Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
2,97 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG . Đề tài : TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY . HỌC VẬT LÝ Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm Năm học :2014-2015 Phòng GD ĐT Thanh Oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Phương Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 1 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014-2015 SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982 Năm vào ngành : 1-11-2012 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung Trình độ chuyên môn : Đại học lý Hệ đào tạo : Từ xa Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 9 Trình độ Ngoại ngữ : Danh hiệu thi đua đã đạt : PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài : 1.1.Cơ sở lí luận Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp 2 giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặt biệt trong công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường trung học cơ sở. Chương trình vật lí trung học cơ sở có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ này bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản phổ thông vá thói quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở các em năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra. Đổi mới phương pháp dạy nhất là tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm, giáo viên phải làm sao phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp học sinh giải quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc mâu thuẫn nhận thức. 1.2 . Cơ sở thực t ế: Sau một thời gian giảng dạy Vật lý ở trường THCS Phương Trung ,THCS Liên Trung (Đan Phượng )và đến thăm quan một số trường khác trong huyện nữa,tôi nhận thấy một số điều sau: Vật lý cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau . Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Vật lý chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Vật lý, sợ học môn Vật lý . Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Vật lý phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức khô khan, không chịu vận dụng vào thực tế. 3 Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Vật lý mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Vật lý chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có sự so sánh vận dụng linh hoạt ,gắn kết liên môn với các môn học khác và vận dụng càng nhiều với thực tế thì càng dễ dàng tiếp thu,ghi nhớ sâu được kiến thức . Giáo viên chưa tích cực thay đổi phương pháp dạy học trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập tẻ nhạt,giờ học trở nên khô khan, nặng nề. Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề cụ thể. Nhằm giúp giáo viên Vật lý có thể áp dụng vào giảng dạy môn Vật lý một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Vật lý trong chương trình cấp THCS. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật lý và thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật lý và lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm . Để góp phần khắc phục hạn chế đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như Ngữ Văn,lịch sử , sinh học,mĩ thuật… Và qua nhiều tiết học có sự kết hợp như vậy học sinh thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: +Phương pháp đọc tài liệu +Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm +Phương pháp điều tra thực tiễn +Phương pháp kiểm tra , đối chiếu, so sánh 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu +Học sinh lớp 9A 1 trường THCS Phương Trung +Phạm vi nghiên cứu : Trong suốt năm học 2014-2015 5. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 9-10 : khảo sát thực tế Tháng 11-12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại về kĩ năng làm thí nghiệm vật lý 4 Các tháng còn lại áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao kĩ năng làm thí nghiệm vật lý kết hợp sử dụng nhiều dụng cụ thí nghiệm sẵn có ,sưu tầm,tự làm. 6.Tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa vật lí 9 – NXB giáo dục. 2. Sách giáo viên vật lí 9 – NXB giáo dục, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí THCS – NXB giáo dục. 3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III – NXB giáo dục 4.Tài liệu tập huấn giáo viên môn vật lí về dạy học kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng- BGD và ĐT 5.Bài viết bình về hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng của Trương Quang Cảm 6.Bài viết của phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành gỡ rối dạy học 'tích hợp, liên môn” PHẦN II. NỘI DUNG I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1- Cơ sở lí luận: - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Vật lý, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này” Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình 5 thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 2. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Về phía học sinh : Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 2.2. Về phía giáo viên : Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm kĩ năng và thao tác trên dụng cụ. Bên cạnh đó, khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc tự làm thiết bị dạy học, hạn chế về thời gian, kinh phí… Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Giáo viên có gặp khó khăn? 6 Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn. Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn. Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. 2.3 . Về cơ sở vật chất : Ngay từ đầu năm, nhà trường đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học. Trường có trang bị thiết bị thực hành nhưng chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, không có phòng học thí nghiệm nên cũng khó khăn cho giờ dạy Vật lý Hầu như chưa có định hình, kinh nghiệm về dạy học có tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý 2.4 .Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu * Những ưu điểm : Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được áp dụng trong nhà trường giúp học sinh phát huy được vai trò chủ động của mình trong việc lĩnh hội kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh 7 trong quá trình học tập. Cùng với việc đổi mới về phương pháp, một số phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng vào quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp giúp giờ học sinh động và mang lại hiệu quả cho giờ học.Các em học sinh đang trong lứa tuổi thích khám phá ,thích tham gia vào các hoạt động sáng tạo như tự tạo đồ dùng thí nghiệm đơn giản hoặc tìm kiếm ở xung quanh cuộc sống hằng ngày. Hàng năm, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội , phòng giáo dục huyện Thanh Oai đều có tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên môn Vật lý với mục đích nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn này. * Những bất cập Chúng ta đã và đang đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Song, một thực tế đáng buồn là còn nhiều thầy cô giáo chưa thật quan tâm đến cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với môn Vật lý,không thể thiếu những thí nghiệm Giờ học vật lý phần lớn là dạy chay, không sử dụng đồ dùng thí nghiệm nên rất tẻ nhạt,khô khăn cứng nhắc,học sinh không tích cực học tập,mà học lấy lệ ,học chống đối ,các em viết cho đủ bài nếu giáo viên nhắc nhở.Bản thân các em học sinh rất thích được tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm trước các tiết học ,nhất là những đồ dùng đơn giản mà các em có thể mang từ nhà hoặc tự làm nên nếu như giáo viên dặn dò tỉ mỉ và hướng dẫn các em cuối các tiết học chuẩn bị cho tiết học sau thì các em rất tích cực tham gia. Khi được phân công dạy môn Vật lý tại lớp 9A1, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, kết quả như sau: Số học sinh thích học môn vật lý là: 10 em Số học sinh thấy bình thường là : 18 em Số học sinh sợ học vật lý là : 17 em 3. Các giải pháp : Một số nội dung tích hợp cụ thể: 3.1. Tích hợp với môn Ngữ Văn: Trong bài 48.MẮT, SGK Vật lý 9,giáo viên có thể tích hợp với môn Ngữ Văn ngay trong phần mở đầu bài: GV: Trong văn học và cuộc sống hàng ngày, các em thường được nghe nói “mắt là cửa sổ tâm hồn”, hay “Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” đã thể hiện vai trò cực kì quan trọng của Mắt .Vậy trong môn Vật lý,mắt còn được xem như một thấu kính hội tụ nhưng có những điểm rất đặc biệt ,đó là gì?Cô và các em sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay Tiết 53.bài 48.MẮT Khi GV giảng xong phần I.Cấu tạo của mắt ,để thay đổi không khí học tập, tạo nên những cảm xúc mới lạ và ghi nhớ kiến thức của bài học một cách hết sức tự nhiên mà vẫn sâu sắc, góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và 8 hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.Giáo viên có thể vận dụng một số câu thơ của nhà thơ Quang Dũng có hình tượng đôi mắt để thay đổi không khí học tập thú vị hơn,bớt khô khan máy móc,chẳng hạn như: GV:Các em vừa tìm hiểu xong phần I.cấu tạo của mắt,biết được hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và màng lưới nhưng các em có biết hình tượng đôi mắt còn đi vào trong thơ văn với rất nhiều biểu cảm, sắc thái khác nhau,khiến cho người đọc nhớ mãi ,như trong bài thơ “Tây Tiến”: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùng Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Bên cạnh đôi mắt oai hùng, ta còn bắt gặp đôi mắt tràn đầy tình cảm với bao thương nhớ, biết buồn cô quạnh trong những sáng heo may, biết mong chờ bên dòng sông mưa rơi lớp lớp.Đó là hình ảnh đôi mắt trong bài thơ Đôi bờ được sáng tác 1948: Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm heo về một sớm mai? Sang phần II.Sự điều tiết của mắt, GV có thể sử dụng đoạn thơ ở bài Mắt người Sơn Tây tích hợp thêm Vầng trán em mang trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em đã bao ngày em nhớ thương? Như vậy,cứ xen kẽ một cách nhẹ nhàng ,tự nhiên học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được khi liên tưởng đến những sự vật hiện tượng đang học bằng hình ảnh miêu tả của các bài thơ.Mà chúng ta đều đã biết thơ văn dễ đi vào trí nhớ và tình cảm của con người nên kiến thức bài học cũng tự nhiên ngấm sâu vào các em. Trong bài 52.Ánh sáng trắng và ánh sáng màu, GV có thể tích hợp với phần mở đầu bài như sau: GV:Các em đã khi nào tưởng tượng ,nếu cuộc sống không có ánh sáng ,không có màu sắc thì con người sẽ ra sao chưa ? Chắc hẳn chỉ là tăm tối, là màu đen buồn tẻ và khi đó nếu chợt loé lên một tia sáng nhỏ nhoi thì con người sẽ cảm thấy đáng quý biết bao.Cảm nhận đó đã được viết thành thơ như sau: 9 Đi gần hết quãng đời tăm tối Chợt lóe lên ánh sáng cuối đường hầm Ánh sáng của tình yêu và hy vọng Vậy ánh sáng có từ đâu ,có những cách nào để tạo ra ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu Tiết 57.bài 52.Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Sau khi học xong phần I.Nguồn ánh sáng trắng và ánh sáng màu ,các em đã được biết mặt trời là một nguồn sáng tự nhiên vô tận,và vô cùng quý giá , không thể thiếu đối với sự sống trên trái đất.Mặt trời tạo ra ánh sáng trắng là những tia nắng ẩn hiện trong các bài thơ văn nổi tiếng như: Nắng xuân trong thơ Hàn Mặc Tử có màu tươi mơn mởn như trái cây vừa chín mọng: Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. (Mùa xuân chín) Cũng vào mùa xuân, nhưng nắng ban mai trong “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ có màu “tía” và thật tinh nghịch như ánh mắt của cô thôn nữ hồn nhiên, trêu đùa với thi nhân: Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. Còn vào buổi chiều xuân, trong thơ Huy Cận, màu nắng có phần phai nhạt: Nắng vàng lạt lạt Ngày đi chầy chầy. (Chiều xuân) Trong bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu, Trong phần mở đầu bài GV có thể tích hợp GV đọc đoạn thơ: Em hỏi tôi yêu màu xanh hay tím? Tôi biết nói sao yêu màu tím hay xanh. 10 [...] .. . chắc”.Chẳng hạn như khi dạy bài Lực đẩy Acsimet -Vật lý 8 hay 12 Định luật Ôm -Vật lý 9 ,GV có thể lồng ghép những câu chuyện lịch sử viết về các nhà Vật lý học nổi tiếng đó 3.4 .Tích hợp với môn Sinh học: Sinh học cũng luôn song hành cùng Vật lý, đã có cả một ngành khoa học đặc biệt gọi là Lý sinh học. GV có thể lồng ghép kiến thức sinh học vào các tiết học Vật lý Cụ thể trong bài 48.Mắt và bài 49.Mắt .. . nhớ lâu bài học mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình 3.2 Tích hợp với môn Mĩ thuật: Không những môn Vật lý chỉ gần gủi trong nội dung kiến thức với môn Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý, giúp học sinh phát .. . không khí học tập của lớp đã sôi nổi, hào hứng Môn Vật lý đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối với các em Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú với các môn học khác nữa Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết: Số em thích học vật lý là: 38 em Số cảm thấy bình thường là : 7 em Không có em nào không thích học vât lý Các em không còn có tâm lí sợ và ngại học vật lý Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp .. . trình tích hợp - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp - Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc - Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn. .. tình trạng dạy- học Vật lý như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Vật lý trong việc đào tạo con người Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Vật lý hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh .. . nhà: -Học phần ghi nhớ -Làm bài tập-SBT E RÚT KINH NGHIỆM: 5 Minh hoạ bằng bài giảng điện tử (tập đính kèm) 19 6 Hiệu quả của sáng kiến: Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc học môn Vật lý có sự kết hợp việc thực hiện đề tài, giảng dạy tích hợp kiến thức môn Vật lý với các bộ môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học, lịch sử ở trường THCS Phương Trung, tôi thấy chất lượng học vật lý của .. . sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Vật lý cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần: - Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần .. . không?Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó Vật lý giúp học sinh hình thành tư duy logic,tư duy khoa học ,từ đó học Văn dễ hơn,nhớ lâu hơn,đầy đủ hơn Ngược lại Văn học, Mĩ thuật làm cho các sự vật ,hiện tượng, các kiến thức của Vật lý dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người 3.3 Tích hợp với môn Lịch sử: Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G Elton đã nói “Nhà sử học cũng .. . ngại học vật lý Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp 9A1 là: Sĩ số Thời gian 45 45 Đầu năm, Cuối năm Giỏi S.lượng % 15 em 33,3% 44 em 97,7% Khá T.Bình S.lượng % S.lượng % 15 em 33,3% 5 11,1% 1 em 2,3% 0 0 III- KẾT LUẬN Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò Và việc thực .. . giảng dạy bộ môn Vật lý trong các nhà trường THCS Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Vật lý cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Phương Trung trong năm học vừa qua.Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp kiến . dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như Ngữ Văn,lịch sử , sinh học, mĩ thuật… Và qua nhiều tiết học có sự kết hợp như vậy học sinh thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học. em Số học sinh sợ học vật lý là : 17 em 3. Các giải pháp : Một số nội dung tích hợp cụ thể: 3.1. Tích hợp với môn Ngữ Văn: Trong bài 48.MẮT, SGK Vật lý 9,giáo viên có thể tích hợp với môn Ngữ. giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình