Tình hình nguồn vốn của công ty:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 45 - 47)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

1.1. Tình hình nguồn vốn của công ty:

Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn của công ty năm sau đều cao hơn năm trước: năm 2000, nguồn vốn của công ty là 17.934.466.578 đồng, đến năm 2001, con số này tăng lên thành 25.222.065.119. Tốc độ tăng đạt 40,63% - đây là một tốc độ tăng khá cao. Sang năm 2002, số vốn của công ty tăng thêm 4.423.756.253 đồng, tăng 17,54% so với năm 2001. Điều này phản ánh sự phát triển sản xuất qua từng năm của công ty.

Tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của công ty là không lớn: năm 2000 tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn là 10,26%, năm 2001 tỷ lệ này là 34,26% và năm 2002 là 40.17% . Mặc dù có chiều hướng gia tăng qua các năm song điều này là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Có thể nhận thấy là tỷ lệ vốn vay của công ty năm 2001 tăng mạnh so với năm 2000, điều này là do năm 2001, công ty phải đầu tư đổi mới phương tiện vận tải rất lớn vì trước đó phương tiện vận tải của công ty đa số là đã sử dụng lâu năm, khi Bộ Giao thông vận tải ra quy định về tuổi đời xe khách hoạt động liên tỉnh thì công ty đã phải đầu tư rất lớn để thay thế những xe cũ không đủ tiêu chuẩn. Sang năm 2002, do đã hoàn thành xong việc đổi mới phương tiện nên tỷ lệ nợ vay của công ty mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm xuống một cách đáng kể so với tốc độ tăng tỷ lệ này của năm 2001.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao đảm bảo sự ổn định sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không quá phụ thuộc vào các chủ nợ, tránh được tình trạng công ty thành người làm công cho các chủ nợ khi kết quả kinh doanh làm ra chủ yếu để trả nợ lãi vay. Mặc dù mới tiến hành cổ phần hoá được một thời gian ngắn nhưng công ty đã sớm ổn định và đi lên. Đồng thời, là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành tiến hành quy chế khoán đến tận người lao động từ rất sớm nên công ty đã có những bước phát triển to lớn

từ trước đó. Do vậy, công ty đã tránh được tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước: công nợ dây dưa kéo dài, chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm ăn kém hiệu quả - lãi giả lỗ thật là phổ biến. Điều này tạo đà để khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty sớm đi vào ổn định và phát triển.

1.2.Tình hình sử dụng vốn của công ty

Tình hình sử dụng nguồn vốn công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 2: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) I. TSLĐ và ĐT ngắn hạn 2.384.310.255 13.3 5.213.134.370 20,6 7 9.621.532.707 32,45 I. TSCĐ và ĐT dài hạn 15.550.156.32 3 86.7 20.008.930.74 9 79.3 3 20.024.288.66 5 67,55

(Nguồn: báo cáo của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định) Cơ cấu sử dụng vốn công ty có xu hướng tăng tỷ trọng tài sản lưu động (từ 13,3% năm 2000 lên 20,67% năm 2001 và 32,45% năm 2002) và giảm tỷ trọng tài sản cố định (từ 86,7% năm 2000 xuống còn 79,33% năm 2001 và 67,55% năm 2002). Tỷ trọng tài sản cố định của công ty cao là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: phải đầu tư nhà xưởng, phương tiện, thiết bị lớn. Đặc biệt, trong năm 2000 và 2001 do phải đầu tư đổi mới phương tiện vận tải nhiều nên tỷ trọng tài sản cố định của công ty là rất lớn. Sang năm 2002, do quá trình đổi mới phương tiện đã hoàn thành nên tỷ trọng này đã giảm hẳn, đồng thời công ty cũng đã đầu tư nhiều hơn vào tài

sản lưu động nên tỷ trọng tài sản lưu động tăng lên và tốc độ tăng này lớn hơn tốc độ tăng của tài sản cố định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 45 - 47)

w