0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 39 -49 )

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty.

* Phòng Đời sống

+ Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại công ty.

+Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty. * Phòng bảo vệ-quân sự

+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn công ty 24h/24h.

Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Khối các nhà máy sản xuất

Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.

Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao.

3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty. công ty.

Nguyễn Thị Hạnh 40 QTKDQT41A

3.1 Các nhân tố bên ngoài.

Theo các nhà kinh tế Mỹ, ngành may mặc được xếp vào dạng ngành phân tán, và nếu xét theo tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc thì đây là ngành công nghiệp tăng trưởng và bão hoà, có các đặc điểm như tẳng trưởng thị trường chậm lại, dư thừa năng lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có su hướng tăng lên, đặc biệt là cạnh tranh của các nước có lợi thế về chi phí sản xuất, quyền lực của khách hàng cao hơn...

Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc.

Sản phẩm may mặc không chỉ được sản xuất theo dây chuyền, bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, mà đây là sản phẩm không đòi hỏi vốn lớn và có thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Do đó, bất cứ đơn vị kinh tế nào thấy mình có khả năng đều có thể tham gia ngành hàng này. Nguy cơ đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia nhập đều cao, mà chủ yếu là sự đe doạ từ các công ty tư nhân. Thực tế cho thấy ngay trong ngành dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty dệt may chỉ bàng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty tư nhân (Tạp chí dệt may). Các đối thủ mới gia nhập ngành hàng có thể yếu về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhưng họ thường có tính mạo hiểm và sự sáng tạo cao mà đây là hai yếu tố khá quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh.

Quyền thương lương của người cung ứng.

Công ty dệt may Hà nội thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá vật tư từ nước ngoài hoặc được bạn hàng cung cấp bởi vì nguyên phụ liệu (NPL) có chất lượng cao của thị trường nội địa là rất nhỏ. Việc nhập khẩu NPL thường xuyên và với số lượng lớn từ thị trường nước ngoài khiến công ty càng tăng tính phụ thuộc vào các công ty nước ngoài giữ vai trò cung ứng. Hai tháng đầu năm 2001, công nhân sản xuất đã không có đủ việc làm do nước ngoài gửi NPL chậm. Hơn nữa, khi các công ty xuất khẩu NPL của nước ngoài nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng NPL cho sản xuất của công ty là cao và cần thiết, có thể công

Nguyễn Thị Hạnh 41 QTKDQT41A

ty không tránh khỏi việc bị ép giá nhập khẩu các mặt hàng này.. Quyền lực thương lượng của người mua.

Điểm thuận lợi của hình thức xuất khẩu theo hợp đồng gia công là công ty không phải lo tới công tác bán hàng mà chỉ cần giao lại hàng cho đối tác. Như vậy, đối tác của công ty vừa là người cung ứng, vừa là người tiêu thụ hàng. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể lấy công làm lãi mà bị hạn chế cơ hội tăng lợi nhuận, vì không được bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, ngoài khả năng bị ép giá đầu vào, công ty còn có thế bị ép giá đầu ra do không có đủ thông tin về thị trường tiêu thụ. Nhưng vì cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng tăng nên công ty buộc phải chấp nhận phí gia công thấp.Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty chủ yếu là xuất theo giá FOB. Với cách định giá này, người mua sẽ phải thanh toán chi phí vận chuyển từ nơi giao hàng của người bán đến điạ điểm cuối cùng của người mua. ấn định theo cách này, người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Song họ dễ bị mất khách hàng nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng giá trọn gói có lợi cho khách hàng.

Nguy cơđe doạ từ các sản phẩm thay thế.

Sản phẩm của công ty hiện nay đang còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. do nguyên liệu dệt may chủ yếu của công ty là các loại sợi PE, các sản phẩm dệt kim, loại hàng lại do bên đặt hàng quy định thường ít có sự thay đổi và tính tinh vi của sản phẩm lại không cao nên khó có thể tạo ra đuợc sự hấp dẫn đối với khách hàng. Do đó, công ty khó tránh khỏi sức ép cạnh tranh từ phía các sản phẩm thay thế (sản phẩm may mặc được sản xuất bằng các nguyên liệu khác như vải dệt thoi, len...) nhất là khi xu hướng sử dụng các loại vải đuợc cấu thành bởi các hợp chất đặc biệt, mới lạ đang tăng lên. Hơn nữa, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty là ở nước ngoài, thường là các thị trường có nhu cầu tiêu dùng độc đáo, sự khác biệt hoá sản phẩm (về mẫu mả, giá cả, dịch vụ...) đóng vai trò quyết định trong khả năng thu hút khách hàng. Các sản phẩm thay thế sẽ tăng sức ép cạnh tranh khi các chi phí sản xuất và tiêu thụ của công ty cao hơn

Nguyễn Thị Hạnh 42 QTKDQT41A

các chi phí của sản phẩm thay thế, vì khi đó khách hàng sẽ so sánh mức giá của các sản phẩm với nhau và họ sẽ tiêu thụ sản phẩm tes nếu có mức độc đáo nhất.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.

Tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty dệt may Việt Nam diễn ra một các quyết liệt: cạnh tranh về giá gia công, cạnh tranh về giá xuất khẩu... và thiếu một sự hợp tác liên kết. Thậm chí có nhiều trường hợp sợi sản xuất trong nước ra thừa nhưng một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu dệt. Đó chính là nguyên nhân cản trở việc tập trung nguồn lực, làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn ngành.Mặt khác, do những đòi hỏi về yêu cầu phẩm chất cũng như kỹ thuật của hàng may mặc ở thị trường Mỹ và thị trường EU là khá cao, hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành may trên các thị trường này đã có trình độ cạnh tranh và những ưu thế nhất định, nên vấn đề thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đó đối với công ty dệt may Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Còn việc tham gia thị trường các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hay một số các nước ASEAN thì kết quả có phần khả quan hơn do tâm lý tiêu dùng ở các nước này không quá phức tạp và có sự tương đồng trong tâm lý tiêu dùng với người Việt Nam. Bên cạnh đó là những thuận lợi tương đối trong vấn đề địa lý. Mặc dù, các doanh nghiệp may mặc của các nước trong khu vực có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng tiêu dùng này (do một đặc điểm chung của các nước Châu á: hàng dệt may là ngành hàng truyền thống và được coi là mũi nhọn trong hoạt động thương mại quốc tế), song khoảng cách chênh lệch không quá xa và do đó mức độđe doạ cạnh tranh của họ với công ty không phải quá cao.

3.2 Các nhân tố bên trong. Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trong công ty rất đông đảo, bao gồm những người đã tốt nghiệp đại học, những công nhân được đào tạo từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới những người không được đào tạo qua trường lớp như công nhân

Nguyễn Thị Hạnh 43 QTKDQT41A

bốc vác, lao công. Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:

Bảng1: Cơ cấu lao động trong Công ty qua những năm gần đây:

(Đơn vị: người) Trình độ học vấn Năm Tổng số lao động Nam Nữ Bộ phận hành chính Bộ phận sx trực tiếp Đại học Trung cấp Phổ thông 1998 6.529 1.985 4.544 414 6.115 340 381 5.799 1999 6.100 1.923 4.177 402 5.698 334 380 5.386 2000 5.450 1.718 3.732 359 5.091 350 420 4.680 2001 5150 1600 3550 325 4825 355 429 4366 2002 4988 1550 3438 300 4688 378 450 4160 (Nguồn : Phòng Tổ chức- Hành Chính)

Bảng 1 cho thấy, trong công ty lao động nữ nhiều hơn nam. Qua thực tế khảo sát, số nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành. Số lao động trong bộ phận hành chính năm 2002 chiếm 6%, bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 94%, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ. Hàng năm, quý, tháng công ty tổ chức thi tay nghề, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Độ tuổi lao động trung bình trong công ty là 27, đây là một thuận lợi lớn cho công ty bởi tuổi trẻ thường có tính năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình với công việc. Lực lượng lao động này đã giúp công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may trong cơ chế thị trường. Số lao động được đào tạo từ các khối trường chuyên nghiệp của công ty chiếm tỷ lệ khoảng 16,6% tổng lao động của toàn công ty trong năm 2002, năm 2001 tỷ lệ này chiếm 15,2% và năm 2000 là 14,13%. Như vậy, số lượng lao động được đào tạo qua các trường chuyên nghiệp của công ty ngày càng tăng, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với nhũng đòi hỏi của công việc (vận hành máy móc, thiết bị hiện đại; kỹ năng sản xuất tinh vi cao cấp...). Do đó,

Nguyễn Thị Hạnh 44 QTKDQT41A

hàng năm công ty đều có kế hoạch bổ xung lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới cho CBCNV. Người lao động có trình độ càng cao, càng có nhiều hiểu biết về công việc thì càng đảm bảo công tác nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất.

Được sự trợ giúp của các máy móc chuyên dụng tiên tiên, hiện đại, sức lao động của người công nhân được sử dụng hợp lý hơn. Năm 2002 năng suất lao động trung bình tính theo doanh thu đạt 1.344.210 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân là1.097.500 đồng/người/tháng. Với lao động mới tuyển, các CBCNV có nhiệm vụ kèm cặp và hướng dẫn để họ bắt tay vào công việc một cách thuận tiện nhất.

Các phòng ban chức năng của công ty từ trên xuống phối hợp luôn đồng bộ, việc phân cấp chồng chéo. Các công việc thường nhật, hay định kỳ, hay cả những vấn đề phát sinh đều được giải quyết khẩn trương, kịp thời. Vì thế bộ máy quản lý của công ty được coi là khá hiệu quả (số cán bộ quản lý chỉ chiếm 6% tổng lao đông toàn công ty). Năm 2003 công ty tiến hành hoàn thiện dây chuyền sản xuất vải Denim là sản phẩm mới đưa vào sản xuất nhưng hiệu quả đem lại khá cao.

Nguồn lực về tài chính

Hiện nay công ty dệt may Hà nội là một trong những công ty có giá trị tài sản lớn trong tổng công ty dệt may Việt Nam. Tổng giá trị tài sản của công ty khoảng gần 300 tỷ với các công trình xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp điện nước, máy móc thiết bị của công ty. Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

Công ty rất chú trọng vào việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngày một gia tăng. Vì trong kinh doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện

Nguyễn Thị Hạnh 45 QTKDQT41A

thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nhằm giảm bớt sức người. Nhờ đó mà công ty có thêm thời gian đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực để phát huy trí lực của họ để quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn từ đó tăng năng suất doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Do đó, việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với lãnh đạop công ty cũng nhưđối với những người trực tiếp quản lý nguồn vốn.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mùnh. công ty luôn tìm cách khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng như nguồn vốn nhà nước giao cùng với các nguồn vốn khác mà công ty có được. Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều cần có vốn, khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính của công ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hưởng tới sự tồn tại của tài sản cố định. Các khoản đầu tư dài hạn và các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty. Tiếp theo dựa vào bản kế hoạch vốn công ty sẽ tổ chức huy động vốn đểđáp úng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của công ty.

Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau là việc không quá khó đối với công ty. Công ty có thể khai thác và tạo lập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:Vốn do ngân sách nhà nuớc cấp; Vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận để lại của công ty; Vốn vay của ngân hàng; Nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Nguồn vốn liên doanh, liên kết.

Bảng 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nguyễn Thị Hạnh 46 QTKDQT41A 1.Tổng nguồn vốn 608.215,82 712.615,82 104.400 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 155.337,92 159.682 4.344,08 3.Tổng nợ ngắn hạn 272.599,47 250.367,74 -22.231,73 4.Tổng Tài sản lưu động(TSLĐ) 332.713,36 282.720,45 -49.992,91 5.Tổng vốn bằng tiền 19.435,63 19.845,63 410 6.Tỷ suất tài trợ (=2/1) (%) 0,26 0,224 -0,036 7.TS thanh toán ngắn hạn (=4/3) (%) 1,22 1,129 -0,094 8.TS thanh toán của TSLĐ(=5/4) (%) 0,06 0,079 0,019

9.TS thanh toán tức thời(=5/3) (%)

0,07 0,07 0 10. Vốn hoạt động thuần(=4-3) 60.113,89 32.352,71 -27.761,18

(Nguồn:Phòng Kế toán-Tài chính)

Qua kết quả phân tích tình hình tài chính ở trên có thể thấy rõ việc quản lý tài chính ở công ty rất được chú trọng. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất tài trợ ở công ty <

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 39 -49 )

×