Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Trang 1ĐỀ BÀI SỐ : 13
Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả
Trang 2MỤC LỤC:
Trang
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
I Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2
1 Điều kiện phát sinh trach nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng 2
2 Năng lực và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
II./ Tìm hiểu về mồ mả và hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay
1 Tìm hiểu về mồ mả
2 Hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay
III./Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của người xâm phạm mồ mả
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần người thân thiết của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm
3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả
C KẾT LUẬN 16
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3A.MỞ ĐẦU.
Trong cuộc sống có rất nhiều hành vi của con người xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ thể khi còn sống Nhưng cũng có những trường hợp gây thiệt hại đến những chủ thể không còn sống – đó là thi thể, hài cốt của con người Trước đây Bộ luật dân sự vẫn chưa quy định cụ thể về các mức hình phạt trong những trường hợp này, mà giữa chủ thể gây thiệt hại và nhân thân người bị thiệt hại sẽ thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại theo phong tục tập quán sao cho phù hợp Nhưng đến BLDS năm 2005 đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp này Để hiểu thêm phần nào về vấn
đề này em xin tìm hiểu để tài: “ mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”.
A NỘI DUNG.
I/ Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy
ra khi có:
+ Điều kiện xảy ra:
Đây là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không thể đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đẩy đủ các điều kiện khác Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân hoặc tổ
Trang 4chức Trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Vì thiệt hại là điều kiện băt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường
+ Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại thông thường được thực hiện dưới dạng hành động Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp, nếu người thực hiện hành vi
đó theo nhiệm mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành
vi đó Trong trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường
+ Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Điều 604
BLDS quy định: “ người nào do lỗi cố ý, hoặc vô ý mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi trong trường hợp họ có đầy đủ năng lực chủ thể Đối với những người không có khả năng nhận thức, và không làm chủ được hành vi của mình được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó Những người chưa có năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì họ không phải chịu trách nhiệm Trong trường hợp cha, mẹ người giám hộ, bệnh viện, trường học là những nguwoif theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục được suy đoán là có lỗi khi thực hiện các nghĩa vụ nêu trên do đó họ phải chịu trách nhiệm về lỗi của họ
Đối với pháp nhân, cơ quan tiến hành tố tụng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là lỗi của nhân viện các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao
Trang 5+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật, hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân thiệt hại xảy ra Điều này được quy định tại Điều
604 BLDS dưới dạng: “ Người nào xâm phạm mà gây thiệt hại” thì phải
bồi thường
2 Năng lực và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
a Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường.
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản, khả năng bồi thường thiệt hại của cá nhân
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra
-Người dưới 18 tuổi là những người không có,hoặc có không đầy đủ năng lực hành vi dân sự Vì vậy cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con họ gây ra
-Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện thì quản lý trường học, bệnh viện phải bồi thường Nếu các tổ chức nêu trên mà không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường
b Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
BLDS đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 605 Nguyên tắc chung là thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời Mức bồi thường thiệt hại
có thể do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quy định Tuy nhiên mức bồi thường thiệt hại đã thỏa thuận và quy định có thể bị thay đổi nếu mức bồi
thường “không còn phù hợp với thực tế”.
II/ Tìm hiểu về mồ mả và hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay
Trang 61 Tìm hiểu về mồ mả.
Từ trước đến nay pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm mồ mả Vì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc tín ngưỡng, tôn giáo của từng vùng, miền Mỗi một vùng, miền, dân tộc có cách hiểu và suy nghĩ khác nhau
về mồ mả Họ có cách thờ cúng và chôn cất người chết khác nhau Và việc chôn cất cũng được tiến hành theo cách thức và nghi lễ khác nhau Nhưng đều có
cách hiểu tương tự nhau về mồ mả đó là :“nơi được dùng để chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân” Vì vậy mồ mả được người dân quan tâm
như một việc tôn thờ thuộc về tín ngưỡng, tâm linh, nó gắn liền với nhân thân
và thi thể của người đã chết theo quan niệm “mồ yên, mả đẹp” của người dân
thì những người thân của người xấu số đều muốn cho người đã khuất một ngôi nhà thứ hai ở thế giới bên kia thật sự yên đẹp Do đó việc chôn cất và tạo mồ
mả đặc biệt được quan tâm Có nơi mồ mả được tạo nên thành một nấm mồ bằng đất, có nơi lại được tạo nên bằng việc xây mộ Điều đó tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương Việc mồ mả được xây dựng ở đâu cũng theo tập quán, tín ngưỡng của từng vùng Có nơi mồ mả của người đã khuất được xây dựng ở những vùng đất vắng xa dân cư và phân bố tập trung tạo thành nghĩa địa, họ thường chôn cất theo cách tập trung từng gia đình, dòng họ và có tường rào bao quanh ngôi mộ, hoặc chôn cất liền kề theo thứ tự thời gian Những cách thức đó chủ yếu chỉ có ở vùng núi nông thôn, có những vùng dân tộc thiểu số theo phong tục tập quán mồ mả còn được phân bố ở những nơi như trên núi, chân núi, bên dòng suối, trong hang đá, hoặc dưới những cánh đồng còn đối với một số vùng miền khác thì mồ mả được xây dựng liền kề nhau chiếm phần ít diện tích hơn Vì họ xây dựng ở những nghĩa địa tạp trung theo quy định của khu vực đó, chứ không phân bố theo gia đình,
Trang 7dòng họ Ngoài ra mồ mả cuả các liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng còn được xây dựng ở các nghĩa trang như nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ
Nói tóm lại, mồ mả là nơi chôn cất, yên nghỉ của người đã khuất theo quan niệm của dân gian
2.Hiện tượng xâm phạm mồ mả.
Mồ mả gắn liền với nhân thân người đã khuất, do đó trong nhân dân luôn tôn thờ và bảo vệ mồ mả nó như là biểu tượng thiêng liêng mà người sống bảo
vệ Tuy nhiên, trên thực tế mồ mả vẫn bị xâm phạm do ý thức của con người, có thể là vô ý hoặc cố ý, có thể do xúc vật thả rông theo phong tục tập quán hoặc
do việc cày cấy của một số địa phương Bên cạnh đó lý do chính xâm phạm đến
mồ mả là vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường được khuyến khích bảo hộ phát triển của nước ta, kinh tế phát triển việc mở rộng những khu công nghiệp mới, khu nhà chung cư, mở rộng đô thị, hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân, các công ty và các hộ gia đình cũng không ngừng phát triển theo Nhu cầu mở rộng nhà ở, mở rộng nơi sinh hoạt, mở rộng mặt bằng kinh doanh cũng nảy sinh Từ những điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh kéo theo nhu cầu giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng đã có những tác động lớn đến mồ mả
Trong những trường hợp giải phóng mặt bằng, chủ thể đầu tư xây dựng
đã vô tình hay cố ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc có hành vi lấn chiếm đất
mở rộng diện tích đã vi phạm địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả
Những trường hợp xâm phạm đến mồ mả của người khác, xâm phạm đến những gì thuộc về tâm linh ấy hiện nay không phải hạn hữu, cá biệt mà thậm
Trang 8chí ở một số nơi đã trở thành phổ biến, chủ yếu do hành vi của con người gây ra
Vậy những hành vi xâm phạm mồ mả có tác động và ảnh hưởng như thế nào đến phương diện đời sống cũng như pháp luật
+ Ta thấy thứ nhất: Mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân,
theo đó thì mồ mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết không thể chuyển dịch và thay đổi cho người khác Mồ mả cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người còn sống, người trong dòng tộc của người có mồ mả Vì vậy xâm phạm mồ mả không chỉ tác động đến thi hài, vong linh của người đã khuất (theo quan niệm dân gian) mà còn tác động đến tinh thần, đến tín ngưỡng và sự thờ cúng của những người còn sống Đây được coi
là hành vi trái đạo đức xã hội
+ Thứ hai: Hành vi xâm phạm mồ mả luân là hành vi trái pháp luật Vì nó đã
tác động đến quyền nhân thân và quyền tài sản của con người Điều đó đã được quy định cụ thể tại BLHS và BLDS nước ta
+ Thứ ba: Thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành vi
xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản, mà là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với thi thể, mồ mả của cá nhân
=>Vậy những hành vi được thể hiện như thế nào là hành vi xâm phạm
mồ mả?
Ta có thể hiểu, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật, cho dù hành vi đó không gây ra bất kì thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối
Trang 9cùng của cá nhân người chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả Việc xác định hành vi xâm phạm mồ mả là một việc rất quan trọng vì việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác
+ Dấu hiệu thứ nhất: Một người có hành vi cho dù là cố ý hay vô ý, với bất kì
mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến tính nguyên dạng của hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi
đó là hành vi xâm phạm mồ mả
Ví dụ: Theo quan niệm của một số vùng, miền thì lấy một bộ phận thi thể của
người chết (cụ thể là lấy tay của người bị sét đánh) thì sẽ thực hiện được hành
vi trái pháp luật đó là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách dễ dàng Vì vậy có những trường hợp đào mồ mả của người đã khuất sau khi chôn cất để thực hiện ý đồ của mình Hành vi đó được xem là hành vi xâm phạm mồ mả
+ Dấu hiệu thứ hai: Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, chôn cất
hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)
Ví dụ: Vì muốn trồng cao su trên diện tích đất 5ha đã đấu thầu được, nên ông A
đã tự ý di chuyển 3 ngôi mộ của gia đình anh B sang vị trí đất liền kề, để thuận tiện cho việc trồng cao su của mình mà không cần hỏi ý kiến của gia đình anh B
vì cho rằng đất đó thuộc sở hữu của mình nên ông A có toàn quyền quyết định Hành vi này của ông A hoàn toàn không phù hợp với đạo đức xã hội và xâm phạm mồ mả cuẩ gia đình anh B
+ Dấu hiệu thứ ba: Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên của người chết có
xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó
Trang 10+ Dấu hiệu thứ tư: Người có hàn vi san phẳng mồ mả của người chết làm mất
dấu tích ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó Trường hợp này thường sảy ra khi tiến hành mở rộng đất, san lấp để xây dựng cơ sở hạ tầng
Khi hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên thì đó chính là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại
có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả thì cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến không gian, phạm vi, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ Bởi vì vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi
mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng những vật, kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả, xâm phạm nơi yên nghỉ cuối cùng
Vậy những trường hợp xâm phạm mồ mả đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ra sao?
III/.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được BLHS năm 1999 quy định như sau:
“1 Người nào dào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên
mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”
Đối với trách nhiệm dân sự, BLDS năm 1995 không quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, vì vậy trên thực tế không ít trường hợp gây thiệt
Trang 11hại về mồ mả cho người khác nhưng thiếu cơ sở pháp luật để buộc người gây thiệt hại bồi thường Lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm mồ mả được để cập tại Điều 629 BLDS sử đổi bổ sung năm 2005
“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”
Theo Điều 629 BLDS thì những trường hợp xâm phạm đến mồ mả phải bồi thường thiệt hại, nhưng trách nhiệm bồi thường tiệt hại, các khoản bồi thường, mức bồi thường thiệt hại của người có hành vi xâm phạm mồ mả được xác định như thế nào là do phong tục, tập quán của từng địa phương hoặc theo xác định của từng Tòa án Tuy nhiên theo quy định của BLDS thì bồi thường thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần cũng đều quy ra nghĩa vụ phải bồi thường
đó là bằng tiền Vì vây người xâm phạm mồ mả cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy định chung của pháp luật, bên cạnh đó xâm phạm mồ
mả cũng phải chịu những trách nhiệm bội thường riêng vì điều đó ảnh hưởng đến tâm linh, tín ngưỡng, quan niệm của con người
1.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của người xâm phạm mồ mả.
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là thiệt hại về tài sản liên quan đến những chi phí hợp lý, để hạn chế khắc phục thiệt hại Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của một người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế Những thiệt haiju về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm đó là những chi phí hợp lý cho việc mua vật liệu
và xây dựng mồ mả (chi phí về tiền công xây dựng )
Những vật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gạch, đất nung, đá nhân tạo, đá tự nhiên, cát, vôi, xi măng, sắt thép, sơn, bia đá, tấm lợp ngói đã bị