tăng thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ nên ưu tiên chi trả thu nhập tăng thêm trước khi trích lập quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp
và các quỹ khác.
3 Về mức thu học phí theo nhiệm
vụ Bộ giao:
3.1 Thực trạng:
Thông tư 51/2008/TT-BTC về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước đã thay thế Thông tư 79/2005/TT-BTC Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ Bộ giao hàng năm cho 2 trường cán bộ quản lý trực thuộc
Bộ hiện nay đang thuộc nội dung chi không thường xuyên Tuy nhiên, tại Tiết
“a”, Mục 1, Khoản III của Thông tư 79/2005/TT-BTC, có quy định mức chi ngân sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước là 4,5 triệu đồng/suất đào tạo (cấp trung ương và tỉnh) hoặc 4 triệu đồng/suất đào tạo (cấp huyện, xã) Ngoài ra, đơn vị đào tạo còn được thu thêm học phí với mức tương đương mức chi ngân sách Nhà nước Thế nhưng, tại Thông tư 51/2008/TT-BTC, quy định này không còn tồn tại
Trang 3Điều này gây rất nhiều khó khăn cho 2
trường cán bộ quản lý của Bộ
3.2 Kiến nghị:
Bổ sung quy định mức thu học phí
cho đối tượng là cán bộ, công chức Nhà
nước với mức tối thiểu bằng với mức
quy định tại Thông tư 79/2005/TT-BTC
3.3 Lý do kiến nghị:
Hiện nay, các trường cán bộ quản
lý của Bộ, hàng năm, chỉ được nhận
kinh phí giao tự chủ để hỗ trợ một phần
bộ máy Kinh phí để thực hiện việc đào
tạo cán bộ, công chức theo nhiệm vụ Bộ
giao là kinh phí không tự chủ Như vậy,
theo Thông tư 51/2008/TT-BTC, những
chi phí về thù lao giáo viên giảng dạy,
chấm bài, ra đề, chỉnh lý bài giảng đối
với giáo viên của trường; chi phí để sử
dụng lớp học, hội trường, phương tiện
giảng dạy; chi phí sửa chữa lớp học, hội
trường, ký túc xá;… không có nguồn để
chi
4 Về quyền tự chủ trong hoạt động
khoa học của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục:
4.1 Thực trạng:
Theo Mục 2, Điều 15, chi thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
thuộc nội dung chi không thường xuyên
Như vậy, kinh phí để thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ
không được giao tự chủ Trong khi đó,
căn cứ vào Thông tư liên tịch số
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN về việc
Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của
đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử
dụng ngân sách nhà nước thì, ngoại trừ
cac khoản chi thuộc các nội dung sau
đây là không được giao khoán:
- Mua vật tư, nguyên-nhiên-vật liệu chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật do các cơ quan chức năng ban hành để thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm;
- Mua sắm mới tài sản cố định thiết yếu;
- Sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu;
- Chi đoàn ra;
- Chi thuê, khấu hao máy móc, thiết
bị, nhà xưởng tham gia thực hiện đề tài
- Tất cả những nội dung chi phí đều thuộc nội dung chi được giao khoán Điều này gây trở ngại cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục có chức năng nghiên cứu khoa học, không khuyến khích các chủ nhiệm đề tài cũng như các đơn vị quản lý đề tài thực hiện tiết kiệm và khó khăn trong việc chi trả một số nội dung như: thuê chuyên gia có kinh nghiệm, công tác phí cho những thành viên tham gia nghiên cứu, …
4.2 Kiến nghị:
Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục nhưng theo quyết định thành lập được Bộ giao có chức năng nghiên cứu
và chuyển giao khoa học (cụ thể là đơn
vị sự nghiệp giáo dục) cũng thuộc đối tượng được điều chỉnh tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN và được áp dụng Khoản 1, Mục II như các đơn vị sự nghiệp khoa học
4.3 Lý do kiến nghị:
Khi thực hiện hoạt động khoa học-công nghệ, các đơn vị được giao tự chủ này đang thực hiện những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ giao nên theo Điều 15 của Mục 2 tại Nghị định 43 thì thuộc nội dung chi thường xuyên và kinh phí được giao tự chủ