Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu giai đoạn 2008 đến đầu năm 2009. Nó đã ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Sau đó là sự hồi phục trở lại của nhiều quốc gia vào giai đoạn nửa sau của năm 2009.
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu giai đoạn 2008 đến đầu năm 2009. Nó đã ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Sau đó là sự hồi phục trở lại của nhiều quốc gia vào giai đoạn nửa sau của năm 2009. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong thời gian tới. Nắm bắt được đặc điểm vận động của thị trường lao động quốc tế nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ( dịch vụ xuất khẩu lao động ) đã có hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn thì trường, nguồn lao động … Trong những năm qua hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển. Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải làm gì để có để đưa được nhiều lao động ra nước ngoài làm việc đồng thời đáp ứng được yêu cầu của người nhận lao động và cả thu nhập cho người lao động. Để giải quyết tốt vấn đề trên không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường của mình, đầu tư cho chiều sâu nguồn lao động và liên kết với nhau để tạo được sức mạnh cạnh tranh. Bên cạnh đó nhà nước cần có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó tôi đi xây dựng đề tài: 1 “Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM ”. Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với sự tư vấn hướng dẫn trực tiếp của PGS - TS Nguyễn Thị Hường. Đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động, thực trạng và biện pháp của doanh nghiệp trong quá trình tự do hóa thương mại. Với mục tiêu trên đề tài được xây dựng với các nội dung chính như sau: Chương 1: Khung lý thuyết ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Chương 2: Phân tích thực trạng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM trong giai đoạn 2006 – 2009. Chương 3: Giải pháp cho doanh nghiệp trong thời gian tới. 2 Chương 1: Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động 1.1. Hướng phân tích. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để người lao động trong nước nước ngoài làm việc. Khách hàng của họ là những người lao động trong nước có nhu cầu đi làm việc nước ngoài và các cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng lao động. Do đặc thù kinh doanh liên quan trực tiếp đến cả khách hàng là người trong nước và người nước ngoài nên hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của không chỉ các yếu tố thuộc môi trường trong nước mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường quốc tế. Để tiện cho quá trình phân tích và tìm hiểu trong khuôn khổ đề tài này tôi đi phân tích ba yếu tố ảnh hưởng: Kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa. 1.2. Tác động của yếu tố kinh tế đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 1.2.1. Tác động của các kinh thế giới và nền kinh tế của các nước nhập khẩu lao động đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Khi nền kinh tế thế giới biến động nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động mà nền kinh tế đó cần. Nếu nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về lao động sẽ tăng lên do các ngành các, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất mở rộng thị trường, khi nền kinh tế đi vào suy thoái các ngành các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm số lượng lao động do thị trường bị thu hẹp, người dân tiết kiệm chi tiêu Tạo nên chênh lệch về cung cầu lao động trên thị trường, chính nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Vì doanh nghiệp xuất khẩu lao động không chỉ là đưa được đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc mà còn là đảm bảo người lao động của mình có công việc và thu nhập ổn định trong thời hạn hợp đồng. 3 Các thị trường nhận nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam thời gian qua đã giảm nhu cầu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sẽ có một số lượng lao động mất việc làm và phải kết thúc hợp đồng lao động trước hạn để về nước. Tại Nhật Bản, tuy chưa có thống kê về số lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế tại thị trường này, nhưng theo phản ảnh của một số lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động qua các chuyến khảo sát để nắm bắt nhu cấu cung ứng lao động trong năm 2009, có thể thấy các công ty của Nhật Bản đều dè dặt hơn trong việc nêu số lượng lao động định tiếp nhận. Tại Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 4,27% vào tháng 9/2008, mức cao nhất trong cùng kỳ 4 năm gần đây. Khoảng nửa triệu người không có việc làm, trong đó 145 nghìn người mất việc do các công ty thu hẹp quy mô sản xuất. Do khủng hoảng kinh tế lao động nước ngoài đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thị trường lao động ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn chính là lý do chính khiến các đơn vị xuất khẩu lao động của Việt Nam chịu nhiều áp lực khi đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài để làm việc. Thị trường Malaysia vốn là thị trường XKLĐ lớn nhất của VN, mỗi năm đưa được từ 20.000 đến 30.000 lao động nhưng năm 2009 giảm chỉ còn 2.792 người. Trong năm 2009 các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt chỉ tiêu đưa 500 lao động ra nước ngoài làm việc. So với con số xuất khẩu lao động các năm trước, con số này không cao hơn là bao. Tuy nhiên đến đầu tháng 11.2009, việc tìm người đủ tiêu chuẩn để đưa đi xuất khẩu lao động xem ra vẫn thật khó. Qua hơn 10 tháng, các đơn vị tham gia xuất khẩu lao động ở Lâm Đồng chỉ mới tuyển chọn không đến 100 người để đưa đi xuất khẩu lao động. 4 1.2.2. Tác động của kinh tế Việt Nam đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tác động của nền kinh tế trong nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có phần khác so với tác động của nền kinh tế thế giới hay nền kinh tế nước nhập khẩu lao động. Vì các nền kinh tế tác động trực tiếp đến cầu về lao động nhập khẩu, còn nền kinh tế trong nước lại tác động trực tiếp lên nguồn cung lao động cho xuất khẩu. Khi nền kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp trong nước gia tăng dẫn đến nhu cầu về việc làm gia tăng. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ dễ dàng tìm được lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nước nhập khẩu. Tuy nhiên tình hình kinh tế trong nước luôn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cũng như các nền kinh tế khác. Mặt khác đối với Việt Nam tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao ( 4,6% khoảng 4 triệu lao động ), do đó nguồn cung về lao động trong nước không phải là vấn đề lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mà vấn đề ở đây đó là doanh nghiệp tìm được thị trường hay nhu cầu về lao động phù hợp. 1.3. Tác động của yếu tố pháp luật chính trị đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 1.3.1. Tác động của chính trị - pháp luật của các nước nhập khẩu lao động đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Hệ thống chính trị được coi là người tạo lập ra các “ sân chơi “ cho các hoạt đọng kinh tế, với công cụ là hệ thống pháp luật phù hợp. Do đó tác động của hệ thống chính trị, luật pháp của các nước nhập khẩu lao động đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là rất lớn. Nó đảm bảo cho các doanh nghiệp có các quyền bình đẳng cùng hoạt động. Tuy nhiên khi hệ thống chính trị bất ổn, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia đó, gây ra tình trạng thất nghiệp, mất việc làm và cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống chính trị luật pháp đưa ra những điều luật qui định đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ngoài, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ hay một 5 qui định mới cũng có thể gây ra tác động lớn đối với một doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Ví dụ như Ngày 2/3/2009, làm việc với đoàn công tác của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), đại diện Bộ Nguồn nhân lực Malaysia cho biết nước này quyết định tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài, kể cả lao động Việt Nam, nhằm đảm bảo việc làm cho lao động trong nước trước tình hình suy thoái kinh tế. Quy định này chỉ áp dụng đối với các trường hợp đưa lao động mới sang Malaysia làm việc. Hiện Việt Nam có trên 100.000 lao động làm việc tại Malaysia. Số này sẽ không được gia hạn khi hết hạn hợp đồng. 1.3.2. Tác động của chính trị - pháp luật trong nước đến doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác luôn chịu sự chi phối điều hành trực tiếp của thể chế chính trị và hệ thống pháp luật trong nước. Ngoài ra đây là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm vì nó kinh doanh dịch vụ hàng hóa sức lao động và được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Hệ thống pháp luật tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động. Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài; bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động … Do đo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động cũng được nhà nước quan tâm và hỗ trợ trong việc giúp các doanh nghiệp trong việc gặp gỡ hợp,hợp tác với đối tác nước ngoài, hoặc giải quyết các tranh chấp thông qua cơ quan quán lý vế xuất khẩu lao động và đại sứ quán của Việt Nam ở các nước. 6 Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vẫn còn gặp khó khăn trong việc giả quyết các thủ tục hành chính như các thủ tục liên quan đến vấn đưa người ra nước ngoài đặc biệt vấn đề thủ tục xin cấp visa. 1.4. Tác động của yếu tố văn hóa đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động. Người lao động Việt Nam khi đi lao động nước ngoài sẽ làm việc trực tiếp với người bản địa, luôn có sự tiếp xúc và trao đổi với họ. Nếu có sự khác nhau về văn hóa như tập quán sinh hoạt, quan niệm về trách nhiệm công việc, quan niệm về giá trị đạo đức sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người lao động và người thuê lao động. Nếu mâu thuẫn không thể dung hòa rất có thể người lao động sẽ bỏ trốn ra ngoài hoặc bị người thuê lao động chấm dứt hợp đồng. Gây ra ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, vì họ phải giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lao động trong thời hạn hợp đồng. Yếu tố văn hóa là một phần nguyên nhân mà thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Ví dụ như 9 tháng đầu năm 2007, cả nước đưa được 62760 lao động sang nước ngoài. Trong đó đông nhất là Malaysia với 21313 người (chiếm 33,96%) thứ hai là thị trường Đài Loan với 16554 người (chiếm 26,38%) tiếp đó là Hàn Quốc với 8536 người (chiếm 13,60%). Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tìm hiểu kĩ nền văn hóa của các nước nhập khẩu lao động trước khi đưa lao động sang làm việc, vì chi phí cho việc giải quyêt các vấn đề liên quan đến các lao động bỏ việc hay đền bù cho lao động là rất lớn, không những thế nó còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. 7 Chương 2: Phân tích thực trạng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM trong giai đoạn 2006 – 2009. 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM được cổ phần hoá từ bộ phận doanh nghiệp nhà nước, thuộc Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam - Constrexim Holdings (nay là Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam - Constrexim Holdings) theo Quyết định số: 1364/QĐ- BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 25 tháng 8 năm 2004. Địa chỉ đăng ký: 39 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội Địa chỉ giao dịch: 116 đường Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội Lĩnh vực kinh doanh chính 1. Đầu tư 2. Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu 3. Đào tạo và giáo dục định hướng 4. Xuất khẩu lao động 2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM giai đoạn 2006 – 2009. Xuất khẩu lao động trong những năm gần đây là một lĩnh vực kinh doanh mới được chú trọng nên đã gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, qua kết quả đạt được thì xuất khẩu lao động đã mang lại một mức lợi nhuận rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với các hoạt động khác dù doanh thu là nhỏ hơn. Có được như vậy là do hoạt động xuất khẩu lao động không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp người lao động mang lại một nguồn thu nhập lớn từ các nước phát triển hơn. Ngày càng có nhiều người lao động đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vì vậy Contrexim- TM đã có được một kết quả đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: 8 Bảng 5: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Contrexim- TM Đơn vị : Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu 510 865 707 830 2 Lợi nhuận 201 386 339 404 3 Chi phí 309 479 368 426 4 Nộp NSNN 46 138 98 124 Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp Công ty Contrexim-TM Qua bảng số liệu trên cho thấy: Về doanh thu: Năm 2 0 0 6 Công ty đạt 510 triệu đồng đến năm 2007 tăng so với năm 2006 là 69,60%, tương ứng với số tiền là 355 triệu đồng. Đây là mức tăng đáng kể so với năm trước do Công ty đã nhận thấy tầm chiến lược và đẩy mạnh hoạt động này. Năm 2008, có xu hướng giảm về doanh thu so với năm 2007 là 18,25%, tương ứng với số tiền là 158 triệu đồng. Có sự giảm sút này là do cuộc khủng hoảng về kinh tế thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước tiếp nhận lao động ở nước ngoài. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài ở một số nước giảm xuống do nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp sản xuất. Còn tại các thị trường trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều ngành nghề đã bị lao động các nước khác chiếm lĩnh. Sau biến động kinh tế của năm 2008 thì năm 2009 doanh thu lại tăng. Doanh thu 2009 tăng so với 2008 là 17,39% tương ứng với số tiền là 123 triệu đồng. Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2008 có giảm so với năm 2007 do doanh thu giảm, đến năm 2009 lại có sự tăng trở lại. Về chi phí: Cùng với sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận qua các năm, chi phí cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 2006 chi phí là 3 0 9 triệu đồng; năm 2007 là 479 triệu đồng; đến năm 2008 giảm xuống 368 triệu 9 đồng; năm 2009 tăng lên 426 triệu đồng. Về nộp ngân sách Nhà nước: xuất khẩu lao động là hoạt động đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước một mức khá cao trong các năm 2007, 2009. Năm 2006 chỉ đạt 46 triệu đồng, năm 2007 là 138 triệu đồng. Đến năm 2008 có giảm xuống do doanh thu của hoạt động này giảm, còn 98 triệu đồng. Năm 2009 do doanh thu tăng nên mức nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên tới 124 triệu đồng. Mặc dù năm 2008 có sự biên động kinh tế làm doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động này đều giảm đáng kể, Nhưng qua năm 2009 thì lại có sự tăng trưởng. Điều đó cho thấy có sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ nghiên cứu thị trường đến hoạt động xuất khẩu lao động có khoa học, hiệu quả, không những khắc phục được điểm yếu mà còn vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành quả như vậy. 2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động: Thị trường xuất khẩu lao động của nước ta đã mở rộng ra với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, xuất khẩu lao động ở Contrexim- TM đã khai thác hiệu qủa bốn thị trường chính, đó là: Cộng hoà Palau, Nhật Bản, Đài Loan và Malaixia. Kết quả cụ thể của từng thị trường được thể hiện qua bảng số liệu sau: 10 . của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM trong giai đoạn 2006 – 2009. 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM. Công ty Cổ phần Đầu. việc kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó tôi đi xây dựng đề tài: 1 Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại CTM ”.