1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

25 814 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 837,5 KB

Nội dung

qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 2

1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng 2

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật nước ta, cụ thể tại BLDS năm 1995 đã đưa ra các qui định chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tiếp đó BLDS 2005 đã hoàn thiện hơn nữa các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2

1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng 2

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3

1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 4

2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ 5

2.1 Khái niệm mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả 5

2.2 Các yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường xâm phạm mồ mả 6 3 MỘT SỐ THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN XÂM PHẠM MỒ MẢ 11

4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ 12

4.1 Về khái niệm thế nào là mồ mả và xâm phạm 12

4.2 Cần phân định rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả trong những trường hợp cụ thể 13

Lời kết 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

PHỤ LỤC 18

Lời mở đầu

Việt Nam là một đất nước có phong tục tập quán lâu đời Đối với mỗi người, khi chết đi, đều muốn có một nơi chôn cất, đó chính là duy nguyện

Trang 2

của người đã khuất cũng như là sự biết ơn, tình cảm của những người đangsống đối với người đã khuất Việc bảo vệ mồ mả của cá nhân là một vấn đề

mà ở xã hội nào cũng được quan tâm, tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng, phongtục tập quán

Xâm phạm mồ mả là một tình trạng xảy ra ngày một nhiều, đặc biệt là

ở các vùng nông thôn Tình trạng này diễn ra do nhiều nguyên nhân khácnhau, những vấn đề liên quan đến việc xâm phạm mồ mả gây ra bức xúc chongười dân, được dư luận hết sức quan tâm Những hành vi xâm phạm mồ mả

đó có được pháp luật xử lý hay không hoặc nếu có xử lý thì sẽ ra sao, tráchnhiệm bồi thường thế nào Trong bài viết này em xin đi vào phân tích cácvấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả,đồng thời nêu ra các điểm bất cập và đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm hoànthiện qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Trang 3

Từ qui định tại Điều 604 BLDS 2005:

"1 Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của các nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2 Trong trường hợp pháp luật qui định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó."

Có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một

loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luậtqui định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được phápluật bảo vệ

1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

Theo khái niệm đã đưa ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điềukiện do pháp luật qui định Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 thì trách nhiệm

Trang 4

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn các điều kiệnsau:

- Phải có thiệt hại xảy ra: thiệt hại này bao gồm những thiệt hại về vấtchất và những tổn thất về tinh thần

- Phải có hành vi trái pháp luật: là những hành vi pháp luật cấm,không cho phép thực hiện, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc khônghành động

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi tráipháp luật: trách nhiệm bối thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khithiệt hại là hậu quả, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân

- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại, trừ một sốtrường hợp đặc biệt pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo Điều 605 BLDS 2005 thì việc bồi thường thiệt hại phải tuântheo 3 nguyên tắc sau:

- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thểthỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vậthoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường nhiều lần hoặc mộtlần, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác

Trang 5

- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô

ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài củamình

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệthại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước

có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường

1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bất cứ chủ thể nào cũng có thể thực hiện hành vi gây thiệt hại, tuynhiên không phải bất cứ chủ thể nào khi gây thiệt hại cũng có khả năng thựchiện việc bồi thường thiệt hại

BLDS 2005 qui định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại của cá nhân tại Điều 606 như sau:

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường,người từ đủ 18 tuổi là những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, khi gây thiệt hại cầnchú ý:

+ Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thìcha mẹ phải bồi thường thiệt hại bằng toàn bộ tài sản của mình, nếu tài sảncủa cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại cótài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu

+ Người chưa thành niên dưới 15 tuổi mất năng lực hành vi dân sựgây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp

Trang 6

quản lý thì các tổ chức này phải bồi thường thiệt hại nếu không chứng minhđược là mình không có lỗi

+ Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thườngbằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phảibồi thường phần tài sản còn thiếu đó

2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM

MỒ MẢ

2.1 Khái niệm mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Mồ mả chính là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá

nhân Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó.

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả loại trách nhiệm đặc biệtbởi lẽ thiệt hại xảy ra xâm phạm đến nhân thân của cá nhân và liên quan đến

đời sống tâm linh của gia đình người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng, phát sinh đối với người gây thiệt hại đối với mồ mả của cá nhân và gia đình của người bị thiệt hại.

2.2 Các yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường xâm phạm mồ mả

- Mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân, theo đó mồ

mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết, không thể chuyểndịch hay thay đổi được cho người khác Mồ mả cũng là quyền nhân thân củangười thân thích, người trong dòng tộc của người có mồ mả đó Tính chấthai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả, đây là điểm khác biệt so

Trang 7

với quyền nhân thân của người sống Như vậy vấn đề dặt ra là phải làm rõtính chất hai mặt của quyền nhân thân này để xác định trách nhiệm dân sựcủa người xâm phạm mồ mả.

- Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi trái pháp luật.

- Người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá

nhân có mồ mả bị xâm phạm

- Thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành vi

xâm phạm thi thể hay hài côt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạmtài sản mà là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mảcủa cá nhân

- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thực chất là bồi thường

những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

Căn cứ theo điều 629 BLDS năm 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý dể hạn chế, khắc phục thiệt hại”.

Việc xác định xâm phạm mồ mả là rất quan trọng vì đó là căn cứ pháp

lý để xác định có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm

mồ mả

Thú nhất, người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm

phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sựnguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt

Trang 8

đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;

Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài

cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những ngườichết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền);

Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác,

hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích củangười chết đó;

Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất

dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó

Hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên làcăn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệmbồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại Khi xácđịnh hành vi xâm phạm mồ mả còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâmphạm đến không gian (phạm vi), hình dáng, tường rào bao bọc xung quanhngôi mộ Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mụcđích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậymọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đãchết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả

Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả, cần phải phân biệt với nhữnghành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sựkhác như hành vi bịa đặt những tin đồn về người có mồ mả, tạo ra những dư

Trang 9

luận làm giảm uy tín, danh dự của người có mồ mả cũng là hành vi trái phápluật nhưng không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả.

- Người xâm phạm mồ mả có trách nhiệm về tài sản: Thiệt hại về tàisản của hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là những chi phí hợp lý để hạn chế,khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra Tính hợp lý khi xác địnhthiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm phạm được xácđịnh trên cơ sở những thiệt hại thực tế Những thiệt hại về tài sản khi mồ mảbị xâm phạm là những chi phí mua vật liệu xây dựng và những chi phí hợp

lý khác cho việc xây dựng mồ mả như tiền công xây dựng mồ mả Nhữngvật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gạch đất nung, đá nhân tạo,

đá tự nhiên, cát vôi, xi măng, sắt thép, gỗ, tấm lợp, ngói … đã bị người xâmphạm mồ mả gây thiệt hại, xác định bằng khoản tiền bồi thường vào thờiđiểm bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng theo nguyêntắc gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệthại) Như vậy bồi thường thiệt hại về mồ mả (phần tài sản) cũng theonguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do hành vi xâmphạm mồ mả mà gây thiệt hại về tài sản Những chi phí trả cho thầy bói, côđồng hay những chi phí khác liên quan đến điều pháp luật cấm như gọi hồnngười chết … thì người xâm phạm không phải bồi thường

- Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinhthần: Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thânbất khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả, mà còn xâm phạm đến tinh thầnngười thân thích của cá nhân có mồ mả Thi thể hay hài cốt của người chếtkhông phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khác thìngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là khoản chi phí hợp lý để

Trang 10

hạn chế khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra trên nguyên tắc bồi thường toàn

bộ thiệt hại Ngoài ra, người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bồi đắptổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bịxâm phạm Vì hành vi xâm phạm mồ mả không những gây thiệt hại về phầntài sản như đã xác định ở trên mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của cánhân có mồ mả đó đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần đối vớinhững người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm Nhận định nàyđược dựa trên những căn cứ sau:

+ Quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được phápluật bảo vệ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đóchết nhưng quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luậtbảo đảm

+ Những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạmđược xác định theo quy định của pháp luật dân sự là sự tổn thất về mặt tinhthần Về người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được coi làtương tự như trong trường hợp thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bịxâm phạm theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự không? Điều 611 Bộluật dân sự chỉ quy định thiệt hại cho người còn sống mà nhân phẩm, danh

dự, uy tín của người đó bị xâm phạm Vấn đề đặt ra ở đây là những ngườithân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được hưởng khoản tiềnbồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần do mồ mả của cá nhân làngười thân thích của họ bị xâm phạm không? Trong trường hợp mồ mả của

cá nhân do bị đào bới và bị làm tiêu hủy, giảm sút hài cốt dẫn đến tình trạnghài cốt không còn được giữ nguyên vẹn đã gây ra những tổn thất nặng nề vềtinh thần của những người thân thích thì người xâm phạm có trách nhiệm bồi

Trang 11

thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân

có mồ mả bị xâm phạm Trong trường hợp không thỏa thuận được mức bồithường thì có thể áp dụng mức bồi thường tối đa không quá mười thánglương tối thiểu do nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự

Mồ mả của cá nhân bị xâm phạm mà bị tiêu hủy, bị nhầm lẫn, bị xáo trộn

đã khiến những người thân thích đau lòng, tổn thất về tinh thần không phải

là nhỏ Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan niệm truyền thống “sống vì mồ vì

mả không ai sống vì cả bát cơm” cho thấy ý nghĩa về mặt tinh thần của mồ

mả dối với người Việt Nam là rất lớn, do vậy mồ mả của cá nhân luôn đượcngười thân thích lưu tâm bảo quản và giữ gìn Thành ngữ trên đã phần nàophản ánh tương đối chính xác và tinh tế quan niệm chung của những ngườicòn sống, có bổn phận đối với người đã chết trong việc giũ gìn và chăm nom

mồ mả của những người thân thích như gìn giữ điều thiêng liêng nhất trongcuộc sống và cũng là quan niệm đạo đức truyền thống của nhân dân ta Vìvậy việc áp dụng khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự để buộc người có hành vixâm phạm mồ mả bồi thường thiệt hại cho người thân thích của cá nhân có

mồ mả bị xâm phạm là hoàn toàn hợp lý

- Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả củangười khác: Trên thực tế, hành vi nhầm lẫn có thể xảy ra trong trường hợpngười ta đào nhầm mồ mả của người khác do thiếu cẩn trọng hoặc xác địnhsai vị trí mồ mả Hành vi đào nhầm mồ mả của người khác có phải là hành

vi xâm phạm không? Nếu xét theo hình thức lỗi, hành vi đào nhầm mồ mả làhành vi vô ý gây thiệt hại đến mồ mả của người khác Nếu xét theo hậu quảthì hành vi đào nhầm mồ mả là hành vi xâm phạm mồ mả Hành vi xâmphạm mồ mả cho dù xuất phat từ lỗi vô ý hay cố ý cũng đều gây ra những

Trang 12

thiệt hại nhất định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất về tinh thần củangười thân thích của nguời có mồ mả đó Hành vi xâm phạm mồ mả bao giờcũng làm phát sinh thiệt hại hoặc về vật chất hoặc thiệt hại cả vật chất vàtinh thần của người thân thích của người có mồ mả đó Từ những nhận địnhtrên, người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm dân sự trước những ngườithân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm Trách nhiệm dân sự khôngthay đổi trong mọi trường hợp khi có hành vi xâm phạm mồ mả của ngườikhác, người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần chongười thân thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.

3 MỘT SỐ THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN XÂM PHẠM MỒ MẢ.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, hang loạt cáccông trình, nhà máy, khu dân cư mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửađất đã được quy hoạch Trong quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiềutrường hợp các đơn vị thi công đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừngthi công do việc xây dựng móng công trình do vô tình (hoặc cố tình) xâmphạm đến nới an nghỉ cuối cùng của người đã khuất Đây là trường hợp đãxảy ra rất nhiều trong thực tế Hoặc do việc di dời giải tỏa phần mồ mả đinơi khác để thi công nhưng trong quá trình không được bồi thường thỏađáng, gây nên bức xúc cho người dân Có nhiều trường hợp chính vì bồithường không thỏa đáng, khiến cho người dân không di dời mồ mả, chậmtiến độ thi công, vì thế rất nhiều nhà thầu đã bất chấp mà tự ý di dời, hay sanphẳng mồ mả, thuê người thu dọn hài cốt đổ đi Đây là một thực tế rất đángbuồn đang xảy ra, đặc biệt là các công trình được quy hoạch về cấp địaphương, vùng nông thôn

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w