Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một công ty là đạt tối đa lợi nhuận. Mục tiêu này, đã tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết trong kinh tế vi mô.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP L ỜI N ÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước ta đang trên đà phát triển cao và ổn định, do vậy ngành xây dựng cơ bản, giao thông vận tải đã được nhà nước quan tâm một cách thiết thực. Nếu ngành này phát triển thì nó sẽ đáp ứng được sự phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu quốc tế của đất nước. Nhìn từ hình thức bên ngoài: đất nước có nhiều tuyến đường mới được xây dựng hiện đại, nhiều trục đường cũng được cải tạo và nâng cấp. Đi theo nó nhiều công ty xây dựng của ngành giao thông được phát triển và hình thành. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải ai cũng phải công nhận, song cũng không ít các dư luận, lời bình và nhận xét khác nhau về sự phát triển, tồn tại và tương lai của các công ty xây dựng giao thông. Do vậy tìm hiểu thực chất sự phát triển của một công ty xây dựng giao thông trong giai đoạn hiện nay là một chủ đề khá thu hút. Bên cạnh đó việc tìm hiểu sự bảo tồn và phát triển năng lực tài chính của các công ty xây dựng trong thời kỳ đổi mới là một việc tuy không có gì mới mẻ nhưng luôn chứa đựng nhiều rắc rối. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134, được sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của thầy, cô giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong công ty, em đã làm quen với thực tế công việc, các vấn đề của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp trong công ty. Chính vì các lí do trên mà em đã chọn đề tài “ Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134” Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nội dung của đề tài gồm ba phần: Chương I : Một số vấn đề cơ bản về lợi nhuận. Chương II : Tình hình lợi nhuận của Công ty 134. Chương III : Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty. Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN. 1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận. Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một công ty là đạt tối đa lợi nhuận. Mục tiêu này, đã tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết trong kinh tế vi mô. Trong lịch sử, các nhà kinh tế đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng cho các phân tích của mình về doanh nghiệp. Do vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Marx:”Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí là lợi nhuận”. Karl Marx cho rằng: “Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”. Theo các nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì:”lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu tài chính quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ góc độ của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Bên cạnh đó, lợi nhuận của doanh nghiệp còn được chia ra thành lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Lợi nhuận trước thuế là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế- Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế là nguồn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước. Còn lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận thuộc về doanh nghiệp. Vai trò và chức năng cụ thể của từng loại lợi nhuận được đề cập đến ở phần 2 của mục này. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vậy, lợi nhuận có những vai trò gì? 1.1.2. Vai trò của lợi nhuận. Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Với doanh nghiệp(vai trò của lợi nhuận sau thuế) Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện quan trọng nhất là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên các phạm vi chính sau: mức nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, mở rộng quy mô kinh doanh, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường… Cơ chế quản lý mới đã xoá bỏ sự bao cấp của Nhà nước, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, phải chủ động tìm nguồn tài nguyên cho mọi nhu cầu sản xuất của mình. Vì vậy, lợi nhuận không những trở thành mục đích thiết thực của doanh nghiệp mà còn là động lực mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không mở rộng được quy mô sản xuất, không có điều kiện để thay đổi công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanh nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật…Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì chất lượng của sản phẩm chủ yếu được quyết định bởi trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó. Nhờ có vốn bổ sung từ lợi nhuận, doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư vốn phát triển kinh doanh vào việc mua sắm máy móc thiết bị mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh từ đó góp phần tăng năng suất lao động, tăng khối lượng và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tối đa nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp. Nhờ vậy mà quy mô doanh nghiệp tăng dần lên. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận, mục đích của người cung cấp sức lao động là tiền lương. Đối với doanh nghiệp, chi phí thuê sức lao động là thực hiện đầu tư vào sản xuất kinh Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đối với người lao động, thì tiền công vừa đảm bảo nhu cầu vật chất cần thiết cho cuộc sống vừa đảm thực hiện tái sản xuất lao động. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì thu nhập của người lao động được đảm bảo, từ đó sẽ kích thích họ hăng say sản xuất, có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, phát huy tối đa sức sáng tạo của họ trong sản xuất. Ngoài ra, khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc tăng thêm các quỹ trong đó có quỹ khen thưởng, phúc lợi vì vậy lợi ích của người lao động cũng được tăng lên. Mặt khác, lợi nhuận cũng góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có lợi nhuận chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, bộ phận quản lý có tài lãnh đạo, lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ, có thực lực. Nhờ vậy mà uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng, được khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng, nhà nước tín nhiệm, từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi. Với xã hội . Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận của doanh nghiệp là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội và là nguồn để thực hiện tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, khi doanh nghiệp thực hiện quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất của mình thì đồng thời doanh nghiệp đã thực hiện luôn cả quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội. Mặt khác, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lợi thì nguồn thu của ngân sách Nhà nước tăng lên (thông qua các sắc thuế theo quy định của pháp luật). Ngân sách Nhà nước tăng lên sẽ đáp ứng nhu cầu tích luỹ vốn để thực hiện quá trình đầu tư phát triển kinh tế theo các chức năng của Nhà Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP nước như: phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy quản lý hành chính, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân. Lợi nhuận của doanh nghiệp còn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đó là doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời doanh nghiệp cũng có điều kiện để tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Qua việc phân tích trên, ta thấy lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế. Lợi nhuận làm cho Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động có quan hệ gắn bó và cùng phát triển. 1.1.3 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.3.1. Sự hình thành lợi nhuận trong doanh nghiệp . 1.1.3.1.1. Doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền thuộc về doanh nghiệp(đây là doanh thu thuần). Doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh ghiệp, nó đảm bảo trang trải các khoản chi phí thực hiện tái sản xuất và các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Doanh thu bán hàng là nguồn thu quan trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Đó là toàn bộ tiền thu về từ việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sản phẩm được xác định là tiêu thụ khi được đơn vị mua trả tiền hoặc chấp Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP nhận trả tiền. Đối với công ty xây dựng cơ bản thì sản phẩm được tiêu thụ khi mà doanh nghiệp xây dựng hoàn thành công trình. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh; Doanh thu từ hoạt động tài chính; Doanh thu từ hoạt động bất thường. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (số tiền mà khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền) sau khi đã trừ đi khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Các khoản phí thu bên ngoài ngoài giá bán (trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp); Giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ (như: điện sản xuất ra được dùng cho nhà máy sản xuất điện. Xi măng sản xuất ra để sửa chữa xí nghiệp sản xuất xi măng. Quạt sản xuất ra được sử dụng ở nhà máy sản xuất quạt…). Thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu: Hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay hoặc tiền lãi trả chậm của việc bán hang trả góp, tiền thu được từ hoạt động mua bán chứng khoán, công trái…; Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá; Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán. Hoạt động bất thường là những khoản lợi nhuận không dự tính trước hoặc có dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là các khoản thu mang tính chất không thường xuyên. Những khoản chênh lệch bất thường có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại. Các khoản chênh lệch này là: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dư thừa; Bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; Các khoản phải trả nhưng không Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 8 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP trả được vì nguyên nhân của phía chủ nợ; Nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi lại được; Thu về do sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ; Hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá sản phẩm, công trình và hạng mục công trình khi hết thời gian bảo hành; Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; Các khoản thuế phải nộp được nhà nước miễn giảm . Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau, doanh thu cũng khác nhau. Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến v.v… doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu. Đối với ngành xây dựng: Doanh thu là giá trị công trình bàn giao. Đối với ngành vận tải: Doanh thu là tiền cước phí. Đối với ngành kinh doanh tiền tệ: Doanh thu là tiền lãi…. 1.1.3.1.2. Chi phí của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy có thể hiểu: chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chi phí là nguồn quan tâm của doanh nghiệp bởi vì việc giảm được một đồng chi phí có nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận (LNTT), mặt khác, vấn đề chi phí cũng quyết định mức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp được chia thành ba phần chính là: Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm; Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Chi phí hoạt động bất thường. 1.1.3.1.2.1. Chi phí sản xuất. Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 9 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động… Do vậy, có thể hiểu chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Do đặc điểm của chi phí sản xuất là chi phí hàng ngày ngắn liền với từng vị trí sản xuất, từng loại sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định, không phân biệt các sản phẩm sản xuất đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Nghiên cứu cơ cấu chi phí sản xuất nhằm: Xác định tỷ trọng và xu hướng thay đổi của từng yếu tố chi phí sản xuất; Kiểm tra giá thành sản phẩm và có biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Người ta tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Đối với nhà tài chính, chi phí được chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định (cách phân chia này chỉ tồn tại trong ngắn hạn). Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phẩm ví dụ: khấu hao nhà máy, mặt bằng; tiền vay; chi phí quản lý. Chi phí biến đổi là chi phí tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm được sản xuất ra ví dụ: tiền lương của công nhân sản xuất; nhiên liệu; nguyên liệu . Nếu biểu diễn hai loại chi phí này thì ta có sơ đồ như sau: VND VND VND tổng dt Tổng chi phí O Khối lượng sp O Khối lượng sp O Q Khối lượng sp Chi biến đổi Chi phí cố định Tổng chi phí (Tại Q: Lợi nhuận=0) Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 10 [...]... triển của Công ty 2.1.1.1 Quá trình hình thành Công ty cổ phần xây đầu tư và xây dựng công trình 134 tiền thân là Công ty khảo sát thiết kế và xây dựng công trình 1” được thành lập theo quyết định số 1137/QD/TCCB-LD ngày 21/06/1973 của Bộ giao thông vận tải Công ty là sự sát nhập giữa “Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật xây dựng với “xí nghiệp kiến trúc giao thông 1” Sau quy định số 1353/QD/TCCB-LD của Bộ giao... phẩm bán hàng Các khoản hoá giảm trừ DT Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. : là khoản chênh lệch giữa thu nhập dịch vụ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài = Thu nhập hoạt động - Chi phí hoạt động tài chính tài chính chính Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động... công ty đổi tên Tên gọi: Công ty công trình giao thông134 Trụ sở: Số 17, ngõ 575 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Theo Quyết định số 3843/QD-BGTVT ngày 09/12/2004 công ty sẽ chuyển hoá thành công ty cổ phần Và ngày 07/10/2005 công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009514 với: Tên gọi: Công ty cổ. .. hoạt động tài chính, hoạt động bất thường (lợi nhuận được đề cập ở đây là lợi nhuận trước thuế ) Lợi nhuận Lợi nhuận hoạt = + Lợi nhuận từ hoạt Lợi nhuận từ hoạt + doanh nghiệp động kinh doanh động tài chính động bất thường Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của doanh nghiệp và được xác... xuất của công ty; theo dõi kế hoạch, giá trị thực hiện của các công trình •Phòng vật tư thiết bị: Quản lý và mua bán các thiết bị, xe máy và vật tư Nghiên cứu, thiết kế cải tiến các thiết bị chuyên dụng phục vụ thi công •Phòng điều độ: Theo dõi tình hình thực hiện tiến độ của dự án và đôn đốc thực hiện các mệnh lệnh sản xuất của lãnh đạo đối với các phòng ban •Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính. .. động của các doanh nghiệp, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận như tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nhiệp Tỷ suất lợi nhuận vốn (ROE): là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận sau thuế đạt được trong kỳ với số vốn vốn chủ sở hữu Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và. .. đổi công nghệ; nâng cao năng suất lao động, thay đổi nguyên vật liệu sử dụng; đầu tư để mở rộng kinh doanh và hợp lý hóa quá trình sản xuất Theo phương thức này thì lợi nhuận của doanh nghiệp không có giới hạn và lợi nhuận sẽ tăng lên khi khối lượng sản phẩm tăng Lợi nhuận được tính chính là diện tích của góc XOY VND X DT=CP Y Chi phí O Khối lượng sản phẩm - Nhóm 2: nâng cao số lượng và chất lượng của. .. cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Các nhân tố trên ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu H à – TCDN 44 C trang 26 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP nghiệp nếu muốn tăng lợi nhuận thì phải dựa vào các nhân tố trên để có thể đưa ra chiến lược thích hợp 1.3 Giải pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp... cứ vào giá trị thực hiện đã được nghiệm thu, đốc thúc và làm thủ tục thanh toán với Chủ đầu tư hoặc các đối tác kinh tế nhằm thu tiền về tài khoản kịp thời Rà soát các công nợ tồn đọng khi hết bảo hành công trình hoặc đốc thúc công tác quyết toán Công trình Các bộ phận trực tiếp sản xuất: Xưởng sửa chữa, sản xuất bán thành phẩm và các đội là bộ phận trực tiếp sản xuất hoặc thi công các công trình Các. .. giảm lợi nhuận sau thuế hoặc khi chính phủ tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí trả lãi dẫn tới giảm lợi nhuận Mặt khác khi tăng lãi suất còn dẫn đến hiện tư ng thoài lui đầu tư làm giảm các cơ hội kinh doanh trong tư ng lai của doanh nghiệp Nếu chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu quy chế quản lý tài . tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134, được sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của thầy, cô giáo hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong công ty, . đã chọn đề tài “ Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 Sinh vi Sinh vi ên: D ư ơng Thị Thu