Phương pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh ghiệp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 (Trang 28 - 32)

O q Khối lượng sản phẩm

1.3.2. Phương pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh ghiệp.

1.3.2.1. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Doanh nghiệp cần lựa chọn đặc điểm kinh doanh, xây dựng mạng lưới kho tàng, cửa hàng đảm bảo thuận tiện cho quá trình vận chuyển, mua bán hàng hoá, để giảm chi phí vận chuyển bảo quản... từ đó giảm được chi phí bán hàng.

Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước.

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nắm vững nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để tăng doanh số bán hàng ra từ đó sẽ giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tự tạo cho mình nguồn cung cấp hàng hoá ổn định với chất lượng, giá cả hợp lý nhằm tăng mức lưu chuyển hàng hoá và giảm được tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phân công, phân cấp quản lý chi phí kinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện hoạch toán chi phí một cách khoa học hợp lý. Xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, tinh giảm nhằm giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình làm việc hợp lý, linh hoạt trong các điều kiện khác nhau của từng mặt hàng sản xuất hay của từng loại dịch vụ.

1.3.2.2. Sử dụng tiết kiệm và hợp lý thời gian lao động, tăng cường kỷ

luật lao động.

Năng suất lao động chính là việc thực hiện tiết kiệm thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian doanh nghiệp cần phải:

-Phải định mức hao phí lao động cho đơn vị sản phẩm hoặc đơn giá tiền lương cho đơn vị sản phẩm làm ra có căn cứ, có cơ sở.

- Luôn tìm cách nâng cao trình độ tay nghề người lao động, quản lý chặt chẽ thời gian lao động, tăng cường kỷ luật lao động đi đôi với tổ chức lao động khoa học hợp lý sẽ tạo ra sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất một cách cân đối phù hợp, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy.

1.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp để nhằm mục đích: Với số vốn hiện có, vẫn có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ nhiều hay ít và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh cao hay thấp. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.3.2.4. Tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng.

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung ứng dịch vụ là một vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng sẽ đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, chiếm lĩnh được thị trường, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, giảm được chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhờ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Hàng hoá có thể được tiêu thụ thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó phổ biến là các hình thức: Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, hoạt động tiếp thị, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả.

1.3.2.5. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn xuất hiện, thị trường luôn đòi hỏi sự hoàn thiện về sản phẩm (cả chất lượng cũng như mẫu mã) và giá hạ. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không chỉ phải tìm cách hạ giá thành sản xuất mà còn phải tìm cách giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tạo ra giá thành toàn bộ thấp, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Để làm được điều này cần phải: Xây dựng và hoàn thiện các định mức chi phí lưu thông; Xây dựng dự toán chi phí lưu thông căn cứ vào định mức chi phí đã được xây dựng và được điều chỉnh qua thực tế; Những giải pháp đó là chỗ dựa để quản lý chi phí và tìm ra mức chi phí hợp lý.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi doanh nghiệp có đặc tính, đặc thù và điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau, do vậy, mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để đề ra các biện pháp tăng lợi nhuận hợp lý trong từng thời kỳ và từng gải pháp để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w