II. Khả năng thanh toán
2.1. Khả năng thanh toán hiện hành 2.3 Khả năng thanh toán nhanh
2.3. Khả năng thanh toán nhanh
111,0002,52 2,52 97,083 6,1805 94,646 0,79
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Khả năng thanh toán của Công ty: Từ số liệu của bảng trên ta thấy các tỷ suất về khả năng thanh toán của công ty qua ba năm đạt dưới mức yêu cầu. Khả năng thanh toán hiện hành phải đạt mức 200% là hợp lý thì công ty đã không đạt mà chỉ đạt mức 111% là mức cao nhất. Nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng gặp khó khăn hơn vì mức tiêu chuẩn của chỉ số này là 100% vậy mà công ty chỉ đạt mức 6,185% là cao nhất. Bên cạnh đó
các chỉ số này lại giảm qua các năm. Có thể nói khả năng thanh toán của công ty là không chấp nhận được. Công ty cần phải cải thiện tình hình.
Khả năng thanh toán của công ty gặp khó khăn là do vốn của công ty bị ứ đọng nhiều trong các công trình như tiền mặt của năm 2005 giảm so với năm 2004 gần 3 tỷ. Các khoản phải thu của công ty cũng giảm dần, các khoản nợ ngắn hạn không tăng đáng kể nhưng khoản nợ dài hạn tăng lên khá nhiều điều này chứng tỏ rằng công ty đang rất cần tiền mặt. Bên cạnh đó là công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định cụ thể là năm 2005 công ty đã đầu tư vào TSCĐ hơn 8 tỷ đồng. Chính việc đầu tư vào tài sản cố định này làm cho công ty bị giảm khả năng thanh toán. Theo sự phân tích ở trên thì công ty vay dài hạn gần 3 tỷ vậy mà đầu tư vào TSCĐ lại hơn 8 tỷ. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã lấy một phần vốn ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ. Nếu công ty tiếp tục đầu tư vào TSCĐ theo xu hướng này thì sẽ rất dễ dẫn đến khả năng phá sản.
Tài sản: Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định của công ty và tài sản lưu động đã tiến dần đến sự hợp lý (so với chỉ số yêu cầu là 25%và 75%). Nhưng điều này dẫn đến khả năng thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch không hợp lý này là do công ty là công ty xây dựng nên cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó tổng tài sản của công ty lại tăng không đáng kể nên nếu đầu tư vào TSCĐ thì phần đầu tư vào tài sản lưu động sẽ giảm đi. Tỷ suất tài sản cố định của năm 2005 là cao nhất là do: các TSCĐ của các năm trước đó đã khấu hao hết hoặc đã quá cũ không đáp ứng được yêu cầu thi công, do vậy công ty đầu tư mua máy móc thiết bị mới. Cụ thể năm 2005 công ty thuê 4 chiếc máy đào CAT 302C do Nhật Bản sản xuất; 1 thiết bị cọc khoan nhồi với công suất Dmax= 2,5m của Italia.
Nguồn vốn: Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh doanh nghiệp đối với các chủ nợ và đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của mình. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số Nợ/Tổng TS (hệ số nợ) vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trả. Trong khi đó các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì như vậy vốn của họ đầu tư sẽ ít đi. Thông thường hệ số nợ đảm bảo là 50%.
Ở công ty, hệ số nợ lại ở mức trên 90% và chỉ số năm nay cao hơn năm trước và cao hơn nhiều so với hệ số quy định, nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng các khoản nợ dài hạn (nợ ngắn hạn hầu như không thay đổi). Tỷ số nợ thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi đối với công ty nếu đồng vốn có khả năng sinh lợi cao, nhưng nó sẽ làm công ty trên bờ phá sản nếu khả năng sinh lời quá thấp và đây cũng là thực trạng của công ty. Bên cạnh đó với hệ số nợ quá cao như thế này công ty khó có khả năng huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.