CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 60 - 65)

NGHIỆP

Không ngừng nâng cao lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới trong hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ mục tiêu đó, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy một cách tốt nhất lợi thế của doanh nghiệp mình, từ đó tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt được. Tuy vậy mỗi loại doanh nghiệp khác nhau, có đặc thù khác nhau thì các giải pháp cụ thể áp dụng không giống nhau. Tuy nhiên dưới góc độ lý luận chúng ta đề cập đến một số giải pháp mang tính chất chung như sau.

1. Hạ thấp giá thành sản phẩm, giảm chi phí:

Hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hạ thấp giá thành sản phẩm thực chất là giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm tức là tiết kiệm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa như: Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý.

Để hạ thấp giá thành sản phẩm phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp sau.

Một là : Phấn đấu tăng năng suất lao động: Tăng năng suất lao động

là quá trình áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của người lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian tăng lên hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để sản xuất

ra một đơn vị sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp cần làm tốt các công tác sau:

- Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi căn bản điều kiện sản xuất.

-Tăng cường công tác sử dụng máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động: Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất của máy nhằm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.

- Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động: bố trí lao động đúng người đúng nghề, không ngừng chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm của người lao động trong công việc của mình. Ngoài ra các doanh nghiệp phải sử dụng linh hoạt các đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động say mê, gắn bó hơn với công việc, chủ động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tăng năng xuất lao động.

Hai là: Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: Tiết kiệm nguyên vật liệu

tiêu hao trong quá trình sản xuất góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Bởi vì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

Để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất và giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm. Muốn vậy, ngay từ khi lập kế hoạch phải có sự thống nhất giữa kế hoạch sản xuất với kế hoạch cung ứng vật tư tránh tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu và quan trọng hơn là tránh tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Các biện pháp cơ bản mà doanh nghiệp cần tiến hành để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao bao gồm:

- Có biện bảo quản tốt nguyên vật liệu, cần qui trách nhiện cụ thể cho từng đơn vị trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu từ đó nhằm làm giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhất.

- Tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư đảm bảo phù hợp với kế hoạch sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm tra các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhất là nguyên vật liệu chính, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu và tỷ lệ phế phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng mất mát, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

2. Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: thụ:

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai mặt của một quá trình sản xuất. Tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh công tác tiêu thụ là một biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện được công việc doanh nghiệp cần phải làm tốt các biện pháp:

- Để tăng số lượng sản phẩm sản xuất: doanh nghiệp cần tận dụng mọi năng lực của người lao động cũng như của máy móc thiết bị. Tức là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý có hiệu quả, tổ chức tốt các hệ thống ca kíp, có đầy đủ cơ sở và qui trình phục vụ sản xuất thuận lợi.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư cho chiều rộng bằng cách trang bị thêm máy móc thiết bị, tuyển thêm lao động có trình độ tay nghề cao, mở rộng qui mô sản xuất. Hoặc đầu tư theo chiều sâu như hiện đại hóa máy móc thiết bị, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ...

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, đây cũng là khâu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm thì

đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều tra nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và khoa học nhằm nắm bắt mọi thông tin, nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó xây dựng một chính sách marketing thích hợp. Nhưng muốn khâu tiêu thụ được đẩy mạnh thì yêu cầu đầu tiên đặt ra cho doanh nghiệp là sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo về chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần đầu tư cho hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm ... nhằm thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp để mở rộng thị trường và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa các hình thức bán hàng cũng như các mặt hàng kinh doanh... nhằm tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra với số lượng cao nhất.

3. Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp:

Để nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp không thể không có một bộ máy quản lý tài chính nhanh nhạy. Đây được coi là yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm, chú ý ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, và ở tất cả các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp. Những biện pháp sau được coi là chìa khóa mở cửa cho sự thành công của doanh nghiệp.

3.1 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn:

Sự phát triển kinh doanh với qui mô ngày càng lớn hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác bao gồm:

- Liên doanh liên kết

- Nguồn vốn trong thanh toán - Nguồn vốn tín dụng

- Nguồn vốn từ thị trường tài chính

- Nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên , người lao động của doanh nghiệp.

Trong công tác nguồn vốn doanh nghiệp cần phải đảm bảo chữ “ tín” phải thắt chặt quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Quan tâm đúng mức tới công tác nguồn vốn là quan tâm tới tình hình tài chính, là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định lâu dài và sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Khi đã huy động, tập trung được vốn, doanh nghiệp cần phải sử dụng bảo toàn và phát triển vốn một cách hiệu quả nhất:

- Sử dụng vốn một cách tiết kiệm, không lãng phí - Nâng cao tốc độ chu chuyển vốn

- Giải quyết tốt quá trình thanh toán, tránh bị chiếm dụng vốn, tồn đọng vốn.

3.2 Phân phối và sử dụng lợi nhuận hợp lý:

Sau quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận nhất định và phải phân phối số lợi nhuận đó. Việc phân phối lợi nhuận cần phải giải quyết được tổng hợp mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải:

- Giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước doanh nghiệp và công nhân viên. Trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với Nhà nước theo pháp luật qui định.

- Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu cầu sản xuất - kinh doanh của mình đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn vị mình thông qua việc hình thành các quỹ doanh nghiệp.

Kết luận: Trên đây là một số phương hướng, biện pháp chủ yếu để phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không có một biện pháp chung nào có thể áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh đặc thù của mình và trên cơ sở các phương hướng

chung mà lựa chọn cho mình những giải pháp hữu hiệu nhất, muốn vậy các doanh nghiệp cần phải làm tốt một số công việc sau:

- Cần phối hợp chặt chẽ các mặt quản lý để tìm ra những giải pháp thích hợp nhất, nhằm phát huy được các mặt mạnh riêng của mình.

- Cầm xem xét, xác định các mặt lợi thế của mình như về vốn, lao động, cơ sở vật chất, ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ ... từ đó lựa chọn, áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề như hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Cần chú trọng cho công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp cho tài chính doanh nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong công tác tạo lập vốn và quản lý vốn cần phải lựa chọn các phương pháp và thời điểm huy động vốn một cách hợp lý nhằm giảm bớt chi phí về sử dụng vốn. Đảm bảo huy động vốn kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp về tổ chức quản lý và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời những cơ hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn cần tránh sự tổn thất, rủi ro đảm bảo thu hồi vốn nhanh tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn, tính toán một cách kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế trước khi tiến hành tổ chức thực hiện

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN VẬN TẢI Ô TÔ NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w