Cùng với sự ra đời của Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ lần lượt được ban hành: Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 02/01/2004 c
Trang 1MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN 3
3 MỤC TIÊU 4
3.1 Mục tiêu chung 4
3.2 Mục tiêu cụ thể 4
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 8
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 8
1.1.2 Đặc điểm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 12
1.1.3 Phân loại kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 14
1.1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 16
1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 17
1.2.1 Khái niệm pháp luật kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 17
1.2.2 Đặc trưng của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 18
Trang 21.2.3 Nội dung pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định 19
1.2.2.1 Quy định về chủ thể kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 20
1.2.2.2 Quy định về chủ thể kinh doanh dịch vụ bến bãi 23
1.2.2.3 Quy định đặc thù về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định 29
1.2.2.4 Quan hệ pháp lý giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải và doanh nghiệp kinh doanh bến bãi 32
1.2.2.5 Ràng buộc pháp lý giữa dịch vụ kinh doanh vận tải với các dịch vụ bổ trợ khác 33
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINGAPORE VÀ VƯƠNG QUỐC BỈ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 36
1.3.1 Vận tải hành khách bằng đường bộ của Singapore 36
1.3.2 Quản lý vận tải hành khách bằng đường bộ ở Vương quốc Bỉ 37
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG 42
2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 42
2.1.1 Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 42
2.1.2 Quy định về trình tự, thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 43
2.1.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 45
2.1.4 Quy định về kiểm tra, giám sát và xử lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 47
2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TẠI TỈNH KIÊN GIANG 49
Trang 32.3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH 52
2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 52
2.3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 53
2.3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi cho các doanh nghiệp 53
2.3.2.2 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động 55
2.3.3 Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 55
2.3.3.1 Hoàn thiện pháp luật kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định 55
2.3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ 58
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
LGTĐB: Luật Giao thông đường bộ
GTVT: Giao thông vận tải
HTX: Hợp tác xã
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Quy Chuẩn điều kiện phân loại Bến xe khách 24
Bảng 2.1 Dự báo khối lượng hành khách luân chuyển phân theo phương thức
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam vận tải hành khách bằng ô tô là một loại hình dịch vụ thương mại phổ biến trong mọi nền kinh tế Xã hội chúng ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân ngày càng tăng và đòi hỏi vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng đường bộ nói riêng luôn phải có sự phát triển tương ứng để thỏa mãn tốt nhu cầu đó Thực tế trong những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải liên tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả số lượng, chất lượng và đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có truyền thống lâu đời về quản lý, khai thác kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ Điều này đặt ra thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước phải sửa đổi,
bổ sung, thay thế các quy định sao cho hoạt động vận tải hành khách phải phù hợp với quá trình vận hành thực tế Do đó, Nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh
tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông qua các chính sách và hệ thống luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giao thông đường bộ trong thực tiễn cuộc sống, tại kỳ họp thứ 9, khóa X ngày 29/6/2001, Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QHX
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực ngày 01/01/2002 Cùng với sự ra đời của Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ lần lượt được ban hành: Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô; Quyết định số 08/2005/QĐ- BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe ô tô khách; Quyết định số 09/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách bằng
ô tô theo tuyến cố định và vận tải khách bằng ô tô theo hợp đồng; Nghị định số 110/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/09/2006 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô… Hệ thống văn bản pháp luật nêu trên bước đầu đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng cải thiện công tác tổ chức, điều hành vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, giúp cho hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đạt hiệu quả cao
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sau quá trình áp dụng hệ thống văn bản trên đã bộc lộ những mặt hạn chế, không những công tác quản lý vận tải hành khách bằng
Trang 7xe ô tô theo tuyến cố định bị buông lỏng mà hiện tượng tiêu cực trong hoạt động vận tải này còn gia tăng Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 4, khóa XII, ngày 13/11/2008 Quốc hội nước
ta thông qua Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thay thế Luật Giao thông đường
bộ năm 2001 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, qua đó nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
Tại tỉnh Kiên Giang hiện có 292km đường quốc lộ, 727km đường tỉnh lộ, 57 km đường hành lang ven biển, 636km đường huyện lộ, 638km đường đô thị và 7.084km đường giao thông nông thôn, là tỉnh có mật độ phát triển giao thông nhanh nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang hiện đang quản lý 21.381 ô tô với 122 tuyến vận tải đường bộ.1Tính chung 12 tháng vận tải hành khách năm 2017 ước đạt 76,03 triệu lượt khách, đạt 100,22% kế hoạch, tăng 8,87% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển 4.442,22 triệu HK.km, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,76% Bao gồm: vận tải hành khách đường bộ 61,79 triệu lượt khách, tăng 9,69%
so cùng kỳ; luân chuyển 3.571,12 triệu lượt khách.km, tăng 9,53%.2
Qua các số liệu trên cho thấy việc ra đời của Luật Giao thông đường bộ năm 2008
và các nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm đã tạo nên sự hoàn thiện hệ thống pháp luật giao thông đường bộ nước ta, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các hoạt động vận tải hành khách Tuy nhiên, do biến động của tình hình thực tế nên nhiều vấn đề pháp lý hiện nay vẫn còn hạn chế, bất cập cần được khắc phục để phát huy tối đa vai trò của pháp luật trong việc nâng cao công tác tổ chức quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, qua đó phát triển bền vững hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiến nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật
về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định - qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình Qua nghiên
1 Hoàng Nghiệp (2018), “Ngành GTVT Kiên Giang vượt khó, quyết hoàn thành nhiệm vụ năm 2018”, http://www.baogiaothong.vn/nganh-gtvt-kien-giang-vuot-kho-quyet-hoan-thanh-nhiem-vu-nam-2018- d243950.html, truy cập ngày: 28/4/2018
2 Cục Thống kê Kiên Giang (2018), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và 12 tháng năm 2017
Trang 8cứu những vấn đề chủ yếu của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Việt Nam, đồng thời qua hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật, từ đó chỉ ra những mặt còn hạn chế, bất cập và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Việt Nam
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Cho đến nay có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định dưới những khía cạnh khác nhau Tác giả đã nghiên cứu một số công trình nghiên cứu như:
Phạm Việt Cảm (2013), Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Đà Nẵng Luận văn nghiên cứu
các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ và phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại Việt Nam, thực tiễn phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó đưa ra các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển loại hình dịch vụ này
Đỗ Thị Hải Như (2015), Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách đường bộ
ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Trên cơ sở phân
tích một số quy định pháp luật hiện hành về vận tải hành khách bằng đường bộ, luận văn
đi sâu phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động thực thi pháp luật về vận tải hành khách trên địa bàn cả nước, đồng thời đưa ra các ý kiến góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vận tải hành khách bằng đường bộ trong điều kiện hiện nay
Trần Anh Vũ (2017), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ theo tuyến đường dài và tuyến cố định, luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Trà Vinh Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ theo tuyến đường dài và tuyến cố định, qua đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật vào điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực trên,
từ đó đề xuất, kiến nghị bổ sung nhằm hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ theo tuyến đường dài và tuyến cố định tại Việt Nam
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Hiệp hội vận tải ô tô Việt
Nam (VATA), Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Hội thảo “Điều
Trang 9kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô: Vấn đề và kiến nghị” ngày 23/01/2018, Hà Nội Hội
thảo tập trung thảo luận về các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ô tô, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và kiến nghị; trong đó tập trung vào Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 hướng dẫn về kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải bằng xe ô tô; giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã trình bày khái quát và sáng tỏ về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ Tuy nhiên, những công trình trên chỉ phân tích một hoặc một vài khía cạnh của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ, khái quát các loại hình vận tải mà không đi sâu nghiên cứu toàn diện các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và nghiên cứu thực trạng áp dụng
tại địa bàn tỉnh Kiên Giang Do đó, luận văn “Pháp luật về kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định - qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là một đề tài nghiên cứu có tính mới, thể hiện ở việc tác giả nghiên cứu toàn diện
các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như: điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục cấp phép kinh doanh, quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm…, làm rõ những thay đổi, điều chỉnh trong quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Việt Nam
3 MỤC TIÊU
3.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Kiên Giang, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật, lý giải nguyên nhân
và kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể gồm:
Trang 10- Phân tích cơ sở lý luận về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, qua đó thấy được những đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải này so với các hoạt động kinh doanh vận tải khác
- Phân tích và hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định để đánh giá toàn diện các quy định pháp luật về lĩnh vực này
- Khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô
tô theo tuyến cố định tại tỉnh Kiên Giang, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và trong quá trình áp dụng pháp luật
- Trên cơ sở khoa học về sự cần thiết và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật
về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, tác giả kiến nghị một số giải pháp pháp lý cơ bản và các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Việt Nam
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Từ cơ sở lý luận đó, một số đề xuất nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô
tô theo tuyến cố định và hoàn thiện pháp luật Việt Nam để tránh những bất cập trong việc thực thi pháp luật và quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe ô tô theo tuyến cố định
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, đề tài có phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và thực tiễn áp dụng pháp luật tại tỉnh Kiên Giang, có sự nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách ằng xe ô tô theo tuyến cố định
Phạm vi về thời gian: Vấn đề pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô
tô theo tuyến cố định đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận từ lâu, tuy nhiên đề tài chỉ