1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định

72 1,3K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 424,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Để đạt được mục tiêu phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải đáp ứngđược những đòi hỏi, yêu cầu của thị trường Một trong những đòi hỏi bứcbách nhất là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thu được lợinhuận

Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung không có khái niệmcạnh tranh, hạch toán kinh tế chỉ là giả tạo, lợi nhuận không phải là mụctiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp thì trong nền kinh tế thị trường, lợinhuận đã trở thành nền tảng cho sự phát triển và tồn tại của mỗi doanhnghiệp, lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu, là đích cuốicùng của tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định,với kiến thức thu nhận được trong 4 năm học tập ở trường Đại học Kinh tếquốc dân, em đã tìm hiểu tình hình tài chính kế toán ở Công ty Qua đây

em thấy Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định đã chuyển đổi thành công

từ một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần Hoạt động củaCông ty đã dần đi vào ổn định và có hiệu quả, cơ sở vật chất kỹ thuật đượcnâng cấp, thu nhập của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao,hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Tuy nhiên, tiềm năng củaCông ty vẫn chưa thực sự được sử dụng hết, một số hạn chế đã làm giảm

lợi nhuận của Công ty Vì vậy, em đã chọn đề tài tốt nghiệp là: " Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định "

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợinhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt độngkinh doanh và lợi nhuận của Công ty, từ đó đề ra một số biện pháp nhằmnâng cao lợi nhuận cho Công ty Trên cơ sở này, đề tài này được chia thành

3 phần cơ bản như sau:

Trang 2

- Chương I: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường.

- Chương II: Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty cổ phần

vận tải ô tô Nam Định.

- Chương III: Biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần

vận tải ô tô Nam Định.

Mặc dù được sự hướng dẫn chỉ bảo thường xuyên của Thầy giáo, sựgiúp đỡ chu đáo của các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của Tổng công

ty và bản thân rất cố gắng nhưng kết quả của đề tài nhất định còn nhiều saisót cả về lý luận và thực tiễn Em rất mong Thầy giáo hướng dẫn, các thầy

cô trong bộ môn và các cô chú ở Công ty chỉ bảo thêm

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm thực hiệncác hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vớimục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp tồn tạidưới nhiều hình thức khác nhau và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực củanền kinh tế Song cho dù là loại hình doanh nghiệp nào và hoạt động tronglĩnh vực nào, trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trườngdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinhdoanh phải mang lại hiệu quả nghĩa là kinh doanh phải có lãi (kể cả cácdoanh nghiệp hoạt động công ích thì “lợi nhuận” chính là lợi ích mà cácdoanh nghiệp này cung cấp cho toàn xã hội thông qua các hàng hoá, dịch

vụ công cộng) Các doanh nghiệp phải độc lập, tự chủ, chịu trách nhiệmhoàn toàn trước các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thực hiệnnguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ranhững chi phí nhất định như: chi phí nguyên vật liệu, lao động, đất đai,vốn Đồng thời để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiếp diễn liên tục thì khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp phải cóthu nhập để bù đắp chi phí bỏ ra và có lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất kinhdoanh trở lại Nếu hoạt động kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì doanh nghiệp

đó sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và có thể đi đến phá sản

Như vậy, nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì lợi nhuận là khoản tiềnchênh lệch giữa doanh thu và các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt

Trang 4

được doanh thu đó từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định.

2 Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận

Theo sự phát triển của khoa học kinh tế chính trị học, có những quanđiểm khác nhau về nguồn gốc của lợi nhuận Chủ nghĩa trọng thương chorằng:“ Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông Lợi nhuận thươngnghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, do sự lừa gạt mà có.Còn lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, trừ công nghiệp khai thác vàngbạc, đều không tạo ra lợi nhuận”

Chủ nghĩa trọng nông khẳng định : “Nguồn gốc của sự giàu có của

xã hội là thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng không phải làtrong sản xuất tiểu nông mà là trong sản xuất nông nghiệp tư bản chủnghĩa”

Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là AdamSmithlại cho rằng : “Lợi nhuận là do toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra Lợi nhuậntrong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm khiđầu tư tư bản”

Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản

cổ điển, kết hợp với những phương pháp biện chứng duy vật K.Mark đãnghiên cứu thành công học thuyết giá trị thặng dư

K.Mark khẳng định : Về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làmthuê tạo ra, về bản chất lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư,

là kết quả của lao động không được trả công, do tư bản chiếm lấy, là quan

hệ bóc lột và nô dịch lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa

K.Mark đã phân tích tất cả các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận, sựhình thành lợi nhuận và sự vận động của quy luật lợi nhuận bình quân,xuyên qua các quan hệ chính trị - xã hội của phạm trù lợi nhuận Lợi nhuậnđược xem như một cực đối lập với tiền lương trong cơ chế phân phối tưbản chủ nghĩa K.Mark viết “Giá cả sức lao động biểu hiện ra dưới hình

Trang 5

thái chuyển hóa là tiền công, nên ở cực đối lập, giá trị thặng dư biểu hiện radưới hình thức chuyển hóa lợi nhuận Trong doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa

để theo đuổi mục tiêu của lợi nhuận, tiền trả cho việc thuê sức lao động có

xu hướng giảm sút”

Kinh tế học hiện đại dựa trên các quan điểm của các trường phái và

sự phân tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận gồm: “Thunhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinhdoanh, phần thưởng cho sự mạo hiểm sáng tạo đổi mới cho doanh nghiệp

và thu nhập độc quyền”

3 Vai trò của lợi nhuận

Trước đây do nền kinh tế nước ta hoạt động trong cơ chế quản lý kếhoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp hầu hết được baocấp về vốn nên lợi nhuận không phát huy được vai trò của mình, bởi vì cácdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không hoàn toàn vì mục đíchtìm kiếm lợi nhuận, chỉ thực hiện theo chỉ tiêu, kế hoạch trên giao còn lãi,

lỗ đã có Nhà nước chịu Chính vì điều này đã làm cho nền kinh tế bị trì trệtrong một thời gian dài và lâm vào khủng hoảng Nhưng với chủ trương đổimới của Đảng và Nhà nước, khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơchế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và

có sự cạnh tranh mạnh mẽ thì lúc này các doanh nghiệp mới thực sự hoạtđộng có hiệu quả, mới có điều kiện phát huy tính năng động sánh tạo đểkhai thác hiệu quả các tiềm lực và vai trò cũng như ý nghĩa của lợi nhuậnđược bộc lộ rõ nét và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Lợi nhuận không những duy trì sự tồn tại phát triển của doanhnghiệp nói riêng mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế nói chung.Doanh nghiệp có phát triển được thì nền kinh tế mới phát triển được vì mỗidoanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế Lợi nhuận đáp ứng và kết hợphài hòa các lợi ích, lợi ích của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp vàcủa toàn xã hội

Trang 6

3.1 Lợi nhuận đối với doanh nghiệp.

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã biến các doanh nghiệp trở thànhnhững “tổng kho” thực hiện việc giao nộp, cung ứng một cách đơn thuần,dẫn đến việc thủ tiêu tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và làm cho doanh nghiệp hoàn toàn không quan tâm đếnmục tiêu lợi nhuận, vì giá cả thì được định trước còn sản phẩm thì đượcbao tiêu Ngược lại trong cơ chế thị trường, lợi nhuận giữ vai trò quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không điều đó phụ thuộcvào doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Có lợi nhuận và nếulợi nhuận ngày một tăng thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, phát triển và

có mặt lâu dài trên thương trường, được xã hội biết đến

Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, là động lực chiphối hoạt động của người kinh doanh: Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp từcác lĩnh vực sản xuất hiệu quả thấp đến lĩnh vực sản xuất có hiệu quả caohơn Lợi nhuận thúc đẩy các nhà sản xuất kinh doanh tìm mọi biện phát đểnâng cao năng suất lao động, sử dụng những công nghệ ngày càng hiện đạihơn, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý nhằm tối thiểuhóa chi phí và tăng doanh thu để nâng cao lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp: lợi nhuận chính là thước đo để doanh nghiệp tựđánh giá kết quả của những nỗ lực kinh doanh từ khâu tìm hiểu thị trường,tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến phân phối sản phẩm Nó phảnánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bởibản thân nó là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp Có thể nói lợi nhuận vừathúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của mình lại vừa đánh giá chính hiệu quả đó

Lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanhnghiêp “lợi nhuận sau khi nộp thuế cho Nhà nước và chi trả các khoản phạt

Trang 7

sẽ được dùng để hình thành và phát triển các quỹ chuyên dùng của doanhnghiệp, các quỹ này thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp Có tựchủ về tài chính, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng,thu hút đầu tư hợp tác từ bên ngoài.

3.2 Lợi nhuận đối với người lao động:

Lợi nhuận là nguồn cơ bản để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đốivới người lao động ngoài việc trả lương Lợi nhuận là nguồn để trích lậpcác quỹ khen thưởng, quỹ trợ cấp, quỹ phúc lợi giải quyết nhu cầu của cán

bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Những quỹ này chỉ có thể có vàđược bổ sung khi doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận Lợi nhuận càng caothì lượng bổ sung vào các quỹ này càng lớn và do đó người lao động đượchưởng nhiều phúc lợi hơn Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì đời sốngngười lao động được cải thiện và từ đó khuyến khích họ hăng say hơn trongcông việc, nâng cao năng suất lao động

3.3 Lợi nhuận đối với ngân sách Nhà nước:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp tính và đónggóp thuế thu nhập vào ngân sách Nhà nước Đây là một bộ phận chiếm tỷtrọng lớn trong các nguồn thu của ngân sách Nhà nước, góp phần để ngânsách Nhà nước thực hiện vai trò của mình về các mặt chính trị, xã hội vàđặc biệt là về mặt kinh tế đó là nhằm khắc phục khuyết tật của cơ chế thịtrường, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển Nhưvậy lợi nhuận của doanh nghiệp đã góp phần tạo nên một nguồn tích luỹ cơbản rất cần thiết giúp nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củamình đối với xã hội trong đó có chức năng đầu tư phát triển nền kinh tế

Tóm lại, lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, với

người lao động, cũng như toàn xã hội Chính vì vậy việc phấn đấu nâng caolợi nhuận là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp

Trang 8

II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng củadoanh nghiệp trong một thời kì nhất định Trong nền kinh tế thị trường, đểtăng cường khả năng cạnh tranh thu nhiều lợi nhuận, các doanh nghiệp đềutiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vựckhác nhau Do đó lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ các hoạt độngkhác nhau: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bấtthường Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là tổng hợp lợi nhuận từ cáchoạt động đó Như vậy, lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận :

 Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất - kinh doanh

 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính

 Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọngcủa mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạtđộng trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau Chẳng hạn đối với nhómdoanh nghiệp thông thường hoạt động sản xuất kinh doanh tách biệt vớihoạt động tài chính thì lợi nhuận bao gồm cả ba bộ phận trên (lợi nhuận từhoạt động kinh doanh, hoạt động bất thường, hoạt động tài chính) - trong

đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất Ngược lại,các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ (ngân hàng, các tổ chức tài chính ) lợinhuận chỉ bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bấtthường

Mặt khác, trong môi trường kinh tế khác nhau, cơ cấu lợi nhuận củacác doanh nghiệp cũng khác nhau Khi thị trường, đặc biệt là thị trường tàichính phát triển ở trình độ cao, các hoạt động tài chính năng động và hiệuquả thì mảng hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ phát triển, lợi nhuận

từ hoạt động tài chính sẽ tất yếu được tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong

Trang 9

tổng lợi nhuận Ngược lại khi nền kinh tế ở trình độ thấp, thị trường tàichính, thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện, chưa phổ biến thì mảnghoạt động tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế Lúc này lợi nhuận từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận củadoanh nghiệp và nó có ý nghĩa quyết định đối với tính hiệu quả, sự sốngcòn của doanh nghiệp.

* Công thức chung:

Lợi nhuận = Thu nhập Chi phí

Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận = hoạt động + hoạt động + hoạt động

kinh doanh tài chính bất thường

1.1 Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với hoạtđộng của doanh nghiệp Nó đảm bảo việc bù đắp, trang trải các chi phí kinhdoanh Thu nhập hoạt động kinh doanh chính bằng doanh thu bán hàngthuần của doanh nghiệp

Doanh thu thuần của doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán sản phẩmhàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoảnchiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thuếgián thu và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thutiền hay chưa thu được tiền)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh còn bao gồm:

- Các khoản phải thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thutheo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hànghoá dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ

Trang 10

- Giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng, trao đổi hoặc tiêudùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.

* Thời điểm để hạch toán doanh thu: là khi doanh nghiệp đã chuyểngiao quyền sở hữu hàng hoá sản phẩm, hoàn thành việc cung cấp cho ngườimua hoặc hoàn thành công việc theo hợp đồng và được khách hàng chấpnhận thanh toán

Nếu doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quyđổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại

tệ liên hàng, do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phátsinh doanh thu

Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải có các hoá đơn chứng từhợp lệ chứng minh và phải phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán của doanhnghiệp theo chế độ kế toán hiện hành

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ = Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán +Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu phải nộp

- Chiết khấu bán hàng: là số tiền người bán giảm trừ cho người muađối với số tiền phải trả do người mua thanh toán tiền sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán và được ghi trên hoáđơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế Chiết khấu bán hàng được coi là mộtkhoản làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và được ghi vào khoản mụcchi phí hoạt động tài chính

- Giảm giá hàng bán:

Là số tiền người bán giảm trừ cho khách hàng (người mua) trên giábán đã thoả thuận do hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, khôngđúng thời hạn thanh toán đã được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc giảm giácho khách hàng do khác hàng mua một khối lượng lớn Đây là khoản làmgiảm doanh thu thuần

- Doanh thu hàng bán bị trả lại:

Trang 11

Là trị giá tính theo giá thanh toán của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ

mà doanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện

đã cam kết trong hợp đồng như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủngloại

- Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Là loại thuế gián thu tính trên một số loại hàng hoá dịch vụ đặc biệt

mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng

- Thuế xuất nhập khẩu:

Là loại thuế gián thu tính trên sản phẩm hàng hoá của các tổ chứckinh tế trong và ngoài nước xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam

* Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ

ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định(tháng, quý, năm) Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - giá trị của cácyếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, dịch vụ )

Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả

về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò trong quá trình kinh doanh.Xuất phát từ các yêu cầu, mục đích khác nhau về quản lý, chi phí sản xuấtkinh doanh cũng được phân chia thành các khoản mục khác nhau vớinhững đặc trưng nhất định

* Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo các yếu tố:

- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vậtliệu chính; vật liệu, phụ tùng thay thế; công cụ, dụng cụ sử dụng vào mụcđích sản xuất kinh doanh (ngoại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lạikho và phế liệu thu hồi)

- Chi phí nhiên liệu động lực : là giá trị toàn bộ nhiên liệu, động lựcdoanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động kimh doanh

Trang 12

- Tiền lương: là toàn bộ tiền lương, tiền công, chi phí có tính chấttiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên

- Các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước: bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số khấu hao tài sản cố địnhtrích theo quy định đối với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: thể hiện hình thái chỉ là một khoản nợphải trả hoặc đã trả do nhận dịch vụ cung cấp (dịch vụ điện nước, ga, khí,bảo hành, quảng cáo, điện thoại, bốc dỡ, hoa hồng đại lý, ký gửi phảitrả )

- Chi phí khác bằng tiền: các khoản chi không thuộc nội dung trênđược ghi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc tiền tạm ứng như: thuếmôn bài, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, chi tiếp tân, chi giao dịch đốingoại, chi bảo hộ lao động, trả lãi tiền vay

- Các khoản chi khác: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dựphòng các khoản thu khó đòi, trợ cấp thôi việc cho người lao động, tiền ăn

ca, thưởng sáng kiến, chi phí nghiên cứu khoa học, đào tạo lao động, chiphí cho công tác bảo vệ môi trường, chi bảo hành sản phẩm

* Xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần Giá vốn hàngbán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ

- Giá vốn hàng bán: phản ánh giá trị giá gốc sản phẩm hàng hoá, dịch

vụ (bao gồm cả một số khoản thuế theo quy định như: thuế nhập khẩu,VAT) đã được xác định là tiêu thụ Khi xác định được doanh thu thì đồngthời giá trị sản phẩm hàng hoá xuất kho cũng được phản ánh vào giá vốn đểxác định kết quả Do vậy, việc xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩarất quan trọng

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:

Trang 13

Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất + Thành phẩm tồn kho đầu

kỳ Thành phẩm tồn kho cuối kỳ

+ Đối với doanh nghiệp thương mại:

Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua + Hàng hoá tồn kho đầu kỳ Hàng hoá tồn kho cuối kỳ

Theo quy định, giá thành sản xuất bao gồm 3 yếu tố:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh giá trị toàn bộ chi phí

về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc chế tạosản phẩm hay thực hiện lao vụ

 Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và phụ cấp lương, cáckhoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn

 Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm viphân xưởng sản xuất (trừ chi phí nhân công và nguyên vật liệu trực tiếp)

- Chi phí bán hàng: là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinhdưới hình thái tiền tệ để thực hiện các nghiệp vụ bán hàng trong kỳ báocáo Chi phí bán hàng được bù đắp bằng khối lượng doanh thu thuần đượcthực hiện Về nội dung kinh tế, chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục:chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bỳ, chi phí khấu hao tài sản

cố định của các khâu bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằngtiền khác

- Chi phí quản lý: là những khoản chi phí có liên quan đến việc tổchức, quản lý điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh Giống như chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ liên quan tới khối lượng sảnphẩm hàng hoá dịch vụ đã bán trong kỳ xác định kết quả Nội dung chi phíquản lý cũng bao gồm các yếu tố như chi phí bán hàng Tuy nhiên, có sựkhác biệt về mặt chức năng, công dụng giữa hai loại chi phí này: chi phíquản lý doanh nghiệp phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng

Trang 14

và các khoản chi kinh doanh không gắn với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu

tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Tổng doanh thu- Chiết khấubán hàng - Hàng bán bị trả lại - Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu thu hộ -Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.2 Xác định lợi nhuận hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan đến việc huyđộng, quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh Vì thế, tất cả các hoạt động

có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn đều tạo nên chỉ tiêu thu nhập và chiphí của hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú,trong đó chủ yếu là các hoạt động tham gia liên doanh, đầu tư chứngkhoán, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn

Lợi nhuận hoạt động tài chính được xác định bằng chênh lệch giữathu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính:

Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chiphí hoạt động tài chính

* Thu nhập hoạt động tài chính:

Là các khoản thu: lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ việc bán trả góp, lãikinh doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư dài hạn và ngắnhạn, chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, tiền thu được do chothuê tài sản và bán bất động sản, chênh lệch tỉ giá, hoàn nhập khoản dựphòng

* Chi phí hoạt động tài chính:

Là các khoản chi: lỗ kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu

tư khác, tiền lãi vay phải trả, chiết khấu thanh toán cho khách hàng, chi phígóp vốn liên doanh, chi phí liên quan đến đi thuê tài sản, chênh lệch tỉ giá,lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

Trang 15

1.3 Xác định lợi nhuận hoạt động bất thường

Hoạt động bất thường là những hoạt động diễn ra không thườngxuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện:thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi

Lợi nhuận hoạt động bất thường được xác định là chênh lệch giữathu nhập hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường

Lợi nhuận hoạt động bất thường = Thu nhập hoạt động bất thường Chi phí hoạt động bất thường

-*Thu nhập hoạt động bất thường : Còn gọi là thu nhập đặc biệt là

những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoảnthu bất thường không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên Nhữngkhoản thu nhập bất thường có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay kháchquan đưa đến gồm: Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiềnphạt do vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thucác khoản nợ không xác định được chủ, các khoản thu nhập kinh doanh củanăm trước bị bỏ sót hay lãng quên chưa ghi sổ kế toán năm nay mới pháthiện ra, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản thu khóđòi, giá trị hàng bán bị trả lại của năm trước quá lớn không thể trừ vàodoanh thu của năm sau

* Chi phí bất thường: là những khoản lỗ do các nghiệp vụ riêng biệt

với những hoạt động thông thường của doanh nghiệp Những khoản chi phíbất thường có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đưa tới baogồm: giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lí nhượng bán, tiền phạt do

vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí kế toánghi nhầm hay sai sót khi vào sổ chênh lệch, phải thu khó đòi hoặc dự phòngphải thu khó đòi (không đủ) hoặc khoản thu khó đòi mất chắc chắn màchưa lập dự phòng, số tiền trả lại khách hàng do số lượng hàng bán bị trảlại của năm trước quá lớn không thể trừ vào doanh thu của năm sau

Trang 16

Việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp phải xuất phát từ việc xácđịnh lợi nhuận của từng bộ phận hoạt động kinh doanh Để đảm bảo sựchính xác, doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, trung thực tất cả các khoảnmục doanh thu và chi phí phát sinh trong năm tài chính Đây là yêu cầu cơbản và tối thiểu để xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu lợi nhuận giúp doanh nghiệp xác định được phần lợinhuận nào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp từ đótập trung tìm nguyên nhân và xây dựng các biện pháp nâng cao lợi nhuậncho doanh nghiệp Thực tế, trong điều kiện các doanh nghiệp ở Việt namhiện nay, trừ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền

tệ như: các ngân hàng, các tổ chức tài chính thì hoạt động tài chính của cácdoanh nghiệp còn hạn chế, hoạt động bất thường xảy ra không thườngxuyên và cũng không quan trọng như bản chất của nó Và như vậy, hoạtđộng sản xuất kinh doanh là hoạt động chính tạo ra hầu hết lợi nhuận chodoanh nghiệp Chính vì vậy mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu vàtìm giải pháp nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả củatoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, sử dụng chỉ tiêu lợinhuận tuyệt đối trong quá trình đánh giá chất lượng hoạt động sản xuấtkinh doanh có một số hạn chế:

-Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố chủ quan và khách quan, đồng thời giữa chúng có sự bù trừlẫn nhau Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối thì khôngthể phản ánh đúng hết và không thấy được sự tác động của từng yếu tố đếnlợi nhuận thu được của doanh nghiệp

-Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trườngtiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau làm cho lợi nhuận thu được giữacác doanh nghiệp không giống nhau

Trang 17

-Các doanh nghiệp cùng loại nếu có quy mô sản xuất khác nhau thìlợi nhuận thu được cũng khác nhau Ở những doanh nghiệp có quy mô sảnxuất kinh doanh lớn mặc dù công tác quản lý có thể là không thực sự tốtvẫn có thể thu được lợi nhuận cao hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏnhưng có công tác quản lý tốt hơn.

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, ngoài việc so sánh chỉtiêu lợi nhuận tuyệt đối người ta còn tính và so sánh các chỉ tiêu lợi nhuậntương đối hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp

Có 3 chỉ tiêu cơ bản đánh giá tỉ lệ doanh lợi của doanh nghiệp nhưsau:

2.1 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì cóbao nhiêu đồng lợi nhuận ròng thu được trong hoạt động sản xuất - kinhdoanh Sự thay đổi mức doanh lợi tiêu thụ phản ánh những thay đổi về hiệuquả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà nó phục vụ

Để sử dụng chỉ tiêu tài chính này đánh giá tỉ lệ doanh lợi so vớidoanh thu thuần của doanh nghiệp, người ta so sánh tỉ lệ doanh lợi tiêu thụsản phẩm qua các thời kì khác nhau và với tỉ lệ doanh lợi tiêu thụ của

Trang 18

ngành từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị và tìm các nguyên nhân cũng như giải pháp để khắc phục.

2.2 Doanh lợi vốn :

- Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ:

Doanh lợi Lợi nhuận trước thuế và lãi

vốn = x100 %

Toàn bộ vốn

- Đối với doanh nghiệp không sử dụng nợ:

Lợi nhuận sau thuế

Doanh lợi vốn = x100%

Toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn được đầu

tư, hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư (ROI: Return OnInvestment) Doanh lợi vốn đầu tư là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả

sử dụng tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nó có quan hệ tới hiệu quảcủa hoạt động quản lý kinh doanh trong kì Vốn đầu tư doanh nghiệp đượcchia thành 2 loại: Vốn cố định và Vốn lưu động, do đó khi xác định doanhlợi vốn người ta cũng xác định riêng cho từng loại vốn trên

- Doanh lợi vốn lưu động :

Trang 19

Doanh lợi Lợi nhuận sau thuế

vốn lưu động = x100 %

Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn lưu độngđặc biệt là sử dụng vốn nguyên vật liêụ và nhiên liệu Điều đó khuyếnkhích doanh nghiệp tiết kiệm vốn lưu động, sử dụng đầy đủ hợp lí, tiếtkiệm nguyên vật liệu trong kinh doanh

*Doanh lợi vốn chủ sở hữu:

Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sởhữu, hay nói cách khác nó là tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của chủ sở hữu,được xác định bằng công thức sau :

Vốn tự có = x100%

Vốn tự có

Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, nó chỉcho nhà đầu tư biết 1 đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu lợinhuận, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu

2.3.Tỷ suất lợi nhuận giá thành.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất:

Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế

giá thành = x100% Giá thành hàng hoá tiêu thụ

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí trong giá thành hàng hoá tiêuthụ sản phẩm mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu nàycàng cao càng tốt bởi lẽ mục tiêu của doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí đểtăng lợi nhuận Chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng sản phẩm, từng hạngmục công trình, cũng có thể tính chung cho toàn bộ sản phẩm Từ kết quảtính toán được, doanh nghiệp có thể định hướng mặt hàng nào đạt mức lợi

Trang 20

nhuận cao và tìm biện pháp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tănglợi nhuận.

Kết hợp các chỉ têu lợi nhuận tuyệt đối và tương đối cuả doanhnghiệp ta có thể đánh giá được một cách đầy đủ chinh xác hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau một cách hoàn chỉnh cả vềmặt hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp tồn tại trong môi trường kinh tế - xã hội chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố từ môi trường kinh doanh đem lại Có những nhân

tố chủ quan thuộc về bên trong doanh nghiệp, có những nhân tố khách quannăm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Những nhân tố này một mặt cóthể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhưng mặt khác nócũng là những trở ngại mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải vượt qua, để điđến cái đích cuối cùng là thu lợi nhuận cao Vì vậy, doanh nghiệp cần phải

có và sử dụng hiệu quả các biện pháp nâng cao lợi nhuận trên cơ sở phântích chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kết hợp với phân tíchthực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp

1.Nhóm nhân tố khách quan:

Nhóm nhân tố khách quan là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng tới lợinhuận của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soátđược Chịu sự tác động của những nhân tố này doanh nghiệp không thể nétránh mà cần tìm mọi biện pháp để thích nghi và tồn tại, hạn chế đến mứctối thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanhnghiệp thu được

Nhóm nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố sau:

1.1 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế với nhiều yếu tố như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất

có ảnh hưởng không nhiều thì ít tới hoạt động sản xuất của các doanh

Trang 21

nghiệp, tuỳ theo lĩnh vực doanh nghiệp và do đó không thể không ảnhhưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Trong chu kỳ suy thoái, lạm phát tăng cao hay trong giai đoạn khủnghoảng tài chính, tỷ giá và lãi suất bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ gặp rấtnhiều khó khăn trong hoạt động doanh nghiệp của mình và do đó lợi nhuậnkhông thể được nâng cao chứ chưa nói đến khả năng có thể làm ăn thua lỗ

1.2 Thị trường và sự cạnh tranh:

Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phảimua sắm các yếu tố cần thiết như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (cácyếu tố đầu vào), sau khi tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm, doanh nghiệplại đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tạo nguồn thu bù đắp các khoảnchi phí bỏ ra và thu lợi nhuận Như vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp từviệc mua sắm các yếu tố đầu vào tới tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiệnthông qua thị trường, do đó những biến động trên thị trường ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chịu sự tác động của thị trường, trước hết là thông quaquy luật cung cầu Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởngtrực tiếp đến khối lượng hàng hóa bán ra và tất nhiên ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp Cung lớn hơn cầu thì việc tăng khối lượng hànghóa bán ra là rất khó khăn Giai đoạn này lợi nhuận của doanh nghiệp sẽgiảm dần Cung nhỏ hơn cầu thì doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh việc tiêu thụhàng hóa, tăng doanh thu, lợi nhuận

Tiếp đến, doanh nghiệp chịu sự tác động của thị trường thông quaquy luật cạnh tranh Cạnh tranh xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bánmột loại hàng hóa, hay những loại hàng hóa có thể thay thế cho nhau Đối

với doanh nghiệp thương mại do tính chất đặc thù mà phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn so với các doanh nghiệp khác cạnh tranh theo xu thế “cá

lớn nuốt cá bé” là một tất yếu khách quan

1.3.Môi trường pháp lý:

Trang 22

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước, ngoài việc tuân thủ các quy luật của thị trường thì doanhnghiệp còn chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhà nước là người hướngdẫn kiểm soát và điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp thông qua cácbiện pháp kinh tế, các chính sách, luật lệ về kinh tế Tuỳ vào chiến lượcphát triển kinh tế từng thời kỳ mà qua đó nhà nước đưa ra các chính sách

và biện pháp khác nhau

- Chính sách thuế:

Thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện tốt công việc điềutiết vĩ mô của mình Thuế là hình thức nộp bắt buộc theo luật định vàkhông hoàn trả trực tiếp đối với mọi tổ chức kinh tế Vì vậy, thuế là mộttrong những chi phí của doanh nghiệp, thuế suất cao hay thấp sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp

- Chính sách lãi suất:

Thông thường, để hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài vốn tự códoanh nghiệp phải vay thêm vốn Doanh nghiệp có thể vay vốn bằng nhiềucách khác nhau: cách phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, các doanhnghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân khác, và doanh nghiệp phải trả cho ngườicho vay một khoản tiền gọi là lãi vay

Tiền lãi vay được tính dựa trên cơ sở lãi suất, số tiền gốc và thời gianvay Lãi suất vay sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất chiết khấu của ngân hàngNhà nước qui định Khi ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất chiết khấu sẽtác động trực tiếp đến lãi suất tiền vay của doanh nghiệp, do đó tác độngđến chi phí và tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp

- Kiểm soát giá:

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả không do Nhà nước kiểm soát

mà nó được hình thành trên thị trường do sự tác động giữa cung và cầu.Tuy nhiên trong một số trường hợp, Nhà nước kiểm soát giá một số mặthàng để đảm bảo cho sự phát triển lạnh mạnh của thị trường, ví dụ như :

Trang 23

điện, nước, xăng, dầu Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ mà Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán hàng hóa, dịch vụ củadoanh nghiệp phải nằm trong khung giá qui định Việc Nhà nước kiểm soátgiá đối với một số mặt hàng có thể tác động đến lợi nhuận của doanhnghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa đó Mặt khác nếu doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà phải sử dụng những nguyênvật liệu chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước thì chính sách kiểm soát giácủa Nhà nước sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp và do đó, tác độngđến lợi nhuận doanh nghiệp

2 Nhóm nhân tố chủ quan:

Nhân tố chủ quan là các yếu tố bên trong liên quan chặt chẽ tớidoanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Trong phạm vi vàkhả năng của mình doanh nghiệp cần tác động chúng theo chiều hướng cólợi cho mình Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm các nhân tố sau:

2.1 Nhân tố con người:

Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp phảicạnh tranh nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định mình

là yếu tố quyết định tạo ra lợi nhuận: trình độ quản lý và trình độ chuyênmôn cũng như sự nhanh nhạy của người lãnh đạo trong cơ chế thị trườngảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trình độchuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhânviên cũng rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanhnghiệp Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, thích ứng vớiyêu cầu của thị trường thì doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất lao động

và từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận

2.2 Nhân tố về khả năng vốn:

Trang 24

Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đếnhiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào

"Trường vốn" có lợi thế về vốn thì có lợi thế kinh doanh Khả năng có vốndồi dào sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ trong kinh doanh, có điềukiện để mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăngdoanh thu và tăng lợi nhuận

Khi đã có khả năng về vốn nhất định, mỗi doanh nghiệp cần phải bảotoàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả

2.3 Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những khoản chi phí liênquan tới việc sản xuất ra sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay người tiêudùng, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố định và các khoảnchi phí liên quan tới tiêu thụ sản phẩm Đây là các yếu tố đầu vào mà doanhnghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm thiểu chiphí góp phần tăng lợi nhuận

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí liên quantới việc sử dụng nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuấtsản phẩm của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do đó nó tác động chặt chẽ tới lợi nhuận

Vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải xác định mức ảnhhưởng của các nhân tố tác động đến chi phí vật tư, để từ đó có những biệnpháp giảm tối thiểu các khoản chi phí này, mà không ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm các khoản tiền lương tiềnthưởng và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất Các

Trang 25

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuậtcòn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trựctiếp vào sản xuất, do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọngđáng kể trong tổng chi phí sản xuất.

Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnhtranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí tiền lươngcông nhân trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm Tuy nhiên việc hạ thấp tiềnlương phải hợp lý vì tiền lương là một hình thức thù lao trả cho người laođộng Với sự phát triển của xã hội, đời sống ngày càng cải thiện đòi hỏitiền lương cũng phải được nâng cao

Mặt khác tiền lương hợp lý cũng là đòn bẩy kích thích sự sáng tạo vàtinh thần hăng say làm việc.Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải đảmbảo gia tăng tiền lương cho người lao động nhưng tốc độ tăng tiền lươngkhông vượt quá tốc độ tăng của sản xuất

- Chi phí về quản lý sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi phí sảnxuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm các khoản chi phíliên quan tới bộ máy quản lý doanh nghiệp và của phân xưởng như chi phívăn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương cho nhân viên quảnlý Các doanh nghiệp cần có các giải pháp để giảm khoản chi phí này đếnmức tối đa có thể

- Các khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm

Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là đểbán, vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được doanh nghiệp quan tâm, đầu

tư nhiều công sức tiền của để thoả mãn được nhiều nhất nhu cầu của kháchhàng và thắng được đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên ta đã biết, chi phí tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố chi phíđầu vào, việc tăng chi phí này sẽ làm tăng tổng chi phí và làm giảm lợinhuận doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch,

Trang 26

khoản chi phí này cần phải được cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quảcủa nó thể hiện qua công tác tiêu thụ sản phẩm.

2.4 Nhân tố về hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa:

Nếu chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là các yếu tố đầu vào màdoanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình SXKD thì hoạt động tiêu thụ sảnphẩm tạo ra thu nhập để bù đắp khoản chi phí đó và tạo ra lợi nhuận

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định

Doanh thu Khối lượng Giá bán

tiêu thụ trong kỳ = sản phẩm tiêu thụ x đơn vị sản phẩm

Như vậy doanh thụ tiêu thụ phụ thuộc vào hai yếu tố

Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Nhìn chung khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn chứng tỏ công táctiêu thụ tốt, hoạt động kinh doanh có lãi

Mặt khác khối lượng sản phẩm tiêu thụ lại phụ thuộc vào khối lượngsản phẩm sản xuất, chất lượng của sản phẩm cũng như kết cấu mặt hàngtiêu thụ

- Khối lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch thườngxuyên, liên tục sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng, sản phẩm tiêu thụ Ngượclại, nếu sản xuất sản phẩm quá ít hay quá nhiều, mẫu mã không phù hợpvới thị hiếu người tiêu dùng thì hàng hóa không tiêu thụ được, sẽ gây ứ đọng vốn

- Chất lượng sản phẩm sản xuất cũng ảnh hưởng tới khối lượng sảnphẩm tiêu thụ Sản phẩm với chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêudùng sẽ được thị trường chấp nhận và có khả năng tiêu thụ được nhiều.Nâng cao chất lượng sản phẩm lại liên quan đến nhiều khâu như nâng caothiết bị máy móc, trình độ công nhân và do vậy sẽ tác động không nhỏtới chi phí sản xuất

Vì vậy, các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ sản xuất hợp lý,

và đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa phù hợp với trình độ công nhân vàmức chi phí đầu tư hợp lý

Trang 27

- Cơ cấu mặt hàng kinh doanh:

Trong cơ chế thị trường, để nâng cao hiệu quả kinh tế giảm rủi rotrong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều đa dạng hóa ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh của mình Do đó sản phẩm kinh doanh cũng cần phải

đa dạng hóa Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷtrọng của mỗi loại hàng hóa phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng hànghóa khi lượng hàng hóa dự trữ quá lớn so với nhu cầu của thị trường, hoặc

có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu thị trường lớn nhưngdoanh nghiệp lại dự trữ quá ít

Việc nghiên cứu nhân tố này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấumặt hàng kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình doanh nghiệp và biếnđộng của thị trường Doanh nghiệp cần xác định được một số mặt hàngkinh doanh chủ đạo để tập trung đầu tư nhằm tăng mức doanh thu chodoanh nghiệp

Khi các nhân tố khác không đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng sẽlàm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên việc tăng giá sẽ ảnhhưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường

Doanh nghiệp cần xác định cho mỗi loại sản phẩm một mức giá hợp

lý đảm bảo bù đắp các khoản chi phí bỏ ra và được thị trường chấp nhận

2.5 Nhân tố về tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp:

Tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vi mô là một nhân tố rất quantrọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Quá trình quản lý các hoạt động kinh tế vi mô bao gồm các nhân tố

cơ bản, về cả các khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viênchức có trình độ và tay nghề cao và sắp xếp lao động hợp lý Định hướngchiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh và

Trang 28

các phương án kinh doanh tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh

Các khâu của quá trình quản lý các hoạt động kinh tế vi mô làm tốt

sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, giảm chiphí quản lý Đó chính là điều kiện nâng cao lợi nhuận

Kết luận: Tất cả các nhân tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởngtrực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi nhân tố

có mức ảnh hưởng khác nhau và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ tácđộng qua laị lẫn nhau Mỗi doanh nghiệp cần nhận biết các nhân tố để phântích một cách khoa học các tác động của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Đặc biệt cần phải xác định được đâu là nhân tố chủ yếu để từ đó có cácbiện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời

Trang 29

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ NAM ĐỊNH

I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÈ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

NAM ĐINH AUTOMOBILE TRANSPORT JOINT - STOCKCOMPANY

Hiện nay, công ty có 406 cán bộ công nhân viên, trong đó có 93Đảng viên, 43 đoàn viên thanh niên và 58 nữ cán bộ công nhân viên đangcông tác tại 7 đơn vị đó là :

- Văn phòng công ty - Xí nghiệp bảo dưỡng ôtô

- Đội xe ca số 1 - Xí nghiệp sửa chữa ô tô

- Đội xe ca số 2 - Xí nghiệp bến xe

- Đội xe Taxi

Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định là một công ty có tư cáchpháp nhân độc lập theo theo quy định của pháp luật nhà nước, công ty làmột đơn vị hạch toán độc lập có con dấu riêng và chịu trách nhiệm về mọimặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định có một lịch sử vẻ vang vàtruyền thống hơn 40 năm xây dựng và phát triển

Từ xí nghiệp công tư hợp doanh vận tải ô tô Nam Định ra đời ngày20/ 04/1960 theo quyết định của Uỷ ban Hành chính (nay là uỷ ban nhândân tỉnh Nam Định), sau thành lập nên Xí nghiệp vận tải ô tô Nam Hà

Trang 30

Trong những năm chống Mỹ, trên các tuyến đường từ Bắc vào Nam, ở đâucũng in dấu bánh xe của công ty tham gia vận chuyển hàng ngàn tấn lươngthực, thực phẩm, quân trang, quân dụng chi viện kịp thời cho chiến trường,

có những đồng chí lái xe của công ty đã hy sinh, nhiều đồng chí lái xe được

Bộ Giao thông vận tải tặng danh hiệu “Dũng sĩ trên mặt trận Giao thôngvận tải” Đất nước thống nhất, trong hoàn cảnh khắc phục khó khăn dochiến tranh để lại, với phương tiện cũ xong công ty đã chủ động chuyển môhình sản xuất kinh doanh từ phục vụ chiến đấu sang phục vụ sản xuất nângcao đời sống nhân dân, hàng trăm chuyến xe của công ty vận chuyển lươngthực, thực phẩm từ miền Nam ra miền Bắc trong những năm đầu khó khăn

Năm 1976, nhà nước sáp nhập hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà thànhtỉnh Hà Nam Ninh Theo đó, có ngành vận tải ô tô cũng được sáp nhập vàcông ty trở thành Xí nghiệp liên hiệp vận tải vận tải ôtô Hà Nam Ninh vàongày 01/ 01/1977 theo quyết định của Thường vụ tỉnh uỷ và quyết định số294/ QĐ-TC ngày 22/ 03 / 1977 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh

Xí nghiệp được phân công làm nhiệm vụ dưới dạng :

- Vận tải hành khách, hàng hoá

- Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

- Dịch vụ hành khách và các phương tiện tại các bến xe

Xí nghiệp được tổ chức lại từ ba xí nghiệp hạch toán độc lập trướcđây, đó là:

- Xí nghiệp vận tải ô tô Nam Hà

- Xí nghiệp vận tải ô tô Ninh Bình

- Xí nghiệp sửa chữa ô tô 2/ 9

Và hoạt động theo tổ chức mới từ ngày 01/01/1978 Từ năm 1978đến năm 1985, xí nghiệp vẫn luôn năng động sáng tạo để dần dần từngbước nâng cao chất lượng quản lý, đẩy mạnh sản xuất Do đó tám năm liền

xí nghiệp luôn là đơn vị thực hiện suất sắc nhiệm vụ và hoàn thành toàndiện kế hoạch Nhà nước giao

Trang 31

Năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh được tách ra làm hai tỉnh Ninh Bình

và Nam Hà, do đó, xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 592/

QĐ-UB ngày 02/12/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Hà với tên gọi: Xínghiệp liên hiệp vận tải ô tô Nam Hà

Năm 1997, tỉnh Nam Hà được tách ra làm hai tỉnh: Nam Định và HàNam Do vậy, tên xí nghiệp được đổi thành: Xí nghiệp liên hiệp vận tải ô tôNam Định

Năm 1999, căn cứ quyết định số 1124/1999/QĐ-TTg ngày03/12/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần

và quyết định chuyển xí nghiệp liên hiệp vận tải ô tô Nam Định thành công

ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định

ra đời Sáng lập viên của công ty là nhà nước Công ty được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 056631 ngày 29/12/1999 của Sở kếhoạch đầu tư tỉnh Nam Định Công ty được thành lập nhằm huy động vốn,quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đưa các mặt hàng sản xuấtkinh doanh của công ty ngày càng phát triển, ổn định việc làm cho ngườilao động, tạo điều kiện để cổ đông và người lao động thực sự làm chủdoanh nghiệp, tăng lợi nhuận, tăng cổ tức, hoàn thành nghiã vụ đóng gópcho ngân sách Nhà nước Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồngtại thời điểm thành lập, trong đó vốn nhà nước là 10.000.000.000 chiếm66%, vốn cổ đông cán bộ công nhân viên là 5.000.000.000 chiếm 34% Từkhi cổ phần hoá đến nay, công ty đã phát hành hai lần cổ phiếu và đến nay

tỉ lệ mới đạt được: Nhà nước 49%, cán bộ công nhân viên công ty 51%.Sau ba năm cổ phần hoá, công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường, sảnxuất kinh doanh ổn định và phát triển, đặc biệt các chi tiêu doanh thu, nộpngân sách, thu nhập bình quân người lao động tăng gấp đôi so với trước khi

cổ phần hoá, ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhân viên tăng lên rõrệt

Trang 32

Có thể nói qua nhiều năm chia tách, sáp nhập - mặc dù có sự thay đổitrong quản lý, điều hành cũng như trong sản xuất kinh doanh nhưng không

vì thế mà công ty làm ăn không có hiệu quả, mà ngược lại công ty ngàycàng phát huy có hiệu quả việc sử dụng vốn, đưa các mặt hàng sản xuấtkinh doanh ngày càng phát triển ổn định, đóng mới và sửa chữa thànhnhững xe có chất lượng cao đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân

Bước vào thời kỳ đổi mới từ 1990, công ty là đơn vị đi đầu trongngành giao thông vận tải về việc chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sanghạch toán kinh doanh với bộ quy chế “khoán quyền sử dụng tư liệu sảnxuất đến tập thể và người lao động” đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúcđẩy sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, đến nay nhiều điểm của bộchế vẫn còn phát huy tác dụng, do vậy từ năm 1991 đến nay công ty đã đạtđược kết quả như sau:

- Doanh thu 3,5 lần so với năm 1991

- Nộp ngân sách tăng 2,5 lần so với năm 1991

- Thu nhập bình quân người lao động tăng 4 lần so với năm 1991Hiện nay, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là :

- Kinh doanh vận hành khách và hàng hoá

- Kinh doanh hoạt động dịch vụ bến bãi

- Kinh doanh đóng mới, sửa chữa và bảo dưỡng các phương tiện vậntải đường bộ

- Kinh doanh vật tư, phụ tùng và xăng dầu phục vụ cho công tác bảodưỡng sửa chữa ô tô và vận tải

- Đào tạo và nâng cấp bậc công nhân cơ khí và lái xe

2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu như trên, công ty cổphần vận tải ô tô Nam Định vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị kinhdoanh dịch vụ vận tải Vì là đơn vị kinh doanh vận tải nên công ty có phạm

Trang 33

vi hoạt động trong và ngoài tỉnh, trên phạm vi cả nước và các nước lánggiềng theo hiệp định ký kết đang áp dụng giữa hai nước.

Với chức năng và nhiệm vụ kể trên, trong những năm vừa qua công

ty đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tìm kiếm khách hàng.Tuy nhiên do phải cạnh tranh gay gắt với các đơn vị khác trong cùng lĩnhvực nên công ty đã gặp nhiều khó khăn Tuy đã có cố gắng nhiều nhưng dothích nghi và hoà nhập chưa tốt với cơ chế mới của công ty cộng với nhữngtác động khách quan cho nên hiệu quả kinh tế của công ty đạt được vẫn cònchưa đều nhau giữa khối công nghiệp và khối kinh doanh dịch vụ vận tải

Cụ thể là:

Trên lĩnh vực vận tải, hiện nay công ty đang có 120 xe ca các loạihoạt động trên 78 tuyến đường liên tỉnh và nội tỉnh đến 41 tỉnh, thành phốtrong cả nước Trước năm 1997, 100% đầu xe của công ty là xe IFA, nhiều

xe đã có tuổi đời trên 20 năm Thực hiên quyết định 890 của Bộ giao thôngvận tải về tuổi đời xe khách chạy liên tỉnh từ năm 1998 đến năm 2001 công

ty đã đầu tư 28.000.000.000 đồng đổi mới 100% số xe của công ty Thựchiện quyết định 19 của Thủ tướng chính phủ về việc bỏ giấy phép kinhdoanh vận tải hành khách, các thành phần kinh tế tăng cường đầu tưphương tiện trong khi công tác quản lý vận tải từ trung ương đến địaphương còn rất nhiều bất cập, cuộc cạnh tranh vận tải hành khách ngàycàng quyết liệt đã gây cho đơn vị không ít khó khăn, xong với kinh nghiệm

và quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phụcphấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, 5 năm liên tục (1996-2000) doanh thu sau cao hơn trước 10-15%, bảo toàn và phát triển vốn,hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách, thu nhập người lao động tăng từ500.000 đồng/người/tháng lên 850.000 đồng/người/tháng Đạt được kết quảtrên trong lĩnh vực vận tải là do công ty đã áp dụng một số biện pháp chủyếu sau:

Trang 34

Một là, tổ chức đấu thầu vận tải hàng năm để nâng doanh thu, đồngthời thực hiện cơ chế dân chủ trong sản xuất kinh doanh.

Hai là, luôn giữ vững biện pháp ổn định đó là: ổn định tuyến đường,

ổn định xe và lái xe, ổn định giờ đi - giờ đến, bến đi - bến đến

Ba là, nâng cao ý thức làm chủ của lái, phụ xe, đồng thời nâng caochất lượng xe bảo đảm an toàn trong quá trình phục vụ hành khách

Còn đối với sản xuất công nghiệp, thực hiện quyết định 1362 của Bộgiao thông vận tải cải tạo xe tải thành xe chở khách, từ năm 1999 trở vềtrước hàng năm công ty cải tạo cho khách hàng và đơn vị từ 100 đến 120

xe các loại, năm 2000 Thủ tướng chính phủ không cho phép cải tạo xe tảithành xe chở khách, công ty đã tập chung đóng mới xe khách mang nhãnhiệu hàng hoá trong nước theo quyết định 2070 của Bộ giao thông vận tải.Đến nay công ty đã sản xuất được năm loại xe K26, K29, K39, K45, K46trên cơ sở sát xi xe Giải phóng và Hyundai mang nhãn hiệu NADIBUS.Năm 2001 công ty đã sản xuất được 140 xe các loại bán cho các tỉnh phíaBắc và phía Nam, nâng doanh thu của khối công nghiệp từ 20.000.000.000đồng năm 1999 lên 22.000.000.000 đồng năm 2001 Ngoài đóng mới, cácđơn vị công nghiệp của công ty hàng năm còn bảo dưỡng, sửa chữa độtxuất được 2000 đến 3000 lươt xe/năm

Ngoài ra, đối với các mặt công tác khác, công ty đều thực hiện tốt.Công ty thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho người lao động có đủcông ăn việc làm ổn định, thu nhập bình quân hiện nay là950.000/đồng/người/ tháng, ngoài ra công ty còn khen thưởng cho cán bộcông nhân viên vào các ngày lễ tết trong năm, tổ chức thăm quan, nghỉ mátcho tất cả các cán bộ công nhân viên mỗi năm một lần Công ty cũng thựchiện chế độ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho 100% cán bộ côngnhân viên, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, thực hiện tốt chế độ bảo hộlao động, đặc biệt nhân viên phục vụ bến xe và bảo vệ được trang bị đồng

bộ mỗi năm hai bộ quần áo Công ty còn thực hiện tốt chế độ thương binh,

Trang 35

gia đình liệt sĩ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ quỹ khuyếnhọc, trẻ em tàn tật Hàng năm công ty đều tổ chức thi nâng tay nghề chocông nhân và sẽ nâng bậc cho cán bộ công nhân viên gián tiếp

2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

* Đại hội đại biểu cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công

ty, gồm: Đại hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông thường liên, đại hội cổđông bất thường Đại hội cổ đông được coi là hợp lệ khi có số cổ đông đạidiện cho 100 cổ phiếu Thành phần của đại hội cổ đông gồm:

- Các cổ đông đương nhiên có quyền tham dự gồm:

+Thành viên hội đồng quản trị

+ Ban giám đốc điều hành

+ Ban kiểm soát

Đại hội đại biểu cổ đông

Chủ tịch HĐQT kiêm

Giám đốc điều hành

Phó chủ tịch HĐQT kiêm

phó giám đốc Ban kiểm soát

Phòng tổ chức

LĐTL, hành

chính

Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng kế toán, tài vụ

Phòng kỹ thuật vật tư

XN sửa chữa ô tô

XN bến xe

XN bảo

dưỡng ô

Trang 36

+ Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh, Trưởng ban nữ công xí nghiệp.

+ Cổ đông nắm giữ hoặc đại diện cho 0,7% vốn điều lệ trở lên tươngđương 100.000.000 đồng

- Các cổ đông khác nếu nắm giữ dưới 0,7% vốn điều lệ tự nhóm họp

cử người đại diện để có số vốn tương ứng dự đại hội

Đại hội cổ đông có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Đại hội cổ đông thành lập:

Đại hội cổ đông thành lập do sáng lập viên đai diện cho phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp làm chủ toạ Đại hội cổ đông thành lập cónhiệm vụ: thảo luận và thông qua điều lệ, thông qua phương án sản xuấtkinh doanh, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát

- Đại hội cổ đông thường niên:

Đại hội cổ đông thường liên được tổ chức mỗi năm một lần vào 45ngày đầu của năm kế hoạch Đại hội cổ đông thường niên có nhiệm vụ vàquyền hạn sau:

Một là, thông qua kết quả sản xuất kinh doanh, quyết định phương

án đầu tư phát triển kế hoach sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như dàihạn của công ty

Hai là, thông qua báo cáo quyết toán năm tài chính, xem xét biểuquyết những biến động lớn của công ty

Ba là, quyết định phương án phân phối lợi nhuận, thể thức bù lỗ (nếucó), xác định tỷ lệ trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ trong năm

Bốn là, thông qua báo cáo của ban kiểm soát

Năm là, thông qua quyết định thnành lập hay giải thể các đơn vị sảnxuất, các chi nhánh, văn phòng đại diện

Sáu là, bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên hội đồng quản trị, bankiểm soát

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Sơ đồ t ổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 35)
II. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ NAM ĐỊNH - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
II. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ NAM ĐỊNH (Trang 43)
Bảng 1  : Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 43)
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 2 Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 46)
Bảng 3: Khả năng thanh toán công ty năm 2000-2002 - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 3 Khả năng thanh toán công ty năm 2000-2002 (Trang 47)
Bảng 3 : Khả năng thanh toán công ty năm 2000-2002 - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 3 Khả năng thanh toán công ty năm 2000-2002 (Trang 47)
2. Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Cổ phần vận tải ôtô Nam Định  - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
2. Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty Cổ phần vận tải ôtô Nam Định (Trang 48)
Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty cho ta một bức tranh sơ lược về hoạt động tài  chính, từ đó có cơ sở vững chắc đi vào phân tích   tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần vận tải ô tô Nam Định   trong  những năm gần đây . - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
h ân tích khái quát tình hình tài chính công ty cho ta một bức tranh sơ lược về hoạt động tài chính, từ đó có cơ sở vững chắc đi vào phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần vận tải ô tô Nam Định trong những năm gần đây (Trang 48)
Bảng 4 : Cơ cấu lợi nhuận công ty Cổ phần vận tải ô tô Nam Định  năm  2001-2002 - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 4 Cơ cấu lợi nhuận công ty Cổ phần vận tải ô tô Nam Định năm 2001-2002 (Trang 48)
2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
2.2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 49)
Bảng 5 : Báo cáo kết quả kinh doanh công ty  Công ty cổ phần vận tải ô tô - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 5 Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Công ty cổ phần vận tải ô tô (Trang 49)
7. hi phí quản lí doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
7. hi phí quản lí doanh nghiệp (Trang 50)
Qua bảng phân tích cho thấy, lợi nhuận của công ty có chiều hướng gia tăng. Năm 2000, lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng, năm 2001 mặc dù lợi nhuận  có giảm so với năm 2000 - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
ua bảng phân tích cho thấy, lợi nhuận của công ty có chiều hướng gia tăng. Năm 2000, lợi nhuận là 1,4 tỷ đồng, năm 2001 mặc dù lợi nhuận có giảm so với năm 2000 (Trang 50)
Bảng 6: Một số tỉ suất doanh lợi công ty cổ phần vận tải ôtô Nam Định - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 6 Một số tỉ suất doanh lợi công ty cổ phần vận tải ôtô Nam Định (Trang 56)
Bảng 6 : Một số tỉ suất doanh lợi công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định - Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng 6 Một số tỉ suất doanh lợi công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w