Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lý cho học sinh lớp 9 THCS

41 4.3K 10
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lý cho học sinh lớp 9 THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9 THCS” A PHẦN MỞ ĐẦU I)Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thời đại, trên thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Đây là giai đoạn mới về chất trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trong đó các phương tiện và đối tượng lao động, các nguồn lao động, công nghệ, các phương thức tổ chức và quản lí sản xuất xã hội đã biến đổi về căn bản .Và tất nhiên nhu cầu của nền sản xuất xã hội đối với nguồn nhân lực, một lực lượng sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất cũng đòi hỏi phải có nhiều biến đổi về chất để thích ứng Ở nước ta trong vài thập kỉ gần đây, cùng với việc đổi mới kinh tế - xã hội. Xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chúng ta đã thực hiện mở cửa, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật …Từng bước tiến hành hội nhập kinh tế, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế trong khu vực và trên qui mô toàn cầu. Nhờ đó nền kinh tế -xã hội nước ta đã có những biến đổi căn bản về mọi mặt. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi phải có những con người “Lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo liệu được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh” Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, địa lí là môn học không thể thiếu được. Nhiệm vụ của môn địa lí là cung cấp những kiến thức kỹ năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học địa lý và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Nội dung trong sách giáo khoa địa lý, các kiến thức được trình bày thông qua hệ thống các kênh chữ và các kênh hình. Muốn học tốt môn địa lí, thì ngoài việc nắm chắc các kiến thức thông qua hệ thống kênh chữ, học sinh còn phải biết khai thác kiến thức thông qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lí như bản đồ, lược đồ,tranh ảnh, biểu đồ… Như vậy cùng với các loại bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu …Thì biểu đồ cũng đã trở thành một kênh hình, một phương tiện không thể thiếu được trong nghiên cứu và học tập môn địa lí, nhất là địa lí kinh tế -xã hội.Tuy vậy trong chương trình địa lí phổ thông, biểu đồ không được đề cập đến một cách bài bản khoa học, mà chỉ được đề cập thông qua một số bài tập về nhận xét hoặc phân tích nội dung qua các loại biểu đồ. Hoặc thông qua một số tiết thực hành Chẳng hạn như ở lớp 6 cả năm học là 27 bài nhưng chỉ có 3 bài đề cập đến biểu đồ ở dưới dạng khai thác kiến thức qua biểu đồ ở mức độ đơn giản. Ở lớp 7 theo PPCT thì không có tiết nào dành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hoặc phân tích biểu đồ mà chỉ được đề cập qua các hệ thống câu hỏi hoặc bài tập phần củng cố hoặc bài tập về nhà trong một số bài học. Các bài tập ở đây cũng mới chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung nhận biết và rút ra kết luận thông qua hệ thống các biểu đồ, chứ chưa rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. Cụ thể chương trình sách giáo khoa địa lí 7 gồm 61 bài trong đó số bài có đề cập đến biểu đồ là 22 bài nhưng chủ yếu là thể hiện dưới dạng hệ thống các câu hỏi xen kẽ trong bài để khai thác nội dung, chỉ có 2 bài tập dành cho việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ Ở lớp 8 phân phối chương trình là 44 bài / 52 tiết trong đó số bài có đề cập đến biểu đồ là 7 bài nhưng chủ yếu là thể hiện dưới dạng hệ thống các câu hỏi xen kẽ trong bài để khai thác nội dung, chỉ có một câu ở bài tập phần củng cố yêu cầu về vẽ biểu đồ Ở lớp 9 phân phối chương trình là 44 bài / 52 tiết. số bài có đề cập đến biểu đồ đã được tăng lên, trong đó số bài có câu hỏi yêu cầu về phân tích các biểu đồ là 15/ 44 bài, số bài có bài tập yêu cầu về vẽ biểu đồ là 14/44 bài, số tiết dành toàn bộ cho việc thực hành về vẽ và phân tích biểu đồ là 7/44 bài. Chính những vấn đề đó đã dẫn đến khả năng thành lập và sử dụng các loại biểu đồ ở hầu hết học sinh còn nhiều hạn chế. Để giúp các em nắm được chắc hơn các kiến thức địa lí và có được các kĩ năng thành lập biểu đồ, đặc biệt đối với học sinh khối 9 để các em vũng vàng học tiếp lên những lớp trên. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 THCS”. II. Mục đích nghiên cứu : Tìm hiểu thực trạng việc học tập môn địa lí thông qua chương trình nội dung sách bài tập và sách giáo khoa địa lí lớp 9 của học sinh khối 9 ở trường THCS Lê Hồng Phong, đặc biệt về việc thực hiện các kĩ năng thành lập biểu đồ của học sinh .Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng vào việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn III. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Nghiên cứu việc thực hiên các kĩ năng về thành lập biểu đồ cho học sinh khối 9 .Trường THCS Lê Hồng Phong . - Xác định các loại biểu đồ, các dấu hiệu cơ bản khi thành lập biểu đồ, các kỹ năng vẽ các loại biểu đồ … - Xây dựng các chỉ tiêu cho đối tượng nghiên cứu để từ đó có hướng điều chỉnh cho việc giảng dạy của bản thân - Rút ra kết luận nhằm vận dụng có hiệu quả cho công tác giảng dạy của mình để nâng cao chất lượng học tập của học sinh THCS nói chung và của học sinh khối 9 nói riêng IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu : Vận dụng đối với toàn bộ học sinh khối 9 Trường THCS Lê Hồng Phong trong hai năm học 2009- 2010 và học kì I năm học 2010-2011 Với tổng số học sinh của toàn khối năm học 2009-2010 là:142 học sinh, năm học 2010-2011 là:132 học sinh 2. Khách thể nghiên cứu : Thông qua các bài dạy trong sách giáo khoa, sách bài tập thực hành, sách bài tập địa lí lớp 9, một số bài tập trong tài liệu tham khảo và tập thể học sinh lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong trong hai năm học 2009-2010, năm học 2010-2011 V. Các phương pháp nghiên cứu : a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Điều tra, tìm hiểu ở sách giáo khoa, sách bài tập địa lí ở các khối lớp 6,7,8,9, các tài liệu tham khảo, tạp chí những thông tin, số liệu về kinh tế liên quan đến đề tài - Nắm kết quả khảo sát đầu năm (qua bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 1tiết ) của học sinh qua môn địa lí ở lớp 9 b) Phương pháp khảo sát điều tra : - Điều tra qua phiếu, bằng các câu hỏi dưới dạng lí thuyết, thực hành, điều tra khách quan c) Phương pháp quan sát : - Theo dõi, quan sát học sinh trong giờ học trên lớp, khi học sinh làm bài thực hành vẽ biểu đồ d) Phương pháp đàm thoại : - Đàm thoại trực tiếp với học sinh trong các giờ ra chơi, ngoài giờ học - Đàm thoại gợi mở trong từng tiết học, giờ thực hành e)Phương pháp kiểm tra đánh giá : - Sau mỗi bài kiểm tra có nhận xét đánh giá kết quả, đánh giá trung thực nhưng nhẹ nhàng. Có thể đánh giá cụ thể những bài nổi bật, những bài làm chưa được một cách thẳng thắn, khi đánh giá cần có động viên nhắc nhở kịp thời đối với học sinh và rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong giảng dạy VI. Phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu : 1. Phạm vi nghiên cứu : Vì năng lực còn hạn chế và thời gian không cho phép, bản thân tôi chỉ lựa chọn riêng học sinh khối 9 trường THCS Lê Hồng Phong và nghiên cứu được một phần kiến thức trong kênh hình của môn địa lí 9 là kĩ năng thành lập và vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 2. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu : Tôi tiến hành nghiên cứu trong hai năm học: 2009- 2010 và năm học 2010- 2011, thời gian từ 15/9/2009 đến 25/2/2011 B PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận : Kỹ năng thành lập biểu đồ có ý nghĩa quan trọng cả về mặt sư phạm và thực tiễn Về mặt sư phạm, việc thành lập biểu đồ sẽ giúp người học phát triển tư duy, tính độc lập, sáng tạo trong học tập, đồng thời nó giúp người học hiểu và khắc sâu các kiến thức địa lí một cách vững chắc. Về mặt thực tiễn, việc thành lập biểu đồ giúp người học trình bày một cách sinh động, trực quan những kiến thức địa lí cần thể hiện . Kĩ năng thành lập biểu đồ cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên Trong việc rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ địa lí học sinh cần hiểu được Khái niệm biểu đồ địa lí là gì : Biểu đồ là mô hình hoá các số liệu thống kê nhằm giúp người sử dụng nhận biết một cách trực quan đặc trưng về số lượng, một phần về chất lượng hoặc động lực của các đối tượng và hiện tượng Biểu đồ địa lí là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình phát triển của các hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đại lượng hoặc kết cấu thành phần trong một tổng thể của các đối tượng địa lí. Thứ hai là phải nắm được phạm vi thể hiện của biểu đồ địa lí . Trong việc mô hình hoá các kiến thức địa lí, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại biểu đồ với những hình dạng kích thước khác nhau.Tuy vậy, các dạng biểu đồ địa lí đều có chung phạm vi thể hiện như sau : Một là: Phản ánh quá trình phát triển, động thái biến thiên theo thời gian của các đối tượng, hiện tượng địa lí . Hai là: Phản ánh cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (cấu trúc ) của các đối tượng và hiện tượng địa lí Ba là: Phản ánh sự thay đổi tương quan thứ bậc của các đối tượng và hiện tượng địa lí Bốn là: Phản ánh mối quan hệ tương hỗ, quan hệ nhiều chiều của các đối tượng và hiện tượng địa lí . Ngoài ra một số dạng biểu đồ còn thể hiện cả sự phân bố không gian của các đối tượng và hiện tượng địa lí. Tiếp theo là phải nắm được một số dạng biểu đồ địa lí : Dựa vào khả năng thể hiện của biểu đồ địa lí để tiến hành phân loại hệ thống biểu đồ địa lí và thông qua đó giúp người học biết được cách xác định loại biểu đồ thích hợp Hệ thống các biểu đồ địa lí bao gồm : Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển : * Biểu đồ đường biểu diễn (còn gọi là đồ thị) thể hiện động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian,bao gồm: - Dạng biểu đồ một đường biểu diễn - Dạng biểu đồ nhiều đường biểu diễn - Dạng biểu đồ đường chỉ số phát triển * Biểu đồ hình cột : Thể hiện qui mô khối lượng của một đại lượng hoặc so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng .Bao gồm : - Dạng biểu đồ một dãy cột đơn. - Dạng biểu đồ 2-3…dãy cột gộp nhóm (có cùng một đại lượng ) - Dạng biểu đồ 2-3…dãy cột gộp nhóm (có 2 hoặc nhiều đại lượng ) - Dạng biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm . - Dạng biẻu đồ hình cột chồng (giá trị tuyệt đối ) - Dạng biểu đồ miền chồng (giá trị tuyệt đối ) - Dạng biểu đồ thanh ngang ( trong đó tháp tuổi là một dạng đặc bịt khác của biểu đồ thanh ngang) * Biểu đồ kết hợp : thể hiện động lực phát triển với tương quan về độ lớn giữa các đại lượng - Dạng biểu đồ cột và đường (có hai đại lượng khác nhau ) * Biểu đồ hình tròn :thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể hoặc qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. Bao gồm: - Dạng biểu đồ một hình tròn - Dạng biểu đồ 2-3 hình tròn (có kích thước bằng nhau ) - Dạng biểu đồ 2-3 hình tròn (có kích thước khác nhau ) * Biểu đồ miền :Thể hiện đồng thời cả hai măt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm : - Dạng biểu đồ miền chồng (giá trị tương đối ) - Dạng biểu đồ hình cột chồng ( giá trị tương đối ) II. Thực trạng của việc học môn địa lí nói chung và việc rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ của học sinh lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong nói riêng 1) Khái quát chung : Trường THCS Lê Hồng Phong là một trường vùng một thuộc xã Cư xuê, huyện Cư MgaR, tỉnh Đắc Lắc. Năm học 2009-2010 Trường có 18 lớp với 4 khối. Toàn trường có trên 558 học sinh, trong đó học sinh dân tộc 471 em chiếm trên 80%, trong đó khối 9 là 5 lớp với 142 em. Năm học 2010-2011 với tổng số học sinh toàn trường là 568 em trong đó học sinh dân tộc là 492 em tỉ lệ 87% với 17 lớp học sinh khối 9 là 4 lớp với 132 em với sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể giáo viên và học sinh. Nhà trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ thành người công dân có ích cho xã hội. đặt những nền móng vững chắc để các em học sinh tiếp tục tiến những bước cao hơn, vững chắc hơn trên bước đường tương lai của mình . 2) Thực trạng việc học môn địa lí của học sinh lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong : Năm học 2009-2010 trường THCS Lê Hồng Phong có 5 lớp 9 với tổng số học sinh là:142 học sinh, trong đó học sinh nữ là 93 học sinh (chiếm 62%). Học sinh dân tộc ít người là 110 em (chiếm 73,3%). Năm học 2010- 2011: học sinh khối 9 là 4 lớp với 132 em. Học sinh dân tộc chiếm 113 em * Thuận lợị: Nhìn chung đa số các em học sinh trong khối đều ngoan có ý thức học tập, gia đình phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em. Môn địa lý là một môn học được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy đầy đủ cho tất cả các khối lớp từ 6 →9 với số tiết phân phối chương trình từ 1- 1,5 tiết/ tuần/ lớp. - Được, sở, Phòng GD-ĐT Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn như bồi dưỡng thường xuyên, thay sách, chuẩn kiến thức kỹ năng cho môn địa lý - Được quan tâm trong các kỳ thi cấp cơ sở, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, thi đại học- cao đẳng - Giáo viên đa số nhiệt tình trong giảng dạy, có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt. Vẫn có học sinh yêu thích môn địa lí, đăng kí tham gia dự thi học sinh giỏi môn địa lí * Khó khăn: - Theo quan niệm của của xã hội, của phần lớn cha mẹ học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên học sinh có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tốt môn địa lý. Khó khăn nữa là do học sinh nhiều em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó) nhất là học sinh khối 9, nhiều em cho rằng địa lý không phải là môn để thi tuyển vào THPT Một khó khăn nữa cho thấy thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, cứng nhắc, Chương trình học nặng, đòi hỏi học sinh trong quá trình học tập phải có óc quan sát thực tế , phải nắm chắc các kỹ năng, phải thường xuyên cập nhật thông tin Học sinh trong trường chủ yếu là học sinh con em dân tộc ít người, khả năng quan sát, nhận thức cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng tính toán, xử l số liệu và lựa chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ. Hơn nữa các em điều [...]... về kĩ năng vẽ biểu đồ vì trong chương trình học địa lí ở bậc THCS môn địa lí ở các lớp 6,7,8,9số lượng các bài tập về thực hành vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ rất ít mà phần lớn chỉ dùng biểu đồ để minh họa cho kiến thức trong bài Chẳng hạn như ở lớp 6 không có bài nào dành riêng cho vẽ biểu đồ Toàn bộ chương trình chỉ có 3 bài dùng biểu đồ cho minh họa kiến thức cụ thể bài 17 – hình 45 thông qua biểu đồ hình... yêu cầu vẽ biểu đồ Sang lớp 9 thì số lượng tiết học dành cho vẽ biểu đồ đã tăng lên khá nhiều song so với chương trình mới chiếm tỉ lệ khoảng 16% số tiêt học, cụ thể mới chỉ có 7/44 bài dành trọn ven cho thực hành vẽ biểu đồ các loại như vậy mỗi loại biểu đồ được thực hiện trong 1 tiết học, còn lại việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ được đưa vào các bài tập củng cố hoặc bài tập về nhà Như vậy học sinh. .. Tăng cường cho học sinh làm các bài tập về vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, sau mỗi lần giao bài tập cho học sinh cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài của học sinh Trong từng dạng bài vẽ biểu đồ, giáo viên cần nhấn mạnh các bước cơ bản của bài vẽ biểu đồ và yêu cầu học sinh phải ghi nhớ - Đối với mỗi dạng biểu đồ, giáo viên cần rút ra những điểm cần chú ý khi tiến hành thành lập, vẽ biểu đồ Ví dụ:... làm tốt bằng cách cho điểm tối đa, để từ đó học sinh có hứng thú học tập và như vậy chắc chắn kết quả học tập sẽ cao Như vậy người dạy sẽ đạt được mục đích của mình III) Những vấn đề cơ bản về rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ địa lí 1) Những yêu cầu về kĩ nằng thể hiện biểu đồ địa lí a) Các yêu cầu về kĩ năng thể hiện biểu đồ bao gồm: * Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp * Kĩ năng tính toán,xử... thống kê để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp nhất Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta( đơn vị tính 1000 tấn) Năm Sản lượng lúa Sản lượng lúa Sản lượng lúa mùa 199 1 chiêm xuân 6788.3 hè thu 4717.5 8116.1 199 2 91 53.1 491 0.3 7526 .9 199 3 90 35.6 5633.1 8167.8 199 4 10503 .9 56 29. 6 7 394 .7 199 5 10736.6 6500.8 7726.3 199 6 122 09. 5 6878.5 7308.7 199 7 13308.5 65 49. 8 7787.5 Đối với bảng... * Kĩ năng vẽ biểu đồ: Đúng qui cách,chính xác,nhanh, đẹp * Kĩ năng nhận xét,phân tích biểu đồ * Kĩ năng sử dụng các loại dụng cụ Để thực hiện tốt các kĩ năng trên, đối với mỗi học sinh cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, thường xuyên làm các bài thực hành vẽ biểu đồ, nhất là đối với môn địa lí kinh tế -xã hội của lớp 9 THCS 2) Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu chung về kĩ năng. .. Khá 25/132 em ( 18 .9% ) 31/132 em (23.5%) TB 80/132 em ( 60.6%) 71/132 em ( 53.8%) Yếu 9 /132 em (6.8%) 19/ 132 em (14.4%) Về việc rèn luyện các kĩ năng thành lập biểu đồ địa lí : Các kĩ năng rèn luyện Bài kiểm tra: 15 phút Số bài đạt Tỉ lệ (%) Lựa chọn biểu đồ thích 95 /132 bài 72% Bài kiểm tra: 45phút Số bài đạt Tỉ lệ (%) 98 /132 bài 74.2% hợp Tính toán, xử lí số liệu 75/132 bài Vẽ biểu đồ (đẹp, chính 30/132... công nghiệp ở vùng Đông Bắc (Từ 61 79. 2tỉ đồng năm 199 5đến 14301.3 tỉ đồng năm 2002) tăng nhanh hơn so với vùng Tây Bắc (từ 320.5 tỉ đồng năm 199 5 đến 696 .2 tỉ đồng năm 2002) * Đối với biểu đồ kết hợp : Bước 1: Xác định loại biểu đồ thích hợp để vẽ thông qua việc đọc và nghiên cứu kĩ bài tập đã cho Bước 2: Sử dụng hệ trục toạ độ để thể hiện biểu đồ kết hợp - Loại biểu đồ này bao gồm hai đối tượng với... thiện biểu đồ - Lập bảng chú giải (đường, cột ) - Ghi tên biểu đồ đầy đủ Bước 5: Nhận xét, giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng Bài tập minh hoạ : Cho bảng số liệu sau: Hình 2.1/SGK Địa lí 9/ 2010 Dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của nước ta thời kì 195 4 -2003 Năm 195 4 Dân số 23.8 Tỉ lệ gia tăng 1.2 dân số 196 0 30.2 3 .9 196 5 34 .9 2 .9 197 0 41.1 3.3 197 6 49. 2 3.1 197 9 52.7 2.6 198 9 64.4... phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Bài 20: Phân tích lượng mưa trong năm của thành phố Hồ Chí Minh Ở lớp 7 số lượng các biểu đồ được thêt hiện trong các bài học đã nhiều hơn nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ khai thác kiến thức từ biểu đồ Có 20 bài trong chương trình lớp 7 đề cập đến biểu đồ nhưng chỉ có 2 bài đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ ở lớp 8 có 7/44 bài có đề cập đến biểu đồ, trong . việc học môn địa lí của học sinh lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong : Năm học 20 09- 2010 trường THCS Lê Hồng Phong có 5 lớp 9 với tổng số học sinh là:142 học sinh, trong đó học sinh nữ là 93 học sinh. đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ. ở lớp 8 có 7/44 bài có đề cập đến biểu đồ, trong đó có 1 bài yêu cầu vẽ biểu đồ. Sang lớp 9 thì số lượng tiết học dành cho vẽ biểu đồ đã tăng lên. luyện kĩ năng thành lập biểu đồ địa lí 1) Những yêu cầu về kĩ nằng thể hiện biểu đồ địa lí a) Các yêu cầu về kĩ năng thể hiện biểu đồ bao gồm: * Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp * Kĩ năng

Ngày đăng: 09/04/2015, 06:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan