1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 12 THPT của tỉnh kiên giang (tt)

17 337 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN VĂN TÚ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Lí lu

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN TÚ

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lý

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN ĐỨC VŨ

Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Trần Văn Tú

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của quý Thầy, Cô cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này

Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ

tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc với PGS.TS Nguyễn Đức Vũ, người Thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện và hoàn thành đề tài này

Tác giả cũng xin cảm ơn các các đồng chí lãnh đạo Sở, lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban Sở GDĐT Kiên Giang; Ban Giám hiệu, Thầy, Cô và học sinh các Trường Trung học phổ thông: Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hùng Sơn thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm đề tài Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu khoa học của tác giả còn hạn chế, nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hiện hơn!

Trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2018

Tác giả

Trần Văn Tú Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC 1

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ 7

A MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 11

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 11

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 12

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài 12

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài 12

7 Lịch sử nghiên cứu đề tài 13

8 Kết cấu của đề tài 14

B NỘI DUNG 15

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT CỦA TỈNH KIÊN GIANG 15

1.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi 15

1.1.1 Học sinh giỏi và học sinh giỏi Địa lí 15

1.1.1.1 Học sinh giỏi 15

1.1.1.2 Học sinh giỏi Địa lí 16

1.1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 17

1.1.2.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi 17

1.1.2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 18

1.1.3 Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 19

1.2 Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí THPT 21

1.2.1 Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí THPT 21

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

1.2.2 Những ưu điểm của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn

Địa lí THPT 23

1.2.3 Những hạn chế của chương trình bồi dưỡng HSG môn Địa lí THPT 24

1.3 Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh giỏi lớp 12 THPT 25

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh giỏi lớp 12 THPT 25

1.3.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh giỏi lớp 12 THPT 26

1.4 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 27

1.4.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của tỉnh

Kiên Giang 27

1.4.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang: 27

1.4.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo của tỉnh Kiên Giang: 29

1.4.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng công tác BDHSG môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 31

1.4.2.1 Mục đích khảo sát 31

1.4.2.2 Nội dung khảo sát 31

1.4.2.3 Đối tượng khảo sát 31

1.4.2.4 Phương pháp khảo sát 31

1.4.3 Thực trạng về nhận thức của CBQLGD, GV, HS và CMHS đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 32

1.4.4 Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 36

1.4.5 Thực trạng về đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 42

1.4.6 Thực trạng về đội tuyển học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 45

1.4.7 Thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 46

1.4.8 Thực trạng về công tác giám sát, đánh giá đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 47

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

1.4.9 Thực trạng về chế độ, chính sách đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 48 1.4.10 Thực trạng về công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 49 1.4.11 Thực trạng về công tác xã hội hóa đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 51

Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT CỦA TỈNH KIÊN GIANG 53

2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 53 2.1.1 Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 53 2.1.2 Cải tiến, hoàn thiện công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT theo hướng đổi mới, bền vững 53 2.1.3 Đổi mới phương thức tuyển chọn đội tuyển học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 12 THPT 54 2.1.4 Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 12 THPT 55 2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 56 2.2.1 Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Hội đồng bộ môn Địa lí cấp THPT đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT………… 56 2.2.2 Chú trọng đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 56 2.2.2.1 Tăng cường đổi mới phương pháp dạy bồi dưỡng HSGQG 56 2.2.2.2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV

2.2.3 Quản lý tốt hoạt động học tập của đội tuyển học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 60

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

2.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

môn Địa lí lớp 12 THPT 63

2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến công tác giám sát, đánh giá; chế độ, chính sách; công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 63

2.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 63

2.3.2 Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 64

2.3.3 Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 THPT 65

2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến công tác xã hội hóa đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 66

2.4.1 Thực hiện tốt tác phối hợp, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 12 THPT 66

2.4.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực vận động sự ủng hộ, tài trợ của các Mạnh thường quân, các nhà tài trợ đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 12 THPT 67

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69

3.1 Mục đích thực nghiệm 69

3.2 Nội dung thực nghiệm 69

3.3 Tổ chức thực nghiệm 69

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 69

3.3.2 Thời gian thực nghiệm 69

3.4 Phương pháp thực nghiệm 70

3.5 Kết quả thực nghiệm 70

3.6 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 74

3.7 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 76

3.8 Đề xuất sau quá trình thực nghiệm 76

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1 Kết quả đạt được 77

2 Hạn chế của đề tài 78

3 Đề xuất, kiến nghị 78

4 Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo của đề tài 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

2 BDHSG Bồi dưỡng học sinh giỏi

3 CMHS Cha mẹ học sinh

4 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

5 CSVC Cơ sở vật chất

6 ĐDDH Đồ dùng dạy học

7 ĐTB Điểm trung bình

8 GDĐT Giáo dục đào tạo

11 HSG Học sinh giỏi

12 HSGQG Học sinh giỏi quốc gia

13 HĐBM Hội đồng bộ môn

14 PPDH Phương pháp dạy học

15 PTDH Phương tiện dạy học

17 TBDH Thiết bị dạy học

19 THPT Trung học phổ thông

22 XHHGD Xã hội hóa giáo dục

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của công tác BDHSG môn

Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 33

Bảng 1.2 Kết quả tổng hợp về nhận thức của HS, mức độ quan tâm của CMHS đối

với việc học BDHSG môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 34

Bảng 1.3 Kết quả thi HSG cấp trường môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

Nguyễn Hùng Sơn 36

Bảng 1.4 Kết quả thi HSG cấp trường môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

Nguyễn Trung Trực 37

Bảng 1.5 Kết quả thi HSG cấp trường môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 37

Bảng 1.6 Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

Nguyễn Hùng Sơn 38

Bảng 1.7 Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

Nguyễn Trung Trực 38

Bảng 1.8 Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

chuyên Huỳnh Mẫn Đạt 38

Bảng 1.9 Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh

Kiên Giang 39

Bảng 1.10 Kết quả thi HSGQG môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT

Nguyễn Hùng Sơn 41

Bảng 1.11 Kết quả thi HSG cấp quốc gia môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường

THPT Nguyễn Trung Trực 41

Bảng 1.12 Kết quả thi HSGQG môn Địa lí lớp 12 THPT của Trường THPT chuyên

Huỳnh Mẫn Đạt 41

Bảng 1.13 Kết quả thi HSGQG môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang 42

Bảng 1.14 Thống kê số lượng giáo viên Địa lí cấp THPT của tỉnh Kiên Giang

(Năm học 2016-2017) 42

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

Bảng 1.15 Thực trạng đội ngũ GV dạy bồi dưỡng HSGQG môn Địa lí lớp 12

THPT của tỉnh Kiên Giang 44 Bảng 1.16 Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của các điều kiện CSVC,

TBDH, PTDH đối với công tác BDHSG môn Địa lí 47 Bảng 1.17 Tổng hợp ý kiến đánh giá về các hình thức khen thưởng HSG môn Địa lí

lớp 12 của tỉnh Kiên Giang 51 Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQLGD và GV về tính cấp thiết

của các nhóm giải pháp 70 Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQLGD và GV về tính khả thi

của các nhóm giải pháp 72 Bảng 3.3 So sánh ĐTB giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 75

Biểu đồ 3.1 So sánh ĐTB giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 75

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, trong suốt quá trình lịch sử phát triển của đất nước, ở bất

cứ thời đại nào cũng vậy, nhân tài luôn được xem là “nguyên khí của quốc gia” như lời của Tiến sĩ Thân Nhân Trung thời Hậu Lê cũng như Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khẳng định Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang sống trong thời đại mà

sự phát triển, hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra một cách nhanh chóng và quyết liệt trên quy mô toàn cầu

Kinh nghiệm cho thấy rằng, chìa khóa của sự phát triển và tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… chính là bởi vì các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển

Ở nước ta, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ luôn được xem là động lực và quốc sách hàng đầu, là then chốt trong sự nghiệp xây dựng

và phát triển đất nước Điều đó đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết của Trung ương Đảng đã ban hành: Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa

IV, năm 1979; Nghị quyết số 04 NQ/HNTW khóa VII, năm 1993 và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp, hóa hiện đại hóa và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới Chính

vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Chính phủ đã khẳng định:

“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

con người Việt Nam”; “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” Đồng thời đề cập một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục là:

“Phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng” [36] và một trong những giải pháp về đổi mới giáo dục là: “Chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lượng cao để đào tạo bồi dưỡng các tài năng” [36]

Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia theo quyết định số 56/2011/TT-BGDĐT Điều 2 của Quy chế này nêu rõ: “Thi chọn HSG cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước” [7]

Bồi dưỡng nhân tài phải được thực hiện sớm ngay từ cấp Tiểu học, Trung học

cơ sở, Trung học phổ thông (THPT) Trong đó, việc bồi dưỡng nhân tài ở cấp THPT được thể hiện ở công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG), trong đó có BDHSG môn Địa lí lớp 12 THPT

Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông Từ năm học 1997-1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (HSGQG) lớp 12 THPT, trong đó có bộ môn Địa lí trên phạm vi cả nước Nhiều học sinh (HS) dự thi môn Địa lí đạt giải chính thức qua các

kì thi được tuyển thẳng vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT, đã và đang có những đóng góp nhất định tùy theo cương vị của mình vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và công cuộc xây dựng, phát triển bảo và vệ đất nước

Công tác BDHSG, trong đó có việc BDHSG môn Địa lí lớp 12 THPT của tỉnh Kiên Giang đã được các cấp quản lý giáo dục, giáo viên (GV), HS và cha mẹ học sinh (CMHS) đặc biệt quan tâm và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều cập như: Công tác tuyển chọn, chất lượng đội tuyển chưa cao; phương pháp dạy học (PPDH) chưa đạt hiệu quả tốt; đội ngũ giáo viên

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 19/10/2018, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w