SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖISÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG BÀI 9 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA THEO HƯỚNG
Trang 1SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG BÀI 9 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA THEO
HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
Họ và tên : NGUYỄN THỊ LOAN
Tổ: SỬ- ĐIẠ- GDCD Năm học: 2011-2012
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Theo các nhà nghiên cứu, trong phương pháp dạy học tích cực, phươngpháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời Trong sách giáo khoa địa líkhông chỉ có kênh chữ mà kênh hình cũng được đánh giá rất cao trong dạy họctích cực vì nó khiến học sinh dễ tiếp thu bài học, giờ học sinh động hơn, họcsinh dễ ghi nhớ kiến thức hơn.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ có chức năng minh họa màcòn chứa đựng một lượng kiến thức lớn của bài học Việc khám phá, tìm tòikiến thức từ kênh hình là nhiệm vụ quan trọng của người học sinh trong họctập Do vậy, việc hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc vớikênh hình là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên Bởi thực hiện việc đócũng chính là “ bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn” ( điều 24 luật Giáo dục)
Tuy nhiên, trên thực tế dạy học ở trường THPT thời gian qua, việc hướngdẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hình còn nhiều hạn chế Hầu hết giáoviên không quan tâm đến việc khai thác kênh hình hoặc có khai thác thì cũngchỉ mới dừng lại ở việc mô tả, không đi sâu khám phá nội dung bản chất củakênh hình Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
là giáo viên chưa có phương pháp để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí tại trường THPT khánhiều năm, chúng tôi thấy có rất nhiều bất cập trong khai thác và sử dụng kênhhình Vì vậy, tác giả mạnh dạn xây dựng công trình đề tài sáng kiến “ Phươngpháp hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học bài 9thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa theo hướng dạy học tích cực” Chúng tôi thiếtnghĩ đề tài sáng kiến này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạyhọc đạt hiệu quả tối ưu Nhất là việc khai thác và sử dụng kênh hình theo hướngdạy học tích cực ở trường THPT hiện nay
Trang 3Vì thời gian thực hiện và kinh nghiệm có hạn nên đề tài không thể tránhkhỏi hạn chế, thiếu sót Mong thầy cô và đồng nghiệp góp ý để sáng kiến nàyhoàn thiện hơn, nhằm góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạyhọc địa lí trong nhà trường THPT ở tỉnh ta.
Phần II: NỘI DUNG.
I Cơ sở lí luận về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí
I.1 Quan điểm về kênh hình
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí là một bộ phận quan trọng trongbài học địa lí với chức năng chủ yếu là nguồn tri thức Với cách biên soạnmới, sách giáo khoa hiện hành đã trình bày một số kiến thức địa lí ẩn trongkênh hình Như vậy kiến thức cơ bản không chỉ có ở phần kênh chữ mà cònnằm ở kênh hình, ẩn chứa trong lược đồ, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng sốliệu…
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí bao gồm tất cả các sơ đồ, lược đồ,bản đồ, sản phẩm khoa học của bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, bảng biểu …được trình bày trong sách giáo khoa gọi chung là kênh hình Chúng có tínhtrực quan cao và tính diễn giải lôgic các hiện tượng trong dạy học địa lí.I.2 Chức năng của kênh hình trong dạy học địa lí
Trong quá trình dạy học địa lí kênh hình có vai trò hết sức quan trọng Nókhông chỉ là phương tiện trực quan mà còn là nguồn tri thức phong phú đểhọc sinh khám phá
Việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa có vai trò rất quan trọngtrong quá trình học tập của học sinh: kích thích tính tích cực chủ động củahọc sinh trong học tập, nhờ đó học sinh hiểu và nắm kiến thức, kỹ năng củabài học một cách đầy đủ, vững chắc hơn Đồng thời phát triển ở học sinh tưduy địa lí: tư duy liên hệ tổng hợp, phát triển năng lực tự học của học sinh
Trang 4II Thực trạng sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở bài 9 :”thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
Theo các nhà nghiên cứu, để nâng cao hiệu quả dạy học thì cả giáo viên
và học sinh đều phải hiểu sâu sắc về kênh chữ cũng như kênh hình trongsách giáo khoa Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sáchgiáo khoa là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lại chưađược quan tâm đầy đủ
Điển hình trong bài 9” thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” là một bài họcchứa đựng nhiều kênh hình với nội dung phong phú thì chất lượng khai tháckênh hình lại không được đảm bảo Trong giờ dạy, vẫn còn nhiều giáo viêncoi việc sử dụng kênh hình nhằm minh họa cho giờ học thêm sinh động,hoặc có khai thác thì phương pháp và nội dung chưa phù hợp Vì vậy, việckhai thác kênh hình chưa được chú trọng phát huy Nguyên nhân chủ yếunhư sau:
- Thứ nhất: Giáo viên chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa Coiđây là nguồn kiến thức địa lí duy nhất trong dạy học mà không thấyrằng kênh hình không chỉ cung cấp nguồn kiến thức quan trọng màcòn chứa đựng một khối lượng thông tin đáng kể Thậm chí nếu họcsinh khai thác tốt kênh hình sẽ nhớ bài học lâu hơn, tốt hơn mà khôngcần phải học thuộc lòng kênh chữ như vẹt
- Thứ hai: Không ít giáo viên không hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩacủa kênh hình nên ngại hoặc lúng túng khi sử dụng trong giờ học
- Thứ ba: Có nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nôi dung củakênh hình nhưng ngại sử dụng vì sợ mất thời gian, sử dụng qua loa, sơsài cho có Hoặc có sử dụng thì thường là giờ thao giảng, còn giờ họcbình thường để học sinh tự tìm hiểu
Trang 5- Thứ tư: Trong một số trường hợp giáo viên khai thác xong kênh chữ,quay lại vẫn còn thời gian và để tránh tình trạng học sinh ồn ào thìkhai thác kênh hình nhằm chống “ ướt” giáo án Lúc đó nội dung bàihọc và kênh hình không còn gì là ăn khớp với nhau.
- Thứ năm: Một số giáo viên hiểu kênh hình, muốn sử dụng kênh hìnhnhưng chưa biết cách hướng dẫn học sinh khai thác nên hiệu quả sửdụng không cao
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến một hậu quả đau lòng: Bản đồ,lược đồ trong bài 9 nhiều nhưng nhiều giáo viên khi giảng dạy thìkênh hình vẫn nằm im trong sách giáo khoa, hoặc các kênh hình cóđược sử dụng thì đó là các tiết thao giảng có người dự giờ và sử dụngchỉ mang tính hình thức là có sử dụng Dĩ nhiên là học sinh chỉ họcthuộc lòng câu chữ, không hiểu được bản chất khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa ở nước ta Sau giờ hoc, học sinh chỉ nắm được nội dung kênhhình ở dòng chữ chú thích ở sách giáo khoa Đây cũng là một nguyênnhân quan trọng để học sinh không thích học địa lí
III Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hình
trong bài 9: “ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” theo hướng dạy họctích cực
III.1 Nội dung các kênh hình trong bài 9
- Hình 9.1: Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á
Thể hiện gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á với các đặc điểmsau:
+ Nơi xuất phát của gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á là
áp cao Xibia Vào mùa đông trên lục địa Á-Âu hình thành một áp cao baotrùm khắp lục địa mà trung tâm là Xibia ( Liên Bang Nga) Đường đẳng
áp ở vùng trung tâm đạt trị số trên 1030mb Từ trung tâm áp cao này đã
Trang 6xuất hiện các đợt không khí lạnh di chuyển về phía Nam, hình thành lêngió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á Bên cạnh áp cao Xibia thì hạ
áp Ôtrâylia nằm ở Nam bán cầu cũng có tác dụng đáng kể trong việc hútcác luồng gió xuống phía nam sâu hơn Vì thế ảnh hưởng của gió mùa đãvượt sang cả nữa cầu Nam Vào nữa sau mùa đông trên biển hình thành
hạ áp Alêut hút gió mùa Đông Bắc lệch hướng qua biển thổi vào nước ta
+ Hướng gió: Do tác động của lực Côriôlit và vị trí của áp caoXibia nên hướng của gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á chủ yếu làhướng Bắc và Đông Bắc
- Hình 9.2: Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á
Hình 9.2 thể hiện hoạt động của gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Ávới một số đặc điểm như sau:
+ Nguồn gốc: của gió mùa mùa hạ khá phức tạp, có thể chia theo 2khoảng thời gian chính:
Nữa đầu mùa hạ: xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương qua VịnhBengan vào nước ta
Giữa và sau mùa hạ: xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam ( ápcao Nam Ấn Độ Dương, áp cao ôxtrâylia) vượt xích đạo đổi hướng dichuyển lên
+ Hướng gió: chủ yếu là hướng Tây Nam ( Nam Bộ, Tây Nguyên,Duyên Hải Miền trung, Tây Bắc) và hướng Đông Nam ( Đồng Bằng Bắc
Bô, Đông Bắc)
Trang 7+ Tính chất: gió mùa mùa hạ có tính chất nóng ẩm và đem mưa lớnđến khu vực mà nó tác động Tuy nhiên, do bức chắn địa hình của dãyTrường Sơn nên vào đầu mùa hạ ở Duyên Hải Miền Trung và phía Namcủa Tây Bắc chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
- Hình 9.3: bản đồ khí hậu Việt Nam
Nội dung hình 9.3 rất đa dạng, dưới đây là một số nội dung chính:
+ Các miền khí hậu: khí hậu nước ta được chia thành 2 miền chính
là miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam với ranh giới là dãyBạch Mã ( 160B)
Miền khí hậu phía Bắc được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa với mùa đông lạnh, khô, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều
Miền khí hậu phía Nam được đặc trưng bởi khí hậu cận xích đạogió mùa với 2 mùa mưa- khô rõ rệt
+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa:
Hình 9.3 thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của 12 trạm trên đất liền
và 2 trạm trên các đảo Qua biểu đồ này chúng ta có thể thấy rõ hơn đặcđiểm chế độ nhiệt, chế độ mưa của các vùng trên lãnh thổ nước ta Đặcbiệt thấy rõ sự phân hóa nhiệt độ, lượng mưa theo chiều Bắc- Nam, Tây-Đông và theo độ cao
+ Chế độ gió:
Chế độ gió được thể hiện tại các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưathông qua hoa gió Dựa vào hoa gió ta có thể xác định được loại gió vàhướng gió thịnh hành ở mỗi trạm khí hậu Ngoài ra, phạm vi tác động vàhướng của các loại gió chính của nước ta cũng được thể hiện qua các mũitên:
Gió mùa mùa đông: tác động trong phạm vi từ Khánh Hòa trở raBắc, hướng chính là Đông Bắc
Trang 8Gió mùa mùa hạ: có phạm vi hoạt động cả nước, hướng chính làTây Nam và Đông Nam
Gió tây khô nóng: tác động chủ yếu tới Bắc Trung Bộ, Nam củaTây Bắc, Bắc của Duyên hải Nam Trung Bộ Hướng chính là Tây Nam
+ Bão:
Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam Miền Bắc có bãohoạt động từ tháng 7 đến tháng 8; miền Trung từ tháng 9 đến tháng 10;miền Nam từ tháng 11 đến tháng 12
Tần suất bão ở các khu vực của nước ta không đồng đều: khu vựcchịu tác động mạnh mẽ nhất của bão là Bắc Trung Bộ ( tần suất 1,3 đến1,7 cơn/ tháng); khu vực chịu tác động của bão với tần suất thấp là ĐôngBắc, cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ ( tần suất 0,3 đến 1 cơn bão/tháng) Riêng Nam Bộ hầu như không chịu tác động của bão
III.2 Một số gợi ý khi hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụngkênh hình trong bài 9 “ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
So với sách giáo khoa củ, sách giáo khoa hiện hành có sự tăng lênđáng kể về số lượng và chất lượng kênh hình Các kênh hình trong sáchgiáo khoa hiện nay có hình thức phong phú, nền màu đẹp nên kích thíchtinh thần say mê học tập địa lí của học sinh Với cách biên soạn này, cácnhà biên soạn đã nhằm định hướng cho hoạt động dạy- học theo hướngrèn luyện kỹ năng cho học sinh hơn là ghi nhớ lý thuyết Như vậy, hướngdẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hình là đã đi theo chuẫn kiếnthức- kỹ năng theo hướng dạy học tích cực Vậy dạy học bài 9 “ thiênnhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” bằng phương pháp hướng dẫn học sinh khaithác và sử dụng kênh hình theo hướng tích cực là làm như thế nào?
Đầu tiên, giáo viên phải hiểu rõ nội dung địa lí trong các kênhhình 9.1;9.2;9.3 Khi dạy bài này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
Trang 9biết cách khai thác lượng thông tin phong phú mà kênh hình truyền tải:
đó là đặc điểm các loại gió ở nước ta (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa
hạ với sự khác nhau về nguồn gốc, hướng gió, phạm vi hoạt động, tínhchất); hệ quả của gió mùa đến sự phân mùa khác nhau của các miền khíhậu nước ta; đặc điểm chế độ nhiệt và chế độ mưa ở các vùng khí hậu;hoạt động của bão ở Việt Nam
Để sử dụng kênh hình trong bài này có hiệu quả, kích thích khôngkhí học tập tích cực của học sinh, giáo viên cần sử dụng linh hoạt cácphương pháp như phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp độngnão, phương pháp phát vấn, phương pháp làm việc theo nhóm Đồngthời giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp khi sử dụng kênhhình, không nên đặt câu hỏi tùy tiện, câu hỏi vụn vặt
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với kênh hình theotrình tự như sau:
- Hình 9.1: Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á
Nội dung hình 9.1 nhằm minh họa và bổ sung kiến thức về gió mùa mùađông cho nội dung của bài học Vì thế khi dạy mục này giáo viên có thể
sử dụng câu hỏi giữa bài “ dựa vào hình 9.1 và kiến thức đã học cho biếttrung tâm xuất phát của gió mùa mùa đông và tính chất của gió này ởViệt Nam” Đối với câu hỏi này, giáo viên có thể để học sinh tự trả lờidựa vào hình 9.1 và kênh chữ của sách giáo khoa
Đồng thời giáo viên có thể đặt câu hỏi suy luận:1, Tại sao giữa đầu mùađông gió này có tính chất lạnh, khô còn cuối mùa có tính chất lạnh, ẩm ( giáo viên gợi ý dựa vào quảng đường di chuyển và ảnh hưởng hạ ápAlêut); 2, Tại sao mùa đông trên lục địa Á- Âu lại hình thành áp cao cóquy mô lớn như vậy? Đây là câu hỏi suy luận, học sinh đã có các kiếnthức được học từ lớp dưới, vì thế giáo viên có thể gợi ý học sinh nhớ lại
Trang 10kiến thức về nguyên nhân hình thành khí áp Nội dung học sinh cần trìnhbày được: về mùa đông, lục địa dễ bị hóa lạnh hơn đại dương nên nhiệt
độ bị hạ thấp, lục địa Á- Âu là lục địa lớn nhất trái đất, vùng Xibia nằmsâu trong nội địa, nhiệt độ hạ thấp, không khí bị co nén lại hình thành nên
áp cao
- Hình 9.2: Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á
Hình 9.2 mô tả và bổ sung kiến thức về gió mùa mùa hạ cho nộidung bài học Do vậy khi dạy bài này, giáo viên có thể hướng dẫn họcsinh khai thác kênh hình dựa vào câu hỏi giữa bài “ cho biết các trung ápcao hình thành nên gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tínhchất của gió này ”
Về cơ bản, hình 9.2 chỉ thể hiện được nguồn gốc, hướng và tínhchất của gió mùa mùa hạ vào nữa và sau mùa hạ Do vậy, để học sinhhoàn thiện nội dung và khắc sâu cho học sinh kiến thức về gió mùa mùa
hạ, giáo viên nên yêu cầu học sinh kết hợp kênh chữ và kênh hình để nêulên được các trung tâm áp cao tạo nên gió mùa mùa hạ ở Việt Nam ( đầumùa xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương; giữa và cuối mùa xuất phát
từ áp cao cận chí tuyến Nam) Đồng thời khẳng định cho học sinh thấyđược hình 9.2 đã thể hiện nguồn gốc chính của gió mùa mùa hạ là từ ápcao cận chí tuyến Nam và đây cũng là nguồn gốc chính tạo nên gió mùamùa hạ chính thống ở Việt Nam
- Hình 9.3: Khí hậu Việt Nam
Do bài 9 có nhiều hình phải phân tích và nội dung của hình 9.3 cũng rấtphong phú, cần khai thác nhiều Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nêntrong quá trình dạy học, giáo viên chỉ nên chọn lọc một số câu hỏi nhằmkhai thác nội dung chính của kênh hình như:
Trang 11+ Khí hậu nước ta được chia thành mấy miền? Nêu đặc điểm khí hậu cơbản của mỗi miền? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh dưới tácđộng của gió mùa đã tạo nên sự phân mùa khác nhau của các miền khíhậu nước ta.
+ Nêu các loại gió và hướng gió thịnh hành ở nước ta
+ Trình bày hoạt động của bão ở nước ta ( gợi ý trả lời về thời gian hoạtđộng, phạm vi của bão)
Yêu cầu cần đạt của các câu trả lời của học sinh nằm ở phần III.1 nộidung
IV. Vai trò, hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng
kênh hình trong bài 9 “ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
Bài 9 “ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” là một bài có nhiều kênh hìnhvới nội dung tương đối khó Vì vậy, nếu giúp học sinh khai thác và sửdụng kênh hình hiệu qủa sẽ có nhiều ý nghĩa
Trước hết, việc hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hìnhtrong bài 9 theo hướng tích cực sẽ giúp giáo viên dạy học đạt chuẩn kiếnthức- kỹ năng Nghĩa là giáo viên đã hình thành cho học sinh kỹ năngkhai thác kênh hình phục vụ nội dung bài học, giúp học sinh phát triển tưduy sáng tạo, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài, tránhlối học vẹt, học tủ
Hướng bài 9 dẫn học sinh khai thác và sử dụng kênh hình trongbài 9 theo hướng tích cực có nghĩa là giáo viên đã tổ chức tốt việc đổimới phương pháp dạy học Nghĩa là giáo viên đã vận dụng tốt cácphương pháp dạy học tích cực phù hợp với phương tiện dạy học để tạokhông khí học tập sôi nổi, làm cho học sinh tích cực xây dựng bài và lĩnhhội nội dung bài học một cách sâu sắc Do đó hiệu quả dạy học sẽ caohơn phương pháp dùng lời