Một số biện pháp giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 (Trang 59 - 62)

II. Khả năng thanh toán

2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS

3.2.2. Một số biện pháp giảm chi phí.

3.2.2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên vật liệu là một loại chi phí lớn nhất cấu thành sản phẩm của tất cả doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến giá vốn hàng bán, nếu chi phí này tăng lên tức là giá vốn hàng bán cũng tăng lên, để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp nhất thiết phải tìm cách tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.

Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu trước hết phải dựa trên khối lượng công việc đề ra, công ty tiến hành giao việc mua sắm vật tư thiết bị cho các đội sản xuất. Việc mua sắm phải phù hợp một số yêu cầu sau: Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường để theo dõi, đối chiếu kiểm tra với hóa đơn; Tiết kiệm chi phí vận chuyển vật tư trong cả thu mua lẫn sử dụng; Nghiên cứu, tìm kiếm sử dụng các nguyên vật liệu mới với giá cả hợp lý.

Việc các đội xây dựng phụ trách, tự quản lý mức độ sử dụng nguyên vật liệu và yêu cầu tạm ứng tiền để mua sắm khi có nhu cầu là một hình thức tiết kiệm chi phi nguyên vật liệu một cách tốt nhất, do nguyên vật liệu sẽ được sử dụng trực tiếp sau khi mua sắm. Trên thực tê, do các công trình thường phân tán tại nhiều địa điểm khác nhau, nếu tiến hành dự trữ nguyên vật liệu tập trung, công ty sẽ phải tốn chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tới nơi thi công, chi phí sẽ cao hơn nhiều so với hình thức mua trực tiếp theo nhu cầu.

Đối với việc sử dụng các nguyên vật liệu mới công ty nên theo các tiêu thức sau để lựa chọn: Lựa chọn loại vật liệu và kết cấu khi thiết kế công trình; Thay thế những vật liệu và kết cấu đã có trong thiết kế bằng những vật liệu và kết cấu mới mà đội xây dựng có thể tận dụng tại địa phương mà không cần hoặc chỉ cần ít vốn đầu tư bổ sung nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; Lựa chọn vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn khi kế hoạch hóa các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở những vung kinh tế hay đầu mối xây dựng tập trung nhằm tận dụng các điều kiện kỹ thuật tiên tiến.

Xây dựng chế độ khen thưởng thoả đáng cho cán bộ công nhân viên khai thác được loại vật liệu thay thế có hiệu quả. Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng và tiết kiệm vật tư.

Bên cạnh việc quản lý nguyên vật liệu, công ty nên chú ý tính hệ số trượt giá thông qua thị trường trước những gói thầu để đảm bảo cho chi phí không bị dội lên khi giá thành nguyên vật liệu đột ngột tăng quá cao.

3.2.2.2. Giảm chi phí sử dụng máy thi công.

Vì là doanh nghiệp xây dựng nên máy móc thi công trong công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, bên cạnh đó, khoản mục sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên nó có tác động lớn đến giá thành. Công ty có thể giảm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng

cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công… Tuy nhiên không được sử dụng quá định mức công suất cho phép đồng thời phải đầu tư đê nâng cấp máy thi công cho phù hợp sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công.

Đối với máy móc thi công thuê ngoài công ty phải quan tâm tới chất lượng và giá cả, phải cân nhắc cẩn thận trước việc thuê hay việc mua máy.

3.2.2.3. Quản lý lao động.

Quản lý lao động trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động của người lao động trong doanh nghiệp. Việc tăng năng suất lao động chính là giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành.

Mức tăng năng suất lao động trong xây dựng phản ánh những mặt khác nhau của mỗi tổ chức xây dựng và phản ánh cả những điều kiện chung khác nhau của việc hoàn thành công tác xây dựng. Những điều kiện chung về kinh tế ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm: Tổ chức sản xuất xã hội; Mức tăng cở sở vật chất kỹ thuật; Kế hoạch và tiền vốn, vật tư; Nâng cao vật chất, mức sống và tinh thần cho người lao động.

Những điều kiện trong nội bộ ngành và nội bộ xí nghiệp, công trường có ảnh hưởng đến năng suất lao động, đó là: Quy mô hợp lý của các tổ chức xây dựng; Hệ thống kế hoạch hoá công tác xây dựng; Trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các tổ chức xây dựng; Tồ chức, đào tạo và sử dụng cán bộ.

Trong tất cả các điều nói trên thì những biện pháp tăng năng suất lao động của công ty nên nhằm vào hướng sau: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, không ngừng nâng cao các phương pháp công nghiệp trong xây dựng; Đảm bảo hàng ngũ cán bộ, công nhân xây dựng được nâng cao trình độ nghiệp vụ và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ;

Củng cố kỹ thuật và kỹ năng lao động trong sản xuất; Đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Khuyến kích vật chất và sử dụng có hiệu quả các nhân tố như các định mức tiến bộ và tổ chức đúng đắn công tác tiền lương.

Bên cạnh đó, công ty nên sắp xếp khối lượng công việc theo một trình tự hợp lý không để sản xuất bị ngắt quãng, vật liệu phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất.

3.2.2.4. Giảm các khoản chi phí chung.

Các khoản chi phí chung bao gồm nhiều loại như điện, nước… đôi khi những khoản chi này không có các chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, công ty cần có quy chế cụ thể để hạn chế các khoản chi phí này, cụ thể:

- Đối với chi phí điện nước: thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên kiểm tra các thiết bị, khi không dùng phải tắt, khoá cẩn thận. Đội bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, khi có thiết bị hỏng phải khẩn trương sửa chữa.

- Đối với chi phí điện thoại: đây cũng là một khoản chi phí còn lớn và lãng phí rất nhiều do công tác quản lý của công ty chưa chặt chẽ. Cần phải tiết kiệm theo hướng: khoán chi phí này tương ứng với nhu cầu gọi thực tế theo công việc của từng phòng ban.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w