HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN NÓI TRONG DẠYHỌC NGỮ VĂN

13 424 0
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN NÓI TRONG DẠYHỌC NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phong Chương , ngày 14 / 4 / 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013-2014 Tên đề tài : HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN NÓI TRONG DẠY-HỌC NGỮ VĂN I . Sơ lược lý lịch : - Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ : * Thuận lợi : + Bản thân được đào tạo đúng chuẩn, chính qui, công việc phụ trách phù hợp với chuyên môn đào tạo, thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ . + Được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo của ban giám hiệu, sự phối hợp giúp đỡ của đồng nghiệp . + Được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyên môn và tiếp thu những kiến thức, phương pháp mới thuận lợi trong công tác và giảng dạy . * Khó khăn : + Gia đình học sinh kinh tế khó khăn, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. + Vẫn còn một số học sinh thiếu cố gắng trong học tập và rèn luyện . + Sự quan tâm của gia đình đến việc học của con em có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và công tác của bản thân. II . Sơ lược những đặc điểm , tình hình đơn vị: *Tóm tắt tình hình đơn vị : Năm học 2013 -2014 trường THCS Nguyễn Tri Phương cùng với toàn ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, 1 tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập của đất nước. Trường THCS Nguyễn Tri Phương nằm trên địa bàn xã Phong Chương, cơ sở vật chất có 16 phòng, trong đó gồm 1 phòng ban giám hiệu, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị đồ dùng dạy học, 1 phòng hội đồng, 1 phòng văn thư và đội, 1 phòng chức năng bộ môn lí, kỹ ; còn lại 10 phòng học cho 18 lớp học hai ca sáng và chiều . Trường gồm 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. được phân chia thành 6 tổ : 5 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Trường có 1 chi bộ gồm 12 Đảng viên . Có 35/35 giáo viên đạt chuẩn ( đại học 27/35, cao đẳng 8/35 ). Có 4 giáo viên hiện đang theo học đại học. Kết quả Năm học 2013-2014 chất lượng giáo dục của trường được nâng cao, học sinh giỏi đạt 5,36 %, HS khá 37,3 % ( học kì I ) .Thi học sinh giỏi đạt 4 giải huyện (1 giải nhì môn sinh, 1 giải ba địa 8, 1 giải khuyến khích sử 9, 1 giải khuyến khích vật lí 8), 3 giải thi viết chữ đẹp học sinh lớp 6 (1 giải ba, 2 giải khuyến khích).Thi học sinh giỏi tỉnh đạt 1 giải ba môn sinh, 1 giải khuyến khích sử. Thi giáo viên viết chữ đẹp bậc THCS đạt 1 giải khuyến khích . Có 4 giáo viên thi giáo viên giỏi tỉnh đạt 1 giải nhì, 1 giải có tiết dạy tốt nhất môn âm nhạc . Có 4 giáo viên giỏi tỉnh và 8 giáo viên giỏi huyện. Với đặc điểm tình hình đó, năm học qua, trường gặp những thuận lợi khó khăn như sau : *Thuận lợi : +Trường được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mà trực tiếp là chi bộ trường THCS Nguyễn Tri Phương . + Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo của SGD&ĐT Thừa Thiên Huế và PGD&ĐT Phong Điền . + Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số luợng , đạt chuẩn, có tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ . *Khó khăn : 2 + Địa phương là vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn nên ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục của năm học, vấn đề xã hội hoá giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn. + Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học chưa đầy đủ, các nguồn lực và điều kiện phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu . + Đa số giáo viên ở xa, ngoài địa phương, điều kiện đi lại sinh hoạt khó khăn nên có phần ảnh hưởng đến công tác. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm : Ông cha ta đã từng dạy “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, trong đó “ học nói” được xếp vào vị rí thứ hai của lời khuyên. Điều này cho thấy nói cũng là một kĩ năng quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Thực tế cuộc sống đòi hỏi con người cần có năng lực giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trong thời đại mới. Mục đích của việc luyện nói là góp phần phát triển toàn diện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện, có khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Đó là con người không chỉ có tri thức mà phải biết đem tri thức hòa nhập một cách chủ động, tích cực với môi trường sống, với xã hội tương lai khi các em ra trường. Luyện nói nhằm bồi dưỡng, khắc sâu tri thức, trau dồi ngôn ngữ, câu, từ, cách sử dụng tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể, rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư thế, tác phong, tạo sự tự tin, đĩnh đạc khi nói trước tập thể; luyện cho học sinh diễn đạt được ý mình một cách gãy gọn và trôi chảy; có thể truyền đạt được ý tưởng của mình, thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề thiết thực của cuộc sống. Mục đích của việc luyện nói cho học sinh là kết hợp học và hành trong dạy học môn ngữ văn, vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học vừa hình thành phong cách cho học sinh, giúp các em mạnh dạn hơn trong cuộc sống và công tác sau này . Nhưng thực tế ở trường THCS Nguyễn Tri Phương, học sinh đều sinh ra và lớn lên ở nông thôn, có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự nhiên khi nói trước đông người. Bởi vậy kĩ năng nói của các em có phần hạn chế. Khi trình bày một vấn đề nào 3 đó, học sinh thường lúng túng, diễn đạt không trôi chảy, lủng củng hoặc đệm những từ ề à… Từ thực tế đó, xác định được mục đích yêu cầu của việc luyện nói, thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công việc này, nên tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh luyện nói trong dạy học ngữ văn” nhằm rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm : 1. Các phương pháp để luyện nói : Trong quá trình rèn luyện kĩ năng nói, các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ, người giáo viên phải biết kết hợp và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo một số biện pháp sau đây: 1.1 Tạo tình huống giao tiếp tốt: Giáo viên luôn phải biết đưa ra những tình huống mà học sinh bằng kiến thức sẵn có, cộng với sự nỗ lực của bản thân có thể giải quyết được. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em thực sự suy nghĩ, chiếm lĩnh kiến thức, từ đó mới có nhu cầu và khả năng bộc lộ, bởi nếu không có kiến thức của bản thân thì không thể nói được. Đây còn là một biểu hiện rõ nét của việc đổi mới phương pháp dạy học. Ví dụ : Khi học văn bản “Con cò”, giáo viên có thể đặt tình huống: Hãy nêu những cảm nhận của em về tình cảm của người mẹ dành cho con mà em đã được biết! (học sinh bộc lộ). Tình mẫu tử thiêng liêng ấy đã đi vào thi ca muôn thuở. Em có thể kể tên những tác phẩm viết về tình cảm này? Bài thơ "Con cò" có điểm gì đặc sắc so với các văn bản được kể ra? Từ đó học sinh suy nghĩ, liên tưởng, so sánh và bộc lộ hiểu biết của mình. Hoạt động này cũng góp phần thể hiện sự tích hợp trong bài dạy của giáo viên. 1.2.Tạo hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi: 4 Giáo viên nên tạo hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi để học sinh luyện nói, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện để học sinh dễ dàng bộc lộ.Trước tiết luyện nói, cần cho học sinh chuẩn bị đề tài kĩ càng. Vào giờ học, cần cho thời gian để học sinh chuẩn bị tâm thế. Phải dành nhiều thời gian để học sinh được nói và có nhiều học sinh được lên trình bày. Hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói thể hiện ở không khí học tập, thái độ hợp tác của học sinh với giáo viên, của học sinh với học sinh. Để tạo điều kiện luyện nói tốt, giáo viên cần phải khơi gợi không khí học tập sôi nổi, hào hứng, động viên khuyến khích học sinh bộc lộ, tránh tạo khoảng cách quá xa giữa thầy và trò, tránh những phê bình, áp đặt khiến học sinh hụt hẫng, xấu hổ không muốn tiếp tục bộc lộ. Đây không chỉ là vấn đề tạo cho người học hoàn cảnh giao tiếp tốt, có hiệu quả mà còn là điều kiện cho tiết học thành công. 1.3. Kết hợp luyện nói cùng với nghe - đọc - viết : Nghe - nói - đọc - viết là bốn năng lực cơ bản cần hình thành ở học sinh. Chúng không những không tách rời mà còn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Đặc biệt trong các giờ hoc ngữ văn thì đọc và nghe để cảm thụ, tiếp nhận giá trị văn chương của tác phẩm; từ đó hình thành nên kỹ năng viết, nói. Vì vậy khi rèn kỹ năng nói cần kết hợp rèn các kỹ năng khác như nghe, đọc, viết và phát triển năng lực nói cũng là để phát triển các năng lực đó cho học sinh. Ví dụ : Đọc diễn cảm khổ một bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”! Cảm nhận của em về giọng điệu của tác giả qua khổ thơ? Giọng điệu ấy giúp gì cho việc thể hiện nội dung? Học sinh sẽ cảm nhận được giọng điệu tươi vui, sôi nổi, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt của Thanh Hải và mạnh dạn bộc lộ điều đó. 1.4. Hướng dẫn học sinh nói để dẫn dắt vào bài: 5 Hoạt động này rất cần sự chuẩn bị bài ở nhà chu đáo. Bằng hiểu biết và kiến thức đã học của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em tự dẫn dắt vào bài học mới, thay cho phần giới thiệu của giáo viên. Với cách này vừa tạo ra hứng thú, vừa thu hút học sinh vào bài. Vậy là giáo viên đã rèn cho học sinh kỹ năng nói, tự tin khám phá tri thức. Ví dụ : Khi đọc hiểu văn bản “Những ngôi sao xa xôi”, giáo viên gợi ý trò chơi ô chữ văn học với từ chìa khoá: "Trường Sơn" và kết hợp với những hiểu biết về vị trí địa lý, cảnh quan, học sinh sẽ tự dẫn vào bài mới. 1.5.Hướng dẫn luyện nói qua thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm cũng là một cách phát triển kỹ năng nói. Ở đây có ba thời điểm các em được luyện nói: nói khi đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận trong nhóm, khi đại diện nhóm trình bày kết quả trước tập thể lớp và khi nhận xét, bổ sung cho kết quả của nhóm khác. Đây là phương pháp giáo viên nêu vấn đề để học sinh tiến hành trao đổi, thảo luận, bàn bạc để tìm ra đáp án đúng nhất, chung nhất hay đi đến thống nhất ý kiến chung, để rồi cử đại diện tổ, nhóm phát biểu, trình bày bằng văn bản nói trước tập thể lớp. Phương pháp này làm tăng tiến độ, hiệu quả của giờ luyện nói trên lớp khi mà số tiết luyện nói trong chương trình còn ít. 1.6. Hướng dẫn luyện nói qua hoạt động thuyết trình: Phương pháp thuyết trình giúp học sinh trình bày vấn đề một cách mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ và hùng hồn, có sức thuyết phục người nghe. Đây là một phương pháp cần có để thực hiện có hiệu quả việc luyện nói cho học sinh. Nếu có điều kiện, giáo viên ngữ văn nên tổ chức những buổi thuyết trình ngoài giờ theo chủ đề các tiết luyện nói đã học, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh ( khoảng hai buổi trong năm) . Mục đích của công việc này là giúp học sinh có thêm điều kiện và thời gian để cọ xát với việc tập nói. 6 Nội dung buổi sinh hoạt có thể lấy đề tài gần gũi như đời sống tinh thần của người dân trong tục ngữ, ca dao dân ca; trao đổi kinh nghiệm học tập; hay nói về những mơ ước trong tương lai…Giáo viên cần nhận xét, đánh giá, khen ngợi động viên sau khi các em thuyết trình. Ý nghĩa của hoạt động này là tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn sự tự tin cho học sinh khi thực hiện luyện nói trên lớp. 2.Các hoạt động luyện nói đã thực hiện trong dạy học ngữ văn 9 : Trong quá trình dạy học ngữ văn hai lớp 9/1 và 9/2 trường THCS Nguyễn Tri Phương, bản thân đã rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong các tiết luyện nói của phân môn tập làm văn và luyện nói cho các em trong các giờ đọc hiểu văn bản. 2.1.Hoạt động luyện nói trong tiết luyện nói phần tập làm văn : Đối với lớp 9, có 2 tiết luyện nói thuộc phân môn tập làm văn trong chương trình ngữ văn: tiết 66 luyện nói về tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm và tiết 132 luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Trước hết là giáo viên nêu yêu cầu về hình thức và nội dung bài nói, hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà, tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài đại cương của bài nói, tập nói trước ở nhà cho suôn sẻ. Sau đó là tiến hành luyện nói tại lớp. Trong giờ luyện nói, nhắc nhở học sinh chú ý nói to, rõ ràng, mắt tập trung hướng vào người nghe. Định hướng dàn ý cho giờ luyện nói, tiết 66 ( Luyện nói : tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm), bản thân đã chọn đề 3 trong sách giáo khoa : “Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đến chỗ trót đã qua. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.” Và đã xây dựng dàn ý như sau: Dàn ý sơ lược: (1) Mở bài : Tự giới thiệu về mình, nêu mối quan hệ với Vũ Nương trong câu chuyện. 7 (2)Thân bài: Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là ngôi thứ nhất: tôi – Trương Sinh). Trong quá trình kể có thể hiện sự hối hận của người kể. (3) Kết luận: Trương Sinh suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và ân hận về việc làm của mình Định hướng dàn ý cho giờ luyện nói, tiết 132 trong chương trình (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Có thể linh động chọn đề bài sau: Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh. Dàn ý : (1) Mở bài : - Giới thiệu tác giả-Tác phẩm - Giới thiệu khổ thơ đầu - Nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ thơ. (2)Thân bài : * Cảm nhận thu sang của tác giả (Phân tích vai trò của các giác quan) - Bức tranh vô hình của thời gian: Khúc giao mùa: hạ-thu - Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa dạng của người họa sĩ. (Bắt đầu là khướu giác, xúc giác -> Thị giác -> đến cảm nhận của nhà thơ) - “Mùi hương ổi phả vào trong gió se”- Câu thơ có cái ấm nồng của mùa hạ lại có cái lạnh se của mùa thu -> Sự giao mùa kỳ diệu. Dòng cảm xúc bất ngờ. - Hai câu thơ đầu thoáng chút bâng khuâng xao xuyến. - Mạch cảm xúc tiếp tục ở hai câu cuối: “Sương chùng chình qua ngõ-Hình như thu đã về”: Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác mơ hồ, hư hư thực thực ấy đã gợi nên một thời điểm nhạy cảm rất khó xác định “ hình như thu đã về” * Phân tích vẻ đẹp, hay của các từ ngữ “hương ổi, phả, gió se, chùng chình, hình như” * Suy nghĩ về mùa thu thiên nhiên thời khắc giao mùa : -Từ cái bất ngờ nhận ra tín hiệu mùa thu, xen lẫn vào những cảm xúc có phần nào bâng khuâng luyến tiếc. 8 - Cảm nhận bằng các giác quan một cách tinh tế nhạy cảm. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê, yêu mùa thu. (3)Kết luận : - Qua hình ảnh, hương vị quen thuộc, gần gũi đặc trưng của mùa thu và những cảm nhận tinh tế, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên thời điểm giao mùa. Sau khi xây dựng dàn ý, học sinh có thể viết các đoạn hoàn chỉnh, rồi liên kết các đoạn thành một bài nói liền mạch logic. Cuối cùng là trình bày trước nhóm, trước tổ và trước tập thể lớp. Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, sửa chữa, bổ sung. 2.2.Hoạt động luyện nói trong tiết đọc hiểu văn bản: Trong tiết đọc hiểu văn bản, hoc sinh luyện nói qua hoạt động vấn đáp, trả lời các câu hỏi và hoạt động thảo luận nhóm. Trong đó thảo luận nhóm sẽ giúp các em luyện nói một cách hiệu quả. Hoạt động thảo luận nhóm trong tiết đọc hiểu văn bản là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy-học Ngữ văn. Trong một tiết đọc hiểu văn bản có từ 2-3 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo luận từ 3-5 phút, thường là dạng câu hỏi mở. Giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh với các yêu cầu: trình bày lưu loát, mạch lạc, làm nổi rõ vấn đề bằng giọng nói tự nhiên, to rõ dễ nghe dễ theo dõi, tránh đọc ê a, hoặc nói quá nhỏ, nói nhát gừng *Một số câu hỏi thảo luận nhóm để luyện nói trong các tiết đọc - hiểu văn bản cụ thể, bản thân đã thực hiện trong quá trình dạy học ngữ văn 9 : Dạy bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”, chương trình ngữ văn 9 tiết 47, bản thân đã cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Em hiểu hình ảnh trái tim trong câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” có ý nghĩa như thế nào ? ( “Trái tim” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của người lính lái xe) . Với bài “Ánh trăng”, tiết 58, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi : Qua câu chuyện, cảm xúc suy tư của tác giả, bài thơ muốn nhắc nhở, củng cố cho 9 chúng ta điều gì ? (Nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ, cội nguồn và những người đã khuất. Củng cố đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thuỷ chung). Trong bài “ Con cò”, tiết 113 có câu thảo luận : “Hình tượng con cò xuyên suốt lời ru với những biểu tượng nào? (Con cò, đứa con nhỏ, người mẹ, cuộc đời) Hoặc câu: “Đọc bài thơ “Con cò”, em cảm nhận những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru ? (Tình mẹ là tình cảm cao đẹp và bền bỉ vì nó được xây đắp bằng đức hy sinh quên mình và tình yêu thương che chở của người mẹ…. Lời hát ru rất cần thiết vì nó là điệu hồn dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp lòng nhân ái trong cuộc đời mỗi con người….). Bài “ Nói với con” tiết 124, cho thảo luận câu: “Em cảm nhận như thế nào về lời thơ: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương-Còn quê hương thì làm phong tục?” (Con người lao động sáng tạo để tồn tại, để giữ vững truyền thống dân tộc, có ý chí vươn lên không chùn bước trước khó khăn. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Ý chí sống can trường dũng cảm…). Ở bài : “ Tuyên bố về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Tiết 12, trong phần tìm hiểu nội dung ở phần 2, có thể cho học sinh thảo luận câu: “ Theo em, những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu có thể giải quyết bằng cách nào ?”( Loại bỏ chiến tranh, bạo lực, xóa bỏ đói nghèo… ) Với bài : “ Người con gái Nam Xương”, tiết 17, ở cuối bài ta có thể cho các em thảo luận câu: “Một con người có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc gia đình như Vũ Nương lại chịu nỗi oan khuất và cái chết phũ phàng. Điều đó giúp em hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?” ( Hiện thực cuộc sống áp bức bất công. Trong cuộc sống ấy những con người bé nhỏ, đức hạnh không thể tự bảo vệ được hạnh phúc chính đáng của mình ). Ở bài “ Lặng lẽ Sa Pa”, tiết 68, phần cuối bài cho học sinh thảo luận câu: “Vì sao tác giả không đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, 10 [...]... giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm Rồi hướng dẫn các em trình bày kết quả bằng ngôn ngữ và giọng điệu nói Như vậy cứ mỗi lần thảo luận nhóm là một lần học sinh được luyện tập kĩ năng nói của mình V Nêu dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn huyện mà sáng kiến có thể mang lại : Vấn đề Hướng dẫn học sinh luyện nói bản thân và đồng nghiệp đã thực hiện trong quá... thấy việc Hướng dẫn học sinh luyện nói đã giúp các em nâng cao kĩ năng nói, góp phần giúp học sinh nắm bắt kiến thức bài học một cách sâu sắc, đặc biệt là biết vận dụng kĩ năng nói đã rèn luyện được để trình bày vấn đề một cách hiệu quả, và đã thực sự nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn Với kết quả như trên, tôi nhận thấy đề tài này thật sự có ý nghĩa và cần thiết đối với việc dạy học ngữ văn Đề tài... hiệu quả đối với học sinh lớp 9/1,9/2 tôi trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Tri Phương, mà còn có thể áp dụng có hiệu quả với học sinh lớp 9 ở trường khác VI Kết luận : Trên đây là một vài kinh nghiệm và việc làm cụ thể của bản thân trong việc thực hiện đề tài, giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở Qua việc chia sẻ một chút kinh nghiệm trong quá trình... luyện nói bản thân và đồng nghiệp đã thực hiện trong quá trình dạy học, song tôi mạnh dạn xây dựng thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm Sau nhiều năm vận dụng đề tài, tôi nhận thấy đề tài đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh Kết quả số học sinh mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn trình bày bài nói nhiều hơn Các em tự tin trình bày những hiểu biết của mình, bộc... hơn, không còn ngập ngừng ấp úng như trước Phong cách thì chững chạc và tự tin Các kĩ năng nghe nói đọc viết cũng được song song phát triển Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn các lớp 9 tôi phụ trách Qua thực tế giảng dạy, qua khảo sát và kết quả các bài kiểm tra, bài viết của học sinh, tôi đã thống kê được kết quả như sau : Lớp Tổng Kết quả của HS 11 số HS Trước khi áp dụng... tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo: *Về phía nhà trường: Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn, sắp xếp để học sinh có điều kiện tham khảo, nghiên cứu nhiều hơn *Về phía lãnh đạo phòng giáo dục: Nên tăng cường mở các hội thảo, chuyên đề trao đổi về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đầu tư thêm điều kiện thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở một trường thuộc... pháp dạy học khác để đem đến hiệu quả cao cho giờ dạy học Trong phạm vi đề tài này, có lẽ chưa được đầy đủ và toàn diện mà vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn bạc thấu đáo hơn Rất mong được sự góp ý chân tình của lãnh đạo cấp trên, quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Xếp loại:…………… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ... phẩm chất tốt đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện… ) Ở bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, tiết 149 đã cho học sinh thảo luận câu hỏi: “Đằng sau bức chân dung và qua giọng kể hài hước của Rô-bin-xơn, ta thấy anh là người có một tinh thần, nghị lực như thế nào?” (Không than phiền, tuyệt vọng mà vẫn hài hước, dí... thành cảm ơn ! XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Xếp loại:…………… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG Lê Thông XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN: Xếp loại:…… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 13 . PHƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phong Chương , ngày 14 / 4 / 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013-2014 Tên đề. sinh giỏi đạt 4 giải huyện (1 giải nhì môn sinh, 1 giải ba địa 8, 1 giải khuyến khích sử 9, 1 giải khuyến khích vật lí 8), 3 giải thi viết chữ đẹp học sinh lớp 6 (1 giải ba, 2 giải khuyến khích).Thi. mới phương pháp dạy học còn thiếu . + Đa số giáo viên ở xa, ngoài địa phương, điều kiện đi lại sinh hoạt khó khăn nên có phần ảnh hưởng đến công tác. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm

Ngày đăng: 08/04/2015, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan