1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

361 145 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 361
Dung lượng 6,38 MB
File đính kèm luận án full.zip (5 MB)

Nội dung

Vấn đề này xuất phát từ: i sự chưa rõ ràng và thiếu sót của các quy định liên quan đến điều kiện để một di chúc được thừa nhận là hợp pháp; ii quy định của pháp luật về các điều kiện để

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN iii

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI CHÚC 16

1.1 Một số vấn đề lý luận về di chúc 16

1.1.1 Khái niệm về di chúc 16

1.1.2 Các dấu hiệu đặc trưng của di chúc 21

1.2 Khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc 26

1.2.1 Khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc 26

1.2.2 Đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc 47

1.3 Cơ sở khoa học hình thành điều kiện có hiệu lực của di chúc 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 61

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 62

2.1 Điều kiện để di chúc hợp pháp 62

2.1.1 Quy định của pháp luật về người lập di chúc 62

2.1.2 Quy định của pháp luật về nội dung của di chúc 76

2.1.3 Quy định của pháp luật về yếu tố tự nguyện trong di chúc 89

2.1.4 Quy định của pháp luật về hình thức di chúc 95

2.2 Điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật 109

2.2.1 Quy định của pháp luật về người lập di chúc chết 110

2.2.2 Quy định của pháp luật về người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc còn sống, còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 114

2.2.3 Quy định của pháp luật về di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế 121

2.3 Điều kiện để di chúc được thi hành 125

2.3.1 Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới người thừa kế được chỉ định hưởng trong di chúc 125

2.3.2 Quy định của pháp luật về điều kiện liên quan tới di sản được định đoạt trong di chúc 128

2.3.3 Quy định của pháp luật về bản di chúc 129

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 133

Trang 2

CHÚC 134

3.1 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc 135

3.1.1 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện di chúc hợp pháp 135

3.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật 150

3.1.3 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc được thi hành 153

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc 160

3.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc hợp pháp 161

3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật 173

3.2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc được thi hành 175

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 179

KẾT LUẬN CHUNG 180

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 182

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183

PHỤ LỤC 1 193

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 193

PHỤ LỤC 2 234

KHÁI LƯỢC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI CHÚC VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 234

PHỤ LỤC 3 240

MỘT SỐ BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH, VỤ VIỆC THỰC TẾ VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC 240

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những phân tích, kết luận khoa học của luận

án chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Tuyết và TS Hoàng Thị Thuý Hằng - hai nhà khoa học đã hướng dẫn tận tình, chu đáo trong quá trình tác giả thực hiện luận án này Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô, anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản Luận án này.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Loan

Trang 5

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

sống, cái chết của họ luôn chịu tác động bởi quy luật tự nhiên Cái chết làm chấmdứt sự tồn tại con người sinh học đồng thời làm chấm dứt năng lực chủ thể củachính họ trong mọi quan hệ pháp lý Tuy nhiên, dưới góc nhìn của quan hệ thừa kế,cái chết xảy đến với con người không làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã hội mà họtham gia, đặc biệt là các quan hệ về tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của

họ với các chủ thể khác Bởi sự tồn tại của các quan hệ này phụ thuộc vào sự vậnđộng của các quy luật kinh tế - xã hội Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, quan hệ thừa

kế là một trong những quan hệ pháp luật được ghi nhận và điều chỉnh bởi ý chí của

hiện song song với quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội loài người Cùng với sựphát triển của xã hội những vấn đề về pháp luật, tranh chấp và giải quyết tranh chấpthừa kế luôn tồn tại, thay đổi phù hợp với từng hình thái xã hội tương ứng, truyềnthống, văn hoá ở mỗi quốc gia gắn kết từng giai đoạn lịch sử

Khi còn sống, con người tham gia hoạt động lao động tìm kiếm hoặc tạo racủa cải, vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân, cộng đồng và xã hội Đối vớicủa cải, vật chất dư thừa, con người có xu hướng dự trữ, tích lũy Khi chết đi, củacải vật chất đó sẽ tiếp tục được dịch chuyển cho những người còn sống khác Phápluật đảm bảo quá trình dịch chuyển này thông qua hai trình tự thừa kế theo di chúc

và thừa kế theo pháp luật Trong đó, trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúcxuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng được áp dụng rộng rãi hơn Cũngxuất phát từ nhận thức về quyền tự định đoạt của cá nhân tăng lên nên xu hướng lập

di chúc để định đoạt tài sản trước khi chết ngày càng nhiều Tuy nhiên, để lại vàhưởng di sản thừa kế theo di chúc ngay từ thời kì đầu cũng đã rất khó khăn và phứctạp Mọi sự đều tuân theo quy định của pháp luật về bản di chúc Những điều kiện

mà pháp luật đặt ra để bản di chúc có được giá trị pháp lý cũng bắt đầu được ghinhận Điều này cho phép NCS khẳng định các quy định về điều kiện để di chúc hợppháp cũng là một trong các ghi nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điềuchỉnh quan hệ thừa kế

Tại Việt Nam, trước khi có BLDS năm 2015, quy định về di chúc và các điềukiện có hiệu lực của di chúc đã được ghi nhận, đồng thời được định hình thông quađiều kiện để di chúc hợp pháp, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật vàđiều kiện để di chúc được thi hành Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quy định củapháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc có nhiều sự thay đổi mang tính phù

hợp với sự phát triển toàn diện của xã hội hơn Tuy nhiên: (i) Hầu hết các quy định

Trang 7

của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc đang được ghi nhận tại BLDSnăm 2015 đều được kế thừa từ các văn bản quy phạm trước đó Cho nên, những hạn

chế, bất cập, thiếu sót của các quy định này vẫn tồn tại và gây ra nhiều “nhức nhối” trong hoạt động nghiên cứu cũng như hoạt động xét xử; (ii) Sự phát triển mọi mặt

của đời sống kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành vi của conngười, kéo theo sự thay đổi trong quan hệ thừa kế, đặc biệt thừa kế theo di chúc.Dẫn đến, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế

Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định, tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem làloại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án tranh chấp kéo dài hàng chục năm

dẫn đến tranh chấp thừa kế phức tạp bởi vì đây là quan hệ tranh chấp đặc thù,thường xảy ra giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôidưỡng với nhau; sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định của pháp luật đểđưa ra phán quyết; sự ảnh hưởng của các giá trị truyền thống về văn hoá, đạo lýtrong gia đình hay khi giải quyết tranh chấp thừa kế… Trong các tranh chấp đó, sốlượng các tranh chấp liên quan đến di chúc cũng ngày càng nhiều lên Vấn đề này

xuất phát từ: (i) sự chưa rõ ràng và thiếu sót của các quy định liên quan đến điều kiện để một di chúc được thừa nhận là hợp pháp; (ii) quy định của pháp luật về các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực thi hành cũng chưa bao quát được tất cả các trường hợp phát sinh ngày càng đa dạng trong thực tế xã hội; (iii) nhận thức của

người dân về di chúc, việc lập di chúc cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ thể trongquan hệ thừa kế tăng lên nhưng chưa thực sự

đầy đủ và toàn diện

Nghiên cứu BLDS của một số quốc gia trên thế giới và các công trình khoahọc có liên quan cho thấy, vấn đề lý luận chuyên sâu đối với các điều kiện có hiệulực của di chúc chưa được nghiên cứu một cách toàn diện Đặc biệt cơ sở lý luậncho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật Việt Namcũng chưa được đề cập trong bất cứ công trình nào trước đó Trong thực tiễn củahoạt động áp dụng quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều vướngmắc, mâu thuẫn Mà nguyên nhân lớn nhất là do thiếu thống nhất trong cách hiểu và

áp dụng quy định của pháp luật để tuyên bố di chúc không hợp pháp hoặc không cóhiệu lực pháp luật

Trước thực tế đòi hỏi của xã hội ngày nay, việc nghiên cứu làm rõ lý luận vàđánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các điều kiện có hiệulực của di chúc là một yêu cầu cần thiết Chính vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu

đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định pháp luật dân sự Việt

Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

0 Tình hình nghiên cứu đề tài

Điều kiện có hiệu lực của di chúc là nội dung quan trọng trong chế định thừa kế nói chung, quy định về thừa kế theo di chúc nói riêng Vì vậy, có nhiều công trình

Trang 8

khoa học nghiên cứu khái quát về vấn đề này như: Luận án, luận văn, khoá luận,sách, báo, tạp chí… Tuy nhiên, các công trình này hoặc nghiên cứu một trong cácđiều kiện tách tời hoặc mới chỉ đề cập quy định của pháp luật thực định, hay phântích một vài trường hợp thực tiễn xét xử để qua đó bình xét về cách áp dụng quyđịnh pháp luật chưa thực sự chính xác… mà chưa có công trình nào đề cập một cáchtoàn diện từ vấn đề lý luận cho tới thực trạng và thực tiễn áp dụng các điều kiện cóhiệu lực của di chúc (Nội dung chi tiết được thể hiện trong phần tổng quan tình hìnhnghiên cứu của đề tài) Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ bảo đảmđược tính mới so với các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hai phần:

Thứ nhất, về phạm vi không gian nghiên cứu.

Một là, luận án tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về điều

kiện có hiệu lực của di chúc, đặc biệt chú trọng tới BLDS năm 2015 – văn bản quyphạm pháp luật hiện hành đang quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc tạiPhần thứ tư, chương XXI, XXII của BLDS năm 2015 Trong đó, có sự phân bổthành các nhóm điều kiện cụ thể: Để di chúc hợp pháp; để di chúc phát sinh hiệu lựcpháp luật; để di chúc được thi hành

Hai là, trong quá trình nghiên cứu PLDS của Việt Nam về điều kiện có hiệu lực

của di chúc, NCS sẽ lồng ghép, so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thếgiới như Pháp, Nhật, Thái Lan, Đức… để chỉ ra điểm tương đồng cũng như khác biệt,điểm phù hợp, chưa phù hợp trong việc quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu.

Một là, luận án tập trung vào các quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện

có hiệu lực của di chúc bằng việc: (i) phân tích, bình luận từng quy định đối với

điều kiện để di chúc hợp pháp, các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

và điều kiện để di chúc được thi hành; (ii) có chỉ ra điểm mới so với các BLDS

trước đó khi đề cập tới các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Hai là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật, NCS sẽ nghiên cứu

thực tiễn áp dụng thông qua một số bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc những vụviệc thực tế diễn ra trong xã hội qua đó đánh giá quy định pháp luật hiện hành, đồngthời đưa ra một số kiến nghị đề xuất cho từng điều kiện có hiệu lực của di chúc

0 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện cóhiệu lực của di chúc Đặc biệt, xây dựng khái niệm riêng về điều kiện có hiệu lựccủa di chúc, xác định cơ sở lý luận, thực tiễn của việc quy định các điều kiện cóhiệu lực của di chúc, nêu được lược sử hình thành và phát triển quy định của phápluật Việt Nam qua một số thời kì về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Trang 9

Bên cạnh các vấn đề về lý luận, luận án còn làm rõ quy định của pháp luậthiện hành đặt trong sự phân tích, bình luận, đánh giá với văn bản quy phạm phápluật thời kì trước về điều kiện có hiệu lực của di chúc Đồng thời, nghiên cứu phápluật một số quốc gia trên thế giới theo hướng so sánh nhằm hoàn thiện quy địnhpháp luật Việt Nam.

Luận án được triển khai phần thực tiễn áp dụng với một số bản án đã có hiệu lựcpháp luật để qua đó có cơ sở cho việc đánh giá hoạt động xét xử tranh chấp về thừa kế theo

di chúc, việc áp dụng quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

0 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

0 Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp

luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin Đây đượcxác định là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện luận án Phương pháp này chủ yếuđược sử dụng để nghiên cứu lý luận của luận án này

1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sơ phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận,

quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Thứ hai, phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và

thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc Trên cơ sở đó,NCS đưa ra những kiến nghị tướng xứng và phù hợp

Thứ ba, phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa điều kiện có hiệu

lực của di chúc, điều kiện để di chúc hợp pháp Bên cạnh đó, NCS chỉ ra điểm tươngđồng phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới

6 Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định

pháp luật dân sự Việt Nam” có thể mang đến những đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất, xác định bản chất của di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc Thứ hai, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy định về điều kiện có

hiệu lực của di chúc

Thứ ba, xây dựng khái niệm và hệ thống hoá các nhóm điều kiện cấu thành

điều kiện có hiệu lực của di chúc

Thứ tư, phân tích, bình luận quy định BLDS năm 2015 và quy định pháp luật

trước đó về điều kiện có hiệu lực của di chúc Qua đó, NCS đánh giá được ưu điểm,nhược điểm của từng điều kiện đặt trong bối cảnh nghiên cứu khoa học về luật thựcđịnh và thực tiễn áp dụng

Thứ năm, tại mỗi điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có lồng ghép, đồng thời

phân tích so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm chỉ ra những

điểm hợp lý hay chưa hợp lý để định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam

Trang 10

Thứ sáu, đưa ra một số lượng án thực tiễn nhất định qua đó chỉ ra điểm ưu và

hạn chế trong hoạt động xét xử khi áp dụng các điều kiện có hiệu lực của di chúc đểgiải quyết tranh chấp về thừa kế

Thứ bảy, trên cơ sở bình luận, đánh giá lồng ghép trong mỗi quy định của

pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc, NCS có chỉ ra bất cập, hạn chế còntồn đọng, đồng thời đưa ra kiến nghị đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện từngquy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Chương 2 Thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệulực của di chúc

Chương 3 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định củapháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Trang 11

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

0 Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan tới đề tài luận

án 1.1 Một số công trình khoa học trong nước

1.1.1 Luận án, luận văn, khoá luận

chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự” Luận án phân tích sơ bộ các điều kiện có

hiệu lực của di chúc Bình luận thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xét xử vềmột số điều kiện có hiệu lực của di chúc Luận án cũng đưa ra một số giải pháphoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc

2 Luận án Tiến sĩ luật học của Trần Thị Huệ (2007) về “Di sản thừa kế trong

pháp luật dân sự Việt Nam” Luận án phân tích chuyên sâu các vấn đề về di sản

thừa kế đồng thời chỉ ra các bất cập, thiếu sót từ quy định của pháp luật về di sảnthừa kế

3 Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản (2016) về “Điều kiện có hiệu

lực của di chúc” Luận văn đề cập tới một vài nội dung về lý luận các điều kiện có

hiệu lực của di chúc, phân tích thực trạng quy định pháp luật thực định và thực tiễn

áp dụng, đồng thời đề xuất một vài giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điềukiện có hiệu lực của di chúc

1.1.2 Đề tài khoa học

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (2012) về “Nghiên cứu chế định thừa

kế nhằm góp phần sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”, do TS Lê Đình Nghị làm chủ

nhiệm, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Đề tài có sử dụng một số chuyên đề(6, 7) để nghiên cứu về di chúc hướng hoàn thiện quy định của BLDS về di chúc vàđiều kiện để di chúc được coi là hợp pháp và hướng hoàn thiện

1.1.3 Bài đăng tạp chí

4 Bài viết của Phạm Văn Tuyết (1995) về “Di chúc và vấn đề hiệu lực của di

chúc”, Tạp chí Luật học, số 6 Bài viết được tác giả đề cập tới hai nội dung lớn: Bản

chất và hiệu lực của di chúc Tác giả dùng lối viết mô tả các vấn đề pháp lý trongquá trình nghiên cứu các về di chúc và hiệu lực của nó

5 Bài viết của Vương Tất Đức (1998) về “Xác định phần vô hiệu của di chúc”,

Tạp chí TAND, số 8 Trao đổi với bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Lực tại Tạp chí

Trang 12

TAND, số 5- 1998 xoay quanh việc xác định phần vô hiệu của di chúc, tác giảVương Tất Đức đồng ý với cách đặt vấn đề của tác giả bài viết nhưng cũng khẳngđịnh lập luận của các ý trong bài viết là không có căn cứ Đồng thời, tác giả phântích rõ hơn trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế (không phải là ngườithừa kế theo quy định tại Điều 672 BLDS năm 1995) mà chết trước người để lại disản thì di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.

0Bài viết của Nguyễn Tiến Lực (1998) về “Một vài vấn đề xung quanh việc

xác định phần vô hiệu của di chúc”, Tạp chí TAND, số 5 Bài viết được tác giả đề

cập tới việc xác định di chúc vô hiệu một phần hoặc toàn bộ khi gắn với các khoản

2, 3, 4 Điều 670 BLDS năm 1995 Ngoài việc chỉ ra cách xác định di chúc vô hiệumột phần hoặc toàn bộ, tác giả còn gợi mở vấn đề di chúc chỉ định cho một người

và người khác (vẫn thuộc diện thừa kế theo pháp luật) của người chết lại chết trướchoặc cùng thời điểm với người để lại di sản đồng thời người này (được hưởng kỷphần bắt buộc) có con (thế vị) Phần bài viết của tác giả có đưa ra một vài quanđiểm, đồng thời tác giả có đưa ra quan điểm của mình liên quan đến cách xác định phần di chúc vô hiệu

1Bài viết của Trần Văn Tuân (1999) về “Một số ý kiến về việc xác định phần

vô hiệu của di chúc”, Tạp chí TAND, số 3 Bài viết bình luận quan điểm khoa học

của tác giả Nguyễn Tiến Lực tại Tạp chí TAND, số 5- 1998 khi đề cập tới xác định

di chúc bị vô hiệu một phần hay toàn bộ Ngoài việc, thống nhất và không thốngnhất với tác giả ở một số nội dung liên quan đến xác định phần vô hiệu của di chúc,tác giả còn nêu ra một trường hợp khác cũng liên quan đến việc xác định hiệu lựccủa di chúc

2Bài viết của Trà My (1999) về “Xung quanh vấn đề di chúc trong Bộ luật

dân sự”, Tạp chí TAND, số 9 Bài viết thể hiện quan điểm trao đổi với tác giả Thái

Công Khanh về bài viết “Một số ý kiến về Bộ luật Dân sự” Ngoài việc đồng ý vớitác giả Công Khanh ở một vài điểm, tác giả Trà My còn đưa ra ý kiến của mình về

di chúc và các nội dung khác về di chúc

3Bài viết của Kiều Thanh (1999) về “Người làm chứng cho việc lập di chúc”,

Tạp chí Luật học, số 2 Bài viết được tác giả đề cập tới một số nội dung xoay quanhquy định về người làm chứng Trên cơ sở bình luận, phân tích các quy định gốc rễ

về người làm chứng và BLDS năm 1995, tác giả đã đưa ra một số đề xuất của mìnhnhằm hoàn thiện quy định về người làm chứng cho di chúc

4Bài viết của Nguyễn Phương Hoa (1999) về “Nên công chứng các việc thừa kế như thế nào”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10 Bài viết đề cập ba vấn đề cơ bản liên quan

đến hoạt động công chứng bản di chúc: (i) Công chứng di chúc; (ii) gửi giữ di chúc;

1 công chứng việc từ chối nhận di sản Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của côngchứng đối với hoạt động lập di chúc, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho thủ tục lập

Trang 13

di chúc có công chứng, chứng thực.

0Bài viết của Thái Công Khanh (1999) về “Một số ý kiến về Bộ luật Dân sự”,

Tạp chí TAND, số 3 Bài viết phân tích, bình luận một số quan niệm khác nhau vềmột số thuật ngữ liên quan đến khái niệm di chúc (Điều 649 BLDS năm 2005) Kế

đến, phân tích điều kiện để di chúc hợp pháp là “Nội dung di chúc không trái pháp

luật, đạo đức xã hội” (Điều 655) trong đó đưa ra cách hiểu chung về thuật ngữ

không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội Cuối cùng, tác giả làm rõ sự thiếuhợp lý trong quy định về nội dung di chúc bằng văn bản (Điều 656)

1Bài viết của Tưởng Duy Lượng (2000) về “Thừa kế theo di chúc" trong Bộ luật

dân sự (tiếp theo Tạp chí dân chủ và Pháp luật số 1/2000)”, Tạp chí Dân chủ và phápluật, số 2 Bài viết phân tích các vấn đề nổi cộm trong chế định về thừa kế theo di chúc

Trong đó, liên quan tới đề tài NCS đang thực hiện, tác giả có đề cập tới nội dung di chúc thông qua hai Điều luật là 655 và 665 BLDS năm 1995

2Bài viết của Đoàn Đức Lương (2001) về “Một số ý kiến về thừa kế theo di

chúc trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1 Bài viết được tác

giả đưa ra hai tình huống thực tiễn tranh chấp liên quan đến bản di chúc Trong đó,tác giả nhấn mạnh giá trị pháp lý của bản di chúc Đồng thời khẳng định, việc thừanhận hiệu lực của một bản di chúc phải phụ thuộc vào các điều kiện luật định chứkhông đơn thuần dựa theo ý chí của người để lại di sản

3Bài viết của Tưởng Bằng Lượng (2002) về “Di chúc bằng văn bản hay di

chúc bằng miệng có giá trị pháp lý?”, Tạp chí TAND, số 2 Bài viết đưa ra một vụ

án có diễn biến phức tạp liên quan đến việc thừa nhận giá trị pháp lý của bản dichúc Cụ thể, người để lại di sản định đoạt hai nội dung khác nhau nhưng bằng haihình thức Kết quả, Tòa án các cấp giải quyết tranh chấp có kết luận khác nhau Bàiviết nhấn mạnh vấn đề sửa đổi lại quy định tại Điều 654, 657 BLDS năm 1995 saukhi đưa các ý kiến khoa học khác nhau về vụ án

4Bài viết của Nguyễn Văn Mạnh (2002) về “Hoàn thiện chế định thừa kế

trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 Bài viết được tác giả đề

cập tới khá nhiều nội dung như: Người thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế, một

số nội dung về thừa kế theo di chúc, thế vị

5Bài viết của Phạm Văn Tuyết (2003) về “Hoàn thiện quy định về thừa kế

trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học, số đặc san về sửa đổi, bổ sung BLDS Bài

viết của tác giả đề cập tới một số nội dung quy định còn nhiều bất cập về chế địnhthừa kế như: thời điểm mở thừa kế, di chúc bằng văn bản không có người làmchứng, cần quy định lại các loại di chúc và một số vấn đề khác Qua việc bình luậncủa mình, tác giả đưa ra hướng hoàn thiện những bất cập đó

6Bài viết của Nguyễn Hồng Nam (2005) về “Di chúc miệng theo quy định của

Bộ luật dân sự”, Tạp chí TAND, số 22 Bài viết nghiên cứu chuyên sâu về hình

Trang 14

thức di chúc miệng theo quy định BLDS năm 1995 Đồng thời kiến nghị đến cơquan Nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản cần thiết, giúp cho việcthi hành những quy định về di chúc miệng được thuận lợi và thống nhất.

23 Bài viết của Nguyễn Hồng Nam (2006) về “Hiệu lực của di chúc bằng văn bản

có "viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu"”, Tạp chí TAND, số 1 văn bản có "viết tắt hoặc viết bằng

ký hiệu"”, Tạp chí TAND, số 1 Bài viết được tác giả đặt ngược vấn đề khi bình xét quy

định của pháp luật về nội dung của di chúc Cụ thể: Vấn đề tác giả đặt ra là “nếu di chúcđược viết tắt hoặc việt bằng ký hiệu thì hiệu lực của di chúc đó như thế nào?”

24 Bài viết của Vũ Văn Tiếu (2010) về “Bàn về di chúc thực tế”, Tạp chí TAND,

số 9 Bài viết đưa ra một tình huống thực tiễn liên quan đến việc lập di chúc Trong

đó, di chúc vừa vi phạm về nội dung vừa vi phạm về hình thức nhưng bản thânngười thừa kế cũng đã thừa nhận nội dung của bản di chúc và khi tranh chấp, cấphòa giải cơ sở cũng đã có được biên bản hòa giải theo hướng chấp nhận cơ bảnnhững nội dung của bản di chúc Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề

“xác định các yếu tố khác làm lên di chúc hợp pháp như nội dung và hình thức dichúc có chung một xuất phát điểm là ý chí của người lập” Yếu tố ý chí mới là yếu

tố quan trọng nhất xuyên suốt các điều kiện thừa nhận di chúc hợp pháp

trong việc lập di chúc và chứng nhận di chúc”, Tạp chí TAND, số 13 Bài viết tập

trung vào phân tích những khó khăn, vướng mắc trong việc lập di chúc và chứng

nhận di chúc như: Chỉ ra những khó khăn cho người lập di chúc như sự thiếu hiểubiết về pháp luật, pháp quy định thiếu sự rõ ràng hay những khó khăn, vướng mắccho Công chứng viên khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình liên quan đến xácđịnh các yếu tố trước khi công chứng bản di chúc Đồng thời, tác giả đưa ra một sốchỉ dẫn cho việc tháo gỡ những bất hợp lý trên bằng việc tham khảo pháp luật nướcngoài về lập di chúc và chứng nhận di chúc

1.1.4 Sách chuyên khảo

Phong, Nhà máy in Tiến Bộ Hà Nội Cuốn sách tìm hiểu về Dân luật – một ngànhpháp luật của Nhà nước ta thời điểm đó Đối với nội dung thừa kế theo di chúc, mặc

dù không đề cập nhiều tới các điều kiện cụ thể để di chúc phát sinh hiệu lực phápluật nhưng xuất hiện một số quan niệm “đắt giá” cho các góc nhìn khác nhau khiviết về lý luận các điều kiện có hiệu lực của di chúc

(2007) của tác giả Phạm Văn Tuyết , Nxb Chính trị quốc gia Cuốn sách làm rõ một

số vấn đề lý luận và tổng quan nhất các quy định của pháp luật về thừa kế Bên cạnh

đó, cuốn sách còn đề cập tới quy định của BLDS năm 2005 về điều kiện để di chúchợp pháp và các yêu cầu khác đối với di chúc Cuốn sách cũng

Trang 15

nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và di chúc nói riêng.

Tập

, Nxb Hà Nội Cuốn sách đề cập tới, pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hànhtrong đó có đề cập tới trình tự phân chia di sản thừa kế theo di chúc; những tìnhhuống phân chia di sản cơ bản và cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật;một số vấn

đề bàn luận trong đó có đề cập tới người lập di chúc – một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp; thừa kế theo luật tục Ê đê và M’nông

5889 Cuốn sách “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2009) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Lao động - Xã hội Cuốn sách

không

đi vào phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc một cách trực tiếp nhưng tạiChương 3 của cuốn sách với tên gọi “Các điều kiện có hiệu lực của di chúc”, tác giả

có đề cập tới một số vấn đề có liên quan

xử”

(2013) của tác giả Tưởng Duy Lượng , Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Cuốn sách

viết về pháp luật hôn nhân, gia đình, thừa kế và thực tiễn xét xử Trong đó, tác giảphân định thành hai phần rõ rệt là pháp luật hôn nhân – gia đình và thực tiễn xét xử;pháp luật thừa kế và thực tiễn xét xử Tại phần thừa kế, tác giả triển khai một số quyđịnh pháp luật và vụ án thực tiễn liên quan tới các tranh chấp về thừa kế

luận bản

án” Tập 1 (2013) của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia Cuốn sách nằm

trong seri chuyên khảo nghiên cứu, bình luận án trong lĩnh vực PLDS ở nước ta.Cuốn sách có chọn lọc các vụ án trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam về thừa kế vàphân bổ nhỏ lẻ trong các mục nội dung theo chủ để Trong đó, có rất nhiều án liênquan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2 Một số công trình khoa học nước ngoài

Nxb,

Houritsu Bunka Sha, Nhật Bản Cuốn sách dàn trải nội dung cả lĩnh vực dân sự vàhôn nhân gia đình Tại Chương 13, các tác giả có nghiên cứu và viết về “thừa kế và

di chúc” trong đó, các nội dung được đề cập cụ thể bao gồm: Khái niệm di chúc,

các điều kiện của di chúc phải phù hợp quy định của pháp luật, trong đó có năng

lực lập di chúc, các điều kiện của di chúc, hình thức của di chúc

“Libéralité et successions” (Tặng cho và thừa kế), Nxb LGDJ Cuốn sách được tác giả nghiên cứu hai chế định tặng cho và thừa kế Trong nội dung phần thừa kế, một

Trang 16

đến yếu tố từ người thừa kế chứ không đơn thuần là các điều kiện luật định về dichúc, về hình thức của di chúc cũng được đề cập Trong đó nhấn mạnh, pháp luật

Trang 17

của Pháp cấm di chúc miệng, di chúc chung còn di chúc viết tay như di chúc được công chứng, tự lập và bí mật đều được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nếu phù hợp.

23 Christian Jubault, “Droit civil – Les succesions, Les libéralités” (Luật Dân

sự - Thừa kế, tặng cho), Nxb Montchrestien Lextenso éditions, 2008 Phần thừa kế

đặc biệt là di chúc được tác giả đề cập tới một số nội dung như: Khái niệm di chúc(trang 498), điều kiện về hình thức, nội dung và ý chí người lập của di chúc theopháp luật Pháp (trang 499) Ngoài ra, năng lực về chủ thể lập di chúc cũng cần phảixem xét (có năng lực, minh mẫn), vì nổi nóng, tức giận không được coi là mìnhmẫn, sáng suốt về tinh thần Đặc biệt, tác giả cuốn sách có dành nhiều dung lượng

để phân tích về hình thức của di chúc theo quy định tại BLDS Pháp

24 Plotnikova Tatyana (2004) “Thừa kế theo di chúc”, Luận văn trong lĩnh

vực dân sự, Viện Luật Chelyabinsk của Bộ Nội vụ, Chelyabinsk, Nga Ngoài phầngiới thiệu và kết luận, luận văn được tác giả triển khai 4 chương Tại Chương 2(Thừa kế theo di chúc), tác giả có đề cập tới một số nội dung có liên quan tới luận

án như: Hình thức của di chúc; thay đổi và hủy bỏ di chúc; sự vô hiệu của di chúc;thực hiện di chúc; phần bắt buộc; di chúc thừa kế ở nước ngoài

25 Sergey Melnikov (2016) “Thừa kế theo di chúc”, Luận văn luật học, Đại

học EOSUDARSTVENNY thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Bang Tomsk, Tomsk,Nga Luận văn phân tích những đặc điểm của các hình thức di chúc hợp pháp củaquy định và nguyên tắc của nó; tìm hiểu về sự thay đổi, hủy bỏ di chúc; nghiên cứucác di chúc có giá trị như công chứng; phân tích các quy định pháp luật về người lập

di chúc; phân tích các thủ tục cho việc công nhận di chúc không hợp lệ và hậu quảpháp lý của nó và một số nội dung khác

24 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

đưa ra khái niệm nhưng chưa chỉ ra dấu hiệu riêng biệt của điều kiện có hiệu lực của

di chúc như: Luận văn thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản (2016) về “Điều kiện có

hiệu lực của di chúc” Hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Hợp (2012) về

“Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế

theo di chúc tại Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng”.

25 Về học thuyết, cơ sở cho việc ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của di

chúc Về học thuyết, chưa có công trình nào đề cập Về cơ sở lý luận, thực tiễn,

trong luận văn thạc sĩ của mình, Trịnh Hữu Toản có đề cập Tuy nhiên, những gì tácgiả này đề cập còn rất sơ sài, đơn giản chưa lột tả được bản chất của việc ghi nhậncác điều kiện có hiệu lực của di chúc trong quy định của pháp luật

Trang 18

5888 Khái niệm, đặc điểm các điều kiện có hiệu lực của di chúc: Một vài

định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” (2007), tác giả Phạm Văn Tuyết viết về

người lập di chúc, nội dung của di chúc, yếu tố tự nguyện trong di chúc, hình thức của di chúc và các sự kiện gây mất hiệu lực của di chúc Cuốn sách “Tìm hiểu dân

luật Việt Nam” (1975), tác giả Trịnh Khánh Phong viết về các điều kiện để di chúc

TrungTập đề cập tới các yếu tố như ai, như thế nào, ngoại lệ ra sao đối với người

lập di chúc Hay luận văn thạc sĩ luật học của Lương Thị Hợp (2012) về “Một số

vấn đề về thừa kế theo di chúc và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng” viết về nội dung của di chúc Luận án

Tiến sĩ luật học của Trần Thị Huệ (2007) về “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự

Việt Nam” đề cập một cách rất sâu sắc các vấn đề về di sản, cách xác định di sản

thừa kế… Nhưng hầu hết các công trình không tập trung vào nghiên cứu cơ sở lýluận đối với việc ghi nhận từng điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc Chưa có công trình nào công bố nghiên cứu về vấn đề

này.

2.1.1 Về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nghiên cứu một cách nhỏ lẻ từng điềukiện có hiệu lực của di chúc Có luận án Tiến sĩ luật học của Phạm Văn Tuyết có đềcập tới hầu hết các điều kiện có hiệu lực của di chúc nhưng không tập trung vào nộidung này mà tác giả dàn trải vấn đề nghiên cứu cho cả quá trình thừa kế theo dichúc Luận văn Thạc sĩ luật học của Trịnh Hữu Toản cũng phân tích các điều kiệnnày một cách chi tiết nhưng dung lượng trang viết và thời gian nghiên cứu quá ítnên các vấn đề chưa đạt ở mức độ chuyên sâu Hơn nữa chưa thể hiện được việcbình xét các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo một lộ trình thời gian từ khi cánhân lập di chúc cho tới khi chết và bản di chúc được thực thi

2.1.2 Về kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Sau quá trình tổng quan các công trình khoa học điều mà tác giả nhận thấy rõ,các điều kiện có hiệu lực của di chúc hầu hết đã được nhắc đến và nghiên cứu ởnhững khía cạnh khác nhau thể hiện mục đích của từng công trình Tuy nhiên, sự hệthống và chuyên sâu cho các điều kiện có hiệu lực của di chúc chưa được thể hiện ởcông trình khoa học nào Do đó, các vấn đề về hoàn thiện pháp luật cho hệ thốngcác điều kiện này chưa được đề cập một cách toàn diện

2.2 Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án 2.2.1 Một số vấn đề lý luận về di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc

Trang 19

niệm khác

Trang 20

nhau về di chúc Qua đó, luận án cũng đưa ra các đặc tính phổ quát và riêng biệt củaloại giao dịch này.

23 Về bản chất điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về bản chất về điều kiện có hiệu lực của di chúc

24 Về khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện xây dựng khái niệm này

25 Về các điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận án tập trung nghiên cứu và

lý giải tại sao pháp luật qua các thời kì ở Việt Nam ghi nhận các điều kiện này

26 Về lược sử quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc: Luận

án sẽ sơ lược pháp luật Việt Nam qua các thời kì lịch sử để xác định rõ thêm lý do,nguồn gốc đối với các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc

2.2.2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

2.2.2.1.Điều kiện để di chúc hợp pháp

Trên cơ sở bình luận, so sánh đối chiếu sự thay đổi với các BLDS trước đó,đặc biệt là BLDS năm 2005, luận án sẽ chỉ ra, đồng thời phân tích từng điều kiệnmột di chúc buộc phải tuân theo để phát sinh hiệu lực pháp luật

5888 Điều kiện về người lập di chúc

Để di chúc đó hợp pháp, luận án sẽ chỉ ra cá nhân được lập di chúc là ai? Điềukiện áp dụng đối với một cá nhân khi lập di chúc mà pháp luật buộc phải tuân theo

là gì? Bên cạnh việc phân tích quy định pháp luật Việt Nam, luận án sẽ đề cập tớipháp luật của một số quốc gia có liên quan tới người lập di chúc để so sánh, bìnhluận và đưa ra các kiến nghị phù hợp

23 Điều kiện về nội dung của di chúc

Luận án xác định nội dung của di chúc bao gồm những vấn đề gì? Pháp luậthiện hành đặt ra những điều kiện gì đối với nội dung của di chúc, cụ thể: Luận ántập trung vào phân tích hai vấn đề: (i) nội dung quyền định đoạt của cá nhân lập dichúc; (ii) nội dung chủ yếu pháp luật yêu cầu một di chúc phải đảm bảo được lànhững gì? Trên cơ sở phân tích chỉ ra quy định về điều kiện áp dụng đối với nộidung của di chúc, luận án xây dựng hướng hoàn thiện phù hợp đối với từng vấn đề

23 Điều kiện về yếu tố tự nguyện trong di chúc

Luận án phân tích các trường hợp ảnh hưởng tới yếu tố tự nguyện trong dichúc Đối với di chúc, luận án tập trung làm rõ sự tự nguyện của người lập di chúc

là một trong các yếu tố cốt lõi tạo nên sự hợp pháp của di chúc Dựa trên sự tham

khảo văn bản quy phạm một số quốc gia trên thế giới và tính phù hợp, tôn trọng sựmong muốn đích thực của người lập di chúc, luận án cũng có đề cập tới một vài bấtcập, thiếu sót về điều kiện này Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra hướnghoàn thiện phù hợp

Trang 21

5888 Điều kiện về hình thức của di chúc

Luận án tập trung phân tích hai hình thức đang được pháp luật ghi nhận là dichúc miệng và di chúc bằng văn bản Ở mỗi hình thức di chúc, luận án đề cập mộtcách rõ ràng điều kiện luật định khi áp dụng xác định di chúc hợp pháp, các vấn đề

có liên quan tới hình thức như: Viết kí hiệu, viết tắt, người làm chứng, nơi côngchứng, chứng thực… Trên cơ sở phân tích, bình luận, đánh giá tính hợp pháp vềhình thức của di chúc, luận án chỉ ra một vài thiếu sót, bất cập và hướng hoàn thiệnphù hợp

2.2.2.2 Các điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

23 Người lập di chúc đã chết

Luận án xác định rõ sự khác biệt của di chúc với các giao dịch khác thông quacác dấu hiệu đặc trưng của nó Điểm khác biệt nhất là, di chúc có hiệu lực từ thờiđiểm cá nhân để lại di sản chết Do vậy, khi còn sống cá nhân có lập di chúc ở thờiđiểm nào, nội dung ra sao, có tự nguyện hay không, hình thức như thế nào mới chỉ

là điều kiện để pháp luật ghi nhận tính hợp pháp Còn di chúc có được thực thi haykhông phụ thuộc vào điều kiện đầu tiên là cá nhân để lại di sản đã chết hay chưa?Trong phần này, tác giả sẽ phân tích và chỉ ra các trường hợp được coi là chết đốivới cá nhân để từ đó xác định thời điểm di chúc bắt đầu phát sinh hiệu lực thi hành

5888 Về người thừa kế

Luận án đề cập và phân tích các quy định về người thừa kế là cá nhân, khôngphải là cá nhân Với quy định về người thừa kế và hiệu lực của di chúc, luận án tậptrung vào việc xác định đây là sự kiện có thể gây mất hiệu lực của di chúc Vì ngườithừa kế không còn sống hoặc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; được chỉđịnh hưởng trong di chúc nhưng lại tư chối hưởng; được chỉ định hưởng trong dichúc nhưng bị tước bỏ quyền hưởng do vi phạm quy định pháp luật đều dẫn đếnthực tế di chúc không thể thực thi Bên cạnh đó, luận án còn chỉ ra một số bất cập,thiếu sót đối với quy định pháp luật về người thừa kế và tiếp tục kiến nghị hoànthiện

0 Về di sản thừa kế

Luận án tập trung vào việc xác định di sản thừa kế là gì, quy định của phápluật đặt ra yêu cầu đối với sự tồn tại của di sản ở thời điểm mở thừa kế để đảm bảogiá trị thực thi bản di chúc Bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật về

di sản thừa kế, luận án cũng chỉ ra những thiếu sót cần hoàn thiện và định hướnghoàn thiện về vấn đề này

2.2.2.3 Điều kiện để di chúc được thi hành

0 Về người thừa kế

Đây là điều kiện vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc được thi hành Trong quá trình phân tích quy định của

Trang 22

pháp luật, luận án sẽ đề cập tới điều kiện này chủ yếu ở một nhóm nhất định còn nhóm còn lại sẽ chỉ nhắc tới với vai trò là một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

0 Về di sản thừa kế

Đây là điều kiện vừa thuộc nhóm điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực vừathuộc nhóm điều kiện để di chúc được thi hành Trong quá trình phân tích quy định củapháp luật, luận án sẽ đề cập tới điều kiện này chủ yếu ở một nhóm nhất định còn nhómcòn lại sẽ chỉ nhắc tới với vai trò là một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc

5888 Về bản di chúc

Luận án đề cập tới nhóm điều kiện này để khẳng định việc thi hành bản di chúctrên thực tế có thể sẽ gặp phải Trong đó, luận án đi vào phân tích, đánh giá quy địnhcủa pháp luật về từng điều kiện: Di chúc bị thất lạc, hư hại, có nội dung không rõ ràng

23 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

3.1 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Luận án đề cập tới phần đánh giá quy định pháp luật hiện hành khi phân tíchtừng quy định pháp luật đối với từng điều kiện có hiệu lực của di chúc Nội dungnày không tách ra độc lập mà xen lẫn trong từng phần nội dung phân tích Từ việcđánh giá, luận án xác định được những ưu điểm và hạn chế, để từ đó đưa ra nhữngkiến nghị hoàn thiện pháp luật phù hợp đối với từng điều kiện để di chúc hợp pháp,

để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật và để di chúc được thi hành

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Như đề cập trong phần trên, rất nhiều công trình khoa học bóc tách các điều kiện cóhiệu lực của di chúc để nghiên cứu Họ cũng đã chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý,đồng thời kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ nhỏ

lẻ đối với từng điều kiện cụ thể Đặc biệt, sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật,

sự hệ thống hoá các điều kiện có hiệu lực của di chúc từ hoạt động nghiên cứu lý luận chotới thực tiễn áp dụng chưa được công trình nào khái quát toàn diện Chính vì vậy, nghiêncứu và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật một cách toàn diện cho quy định điều kiện cóhiệu lực của di chúc là một việc làm cần thiết phải thực hiện

Trên đây là nội dung tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Nộidung chi tiết được tác giả trình bày trong phần Phụ lục 1 đính kèm luận án này

Trang 23

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU CỦA DI CHÚC 1.1 Một số vấn đề lý luận về di chúc

1.1.1 Khái niệm về di chúc

Cá nhân là một thực thể trong xã hội và cũng chính cá nhân là thành viên củacác thực thể khác trong xã hội như gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân nên có thể nói cánhân là chủ thể trong mọi quan hệ xã hội

Trong quá trình sống, mỗi cá nhân luôn phải cố gắng tạo ra của cải vật chất,bởi bất kỳ một chủ thể nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên những nhucầu vật chất nhất định Của cải mà cá nhân xác lập một cách hợp pháp (thuộc sởhữu của họ) được sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuấtkinh doanh khi còn sống và sẽ trở thành di sản khi cá nhân chết Tài sản của cá nhâncòn lại sau khi cá nhân chết sẽ trở thành di sản, được dịch chuyển cho các chủ thểkhác (cá nhân còn sống, pháp nhân còn tồn tại) theo các trình tự thừa kế hoặc thuộc

về Nhà nước Trong đó, di sản có thể được dịch chuyển cho chủ thể khác theo ý chícủa người đã chết nếu trước khi chết, người để lại di sản đã thể hiện ý chí đó theomột hình thức nhất định Nhìn nhận một cách chung nhất thì việc cá nhân thông quamột hình thức nhất định nhằm thể hiện ý chí của mình về việc dịch chuyển di sản

được gọi là di chúc Tuy nhiên, trên cơ sở những nghiên cứu của mình, NCS nhận

thấy có nhiều tên gọi khác nhau và góc nhìn khác nhau về di chúc Cụ thể như sau:

Về tên gọi, di chúc được nhắc đến với nhiều thuật ngữ khác nhau Chẳng hạn

như: (i) Di ngôn, là ý chí mà người chết để lại thông qua lời nói với mong muốn được người đời sau thực hiện; (ii) Di nguyện, là ý nguyện (mong muốn ý chí) mà người chết để lại có thể thông qua lời nói, có thể thông qua vật mang tin khác; (iii)

Chúc ngôn, là ý chí mà người chết để lại thể hiện thông qua lời nói Tuy nhiên, nếu

di ngôn có nội hàm tương đối rộng thì chúc ngôn chỉ bao hàm với nghĩa là một di

chúc miệng; (iv) Chúc thư, là ý chí mà người chết để lại được thể hiện thông qua

chữ viết trong một văn bản cụ thể Chúc thư là một từ Hán Việt để chỉ về một hìnhthức của di chúc mà theo cách gọi hiện nay là di chúc viết với thuật ngữ pháp lý là

di chúc bằng văn bản.

Về góc nhìn, di chúc được nhìn nhận với hai góc độ khác nhau:

Dưới góc độ xã hội, di chúc là “sự dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm” [70, tr 136] Phải nói rằng di

chúc là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu và khá quen thuộc trong đời sống và với cáchnhìn trên thì di chúc được hiểu với nghĩa thông thường nhất: Đều được coi là di

chúc nếu đó là “sự dặn lại của một người trước lúc chết” Chẳng hạn, lời căn dặn

Trang 24

trước khi mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là bản di chúc mà cho đến ngày nay các thế hệ cháu con của Người vẫn luôn học tập và thực hiện.

23 Việt Nam trước đây, do tài sản mà người chết để lại thường không có giá trịlớn cùng với truyền thống đùm bọc yêu thương nhau giữa những người ruột thịttrong một gia đình nên thường không ai nghĩ rằng sẽ có tranh chấp giữa các ngườicon, người cháu về di sản mà mình để lại Do vậy, nhiều người trước lúc chết khôngnghĩ đến chuyện phân chia di sản Có thể họ có để lại di chúc nhưng chỉ là sự dặn

dò con, cháu phải sống đùm bọc yêu thương nhau, có trên, có dưới Vì thế, nếu cótranh chấp về thừa kế xảy ra thì vẫn phải giải quyết theo pháp luật bởi “di chúc” nàykhông đủ căn cứ để phân chia di sản Cho nên, có quan điểm nhìn nhận rằng:

“Trong quan hệ giữa các thành viên của một gia đình, lối ứng xử theo tâm, theo nghĩa càng được biểu hiện đậm nét hơn bởi tư tưởng hiếu, lễ, hòa, mục giữa những người ruột thịt với nhau Với tư tưởng này, không ai nghĩ sẽ có chuyện tranh chấp, kiện tụng xảy ra giữa những người ruột thịt Vì thế, một người trước khi nhắm mắt thường nghĩ rằng theo lời dặn lại của mình, những người còn sống sẽ cứ thế mà thực hiện và hưởng di sản một cách hòa thuận nên di chúc mà người chết để lại đa phần chỉ là những lời trăng trối, người ta ít quan tâm đến hình thức thể hiện lời dặn dò đó phải như thế nào, phải tuân thủ những gì mà pháp luật đã quy định” [67, tr.131].

Ngày nay, do đời sống kinh tế ngày một phát triển nên di sản mà người chết đểlại thường có giá trị lớn, thậm chí rất lớn Di sản không chỉ bao gồm nhà cửa, ruộngvườn và những của cải để dành mà còn bao gồm nguồn vốn mà người chết đầu tưvào các công ty khi còn sống, thậm chí còn là cả một sản nghiệp của công ty giađình, hoặc duy trì và phát triển khối tài sản mà mình đã tạo dựng cả đời Vì thế,trước lúc chết, người ta buộc phải nghĩ đến việc lập di chúc để phân định các tài sảncòn lại đó cho ai, xác định ai là người kế thừa để duy trì hoạt động, phát triển doanhnghiệp, công ty gia đình Mong muốn di chúc do mình lập ra đầy đủ các điều kiện

để được coi là một căn cứ phân chia di sản về sau này, người để lại di chúc thườngtìm đến các Văn phòng luật sư để thực hiện dịch vụ tư vấn soạn thảo di chúc Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều di chúc dù nội dung có sự thểhiện ý chí về định đoạt di sản sau khi chết nhưng vẫn không đáp ứng được các điềukiện để trở thành một căn cứ pháp lý trong việc dịch chuyển di sản Lý do dẫn đếnnhững trường hợp này có thể là người để lại di sản tự lập di chúc trong khi khôngnắm bắt hoặc không hiểu hết các yếu tố pháp lý cần có đối với một di chúc hợppháp, có thể là do các sự kiện khác xảy ra làm cho di chúc thất hiệu (không còn hiệulực thi hành) như người được hưởng di sản theo di chúc chết trước hoặc chết cùngthời điểm với người lập di chúc; ngườì được hưởng di sản theo di chúc bị pháp luậttước quyền hưởng thừa kế do có các hành vi được quy định tại Điều 621 BLDS năm

2015 mà người đã lập di chúc không có ý kiến gì khác

Trang 25

Dưới góc độ pháp lý, di chúc là căn cứ ưu tiên để thực hiện việc dịch chuyển tài

sản của một người đã chết cho các chủ thể khác Chỉ khi nào không có di chúc hoặc dichúc không hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực thì việc dịch chuyển di sản thừa kế mớicăn cứ vào luật để thực hiện Do đó, ý chí của người để lại di sản về việc dịch chuyển

tài sản cho người khác sau khi mình chết còn được gọi là di chúc thừa kế.

0 thời kỳ La Mã cổ đại, pháp luật chưa quy định cụ thể về di chúc nhưng luật

đã thừa nhận di chúc là căn cứ đầu tiên để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế

Tại mục 1, bảng 5, Luật 12 bảng của Nhà nước La Mã cổ đại thì: “Nếu một người

qua đời không để lại di chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất sẽ hưởng thừa kế Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hưởng thừa kế” Vì vậy, các nhà lập pháp về thừa kế ở thời kì này đã chỉ

ra được một số đặc trưng của di chúc dưới góc độ pháp lý, điều này được lý giải

bởi: (i) Các tác giả của cuốn sách “Luật La Mã” đã chỉ ra rằng: “Di chúc là việc

định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua

đời với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế” [51, tr.161]; (ii) Nghiên cứu về

pháp luật thời kì này, PTS sử học Nguyễn Ngọc Đào viết rằng: “Theo Luật La mã,

hoàn toàn hiểu di chúc là sự “giao dịch” (negotio) đơn phương hay hiểu cách khác

đó là sự thể hiện ý chí của người viết di chúc”; (iii) Ulpain, luật gia nổi tiếng trong

thời La Mã cho rằng: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được

thực hiện khi chúng ta chết” [94].

Như vậy ở thời kỳ La Mã, một di chúc muốn trở thành căn cứ dịch chuyển disản từ một người đã chết sang cho các chủ thể khác thì di chúc phải do chính người

để lại di sản lập ra và phải có sự định đoạt di sản bằng ý chí của người lập di chúc

1 Việt Nam, do khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thể chế chính trị, tư

tưởng lập pháp, truyền thống văn hóa của từng thời kỳ khác nhau nên pháp luậttrong từng thời kỳ có sự quy định khác nhau về di chúc

Pháp luật thời phong kiến mà điển hình là Bộ Luật Hồng Đức dưới triều đạinhà Lê (Quốc triều Hình Luật) được ban hành trong thời kỳ nhà Lê trị vì đất nước

đã có quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư Người

trưởng họ chia nhiều ít cho phải, rồi làm giấy giao lại về phần hương hỏa thì theo

lệ cũ lấy một phần hai mươi trong số điền sản ” [17, Điều 3] Ở thời kỳ này, việc

một người lập di chúc trước khi chết là một việc “phải” làm, việc định đoạt di sản

phải công bằng, đặc biệt phần di sản để lại làm hương hỏa không được quá 1/20trong số điền sản Quy định này cho thấy rõ sự can thiệp ý chí của Nhà nước vàoquá trình định đoạt tài sản của cá nhân

Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa, kinh tế, chính trị củaCộng hòa Pháp, điển hình là các Bộ Dân luật được áp dụng ở các miền khác nhau tại

Trang 26

Việt Nam trong thời kỳ này Cả ba Bộ dân luật: Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883,

Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931, Dân luật Trung Kỳ 1936 được ban hành trong thời kỳ Nhànước phong kiến Việt Nam đang chịu sự cai trị của thực dân Pháp với chế độ nửa thựcdân phong kiến nên các quy định về thừa kế vừa mang tư tưởng của ý thức hệ phongkiến với Nho giáo là Quốc đạo, vừa du nhập tư tưởng của BLDS 1804 Cộng hòa Pháp

(còn gọi là BLDS Napoleon) Do ảnh hưởng về thuyết “Tam tòng, tứ đức” trong Nho

giáo nên Dân luật Bắc Kỳ cũng như Dân luật Trung Kỳ đều quy định chỉ có người

chồng mới có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản, “Người vợ chỉ được lập di chúc

để định đoạt tài sản của mình nếu được người chồng đồng ý”[2, Điều 312] [3,Điều313] Tuy nhiên, so với pháp luật thời phong kiến thì pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này

đã có sự thay đổi tiến bộ thể hiện ở chỗ việc lập di chúc hay không, hoàn toàn là quyềncủa người để lại di sản và trong đó, pháp luật đã chú trọng đến quyền lợi của người vợ

cũng như chú trọng đến truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam: “Người cha được lập ra chúc thư để xử trí tài sản của mình tùy theo ý mình nhưng phải giữ quyền lợi cho người vợ, và nếu chính mình là thừa tự thì lại phải trao của hương hỏa

để lưu truyền việc phụng tự tổ tiên cho người thừa tự theo luật định” [2, Điều 320].

Đồng thời thông qua các Điều 323, 324, 325, 326, 328 của Dân luật Bắc Kỳ 1931 vàcác Điều 316, 317, 319 của Dân luật Trung Kỳ 1936 khi quy định về hình thức của dichúc đã cho thấy rằng các Bộ dân luật này chỉ thừa nhận di chúc bằng văn bản Chẳng

hạn, Điều 323 Dân luật Bắc Kỳ 1931 quy định: “Chúc thư phải làm thành tờ chữ hoặc

do nô - te lập hoặc làm thành chứng thư có hay không có viên chức thị thực”, Điều 324 của Dân luật Bắc Kỳ 1931 quy định: “Chúc thư làm thành chứng thư có viên chức thị thực phải do chính người lập chúc thư viết ra hoặc đọc cho người khác viết hộ tại trước mặt Lý trưởng nơi trú quán của mình và ít ra phải có hai người chứng đã thành niên Các người chứng này phải chọn ngoài những người được nhận của tặng dữ hoặc

ăn thừa kế” Bởi vậy, trong thời kỳ này ý chí của người để lại di sản về việc định đoạt

di sản cho những người thừa kế được gọi bằng thuật ngữ “chúc thư”.

Pháp luật từ thời kỳ độc lập dân chủ cho đến trước năm 1975 bao gồm hai hệthống pháp luật được áp dụng ở hai miền khác nhau Ở miền Nam với thể chế chính trị

là nền Cộng hòa dưới sự đô hộ của thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ Bộ Dânluật năm 1972 của Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu

ban hành bằng Sắc luật số 028 – TT – SLU ngày 20/12/1972 sau khi đã tuyên bố “nay bãi bỏ tất cả các Bộ luật Gia Long, Luật giản yếu, sắc luật, Bộ Dân luật Bắc kỳ, Trung

kỳ cũng tất cả các văn bản sửa đổi hay bổ túc” Bộ Dân luật 1972 là văn bản chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi BLDS Pháp, có quan điểm nhận định “Có luật gia Pháp nói rằng luật cũ Việt Nam không biết định – chế chúc thư mà chỉ biết có giấy do cha mẹ làm để chia của cho con cháu mà thôi Nhiều bản án cũ của Tòa án Pháp có lẽ cũng vì thế mà

đã nói đến chia của bằng chúc thư hoặc đã dùng danh từ sinh

Trang 27

thời san thư khi nói đến quyền tự do lập chúc Riêng về chúc thư, luật pháp Việt Nam

đã chịu ảnh hưởng nhiều của luật Pháp thuộc” [61 , tr.99] nhưng trong Bộ Dân luậtnày không có điều luật nào định nghĩa về di chúc, mặc dù tại Điều 895 của BLDS Pháp

đã có định nghĩa về di chúc: “Di chúc là một chứng thư theo đó người lập di chúc định đoạt toàn bộ hoặc một phần khối tài sản của mình sau khi chết” Tuy nhiên, dù không

có điều luật đặc tả về di chúc nhưng Bộ Dân luật 1972 lại xác định rõ: “Chúc thư có thể làm dưới ba hình thức: chúc thư tự tả, chúc thư công chính và chúc thư bí mật” [4,

Điều 573]; theo đó, “Chúc thư tự tả là chúc thư do chính người lập chúc tự tay viết ra,

đề ngày tháng và ký tên Chỉ như vậy là hợp lệ, không cần phải hình thức gì khác nữa.”

[4, Điều 574], “Chúc thư công chính là chúc thư làm trước chưởng khế hay chúc thư được nhà chức trách có thẩm quyền thị thực” [4, Điều 575] “Chúc thư bí mật là chúc thư niêm phong kín do người lập chúc trình cho chưởng khế trước mặt hai nhân chứng

và khai rằng đó là chúc thư của mình, do mình viết lấy và thủ ký Chưởng khế lập biên bản tiếp nhận, nếu người lập chúc vì lẽ gì không thể ký vào biên bản thì cũng phải ghi rõ” , Điều 578] Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng Bộ dân luật 1972 chỉ[4chấp nhận di chúc bằng văn bản với ba hình thức là tự tả, công chính và bí mật nên

được gọi là “chúc thư”.

0 miền Bắc sau ngày tuyên bố độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

ký nhiều Sắc lệnh để tạm thời áp dụng trong hoàn cảnh đất nước vừa giành đượcđộc lập, chưa có điều kiện và thời gian ban hành các văn bản pháp luật mang tính

ổn định lâu dài Trong đó, Sắc lệnh 97/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng luật

lệ cũ nếu nó không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dânchủ cộng hòa Như vậy, các vấn đề liên quan đến di chúc trong thời kỳ này được ápdụng quy định của Bộ Dân luật Bắc kỳ đối với các tỉnh miền Bắc và được áp dụngquy định của Bộ Dân luật Trung kỳ đối với các tỉnh ở miền Trung

Sau ngày miền Nam được giải phóng cho đến trước khi BLDS năm 1995 đượcban hành, thừa kế được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật như Chỉ thị, Báo cáotổng kết, Thông tư của TANDTC và Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước Sau đó,được điều chỉnh bằng BLDS 1995 với hai lần sửa đổi bổ sung vào những năm 2005

và 2015 Thông tư số 81/1981/TANDTC ngày 24/7/1981 của TANDTC hướng dẫngiải quyết các tranh chấp về thừa kế (từ đây xin được viết tắt là Thông tư 81);

PLTK ngày 30/8/1990 của Hội đồng Nhà nước (sau đây được viết tắt là PLTK) vàcác BLDS 1995, 2005, 2015 đều thừa nhận người để lại di sản có thể bằng văn bảnhoặc bằng miệng để thể hiện ý chí của mình về sự định đoạt tài sản sau khi chết (disản) cho những người thừa kế và các định đoạt khác Cụ thể: tại điểm A mục IV của

Thông tư số 81 quy định: “Di chúc có thể là chúc thư viết hoặc là di chúc miệng”;

PLTK quy định về di chúc viết tại các Điều 14, 15, 16, 17 với các thể thức xác lậpkhác nhau và quy định về di chúc miệng tại Điều 18; bên cạnh việc định nghĩa về di

Trang 28

chúc tại Điều 624: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản

của mình cho người khác sau khi chết”, BLDS năm 2015 còn quy định bốn loại di

chúc bằng văn bản tại Điều 628 và di chúc miệng tại Điều 629 Bởi ý chí của người

để lại di sản trong việc định đoạt di sản cho những người thừa kế và các định đoạtkhác được phép thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau nên được gọi chung

bằng thuật ngữ “di chúc”.

Thuật ngữ “chuyển tài sản” được sử dụng trong Điều 624 BLDS năm 2015

được hiểu bao gồm: chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người thừa kế và ngườiđược di tặng; chuyển giao quyền sử dụng tài sản để dùng vào việc thờ cúng; chuyểngiao các quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyềnhưởng dụng, quyền bề mặt Ngoài việc chuyển tài sản thì di chúc còn thể hiện ý chícủa cá nhân về việc định đoạt các vấn đề khác như truất quyền hưởng di sản; giaonghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản; ngườiphân chia di sản

Thông qua việc tìm hiểu di chúc theo nhiều tên gọi và theo hai góc nhìn khácnhau Đồng thời thông qua điều luật định nghĩa về di chúc, điều luật quy định vềquyền của người lập di chúc cũng như các điều luật quy định về căn cứ xác lậpquyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt của BLDShiện hành có thể xác định khái niệm học thuật về di chúc như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân thông qua văn bản hoặc lời nói để chuyển giao quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản; các quyền khác đối với tài sản cho người được thụ hưởng (bao gồm người thừa kế, người được di tặng, người hưởng quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt) cũng như thực hiện các quyền khác trước khi chết.

1.1.2 Các dấu hiệu đặc trưng của di chúc

Là một loại giao dịch dân sự nên di chúc mang những đặc điểm của giao dịchdân sự nói chung như: Được hình hành từ hành vi của con người; phát sinh một hậuquả pháp lý nhất định; hướng tới hình thành một quan hệ dân sự giữa các chủ thể;nội dung thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch Ngoài ra, di chúc còn mangmột số dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, di chúc được xác lập thông qua hành vi pháp lý đơn phương.

Di chúc hay hợp đồng đều là giao dịch dân sự nhưng nếu hợp đồng là sự hợp táctrên cơ sở đồng thuận của hai hoặc nhiều bên chủ thể (giao dịch song phương hoặc đaphương) thì di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập chúc Hành vi pháp lý đơnphương là xử sự của con người theo ý chí của riêng người đó mà khi hành vi được thực

hiện sẽ phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định đã được luật dự liệu trước Di chúc “ là

sự thể hiện ý chí của cá nhân”, mọi cá nhân khi lập di chúc đều hướng việc chuyển

dịch tài sản họ cho những người thừa kế Theo hành vi này, sau khi người để

Trang 29

lại di sản chết đi, sẽ làm phát sinh quan hệ thừa kế (mang tính chất vật quyền) giữangười thừa kế và những người khác trong việc sở hữu khối di sản để lại Tuy nhiên,trong di chúc chỉ mới thể hiện ý chí của một bên chủ thể (là bên để lại di sản) vềviệc cho những ai hưởng di sản, mỗi người được hưởng gì, hưởng bao nhiêu màchưa thể biết người có tên trong di chúc có tiếp nhận ý chí của người lập di chúc haykhông Rõ ràng, khi người thừa kế tiếp nhận ý chí của người lập di chúc thì hành vilập di chúc mới mang ý nghĩa trọn vẹn là một loại giao dịch dân sự.

Các BLDS trước đây (BLDS 1995, BLDS2005) đều có ghi nhận về di chúcchung nhưng chỉ là loại di chúc chung của vợ, chồng Tức là cho phép vợ, chồngcùng lập di chúc để định doạt khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng BLDS hiệnhành (2015) không còn quy định về di chúc chung của vợ chồng nhưng không đồngnghĩa với việc cấm lập di chúc chung Tuy nhiên, vấn đề lập di chúc chung cầnđược hiểu như sau:

0 Một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nói chung và di chúc nói

riêng là người lập phải có năng lực chủ thể Như vậy, ngoài năng lực về hành vi,chủ thể xác lập giao dịch cần phải có năng lực pháp luật Đây là những quy định củapháp luật cho phép một chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Cho nên, dichúc chung hiện tại không được nhắc tới trong quy định của BLDS năm 2015, điềunày đồng nghĩa với việc không có chế độ pháp lý cho loại di chúc này

1 Ngay cả khi vợ chồng lập di chúc chung thì bản di chúc đó cũng không có

giá trị định đoạt khối tài sản chung nữa Bởi người nào chết trước thì phần củangười đó phát sinh hiệu lực trước và người thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu phânchia trước Đặc biệt, nếu di chúc đó chỉ thể hiện ý chí của vợ chồng về việc

định đoạt tài sản cho con cháu thì khi một bên chết đi, việc chia di sản của người đókhông hoàn toàn theo ý chí của họ, bởi người còn sống có thể trở thành ngườihưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644BLDS năm 2015

nhiều người đang thể hiện ý chí đơn phương trong việc dịch chuyển tài sản củachính họ cho người khác sau khi chết trên cùng một phương tiện, chất liệu giấy.Người được thừa kế có thể trùng nhau hoặc khác nhau, tài sản được định đoạt có thể

là chung hoặc riêng nhưng khi họ chết ở các thời điểm khác nhau, phần di chúc liênquan tới quyền định đoạt tài sản của họ sẽ có hiệu lực độc lập nhau

Thông qua việc lập di chúc, người để lại di sản mong muốn rằng tài sản còn lạicủa mình sau khi chết sẽ được dịch chuyển cho người khác theo ý nguyện của mình,nhưng đó mới chỉ là sự mong muốn của người để lại di sản chứ chưa phải yếu tốquyết định đến việc hiện thực hoá ý chí của người lập di chúc Đây cũng là mộttrong những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng và di chúc Nếu hợp đồng là sự

Trang 30

cam kết của các bên về việc xác lập các quan hệ nghĩa vụ và theo đó mỗi bên thựchiện nghĩa vụ của mình để bên kia hưởng lợi ích thì di chúc chỉ là sự thể hiện ý chíđơn phương (giao dịch đơn phương) Như vậy có nghĩa là các bên thực hiện hành vixác lập một hợp đồng cũng như người thực hiện hành vi lập di chúc đều hướng tớiviệc xác lập một quan hệ pháp luật nhưng hợp đồng chắc chắn sẽ hình thành cácquan hệ nghĩa vụ nhất định nếu hợp đồng đó đã đáp ứng các điều kiện có hiệu lựccủa giao dịch dân sự Trong khi đó, quan hệ pháp luật về thừa kế theo di chúc cóhình thành hay không không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện mà luật định mà còn

có thể phụ thuộc vào ý chí của chủ thể được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc.Đặc biệt hơn, các quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là sự đối lập nhau vềquyền và nghĩa vụ giữa các bên và được thực hiện khi các bên còn sống, còn tồn tại(trừ trường hợp nghĩa vụ đó phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện) nhưng dichúc chỉ xác định quyền và nghĩa vụ đối với người thừa kế nên không có sự đối lập

về quyền và nghĩa vụ giữa người thừa kế và người lập di chúc bởi vì quan hệ thừa

kế chỉ phát sinh nếu người để lập di chúc đã chết (tức là người lập di chúc khôngphải là chủ thể của quan hệ thừa kế) Như vậy, nếu quan hệ hợp đồng là quan hệ đốilập giữa các bên còn sống, còn tồn tại để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ đốivới nhau hướng tới mỗi bên hưởng một lợi ích nhất định thì quan hệ thừa kế chỉ là

sự dịch chuyển di sản, dịch chuyển nghĩa vụ (nếu có) từ người đã chết sang nhữngchủ thể còn sống, còn tồn tại khác

Thứ hai, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Như đã đề cập ở phần trước, tất cả các “di chúc” mà trong đó không thể hiện ý

chí của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của họ cho ai (tức là khônghướng tới việc định đoạt tài sản của người lập di chúc sau khi chết) sẽ không chịu

sự điều chỉnh của các quy định về thừa kế nói chung, thừa kế theo di chúc nói riêng

Do đó, những di chúc này không phải là căn cứ để thực hiện việc phân chia di sản

do người chết để lại Theo quy định pháp luật hiện hành, một di chúc muốn trởthành căn cứ để dịch chuyển di sản thì nội dung của di chúc đó phải thể hiện được ýnguyện của người lập về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết cho những ai,mỗi người được hưởng gì và hưởng bao nhiêu hoặc để di sản vào thờ cúng, di tặngcho cá nhân khác

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có mong muốn thông qua hoạt động lao động,sản xuất kinh doanh hoặc các căn cứ khác để tạo dựng cho mình khối tượng của cải vậtchất nhất định Tài sản mà họ có được không chỉ để phục vụ cho chính họ khi còn sống

mà còn hướng tới việc để lại cho người đời sau Nghĩa là tài sản thuộc sở hữu củangười đã chết sẽ trở thành tài sản thuộc sở hữu của người thừa kế của họ Thừa kế lànhững phương thức để dịch chuyển quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài

Trang 31

sản từ người này sang người khác nhưng sự dịch chuyển này chỉ nằm trong phạm vigiữa người có di sản với những người thân thích của họ nên đó là sự tiếp nối trongquá trình hưởng các các thành quả lao động và người thừa kế là người tiếp tụchưởng các thanh quả lao động đó Thừa kế hoàn toàn không phải là sự chuyển giao

theo mua đứt bán đoạn.“Thừa kế không sáng tạo ra khả năng chuyển thành quả lao

động từ một người này sang túi người khác, thừa kế chỉ quan hệ đến sự thay đổi những người có khả năng đó” [42, tr 97] Vì vậy, có thể nói rằng, thông qua thừa

kế và đặc biệt là thừa kế theo di chúc, người ta có thể làm cho việc sử dụng, định

đoạt tài sản của mình vẫn theo ý muốn của mình ngay cả khi mình đã chết

Việc dịch chuyển di sản từ người đã chết sang các chủ thể khác dù theophương thức nào (theo pháp luật hay theo di chúc) đều được coi là khâu trung gian

để quyền sở hữu tài sản được nối dài Chính vì vậy, một quan điểm khoa học đãkhẳng định rằng:

“Thừa kế ở bất kỳ một nhà nước nào cũng đều là quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang những người còn sống khác Với tư cách là hệ luận của quyền sở hữu, pháp luật về thừa kế là phương tiện để đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình Thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời khác Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ

sở hữu đối với tài sản của họ, đảm bảo cho người lập di chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi” [67, tr.28].

Thứ ba, hiệu lực của di chúc chỉ có thể phát sinh khi chính người xác lập ra

nó đã chết.

Sự kiện một cá nhân chết đi sẽ là căn cứ làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của họtrong các quan hệ xã hội nói chung và pháp luật nói riêng Điều này đồng nghĩa vớiviệc tài sản của họ khi còn sống cũng không thuộc quyền sở hữu của họ nữa Và đây

sẽ là cơ sở, thời điểm để dịch chuyển di sản của họ cho những người còn sống theotrình tự như họ mong muốn hoặc theo pháp luật Chính vì vậy, nếu có di chúc thìđây là thời điểm để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của di chúc là là thời điểm phát sinh các quyền đối với

di sản mà người chết để lại, đồng thời làm phát sinh các nghĩa vụ về tài sản màngười chết để lại đối với những người khác Kể từ thời điểm này, những người thừa

kế theo di chúc có quyền phân chia di sản mà người lập di chúc để lại và thực hiệncác quyền các nghĩa vụ khác theo sự phân định trong di chúc Thực tế có thể thấy,

để chuẩn bị cho “tương lai xa”, một bản di chúc có thể đã được lập ra từ nhiều năm

trước khi người lập di chúc chết Nhưng khi cá nhân lập di chúc vẫn còn sống, họ

Trang 32

vẫn là chủ sở hữu và có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng đối với khối tài sản của họ.

Họ vẫn có quyền bán, tặng cho tài sản đó với tư cách là chủ sở hữu của tài sản và cóthể thay thế, sửa đổi, thậm chí hủy bỏ di chúc đã lập Con, cháu và những người cótên trong di chúc không có quyền ngăn cản những hoạt động này của người lập dichúc bởi người lập di chúc đang thay đổi những thứ vẫn thuộc quyền của họ

Thứ tư, di chúc là một loại giao dịch trọng hình thức.

Tôn trọng ý chí của các chủ thể trong giao dịch dân sự nên pháp luật của hầuhết các quốc gia trên thế giới đều cho phép các chủ thể xác lập giao dịch theo hìnhthức mà họ mong muốn, trừ khi vì lợi ích của cộng đồng và nhằm bảo đảm sự ổnđịnh của các quan hệ dân sự Theo tinh thần đó, pháp luật Việt Nam luôn quy địnhrằng giao dịch dân sự/hợp đồng có thể được xác lập thông qua hành vi cụ thể, lờinói hoặc bằng văn bản Tuy nhiên, di chúc là một loại giao dịch đặc biệt, thể hiện ởchỗ nó chỉ có hiệu lực khi chính người lập ra nó đã chết nên ý chí của người chếtphải được thể hiện thông qua một văn bản

Ngay từ thời kì La Mã, hình thức bằng văn bản của di chúc đã được pháp luậtchú trọng ghi nhận Pháp luật hiện hành của Việt Nam ghi nhận người để lại di sản

có thể thể hiện ý chí của mình về việc phân chia di sản cho những người khác saukhi chết bằng văn bản hoặc bằng lời nói Tuy nhiên, nếu ý chí đó được thể hiệnbằng văn bản thì văn bản di chúc phải được lập theo những trình tự nhất định, nếu ý

chí đó được thể hiện bằng lời nói thì chỉ “được coi là hợp pháp nếu người di chúc

miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Có thể thấy rằng các hợp đồng và các giao dịch khác (ngoài di chúc) là cácgiao dịch có hiệu lực và được thực hiện khi các bên chủ thể xác lập và tham gia giaodịch đó còn sống nên hình thức xác lập giao dịch đôi khi trở nên không quan trọngbởi họ có thể chứng minh giao dịch đó đã được xác lập bằng các căn cứ khác Tuynhiên, điều này là không thể đối với di chúc bởi tranh chấp về việc có di chúc haykhông, tính hợp pháp của di chúc như thế nào là tranh chấp giữa những người thừa

kế về ý chí của một người đã chết, họ không thể chứng minh ý chí của người đãchết về việc phân định di sản như thế nào nếu ý chí đó không được thể hiện bằngmột văn bản nhất định Vì thế, khác với các giao dịch khác, di chúc luôn là loại giaodịch được chú trọng hình thức thể hiện

Thứ năm, di chúc hợp pháp có thể vẫn không có hiệu lực thi hành.

Thông thường, một giao dịch/hợp đồng có hiệu lực khi đã đáp ứng các điềukiện mà pháp luật yêu cầu (điều kiện có hiệu lực của giao dịch) Chẳng hạn, theo

Trang 33

Điều 401 của BLDS năm 2015 thì: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực

từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” Trong khi đó, di

kế là thời điểm người lập di chúc chết hoặc bị coi là đã chết Đồng thời, thời điểm

mở thừa kế chỉ là thời điểm để xem xét tính hợp pháp của một di chúc mà chưa phảithời điểm để khẳng định chắc chắn di chúc sẽ phát sinh hiệu lực thi hành Nói cáchkhác, kể từ thời điểm người lập di chúc chết thì di chúc đó mới có giá trị pháp lýnếu nó đã tuân thủ các điều kiện hợp pháp của di chúc

Nếu như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm mà các bên phải thựchiện các quyền và nghĩa vụ với nhau theo cam kết thì thời điểm có hiệu lực của di chúcchỉ là thời điểm xác định giá trị pháp lý của di chúc còn giá trị thi hành của nó lại phụthuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau Chẳng hạn như di chúc sẽ không có giá trị thihành nếu người có tên trong di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ngườilập di chúc hoặc di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế

1.2 Khái niệm và đặc điểm điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2.1 Khái niệm điều kiện có hiệu lực của di chúc

Theo nghĩa chung nhất thì hiệu lực là “tác dụng thực tế, đúng như yêu cầu”

Quan điểm thứ nhất cho rằng, hiệu lực của di chúc là “giá trị bắt buộc thi

hành trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc và phù hợp với quy định của pháp luật” [81, tr.11] Với quan điểm này, hiệu lực của di chúc là “giá trị bắt buộc thi hành” đối với mọi chủ thể Theo đó, các chủ thể liên quan như người thừa kế, người

hưởng của di tặng, người được giao tài sản dùng vào việc thừa kế được hưởngquyền và thực hiện nghĩa vụ theo đúng nội dung của di chúc NCS cho rằng quanđiểm này chưa thực sự thuyết phục, bởi vì, mặc dù quyền và nghĩa vụ của các chủthể được xác định trong di chúc nhưng họ vẫn có thể từ chối quyền của mình hoặccùng nhau thỏa thuận về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ liên quan đến di

sản nên hiệu lực của di chúc không bao hàm sự “bắt buộc” Tức là, khi di chúc phát

sinh hiệu lực pháp luật, những người được chỉ định hưởng di sản trong di chúc,người được chỉ định thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và các chủ thểkhác có liên quan không bắt buộc phải tuân theo sự chỉ định đó Việc họ không tuântheo sự chỉ định của người lập di chúc cũng không phải gánh chịu bất cứ chế tàinào Đây là điểm đặc trưng của di chúc có hiệu lực so với hợp đồng có hiệu lực Khihợp đồng có hiệu lực, các bên chủ thể phải thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từhợp đồng Khi di chúc có hiệu lực, di chúc chỉ là căn cứ làm phát sinh quyền và

Trang 34

nghĩa vụ tài sản cho chủ thể nhất định chứ không buộc chủ thể phải thực hiện quyền

và nghĩa vụ đó

Quan điểm thứ hai cho rằng, hiệu lực pháp luật của di chúc là giá trị thi hành

của di chúc hợp pháp [64, tr 65] Theo quan điểm này, di chúc chỉ có hiệu lực nếu

như hợp pháp và hiệu lực của di chúc chỉ mang “giá trị” thi hành mà không mangtính bắt buộc Giá trị thi hành của di chúc thể hiện ở chỗ di chúc đó đã được sự thừanhận và bảo đảm của pháp luật Trong trường hợp các chủ thể liên quan chấp nhậncác quyền và nghĩa vụ phát sinh từ di chúc thì việc thực hiện các quyền, nghĩa vụcủa họ sẽ luôn được pháp luật bảo đảm trên thực tế Theo đó, không một cá nhân,pháp nhân, cơ quan nhà nước nào có quyền ngăn cản người thừa kế và những chủthể khác có liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ được xác định trong một

Di chúc cũng là một trong các loại giao dịch dân sự, do đó để có thể được thihành trên thực tế, di chúc cũng phải thoả mãn các điều kiện phát sinh hiệu lực Tuynhiên, di chúc là một loại giao dịch dân sự đơn phương đặc biệt so với các giao dịchnói chung, giao dịch đơn phương này khác biệt ở chỗ:

Thứ nhất, ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nói

chung được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, di chúc được lập còn phải tuân thủcác điều kiện được quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015 Song, đây chỉ là nhữngđiều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp Tức là, khi di chúc được lập hợp phápcũng không đương nhiên phát sinh hiệu lực ở thời điểm được xác lập như hợp đồng

Thứ hai, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc đã chết hoặc bị

tuyên bố là đã chết Thời điểm người lập di chúc chết vừa được coi là thời điểm dichúc có hiệu lực, vừa được coi là một trong các điều kiện để di chúc phát sinh hiệulực Bởi vì, nếu người lập di chúc còn sống thì cho dù di chúc được lập hợp pháp

Trang 35

cũng không thể phát sinh hiệu lực Điều này có nghĩa rằng, không có sự tách biệt hoàntoàn giữa điều kiện có hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của di chúc Đây là yếu tố khácbiệt so với hợp đồng và các giao dịch đơn phương khác (những giao dịch này có thểphát sinh hiệu lực ngay ở thời điểm các chủ thể xác lập giao dịch còn sống, tức là điềukiện có hiệu lực và thời điểm có hiệu lực là hai yếu tố tách biệt nhau).

Thứ ba, di chúc chỉ có giá trị thi hành trên thực tế nếu những chủ thể được chỉ

định hưởng thừa kế trong di chúc còn sống hoặc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa

kế và di sản thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Đây cũng là điểmđặc trưng so với các loại giao dịch dân sự khác, đặc biệt là hợp đồng Khi một hợpđồng đã được xác lập một cách hợp pháp thì hợp đồng vẫn có thể có giá trị thi hànhngay cả khi một hoặc các bên chủ thể của hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc phápnhân đã chấm dứt hoạt động nếu quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó có thểchuyển giao cho chủ thể khác Trong khi đó một di chúc đã được lập hợp pháp màchủ thể được chỉ định đã chết, không còn tồn tại thì di chúc đó không có giá trị thihành Điều này là bởi điều kiện để một chủ thể được coi là người thừa kế là phảicòn sống vào thời điểm mở thừa kế (nếu là cá nhân), còn tồn tại vào thời điểm mởthừa kế (nếu không phải là cá nhân) Do đó, khi một di chúc đã được lập hợp pháp,người lập di chúc đã chết nhưng chủ thể được chỉ định trong di chúc không còn vàothời điểm mở thừa kế thì có thể coi là trường hợp không có chủ thể của quan hệthừa kế theo di chúc, nên không có cơ sở để phân chia di sản theo di chúc Tức là dichúc không có giá trị thi hành

Ngoài ra, nếu di chúc được lập hợp pháp mà thuộc một trong các trường hợp

sau thì di chúc cũng không có giá trị thi hành: (i) Trường hợp di chúc được lập hợp

pháp nhưng di sản thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc

không phát sinh hiệu lực và không được thi hành trên thực tiễn; (ii) Trường hợp người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc từ chối nhận di sản; (iii) Trường

hợp người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản

theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015; (iv) Trường hợp di chúc có

nội dung không rõ ràng và những người thừa kế không thống nhất được cách giải

thích nội dung của di chúc; (v) Trường hợp di chúc bị hư hại đến mức những người thừa kế không thể nhận biết được ý chí đích thực của người lập di chúc; (vi) Trường

hợp di chúc bị thất lạc mà tại thời điểm tìm thấy di chúc, di sản đã được chia theopháp luật và đã hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản

Với những phân tích ở trên, NCS cho rằng nói đến hiệu lực pháp luật của dichúc phải nói đến cả hai loại giá trị, trong đó giá trị pháp lý chính là sự thể hiện tínhhợp pháp của một di chúc; giá trị thi hành là sự thể hiện khả năng thực hiện của di

chúc trong thực tế Vì vậy, có thể kết luận rằng: Hiệu lực pháp luật của di chúc là

giá trị pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế theo di chúc và

Trang 36

các chủ thể khác có liên quan Theo đó, các chủ thể hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo ý chí của người để lại di sản đã được thể hiện trong di chúc.

Xét về bản chất, một cá nhân khi lập di chúc họ mong muốn bản di chúc đượccông nhận tính hợp pháp và khi họ chết đi, di sản của họ sẽ được dịch chuyển theo ýchí mà họ đã thể hiện trước đó trong di chúc Rõ ràng, đây là một quá trình diễn ratrong một khoảng thời gian dài thậm chí rất dài từ khi cá nhân lập di chúc cho tớikhi phân chia di sản cho từng người thừa kế Chính vì vậy, quan điểm lập pháp khixác định hiệu lực pháp luật của di chúc cũng ghi nhận các quy định dựa trên lộ trìnhnày Cụ thể, để một bản di chúc có hiệu lực pháp luật cần phải thoả mãn được ba

điều kiện: Một là, phải hợp pháp Hai là, phải phát sinh hiệu lực pháp luật Ba là,

phải được thi hành Hay nói cách khác, một di chúc muốn có hiệu lực pháp luật cầnphải thoả mãn được các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Nói về thuật ngữ “điều kiện” trong cụm thuật ngữ điều kiện có hiệu lực của di chúc, từ điển tiếng Việt phổ thông xác định rằng “điều kiện” là “cái” cần phải có để

mặt ngữ nghĩa, “điều kiện” được hiểu như những yêu cầu, đòi hỏi cần phải được đáp

ứng trước khi hoặc sau khi thực hiện một sự việc nào đó Và hiệu lực pháp luật của

di chúc là giá trị pháp lý mà pháp luật ghi nhận để phát sinh hiệu lực và đảm bảo

thực thi đối với bản di chúc Với cách xác định trên, “điều kiện có hiệu lực của di

chúc” được hiểu là những gì mà pháp luật yêu cầu cần phải có để đảm bảo hiệu lực

pháp luật của một di chúc

Dưới góc độ nghiên cứu pháp luật, một vài quan điểm khoa học cho rằng

“điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là các yếu tố cần và đủ mà BLDS quy

định cho giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật” [64, tr.56] Cho nên, điều kiện có

hiệu lực của di chúc cũng được hiểu là các quy định của pháp luật cần và đủ để một

di chúc có hiệu lực pháp luật Hay điều kiện có hiệu lực của di chúc là tổng thể

những quy định của pháp luật mà một di chúc muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đó [62, tr.19] Thực tế cho thấy, góc nhìn của những

quan điểm này không sai nhưng chưa thể hiện được bản chất, cũng như chưa lột tảđược sự khác biệt giữa điều kiện để di chúc hợp pháp với điều kiện có hiệu lực của

di chúc Vì hiệu lực pháp luật nói chung là giá trị pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụcủa các chủ thể trong giao dịch nhất định Giá trị này phản ánh được sự mong muốnđích thực của người xác lập giao dịch khi hướng tới làm phát sinh, thay đổi, chấmdứt quyền, nghĩa vụ của chủ thể nào đó Đối với bản di chúc, để các chủ thể phátsinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ theo ý chí của người để lại di sản ngoàiviệc thoả mãn điều kiện luật định (tức di chúc hợp pháp) về di chúc còn phải đápứng được điều kiện để phát sinh hiệu lực và phân định di sản Bởi vì, trong nhiềutrường hợp, di chúc hợp pháp những vẫn không thể phát sinh hiệu lực thực tế Ví

Trang 37

dụ: Người để lại di sản đã lập di chúc nhưng chưa chết hoặc người được hưởng thừa

kế chết trước người để lại di sản, di sản không còn tồn tại vào thời điểm mở thừakế… Những trường hợp này tuy là khách quan nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới ýnguyện của người lập di chúc Vì vậy, nếu không ghi nhận những yêu cầu này, dichúc thực sự không có ý nghĩa, đồng thời không phản ánh được mong muốn cuốicùng của người lập di chúc đối với di sản của họ

Vấn đề hiệu lực của pháp luật được đặt ra đối với giao dịch nói chung nhưngvới hợp đồng hay các giao dịch khác chỉ cần đảm bảo các điều kiện tại thời điểmxác lập giao dịch như: Người xác lập phải có năng lực hành vi, mục đích, nội dungkhông vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, người xác lập phải tự nguyện,hình thức phù hợp Vì ở thời điểm này, khi được pháp luật ghi nhận quyền, nghĩa vụtương xứng thì ý chí của người xác lập đã được thoả mãn Trong trường hợp muốnthay đổi, người xác lập hoàn toàn có thể thực hiện việc bổ sung, thay thế, huỷ bỏ…với nhau, vì lúc này họ vẫn còn sống Còn riêng di chúc chỉ được xem xét khi ngườilập ra nó đã chết Rõ ràng, vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo thực hiện ý chícủa người lập di chúc phải kéo dài tới giai đoạn phân định được di sản Có như vậy,

ý chí của người lập di chúc mới được thoả mãn Do đó, pháp luật buộc phải đặt ranhiều yêu cầu đối với các giai đoạn kế tiếp là: Giai đoạn người lập di chúc chết vàgiai đoạn thực hiện ý nguyện của người để lại di sản Theo những gì đã phân tích ởtrên về hiệu lực của di chúc, NCS sẽ khái quát các yêu cầu pháp luật phải đặt ra để

di chúc có hiệu lực pháp luật thành ba nhóm điều kiện: Một là, điều kiện để di chúc hợp pháp Hai là, điều kiện để di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật Ba là, điều kiện

để di chúc được thi hành Để đưa ra khái niệm về điều kiện có hiệu lực của di chúc,NCS sẽ nêu và chỉ ra cơ sở khoa học cho việc ghi nhận các nhóm điều kiện này củapháp luật từ đó khái quát thuật ngữ điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2.1.1 Điều kiện để di chúc hợp pháp

0 thời kì xã hội xuất hiện tư hữu, đó là ở lần phân công lao động thứ ba Theo

nghiên cứu, ở thời kì này, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia vàoquá trình lao động, sản xuất nhưng lại chiếm quyền lãnh đạo, bắt những người sản xuấtphụ thuộc vào mình về kinh tế và bóc lột tầng lớp người lao động Cũng từ đây, Nhànước đã xuất hiện [65, tr.35-38] khiến các vấn đề về của cải, vật chất được điều chỉnh

có tính trật tự hơn Đây cũng là một trong những tác động mang lại cho xã hội sự phát

triển có tính đột phá C Mác và Ăngghen nhận định rằng “Những của cải ấy một khi

đã trở thành tư hữu (của các gia đình) sẽ tăng lên nhanh chóng” [43, tập 27, tr.389].

Sự dư thừa về tài sản trong xã hội đã khiến cho xu hướng của sự tích lũy xuất hiện.Điều này đồng nghĩa với việc các quan hệ về thừa kế cũng bắt đầu được chú trọng C

Mác và Ph Ăngghen cũng đã đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” rằng: “Từ khi chế độ tư hữu chiến thắng chế độ công hữu, cùng với

Trang 38

đó là sự quan tâm đến việc cho thừa kế tài sản” [43, tập 27, tr.257] Lý giải cho sự

việc này ở xã hội, một vài quan điểm nhận định, thừa kế là một trong các hoạt động tạo ra cho người có tài sản một cảm giác “an toàn” nhất đối với lợi ích cho người

thân của họ khi họ qua đời Điều này khẳng định vai trò quan trọng của thừa kếtrong mối quan hệ với sở hữu Nếu quan hệ sở hữu giúp chúng ta xác định được tàisản đó thuộc về ai, họ có thể làm gì đối với tài sản thì thừa kế lại cho ta thấy được

sự kế tục tài sản đó sẽ diễn ra như thế nào sau khi họ qua đời

Sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội phân chia thành giaicấp là tiền đề về kinh tế cho sự xuất hiện Nhà nước Theo góc nhìn của Ph

Ăngghen “Nhà nước không phải là một thực thể quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào

xã hội, mà là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định,

là bằng chứng của những mâu thuẫn, của những phân chia xã hội thành các lực lượng đối lập nhau mà tự chúng không thể giải quyết được” [59, tr.194] Điều này

khẳng định, Nhà nước phản ánh rõ nét thực thể quyền lực của một giai cấp trong xãhội Và để bảo vệ lợi ích giai cấp mình, pháp luật là thứ buộc phải xuất hiện và tồntại song song với nhà nước Với nhiều vai trò nhưng lớn nhất là điều chỉnh các quan

hệ xã hội hướng đến sự ổn định trật tự, pháp luật ở bất kì kiểu nhà nước nào cũngđều khẳng định được vị trí công cụ sắc bén bảo vệ cho giai cấp thống trị Trong Nhànước từ thời kì đầu như La Mã, Athens, Germaina, các vấn đề về sở hữu và hệ luận

là thừa kế đã được ghi nhận, điều chỉnh Ngay cả các vấn đề về sự dịch chuyển disản của người chết cho người sống theo ý chí của người đó trước khi chết cũng đãtồn tại Điều này được mô phỏng tại bảng V, Luật 12 Bảng thời kì La Mã Ở đó,thuật ngữ “di chúc” đã xuất hiện Điều này phản ánh rõ thực trạng xã hội, sự đadạng về cách thức dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống Khinghiên cứu về pháp luật thời kì này, các nhà khoa học nhận thấy, sự điều tiết bằng ýchí của Nhà nước vào các quan hệ xã hội nói chung và việc lập di chúc nói riêng rấtmạnh mẽ Mọi sự dịch chuyển tài sản theo ý chí của cá nhân trước khi chết đi đềutuân theo quy định về bản di chúc Một bản di chúc có được pháp luật công nhận vàđảm bảo thực hiện hay không không phụ thuộc vào ý chí của người tạo ra nó màhoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước thông qua một số các điều kiện nhấtđịnh

0 các giai đoạn phát triển sau đó cho tới thời kì đương đại, pháp luật càngkhẳng định được vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội của mình nhiều hơn khi lần lượt

mở rộng phạm vi can thiệp vào quá trình lập di chúc của cá nhân Mặc dù, sự canthiệp này không làm mất đi quyền tự do ý chí của cá nhân nhưng vì, di chúc đượcxác định là tiền đề hay cơ sở hình thành quan hệ pháp luật qua đó tạo các quyền,nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể Hay nói khác đi, di chúc khi đã được pháp luậtđiều chỉnh, nó sẽ là căn cứ phát sinh hậu quả pháp lý Cho nên, việc điều chỉnh các

Trang 39

vấn đề liên quan đến quá trình hình thành bản di chúc từ góc độ pháp luật là một sựcần thiết Điều này luôn luôn hướng tới sự dung hòa về lợi ích của chính người lập

di chúc và các chủ thể khác trong xã hội

Nhìn nhận từ góc độ pháp lý, những yếu tố cấu thành một giao dịch nói chung

và một bản di chúc nói riêng thường bao gồm: Chủ thể, nội dung, sự tự nguyện vàhình thức thể hiện Những yếu tố này được xác định là điều kiện để xem xét sự phùhợp trong quá trình kết giao giữa chúng để tạo thành một giao dịch nói chung và dichúc nói riêng Sự điều tiết từ góc độ pháp luật đối với các yếu tố này được gọichung là điều kiện có hiệu lực của giao dịch hoặc đối với di chúc đó là điều kiện để

di chúc hợp pháp Mỗi một điều kiện đều đóng vai trò, ý nghĩa khác nhau tạo nên sựhoàn thiện cho một bản di chúc Đứng từ phương diện lập pháp, lý giải căn nguyêncủa sự can thiệp vào quá trình điều chỉnh, tạo ra tính phù hợp của bản di chúc đượcxác định như sau:

Thứ nhất, về người lập di chúc.

Trong các quan hệ pháp luật, số lượng về chủ thể của quan hệ PLDS luônđược xem là nhiều nhất Điều này được lý giải rằng, dân sự thuộc về tư – lợi ích củacác chủ thể luôn được gắn với mong muốn ý chí của chính họ khi tham gia các quan

hệ Các nhu cầu về lợi ích đôi khi không dừng lại ở từng cá nhân riêng lẻ mà còncủa nhóm người hoặc cộng đồng người trong xã hội Tuy vậy, riêng đối với việc lập

di chúc, cá nhân là chủ thể duy nhất được xem xét thực hiện hoạt động này Khinghiên cứu về người lập di chúc, NCS nhận thấy một số vấn đề sau đây cần phải xácđịnh rõ về bản chất Để qua đó, chúng ta có góc nhìn toàn diện hơn từ lý luận choviệc quy định điều kiện về người lập di chúc:

Thật vậy, “cá nhân” theo từ điển Tiếng Việt được giải thích là “riêng một

mình, một người, từng người” [71, tr.191] Với góc nhìn này, cá nhân được hiểu

đơn thuần là từng con người độc lập Vì thế, ở góc độ xã hội, khi đề cập tới kháiniệm này, sự đồng nhất giữa khái niệm con người, công dân, cá nhân vẫn là điềuthường thấy

Trong khoa học pháp lý, cá nhân được hiểu bao gồm: “công dân, người nước

ngoài, người nước ngoài không có quốc tịch” [65 , tr.431] Trong đó, công dân là

người mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài gồm công dân nước ngoài và

Trang 40

người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam và người không có quốctịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài

[32, Điều 3] Những người này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc có thểđang sinh sống tại nước ngoài Đối với quyền lập di chúc, pháp luật chỉ ghi nhậncho cá nhân được phép thực hiện loại quyền năng này

Hai là, xác định cơ sở của việc quy định chỉ cá nhân mới là chủ thể có quyền lập di chúc.

Pháp luật qua các thời kì đều khẳng định, việc lập di chúc là hoạt động gắn với

cá nhân chứ không phải tổ chức, pháp nhân hoặc chủ thể nào khác Cơ sở để giảithích cho quy định này như sau:

0Theo C.Mác và Ăngghen nhận định “xã hội suy cho đến cùng là sản phẩm của

sự tác động qua lại giữa những con người” [43, tập 27, tr.657] Theo đó, thứ chủ thể

duy nhất có thực là con người Tất thảy những thứ pháp luật quy định, điều chỉnh đềuxuất phát từ hành vi, ứng xử, lợi ích của con người Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, conngười nói chung hay cá nhân hoặc thể nhân là chủ thể duy nhất hiện hữu Đây cũng là

cơ sở cho sự tồn tại ở mọi loại quan hệ pháp luật của cá nhân Riêng đối với quyền lập

di chúc, pháp luật chỉ thừa nhận cá nhân được lập di chúc ngoài cơ sở là chủ thể cóthực, chúng ta còn có thể giải thích dựa trên lý thuyết về sự hình thành của các chủ thểkhác trong quan hệ PLDS Ví dụ: Pháp nhân Pháp nhân là sự tổ hợp của một nhóm thể

nhân được pháp luật quy định tên gọi cũng như địa vị pháp lý nhất định Theo thuyết giả định (được các luật gia Tây Âu ghi nhận và người giải thích cũng như tán đồng nhất

là Laurent - Luật gia người Bỉ) thì pháp nhân là một chủ thể giả

hoạt động lập di chúc, việc định đoạt tài sản luôn gắn liền với yếu tố ý chí của cánhân Điều này càng khẳng định, ý chí phải được gắn với chủ thể có thực Còn cácchủ thể khác sẽ rất khó để chúng ta có thể xác định được yếu tố ý chí cũng như sựthống nhất ý chí khi định đoạt tài sản chung cho người khác

1Việc một người sinh ra và chết đi hoàn toàn thuộc về lẽ tự nhiên Khi con người

chết đi, những của cải, vật chất mà họ đã dự trữ, tích lũy được sẽ dịch chuyển chongười còn sống Còn đối với các chủ thể pháp nhân, sự hình thành hay chấm dứt hoàntoàn có thể phụ thuộc vào ý chí của con người hoặc quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền Khi chấm dứt sự tồn tại của mình, tài sản mà pháp nhân có phải xử lýtheo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, việc một người trong pháp nhân đó chết đicũng sẽ không là căn cứ để chấm dứt cũng như dịch chuyển tài sản của pháp nhân đócho người khác Điều này cho thấy, địa vị pháp lý của mỗi chủ thể trong xã hội đềuđược pháp luật quy định gắn với tính chất đặc thù của chủ thể đó Đối với cá nhân, sựsinh ra và chết đi của con người là tự nhiên cho nên pháp luật chỉ có thể điều chỉnh cácvấn đề về cá nhân một cách khách quan Còn đối với pháp nhân, sự hình

Ngày đăng: 23/03/2019, 06:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Dân luật Nam kì giản yếu năm 1883 Khác
2. Bộ Dân luật Bắc kì năm 1931 Khác
3. Bộ Dân luật Trung kì năm 1936 Khác
4. Bộ Dân luật 1972 Khác
5. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Armenia 6. Bộ luật Dân sự Đức Khác
7. Bộ luật Dân sự năm 1995 Khác
8. Bộ luật Dân sự năm 2005 Khác
9. Bộ luật Dân sự năm 2015 Khác
10. Bộ luật Dân sự Nhật Bản Khác
11. Bộ luật Dân sự Pháp Khác
12. Bộ luật Dân sự Quebec Canada Khác
13. Bộ luật Dân sự Thuỵ Sĩ Khác
14. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w