1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN CÔNG NGHỆ 7

31 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 888,21 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Có thể nói học sinh giỏi là tài năng, mà tài năng là vốn quí của nước nhà.. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, t

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm:

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Có thể nói học sinh giỏi là tài năng, mà tài năng là vốn quí của nước nhà Tài năng sẽ có và đến nhờ năng khiếu song có năng khiếu cũng không trở thành tài năng được nếu không có quá trình giáo dục, bồi dưỡng một cách khoa học

Vì vậy để thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việt nam trở thành con người Việt nam có tài có đức kế tục sự nghiệp cách mạng thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo phải kịp thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói: "Về nhân tài một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài , đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên

cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt "

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã nói:"Không có nền có gốc thì không có cây cao bóng cả"

Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghiệp hiện đại

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ bồi dưỡng những học sinh có khả năng theo học bồi dưỡng môn công nghệ 7, bản thân tôi nhận thấy rằng vấn đề xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn phương pháp trong quá

Trang 2

trình tập huấn là những vấn đề hết sức khó khăn Qua quá trình hướng dẫn đội tuyển dự thi cấp thành phố từ năm học 2010 – 2011 đến nay, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm nhất định nhằm để nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn công nghệ 7

2 Cơ sở lý luận:

Từ năm học 2010 – 2011, Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh triển khai công văn số 2303/GD-ĐT-TH ngày 19/9/2010 về thi học sinh giỏi môn công nghệ cấp THCS, đây là nội dung rất mới và cũng là thách thức đối với giáo viên dạy môn công nghệ 7 tại các trường THCS trên địa bàn thành phố nói chung và của giáo viên dạy đội tuyển cấp quận nói riêng

Trước đây, chưa có tỉnh thành nào đưa nội dung này vào thực hiện, do đó chưa có một khuôn mẫu nào chung mà đòi hỏi bản thân giáo viên phải tự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức cho đội tuyển dự thi về cả nội dung và phương pháp giảng dạy

3 Cơ sở thực tiễn:

Đội tuyển cấp quận năm học 2012 – 2013 được thành với 5 học sinh có kết quả thi đạt điểm cao nhất trong 7 trường dự thi, bao gồm: THCS An Phú (2 học sinh), THCS Nguyễn Thị Định (1 học sinh) và THCS Thạnh Mỹ Lợi (2 học sinh)

Có thể nói khi các em tham gia vào đội tuyển với vốn kiến thức về bộ môn không đều nhau, đa số các em chỉ nắm được những kiến thức cơ bản về trồng trọt tại các trường, điều này mang lại sự đa dạng về tài năng nhưng cũng là vấn đề khó cho giáo viên tập huấn làm thế nào để các em có sự thống nhất thành một đội tuyển, có mục đích và quyết tâm như nhau

4 Phạm vi đề tài:

Đề tài được thực hiện trong quá trình giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi môn công nghệ 7 cấp quận

Trang 3

II NỘI DUNG:

1 Nội dung phần trồng trọt trong sách giáo khoa Công nghệ 7:

Phần trồng trọt bao gồm 2 chương, cụ thể như sau:

- Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

 Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

 Bài 2: Khái niệm đất

 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng

 Bài 4: Xác định thành phần cơ giới của đất trồng bằng phương pháp đơn giản (vê tay)

 Bài 5: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu

 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

 Bài 8: Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường

 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón

 Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng

 Bài 11: Sản xuất giống cây trồng

 Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng

 Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại

 Bài 14: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại

- Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

 Bài 15: Làm đất và bón phân lót

 Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

 Bài 17: Xử lí hạt giống bằng nước ấm

 Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

 Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

 Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ

Nội dung của từng chủ đề được phân bố rời rạc theo đơn vị bài ở 2 chương, không mang tính xuyên suốt của một nội dung, chẳng hạn như, khi tìm hiểu nội dung đất trồng, học sinh được cung cấp kiến thức về khái niệm, tính chất, cách sử dụng, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất rồi chuyển sang tìm hiểu các nội dung khác như: phân bón, sâu bệnh,

Trang 4

biện pháp phòng trừ sâu, bệnh, giống cây trồng Đến bài 15 học sinh tiếp tục tìm hiểu về làm đất Điều này làm cho học sinh đội tuyển thiếu tập trung cho một nội dung trọn vẹn

Với nội dung phân tích trên, tôi rút kinh nghiệm là cần phải hệ thống lại kiến thức theo chủ đề và dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt, đồng thời phải xây dựng ngân hàng câu hỏi cho tất cả những bài trong nội dung quy định của phần trồng trọt

2 Các giải pháp:

2.1 Xác định những chủ đề chính trong nội dung tập huấn:

Qua quá trình giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm cá nhân, bản than tôi chia nội dung phần trồng trọt thành 7 chủ đề chính, bao gồm:

6 Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản 20

7 Loại hình sản xuất nông nghiệp 21

Bên cạnh sử dụng sách giáo khoa, nội dung tập huấn còn được bổ sung từ các tài liệu tham khảo, các trang web có nội dung liên quan

Trang 5

2.2 Dùng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức theo chủ đề:

Trang 8

Với cách sử dụng và hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo từng nội dung đã giúp các em hệ thống kiến thức một cách tổng quát theo từng chủ đề

2.3 Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo bài:

Giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi trên cơ sở nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng môn công nghệ 7 và các tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn giảng dạy, cụ thể như sau:

BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

1 Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

a Lúa, ngô, khoai b Lúa, tiêu, ngô

c Ngô, đậu bắp, đậu nành d Lúa, đậu nành, chè, ngô

2 Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây công nghiệp?

a Cà phê, cao su, tiêu b Thuốc lá, cà phê, tiêu, điều

3 Nhiệm vụ nào sau đây không phải của trồng trọt?

a Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai

b Sản xuất nhiều giống vật nuôi

c Phát triển mạnh những cây làm nguyên liệu cho công nghiệp

d Tăng gia sản xuất đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội

4 Biện pháp khai hoang lấn biển nhằm mục đích:

a Tăng sản lượng cây trồng b Tăng năng suất cây trồng

c Tăng diện tích đất canh tác d Tăng độ phì nhiêu cho đất

Trang 9

5 Biện pháp tăng số vụ gieo trồng trong năm nhằm mục đích:

a Tăng sản lượng cây trồng b Tăng năng suất cây trồng

c Tăng diện tích đất canh tác d Tăng độ phì nhiêu cho đất

6 Biện pháp áp dụng đúng các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt nhằm mục đích:

a Tăng sản lượng cây trồng b Tăng năng suất cây trồng

c Tăng diện tích đất canh tác d Tăng độ phì nhiêu cho đất

BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

1 Đất trồng có vai trò:

a Cung cấp nước, chất dinh dưỡng và ôxi cho cây

b Cung cấp nước, chất dinh dưỡng và giữ cho cây đứng vững

c Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi và giữ cho cây đứng vững

d Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây

a Nước mao quản b Nước trọng lực c Nước ở thể hơi d Nước ngầm

12 Nước trong đất mang theo chất dinh dưỡng ngấm sâu xuống lòng đất là nước ở dạng:

a Nước mao quản b Nước trọng lực c Nước ở thể hơi d Nước ngầm

13 Để xác định lượng nước co trong đất người ta sấy đất ở nhiệt độ:

Trang 10

a 100oC b 101oC c 103oC d 105oC

14 Khi cho đất đã tán nhỏ vào cốc nước khấy đều lên thì phần lắng dưới đáy cốc là:

a Chất vô cơ b Chất hữu cơ c Chất mùn d Tất cả sai

15 Khi cho đất đã tán nhỏ vào cốc nước khấy đều lên thì phần nổi là:

a Chất vô cơ b Chất hữu cơ c Chất mùn d Tất cả sai

16 Khi cho đất đã tán nhỏ vào cốc nước khấy đều lên thì phần làm cho nước đục là:

a Chất vô cơ b Chất hữu cơ c Chất mùn d Tất cả sai

17 Đất là sản phẩm biến đổi từ đá dưới tác động của:

a Nhiệt độ, nước, gió b Khí hậu và con người

c Khí hậu và sinh vật d Khí hậu, con người, sinh vật

18: Đất trồng theo quan niệm nông học là:

a Các loại đất: Sét, cát thịt, cát pha

b Bề mặt vỏ trái đất có chưa nhiều chất dinh dưỡng

c Có độ tơi xốp: dễ hút nước, thấm nước và thoát nước

d Câu a, b, c đều đúng

19 Lượng oxi trong đất như thế nào so với lượng oxi trong khí quyển:

a Ít hơn b Nhiều hơn c Bằng nhau d Cả 3 câu đều sai

20 Các VSV trong đất phân hủy xác động vật và thực vật thành:

a Chất hữu cơ phức tạp b Chất hữu cơ đơn giản

c Chất hữu cơ phức tạp và chất khoáng d Chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng

Trang 11

BÀI 4: Thực hành: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT

BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (VÊ TAY)

1 Đất không thể vê được là:

8 Tính chất sau đây thuộc loại đất nào?

“… cỡ hạt to chiếm đa số, thấm thóat nước tốt, không úng nhưng dễ bị hạn, rữa trôi nhiều, ít chất hữu cơ, nghèo dinh dưỡng …”

a Đất bùn b Đất thịt c Đất cát d Đất sét

9 Đặc điểm sau đây là của loại đất nào?

“ … đất chứa nhiều muối làm kết cấu của đất kém, mùa khô đất nứt nẻ, cứng, mùa mưa đất dính, lầy, hạt đất nhỏ, các khe hở nhỏ …”

a Đất phèn b Đất mặn a Đất xám bạc màu d Đất sét

Trang 12

c Chứa nhiều vật liệu sinh phèn như: sắt, lưu huỳnh d Có địa hình cao

2 Đất mặc có độ muối tan là:

3 Xói mòn là hiện tượng:

a Chất dinh dưỡng bị cuốn theo chiều dọc

b Chất dinh dưỡng theo nước trọng lực cuốn trôi xuống sâu

c Chất dinh dưỡng trên bề mặt bị cuốn trôi

d Không gây ảnh hưởng đến đất trồng

4 Rửa trôi là hiện tượng:

a Chất dinh dưỡng bị cuốn theo chiều ngang

b Chất dinh dưỡng theo nước trọng lực bị cuốn trôi xuống sâu

c Chất dinh dưỡng trên bề mặt bị cuốn trôi

d Không gây ảnh hưởng đến đất trồng

5 Đất xám bạc màu có đặc điểm:

a Tầng đất mặt mỏng, đất kiềm b Có nồng độ muối cao

c Nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt mỏng, đất chua d Chứa nhiều chất dinh dưỡng

6 Cải tạo đất phèn người ta thường dùng biện pháp:

a Cày nông, bừa sụt, thay nước liên tục, giữ nước thường xuyên

b Cày sâu, bừa kĩ, bón nhiều phân hữu cơ

c Phơi đất nhiều ngày để giảm phèn

d Bón nhiều phân hóa học có gốc sulfat

Trang 13

7 Tích cực áp dụng biện pháp thủy lợi để cải tạo đất:

c Đất mặn, đất phèn d Đất đồi dốc, đất chua

8 Đối với loại đất cát ven biển, biện pháp bảo vệ đất hiệu quả nhất là:

a Trồng cây lâu năm b Trồng cây chắn gió, cố định cát

c Tạo đai cây xanh d Thực hiện nông lâm kết hợp

9 Độ pH của đất mặn thường là:

a 4.5 - 5.5 b 5.5 - 6.5 c 6.5 - 7.5 d 7.5 - 8.5

10 Làm ruộng bậc thang ở vùng đất dốc nhằm mục đích:

a Tạo vẻ đẹp cho vùng đồi núi

b Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế rửa trôi, xói mòn

c Tận dụng đất trồng

d Tăng sản lượng nông sản

11 Đối với đất phèn, cần thay nước thường xuyên nhằm mục đích:

a Tháo nước có hòa tan phèn và thay thế bằng nước ngọt

b Để đất không bị khô

c Tăng lượng ôxi cho đất

d Để đất luôn luôn ẩm

BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT

1 Phân bón được chia thành:

2 Trong phân bón, những nguyên tố đa lượng bao gồm:

a N, P, K b Mg, Na, N c Fe, S, P, Ca d K, Cl, Bo

3 Trong phân bón, những nguyên tố trung lượng bao gồm:

a N, P, K b Ca, Na, Mg, S c Cu, Fe, S d N, Na, K, Mg

4 Phân đạm có vai trò:

a Giúp cây cứng chắc b Phát triển bộ rễ cây

c Tăng khả năng chống chịu của cây d Phát triển thân, lá, cành

5 Phân lân có vài trò:

a Giúp cây cứng chắc b Kích thích sự phát triển của rễ cây

c Tăng lượng đường trong quả d Phát triển thân, lá, cành

6 Phân kali có vai trò:

a Giúp cây cứng chắc b Phát triển bộ rễ cây

c Tăng khả năng chống chịu của cây d Phát triển thân, lá, cành

7 Các loại cây xanh chứa đạm được vùi vào đất để làm phân bón gọi là:

Trang 14

8 Những loại phân bón nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?

a Khô dầu, than bùn, urê

b Phân gia súc, bèo hoa dâu, cây điền thanh

c Lân nung chảy, phân rác, khô dầu

d Đạm sulfat, kaliclorua

9 Những loại phân bón nào sau đây thuộc nhóm phân hóa học?

a Phân hỗn hợp, phân vi lượng, đạm, lân, kali

b Lân nung chảy, phân rác, khô dầu

c Khô dầu, than bùn, urê

d Phân gia súc, bèo hoa dâu, cây điền thanh

10 Đặc tính của phân vi sinh là:

a Có khả năng tự phân hủy cao

b Chứa vi sinh vật phân hủy chất dinh dưỡng

c Chứa chất dinh dưỡng khó tan

d Tất cả sai

11 Phân xanh được sử dụng như thế nào?

a Cần ủ cho hoai mục, bón một số lượng lớn, phải vùi ngay để tránh mất đạm

b Không cần ủ, bón một số lượng lớn, phải vùi ngay để tạo chất mùn cho đất

c Không cần ủ, bón chung với phân hóa học

d Cần ủ cho hoai, trộn thêm lân, bón một số lượng lớn trên bề mặt đất

12 Đặc điểm của phân hữu cơ là:

a Chứa chất dinh dưỡng ở dạng dễ hòa tan b Chứa ít chất dinh dưỡng

c Chứa nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó hòa tan d Dùng để bón thúc

13 Phân chuồng là:

a Hỗn hợp phân thú và phân hóa học

b Phân cảu các thú nhốt trong chuồng

c Một hỗn hợp phân thú, nước tiểu, chất độn

d Phân bò, heo, gà trộn lẫn nhau

14 Điều nào sau đây là sai đối với phân vi sinh vật:

a Cung cấp nốt sần cho cây họ đậu

b Kích thích việc phân giải chất hữu cơ

c Phân giải lân khó tiêu thành dễ tiêu

d Phân hủy đạm hữu cơ thành đạm tự do

15 Điều nào sau đây là sai khi bón phân trực tiếp vào gốc cây?

a Cây dễ sử dụng b Đơn giản, dễ thực hiện

16 Các vi sinh vật trong đất phân hủy xác động vật và thực vật thành:

a Chất hữu cơ phức tạp b Chất hữu cơ đơn giản

c Chất hữu cơ phức tạp và chất khoáng d Chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng

17 Phân urê (diêm lạnh) có đặc điểm:

a Dễ hòa tan, dễ hút ẩm, không mùn b Dễ hòa tan, có mùn

Trang 15

c Khó hòa tan, dễ hút ẩm d Khó hòa tan, có mùn

18 Việc bón phân vào đất nhằm:

a Tăng chất lượng nông sản, tăng độ phì nhiêu

b Chỉ để tăng năng suất cây trồng

c Tăng độ phì nhiêu, chất lượng và năng suất

d Tăng độ phì nhiêu và tăng năng suất

19 Cây lúa dễ bị đỗ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do:

a Thừa lân b Thừa đạm c Thiếu kali d Thiếu vi lượng

20 Trong thành phần phân bón, nguyên tố magiê (Mg)có chức năng:

a Là thành phần cấu tạo diệp lục b Là thành phần cấu tạo vách tế bào

c Là thành phần tham gia trao đổi chất d Là thành phần của các axit amin

21 Trong thành phần phân bón, nguyên tố magiê (Mg)có vai trò:

a Giúp cho màng tế bào vững chắc b Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân

c Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc d Duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể

22 Trong thành phần phân bón, nguyên tố lưu huỳnh (S) có vai trò:

a Giúp cho màng tế bào vững chắc b Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân

c Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc d Duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể

23 Trong các nguyên tố trung lượng, nguyên tố đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axít hữu cơ trong cây là:

24 Nguyên tố trung lượng canxi (Ca) có chức năng:

a Giúp quá trình phân chia tế bào bình thường

b Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân

c Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc

d Duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể

25 Nguyên tố trung lượng canxi (Ca) có vai trò:

a Giúp cho màng tế bào vững chắc và thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân và hoạt hóa enzym

b Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc và hoạt hóa enzym

c Giúp cho màng tế bào vững chắc và duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể và hoạt hóa enzym

d Giúp cho màng tế bào vững chắc và hoạt hóa enzym

26 Cơ sở khoa học của vấn đề bón phân là:

a Bón phân để cung cấp nguyên tố đa lượng, vi lượng cho cây trồng

b Cây trồng hút chất dinh dưỡng NPK nên ta bón phân

c Cây trồng hút chất dinh dưỡng dễ tiêu cần thiết mà đất cung cấp không đầy đủ

d Cả 3 câu trên đều đúng

27 Tính chất nào sau đây không phải của chất mùn:

a Chứa 10 – 15% chất đạm

b Có tính axit, màu nâu đen

c Chất hữu cơ cao phân tử

d Là sản phẩm của sự biến đổi xác hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w