II. Khả năng thanh toán
2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS
3.2.1. Các giải pháp tăng doanh thu.
3.2.1.1. Tăng cường đầu tư và hoạt động vào các lính vực khác.
Như đã nêu ở trên, công ty có 11 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhưng hiện giờ doanh thu chủ yếu của công ty là xây dựng cầu và đường. Mà trong những năm gần đây giá trị nguyên vật liệu của ngành xây dựng biến động rất mạnh nên doanh thu trong ngành xây lắp thường có biến động rất lớn ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, công ty nên mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình vào các hoạt động khác nhằm nâng cao doanh thu kinh doanh.
Mặt khác doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh thu của đơn vị, điều này đẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn bằng tiền mặt trong công ty. Tiền mặt có vai trò quan trọng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào, nhưng thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiêu bằng tiền không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau, cho nên trong thực tế có thời điểm này thừa vốn bằng tiền, có những thời điểm khác lại thiếu vốn bằng tiền. Vì vậy, trong những thời điểm mà tiền mặt dư thừa công ty nên sử dụng khoản này để đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.
3.2.1.2. Mở rộng thị trường hoạt động để tăng doanh thu.
Trong các năm qua hầu hết các hoạt động xây lắp của công ty mới chỉ ở trong nước mà chưa tập trung hướng ra thị trường xây lắp ở ngoài nước. Với việc kinh doanh xây lắp ở trong nước, công ty phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nhưng nếu mở rộng hoạt động kinh doanh sang những nước bên cạnh như Lào, Campuchia thì sự cạnh tranh này sẽ giảm đi và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số doanh thu của công trình năm 2003 ta có: doanh thu hót đất sụt quốc lộ 7 Lào là 403.002.860 đồng trong khi đó doanh thu hót đất sụt Lai Châu là 115.247.100 đồng và phải chịu thuế 5%.
Để mở rộng được thị trường, công ty cần phải có một đội ngũ các cán bộ công nhân viên am hiểu về thị trường của những nước đó.
3.2.1.3. Ứng dụng công nghệ mới.
Ứng dụng công nghệ mới sẽ hiện đại hoá và cải tạo năng lực sản xuất của tài sản cố định và tác động đến doanh thu của doanh nghiệp (tác động đến doanh thu như thế nào ta đã phân tích ở Chương II).
Các thành phần cơ bản của công nghệ, theo cách hiểu hiện đại, bao gồm cả phần cứng và phầm mềm, cụ thể là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện quá trình sản xuất và dịch vụ bất kỳ. Bốn thành phần cơ bản là: Thành phần trang thiết bị, bao gồm các thiết bị máy móc, công cụ, nhà xưởng…; Thành phần kỹ năng và tay nghề liên quan tới khinh nghiệm nghề nghiệp của từng người hoăc nhóm người; Thành phần thông tin liên quan tới các bí quyết, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bảng thiết kế… và cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý và tiếp thị.
Như vậy để lựa chọn công nghệ thích hợp thì công ty nên thực hiện một quy trình gồm các bước sau: Đánh giá công nghệ hiện có; Xác định
những đòi hỏi về các hướng công nghệ mới; Xác định nhu cầu công nghệ mới; Xác định những ưu tiên về nhu cầu công nghệ; Dự báo thị trường công nghệ thích hợp trong nước và thế giới; Kế hoạch hoá chiến lược phát triển công nghệ.
Căn cứ thành tựu khoa học của thế giới trong lĩnh vực xây dựng giao thông những định hướng chính trong xây dựng cầu đường của công ty nên theo là: Coi trọng vai trò của nền đường, móng đường. Áp dụng các kết cấu nền đường bằng đất hoặc bằng cát được đầm nén chặt ở mức độ cao, phát triển công nghệ vật liệu lớp móng liền khối, móng cát gia cố chất dính vô cơ; Áp dụng những giải pháp và kết cấu công nghệ thi công nhượng bộ cấu tạo các khả năng vượt khẩu độ lớn hơn, chịu lực cao hơn như: kết cấu liền khối, kết cấu xâu táo, kết cấu hỗn hợp, công nghệ thi công dầm bê tông dự ứng lực bằng phương pháp lắp hẫng, đúc hẫng hoặc bằng phương pháp đúc đẩy…