Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
164,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI TOÁN DÃY SỐ LỚP 5” PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách mỗi con người. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng bởi các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống mỗi con người và rất cần thiết cho mọi người lao động. Môn Toán là môn công cụ giúp học tập các môn học khác ở tiểu học và học tập môn Toán trung học. Môn Toán còn giúp học sinh nhận biết được những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống Môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập của học sinh. Từ những yêu cầu trên, cho thấy việc giảng dạy môn Toán ở bậc tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình môn Toán bậc tiểu học, việc dạy các bài toán về dãy số là một trong những dạng toán giúp học sinh rèn luyện về trí tuệ, đồng thời giúp học sinh hình thành những kỹ năng biến đổi các phép tính, các dãy tính để hình thành được quy luật của dãy số. Nó giúp các em định hướng được cách giải để tìm ra kết quả dãy số cần tìm. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các dạng bài tập về dãy số để bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc tiểu học là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm: "Phương pháp giải các bài toán về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5 ". Qua kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một vài ý kiến về phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân và các bạn đồng nghiệp, mong phần nào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và nhất là nâng cao hiệu quả giảng dạy về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học II. MỤC ĐÍCH: Việc chọn nghiên cứu kinh nghiệm "Phương pháp giải các bài toán về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5 " nhằm mục đích: - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học. - Rèn được kỹ năng giải các dạng bài tập về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5, kỹ năng tìm quy luật dãy số và biến đổi dãy số cho học sinh. - Rèn luyện cách tính nhanh, nhẩm nhanh kết quả một dãy tính, để vận dụng vào tính nhẩm trong cuộc sống hàng ngày cho mỗi học sinh lớp 5. III. PHẠM VI: 1. Điều tra việc giảng dạy các dạng bài tập về dãy số trong môn Toán của giáo viên dạy lớp 5 trường Tiểu học Phú Xá. 2. Điều tra việc học Toán và làm bài tập với các dạng bài về dãy số của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phú Xá. 3 . Phạm vi về quy mô: - Nghiên cứu trên 2 đối tượng: + Học sinh giỏi. + Học sinh khá. 4. Phạm vi về không gian: - Nghiên cứu tại lớp 5A, 5B, 5C, 5D trường Tiểu học Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên. 5. Phạm vi về thời gian: - Nghiên cứu trong thời gian một năm học: năm học 2011 – 2012. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1 - Khảo sát chất lượng dạy và học dạng bài tập về dãy số lớp 5A, 5B, 5C, 5D trường Tiểu học Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên. 2- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng học dạng bài tập về dãy số chưa tốt của học sinh. 3- Tìm biện pháp gây hứng thú học dạng bài tập về dãy số, nhằm nâng cao chất lượng làm dạng bài tập về dãy số cho học sinh. 4- Dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh khá giỏi lớp 5A, 5B, 5C, 5D trường Tiểu học Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên. 5 - Thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh qua việc sử dụng phương pháp giảng dạy mới. 6- Tổng kết kinh nghiệm. V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp điều tra khảo sát. 2. Phương pháp thử nghiệm. 3. Phương pháp thực hành. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá. 6. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 7. Phương pháp tổng két kinh nghiệm. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Tháng 9: Điều tra, khảo sát chất lượng dạy và học môn Toán, giảng dạy các bài tập về dãy số trong môn Toán lớp 5. - Tháng 10: Tìm biện pháp giảng dạy thích hợp. Dạy thực nghiệm. - Tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2: Dạy thực nghiệm. - Tháng 3, tháng 4: Đúc rút viết thành kinh nghiệm, sáng kiến để phổ biến rộng rãi trong trường. - Tháng 5: Tổng kết kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy và học. Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh để các em tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Việc dạy học Toán theo chương trình sách giáo khoa và giải các bài toán nâng cao đối với học sinh khá giỏi là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc rèn luyện tư duy, làm quen với cách phân tích, tổng hợp. Tao điều kiện cho học sinh hoạt động học tập một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó học sinh mới có thể tự mình tìm tòi, phát hiện, tri thức mới, có hứng thú, tự tin trong học tập. Nhiều năm học qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 3; 4; 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu những vấn đề còn vướng mắc trong giảng dạy. Thực tế cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc và khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn. Tôi nhận thấy trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học, các vấn đề về dãy số, quy luật của dãy số đã trở thành một chủ đề khá quan trọng trong chương trình toán nâng cao lớp 3, lớp 4, lớp 5. Các bài toán về dãy số cũng hay xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi Toán ở bậc Tiểu học. Vì thế, việc tìm ra quy luật của dãy số, nắm được cách giải thành thạo các bài toán về dãy số là một yêu cầu cần thiết đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc Tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh khá giỏi. Vậy dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để giải toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ động? Đó là điều trăn trở của mỗi giáo viên Tiểu học nói chung và của mỗi giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Từ cơ sở lý luận trên, tôi đã nghiên cứu những mặt còn tồn tại trong quá trình dạy và học dạng toán về dãy số cho học sinh giỏi lớp 5. Để tìm ra những biện pháp giảng dạy đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phú Xá. II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC DẠNG TOÁN VỀ DÃY SỐ Ở LỚP 5: Những năm qua, trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở tiểu học, tôi đã cố gắng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em nâng cao kiến thức trong học tập. Đối với môn Toán ở bậc tiểu học, tôi đã nhận thấy có sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy trong giờ học đó là: Học sinh đã làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy các dạng toán về dãy số cho học sinh lớp 5, tôi còn thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi. - Các đồng chí giáo viên trong tổ có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao chất lượng giảng dạy nên việc hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu và dạy thực nghiệm đề tài có nhiều thuận lợi. - Là những giáo viên đã giảng dạy lớp 5 nhiều năm và chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi nên tôi nắm được đặc điểm, đặc trưng của môn Toán và khả năng tiếp thu của học sinh với dạng bài tập về dãy số cũng như các lỗi hay mắc của học sinh khi giải dạng bài tập này. 2. Khó khăn: - Dạng bài tập về dãy số thường có trong các đề kiểm tra học sinh giỏi các cấp và có trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, ít có trong chương trình học hàng ngày nên đối tượng nghiên cứu hẹp và ít. 3. Quá trình điều tra: 3- 1. Điều tra việc giảng dạy dạng toán về dãy số ở lớp 5: a) Hạn chế về phương pháp giảng dạy: - Phần lớn giáo viên chưa đưa dạng bài tập này vào chương trình buổi 2 trong năm học mà phó mặc cho giáo viên dạy bồi dưỡng. - Nội dung dạy và học chỉ gói gọn trong các giờ học bồi dưỡng học sinh giỏi, ít được thực hành và ít vận dụng với thực tế. - Việc tạo nguồn cảm hứng, niềm yêu thích với dạng bài tập này vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm. b) Hạn chế về việc vận dụng, giảng dạy dạng bài tập về dãy số của giáo viên : - Thiếu sáng tạo khi giảng dạy dạng bài tập này. Còn máy móc, khuôn mẫu, chưa vận dụng sáng tạo trong quá trình giảng dạy dạng bài tập về dãy số. - Chưa chịu tìm tòi để tìm ra cách giảng dạy tốt nhất về quy luật của dãy số. - Chưa vận dụng các kiến thức toán học trong giảng dạy dạng bài tập về dãy số để giúp học sinh phát hiện ra sự liên quan giữa các mạch kiến thức toán học. 3- 2. Điều tra về việc học dạng bài tập về dãy số của học sinh lớp 5: a) Về hứng thú khi học dạng bài tập về dãy số: - Học sinh ít hứng thú với dạng toán dãy số - Học sinh vận dụng giải dạng bài tập này một cách máy móc, không linh hoạt. Nhiều em sợ gặp dạng toán này. - Nguyên nhân: + Chưa biết cách tìm ra quy luật của dãy số. + Chưa nắm chắc phương pháp giải với mỗi dạng bài tập. + Chưa có sự say mê, hứng thú với môn Toán. b) Về kỹ năng giải dạng bài tập về dãy số: - Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm theo khuôn mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tự tìm cách giải. - Học sinh chưa được rèn luyện giải nhiều về dạng bài nên khả năng nhận dạng bài tập và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài tập chưa có. Dẫn đến học sinh lúng túng, chán nản khi gặp loại toán này. - Kỹ năng thực hiện phép tính, trình bày bài giải còn yếu. - Vận dụng còn máy móc, chưa linh hoạt. - Nguyên nhân: Không được tiếp xúc nhiều với dạng toán này. + Thiếu vốn kiến thức về dãy số và thứ tự thực hiện các phép tính. + Kỹ năng biến đổi dãy số chưa tốt. + Chưa biết cách tìm ra mối liên quan trong dãy số để phát hiện ra đặc điểm chung của dãy số đó . 3- 3. Điều tra chất lượng bài làm của học sinh: – Số bài điều tra: 3 bài + Bài 1: Điền thêm 3 số hạng vào dãy số sau: 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34…… + Bài 2: Điền các số thích hợp vào ô trống sao cho tổng số 3 ô liên tiếp đều bằng 2002 783 998 + Bài 3: Tính nhanh tổng sau: 1 + 2 + 3 + …… + 999 - Số lượng điều tra: 30 em học sinh khá, giỏi lớp 5A, 5B, 5C, 5D - Kết quả điều tra: Tổng hợp chất lượng bài khảo sát Nắm chắc kiến thức cơ bản. Nhận dạng bài tập tốt Kỹ năng thực hiện bài giải hợp lý Chưa nắm được quy luật bài tập. Kết quả chung bài giải của HS Điểm giỏi 6 bài Đạt 20% 7 bài Đạt 23,3% 3 bài Đạt 10% 5 bài Đạt16,6% 7 bài Đạt 23,3% Điểm khá 10 bài Đạt 33,4% 8 bài Đạt 26,7% 12 bài Đạt 40 % 9 bài Đạt 30% 8 bài Đạt 26,7% Điểm trung bình 9 bài Đạt 30% 12 bài Đạt 40 % 9 bài Đạt 30% 10 bài Đạt 33,4% 11 bài Đạt 36,7% [...]... bài toán về dãy số cá thể phân ra các loại sau: * Dãy số cách đều - Dãy số tự nhiên - Dãy số chẵn, lẻ - Dãy số chia hết hoặc không chia hết cho một số nào đó * Dãy số không cách đều: - Dãy số Phi bo na xi - Dãy số có tổng (hiệu) giữa 2 số liên tiếp là một dãy số - Dãy số thập phân, phân số 3 Hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước giải toán : Cách giải các dạng toán về dãy số : * Dạng 1 : Điền thêm số. .. một số chẵn thì số lượng các số chẵn bằng số lượng các số lẻ - Dãy số bắt đầu là một số chẵn, kết thúc là một số lẻ thì số lượng các số chẵn bằng số lượng các số lẻ - Dãy số bắt đầu là một số lẻ, kết thúc cũng là một số lẻ, thì số lượng các số lẻ nhiều hơn số lượng các số chẵn là 1 số - Dãy số bắt đầu là một số chẵn, kết thúc cũng là một số chẵn, thì số lượng các số chẵn nhiều hơn số lượng các số lẻ... : Các số hạng của dãy số là số chẵn, mà số 85 là số lẻ, nên số 85 không phải là số hạng của dãy số đó * Ví dụ 2 Cho dãy số: 2, 5, 8, 11, 14, 17,…… - Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số trên? Số 2012 có thuộc dãy số trên không? Tại sao? * Giải: - Ta thấy: 8 5= 3 11 – 8 = 3 Dãy số trên được viết theo quy luật sau : Mỗi số hạng ( kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng với 3 Vậy 3 số tiếp... cách đều 2 đầu dãy vào như trwn thì được các cặp số đều có tổng là 19, còn lại 9,0 05 chưa được tính Số cặp số được sắp xếp là : 998 : 2 = 499 ( cặp số) chưa kể hai số 9,000 và 9 ,50 0 Tổng tất cả các số ở dãy số trên là : 19 x 499 + 9 ,5 + 9,0 05 = 9499 ,5 Đáp số : 9499 ,5 4 Một số lưu ý khi giải toán về dãy số : Trong bài toán về dãy số thường, người ta cho biết cả dãy số ( vì dãy số có nhiều số không thể... 100, 123, 456 , 789, 1900, 19 95, 1999? * Giải: Nhận xét: Đây là dãy số cách đều nhau 3 đơn vị Trong dãy số này, số lớn nhất là 1996, số bé nhất là 49 do đó 1999 không phải là số hạng của dãy số đã cho Mỗi số hạng của dãy số đã cho là số chia cho 3 dư 1 Do đó số 100 vf số 1900laf số hạng của dãy số đó Các số 123, 456 , 789, 19 95 đều chia hết cho 3 nên các số đó không phải là số hạng của dãy số đã cho... của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó Vậy dãy số được viết như sau: 1, 3, 4, 8, 15, 27, 50 , 92, 169… * Ví dụ 3 : Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau: a)…, …, 32, 64, 128, 256 , 51 2, 1024 : Biết mỗi dãy số có 10 số hạng b) , , 44, 55 , 66, 77, 88, 99, 110: Biết mỗi dãy số có 10 số hạng Giải : a) Ta nhận xét : Số hạng thứ 10 là : 1024 = 51 2 x 2 Số hạng... 2 số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối trong dãy số đó bằng nhau.Vì vậy : Tổng các số hạng của dãy bằng tổng của một cặp hai số hạng cách đều số hạng đầu cà cuối nhân với số hạng của dãy rồi chia cho 2 - Viết thành công thức : Tổng của dãy số cách đều = (số đầu + số cuối) x (số hạng : 2) Từ đó suy ra : Số đầu của dãy = Tổng x 2 : số số hạng – số hạng cuối Số cuối của dãy = Tổng x 2 : số số... lượng các số lẻ là 1 số - Trong dãy số tự nhiên liên tiếp bát đầu từ số 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng giá trị của số cuối cùng của dãy số ấy - Trong dãy số tự nhiên liên tiếp bát đầu từ số khác 1 thì số lượng các số trong dãy số bằng hiệu giữa số cuối cùng của dãy số với số liền trước số đầu tiên 2 Phân dạng bài tập, giúp học sinh nhận dạng các bài tập và phương pháp giải các bài tập của... các chữ số của dãy + Tìm tất cả các số hạng của dãy Khi giải cũng tính bằng một công thức như ở phần hướng dẫn cách giải đã nêu + Tìm chữ số thứ n của dãy Ta cần tìm số đầu tiên đến số liên quan đến chữ số thứ n của dãy số là có bao nhiêu chữ số, từ đó tìm ra lời giải của bài toán + Tìm số hạng thứ n của dãy Ta chỉ việc tìm ra quy luật của dãy số là được (nếu là dãy số cách đều), nếu là dãy số ( không... dãy số là : 2, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 23, 26 Số 2012 có thuộc dãy số trên vì kể từ số hạng thứ 2 của dãy và số 2012 đều chia cho 3 dư 2 * Ví dụ 3: Em hãy cho biết : a) Các số 60, 483 có thuộc dãy 80, 85, 90,… hay không? b) Số 2002 có thuộc dãy 2, 5, 8, 11, hay không ? c) Số nào trong các số 798, 1000, 9999 có thuộc dãy 3, 6, 12, 24, không ? Tại sao ? * Giải : a) Cả 2 số 60, 483 đều không thuộc dãy số . nhân với số thứ tự của số hạng ấy. b) Ta nhận thấy : Các số hạng của dãy số là số chẵn, mà số 85 là số lẻ, nên số 85 không phải là số hạng của dãy số đó. * Ví dụ 2. Cho dãy số: 2, 5, 8, 11,. loại sau: * Dãy số cách đều. - Dãy số tự nhiên. - Dãy số chẵn, lẻ. - Dãy số chia hết hoặc không chia hết cho một số nào đó. * Dãy số không cách đều: - Dãy số Phi bo na xi. - Dãy số có tổng (hiệu). bát đầu từ số 1 thì số lượng các số trong dãy số chính bằng giá trị của số cuối cùng của dãy số ấy. - Trong dãy số tự nhiên liên tiếp bát đầu từ số khác 1 thì số lượng các số trong dãy số bằng