Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
266 KB
Nội dung
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
PHÙ HỢP VỚI PHONG CÁCH HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Giáo viên: Doãn Thị Hồng Nhung
Trường: THPT Chuyên Hạ Long – Quảng Ninh
MỞ ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy và học đang là một yêu cầu cấp bách trong ngành
giáo dục. Phương pháp dạy và học phải được đổi mới sao cho người học là người
chủ động chiếm lĩnh tri thức và người dạy là người hướng dẫn, chỉ đạo cho việc
học tập đó. Vì vậy việc dạy cho học sinh cách học trở thành một trong những mục
tiêu quan trọng của nhà trường phổ thông hiện nay. Đặc biệt với môn Lịch sử thì
điều đó lại càng quan trọng.
Hiện nay nhiều học sinh không yêu thích thậm chí sợ môn Lịch sử. Thực tế,
còn tồn tại những quan niệm sai lầm như: Lịch sử là “học thuộc lòng”, “học vẹt”,
không đòi hỏi tư duy sáng tạo, không gắn liền với thực tiễn... Nguyên nhân là do
phương pháp dạy của giáo viên còn nhàm chán không gây được hứng thú với học
sinh, mặt khác học sinh không biết cách học hoặc chưa có phương pháp học hiệu
quả. Giáo viên thường quan tâm nhiều đến nội dung, phương pháp dạy mà chưa
dành sự chú ý đúng mức tới việc hướng dẫn học sinh phương pháp học hiệu quả.
J.M.Dénommé và Madelein Roy trong cuốn “Tiến tới một sư phạm tương tác” đã
mạnh rằng: “Quan trọng là học cách học. Muốn học được thì phải học cách học”.
Muốn cho hoạt động học diễn ra đạt kết quả cao, học sinh phải biết cách học nghĩa
là phải có phương pháp tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
1
Từ thực tiễn trên, đòi hỏi bức thiết đặt ra là học sinh phải được hướng dẫn
phương pháp học nói chung, phương pháp ôn tập kiến thức nói riêng. Song cách
thu nhận và xử lý thông tin của mỗi cá nhân lại diễn ra theo nhiều cách thức khác
nhau. Do đó hiệu quả của việc học tập không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy
mà còn chịu ảnh hưởng của phong cách học tập của mỗi người. Như vậy nếu giáo
viên hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức môn Lịch sử phù hợp với
chính phong cách học tập của mình sẽ tạo ra động lực lớn giúp các em vượt qua
được những rào cản “định kiến” về môn Lịch sử. “Dạy học hợp tác giữa người dạy
và người học bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với việc các em tự mò
mẫm”.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Hướng
dẫn học sinh phương pháp ôn tập phù hợp với phong cách học tập trong dạy
học Lịch sử” . Bài viết chỉ đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh cách
học, cách ôn tập kiến thức phù hợp với phong cách học tập trong giai đoạn Lịch sử
Việt Nam 1930-1945.
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
PHÙ HỢP PHONG CÁCH HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Theo “Bách khoa toàn thư tuổi trẻ” thì một trong 5 chìa khóa vàng để đạt tới
sự thành công trong học tập là phải ôn tập một cách có khoa học. Tính khoa học ở
đây có thể hiểu là ôn tập một cách logic, có tính hệ thống, khái quát, và các phương
pháp ôn tập phải được dựa trên những điểm mạnh về tư duy của bản thân người
học. Trong học tập môn Lịch sử yêu cầu của hoạt động ôn tập và hướng dẫn học
sinh phương pháp rất quan trọng.
1. Lý thuyết về kiểu học và việc hướng dẫn ôn tập.
2
1.1. Khái niệm “phong cách học”
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về phong cách
học. Theo Dunn & Dunn – những chuyên gia nghiên cứu về kiểu học trong nhiều
năm: “Kiểu học là cách người học bắt đầu tập trung, xử lý, tiếp thu và nhớ được
kiến thức mới và khó” . Định nghĩa của Dunn mang tính khái quát và trở nên phổ
biến, được gọi là mô hình kiểu học Dunn và Dunn.
Dựa vào các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu phóng cách học là cách
thức mà mỗi cá nhân bắt đầu tập trung vào quá trình xử lý, tiếp thu, ghi nhớ và sở
hữu những kiến thức mới tùy thuộc vào thói quen tư duy (hoạt động trí óc) và
dưới tác động của môi trường học tập.
Lý thuyết về các kiểu học rất có ý nghĩa trong việc “giúp người giáo viên
quan tâm đến việc xác định phong cách học của học sinh, hiểu được đối tượng
người học của mình để làm cơ sở cho việc lựa chọn cách dạy, hướng dẫn học sinh
cách học phù hợp hoặc điều chỉnh cách học khi cần thiết nhằm tạo ra một môi
trường học tập thuận lợi cho người học” [15,43]. Khi người học biết cách học, biết
cách tiếp thu và lưu giữ kiến thức thì khi ấy người học sẽ thật sự có hứng thú với
hoạt động học tập của mình. Hơn nữa học không phải chỉ là đối diện với những
thông tin mới mà còn là huy động tổng thể các kiến thức lưu giữ trong trí nhớ (các
kiến thức cũ), do đó ôn tập tri thức đã tiếp nhận một cách vững chắc sẽ là cơ sở cho
học sinh tiếp thu tri thức mới. Học mà biết cách học sẽ trở thành “sức bật” của việc
học tập.
1.2.
Các cách phân loại kiểu học.
Mỗi người có một hệ thần kinh với những đặc điểm nổi trội riêng vì thế mỗi
người sẽ có một kiểu học riêng. Dựa trên những quan điểm khác nhau đã có nhiều
cách phân loại kiểu học. Người ta ước tính rằng có khoảng 400 kiểu học. Trong đó
3
cách phân loại của Dunn & Dunn là cách phân loại phổ biến nhất thường được
gắn với cách phân loại của tâm lý học, chia làm 7 loại là: kiểu học ngôn ngữ, kiểu
học lôgic, kiểu học hình ảnh, kiểu học âm thanh, kiểu học hoạt động, kiểu học
nhóm và kiểu học độc lập. Được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Viusal:
H×nh ¶nh
Logical:
L«gic
Social:
Nhãm
Solitary:
§éc lËp
Aural:
¢m thanh
Physical:
VËn ®éng
Verbal:
Ng«n ng÷
Những biểu hiện bên ngoài của các phong cách học được thể hiện như sau:
- Kiểu học ngôn ngữ (Verbal Style) thường thích đọc, nói hoặc viết trong
quá trình học tập. Họ thường có thói quen đọc sách và các tài liệu tham khảo, có
khả năng hùng biện và thuyết phục người khác về quan điểm của mình. Họ có thể
tìm ra cách diễn đạt cho riêng mình trong khi nói hoặc viết. Ghi nhớ tên người, tên
các địa danh, ngày tháng là khả năng rất tốt của họ. Đối với những người có phong
cách học này thì cách học thích hợp của họ là đọc to, nghe đọc hoặc đọc tài liệu
Khi học lịch sử những học sinh có kiểu học này thường có thiên hướng đọc lên
thành lời hoặc viết đi viết lại những điều cần học ra giấy nhiều lần để có thể nhớ
được.
4
- Kiểu học lôgic (Logical Style) thường nổi trội về bán cầu não trái, thích tìm
hiểu mối quan hệ giữa các thông tin, sắp xếp theo thứ tự trong một hệ thống hoặc
luôn đưa ra những lập luận giải thích cho những khái niệm trừu tượng hoặc các vấn
đề mang tính phức tạp. Cách học tốt nhất là vẽ sơ đồ, phân loại các kiến thức cần
nhớ, tìm hiểu mối qua hệ giữa các thông tin. Trong thực tế học lịch sử, những học
sinh có kiểu học logic thường rất nhanh trong việc trả lời các câu hỏi mang tính
suy luận, hoàn thành các bài tập ghép nối thông tin, sắp xếp các sự kiện theo tiến
trình lịch sử hoặc tham gia các trò chơi ô chữ…
- Kiểu học hình ảnh (Visual Style) thường nổi trội về não phải, thu nhận
thông tin dễ dàng qua các hình ảnh, hình vẽ hoặc sơ đồ, biểu đồ… Người học
thường thích vẽ, thích màu sắc và có khả năng quan sát, thu nhận hình ảnh trực
giác cũng như tưởng tượng tốt. Cách học tốt nhất là trực quan với các biểu đồ, các
bức tranh, những màu sắc…Khi học lịch sử các em thích học qua quan sát tranh
ảnh, bản đồ, xem phim tư liệu…
- Kiểu học âm thanh (Aural Style) thường thuộc về những học sinh thích hát,
thích nghe nhạc hoặc có thói quen được học trong môi trường có âm nhạc. Những
học sinh này có khả năng nhớ tốt các giai điệu của các bản nhạc, có cảm giác tốt về
nhịp điệu lên xuống của âm thanh. Do vậy âm nhạc thường tạo cho các em có tâm
trạng thoải mái và có động lực học tập tốt hơn. Môi trường học tốt nhất là những
môi trường tràn đầy những giai điệu êm ái, họ thường học bằng cách thông qua âm
nhạc.
- Kiểu học hoạt động (Physical Style) thích đi lại, vận động cơ thể trong khi
học hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp (ví dụ cử động tay, nháy mắt, lắc
đầu…). Người học có kiểu học này thường thích được tham gia các hoạt động học
tập hoặc trò chơi vận động trong khi học trên lớp, thích tự học trong tư thế đi đi lại
5
lại hơn là ngồi yên một chỗ. Cách học phù hợp với học sinh có kiểu học này là
luôn hoạt động và tiếp xúc các luồng thông tin mới.
- Kiểu học nhóm (Social Style) là của những người thích học theo nhóm
hoặc học cùng làm việc với những người khác. Họ có thiên hướng thích chia sẻ,
giúp đỡ và hợp tác với người khác trong quá trình làm việc và họ học tập tốt nhất
khi được chia sẻ, hợp tác với người khác
- Kiểu học độc lập (Solitary Style) Người có kiểu học này là những người
có thiên hướng thích tập trung, làm việc một mình : tự nghiên cứu, tự tìm tòi và
khám phá mọi thứ. Trong đó phương thức mà họ thể hiện hoặc cảm nhận và tiếp
cận các vấn đề đều mang đậm quan điểm cá nhân. Những người có kiểu học này
thích học tập trong môi trường yên tĩnh, thích tự lập trong mọi công việc và mong
muốn được thực hiện những nhiệm vụ mang tính nghiên cứu, được tự lập kế hoạch
và tự hoàn thành sản phẩm mang tính cá nhân.
Có thể thấy cách phân chia của Dunn rất phong phú và gần như là chuẩn xác
bởi cách phân chia này được xuất phát từ việc nghiên cứu não bộ của con người.
Hiện nay cách phân chia này của Dunn ngày càng được ưa chuộng vì người ta
nhận ra rằng nó "phù hợp với học sinh học tập theo phong cách lựa chọn ưu tiên
với các hướng dẫn cải thiện thành tích học tập và thái độ với học sinh học tập".
1.3.
Cách thức, công cụ xác định phong cách học.
Các kiểu học hay phong cách học trên có thể xác định thông qua những biểu
hiện bên ngoài của học sinh, song chúng ta có thể xác định chính xác xem người
học có kiểu học nào nổi trội hay pha trộn các kiểu học khác nhau bằng cách sử
dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm điều tra.
Trong quá trình học tập cũng như ôn tập kiến thức người học có thể sử dụng
nhiều kiểu học khác nhau (âm thanh, hình ảnh, vận động, ngôn ngữ…) tuy nhiên
6
bao giờ người học cũng trội về 1 kiểu học nhất định. Với cách phân loại kiểu học
của Dunn có thể kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến và xử lý kết quả bằng phần mềm
trên trang web: http://www.learning-styles-online.com. Bài test gồm 70 câu hỏi,
mỗi phần có 10 câu tương ứng với các kiểu học tập: hình ảnh , âm thanh, ngôn
ngữ, vận động, logic, nhóm, độc lập. Đây là hệ thống câu hỏi đã được chuẩn hóa
quốc tế và được nhiều nước sử dụng nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Từ các lý thuyết trên có thể thấy mỗi người đều có một thói quen hoạt động
trí óc khác nhau và có thiên hướng về một kiểu học nhất định. Kiểu học có tác
động rất lớn tới quá trình học tập cũng như hoạt động ôn tập kiến thức của người
học. Do vậy vấn đề đặt ra là học sinh cần xác định được kiểu học – phong cách học
của mình để có thể phát huy được các điểm mạnh và khắc phục được những hạn
chế trong kiểu học của mình trong quá trình ôn tập kiến thức .
2. Quan niệm về ôn tập trong dạy học môn Lịch sử
2.1. Khái niệm ôn tập
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, ôn tập có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất: ôn
tập là học để nhớ, để nắm chắc, nghĩa thứ hai: ôn tập là hệ thống lại kiến thức đã
dạy để học sinh nắm chắc chương trình. Theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm từ
điển ngôn ngữ Hà Nội (Hoàng Phê chủ biên), ôn tập là học và luyện lại những điều
đã học để nhớ, để nắm chắc. Như vậy “ôn tập” có thể được hiểu là quá trình học
và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc. Hoạt động này có thể diễn ra
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên hoặc có thể do cá nhân tự thực hiện..
Theo các nhà giáo dục, tiêu biểu là Nguyễn Hữu Châu cho rằng : “Ôn tập,
cũng giống như luyện tập và thực hành đều sử dụng việc nhắc và nhớ lại. Mặc dù
cũng nhằm giúp đạt được các mục đích của luyện tập và thực hành, ôn tập nhằm
nhiều mục đích khác nữa”. Nghĩa là ôn tập là giúp học sinh củng cố tri thức, kĩ
7
năng kĩ xảo, tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong tri
thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, phát huy tính tích cực, độc lập tư duy
cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho học sinh.
Tục ngữ Việt Nam đã dạy: “Ôn cũ để biết mới”, “có mới để nới cũ” (ở đây
nới có cái nghĩa là mở rộng, cơi nới, phát triển) có thể coi những câu tục ngữ thông
thái này là nguyên tắc chỉ đạo cho kĩ thuật ôn tập. Và như vậy rõ ràng ôn tập là một
hoạt động đầy sáng tạo.
Tiếp thu các quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng ôn tập là
quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một
trật tự mới phù hợp với yêu cầu và đặc điểm cá nhân.
2.2 Đặc điểm của kiến thức lịch sử và vai trò của ôn tập trong học tập môn Lịch
sử.
Ở trường phổ thông, “việc dạy học lịch sử trước hết phải cung cấp cho học
sinh những kiến thức khoa học (chức năng giáo dưỡng) để trên cơ sở ấy tiến hành
việc giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức (chức năng giáo dục) và bồi
dưỡng khả năng nhận thức và hành động của học sinh (chức năng phát triển)”
[2,45].
Kiến thức lịch sử bao gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa
danh, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật…[2, 46].
Khi nói đến lịch sử là nói đến các sự kiện lịch sử, mà những sự kiện đó đã diễn ra
trong quá khứ tại một thời gian và không gian nhất định, học sinh không thể cảm
nhận được trực tiếp mà phải mường tượng về quá khứ. Đối với học sinh giỏi quốc
gia môn Lịch sử một trong những yêu cầu quan trọng trong việc học tập là phải ghi
nhớ được kiến thức Lịch sử. Tuy nhiên không phải lúc nào học sinh cũng định
hướng được cho mình một cách học đúng đắn, phù hợp với khả năng nhận thức,
8
ghi nhớ của bản thân, nhiều em vẫn thường sử dụng cách nhớ là “học vẹt”. Trong
khi đó hướng dẫn học sinh ôn tập là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình
giảng dạy trên lớp cũng như giảng dạy đội tuyển của giáo viên.
Để việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt giáo viên cần tổ chức hướng dẫn
học sinh ôn tập lại tất cả kiến thức đã dạy ngay ở trên lớp cũng như ở nhà. Yêu cầu
của hướng dẫn ôn tập trong dạy học lịch sử hiện nay bao gồm:
- Việc hướng dẫn ôn tập phải được diễn ra thường xuyên, có thể được tiến hành
trong tiết học (trong các bài ôn tập, trong quá trình giảng hoặc sơ kết bài học) hoặc
tự học ở nhà. Tùy thuộc vào điều kiện giáo dục cụ thể khác nhau mà giáo viên có
thể lựa chọn những hình thức ôn tập khác nhau.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương pháp ôn tập đa dạng, khác nhau
sao cho phù hợp với kiểu học. Có thể vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình
hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập.
- Phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa các bước trong quá trình dạy học. Nghĩa là
giữa bước cung cấp kiến thức mới, bước kiểm tra đánh giá và bước ôn tập phải có
sự thống nhất với nhau.
- Trong quá trình ôn tập giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho
học sinh chủ động tham gia tích cực vào bài học. Để tránh được tình trạng “học
vẹt”, “học thuộc lòng”, “học gạo” tức là học mà không hiểu được bản chất của sự
kiện, hiện tượng đó ở học sinh, thì cần phát huy tối đa ưu điểm của các phương
pháp ôn tập để các em tham gia một các tích cực, chủ động, phát huy tư duy sáng
tạo.
2.3.
Các hình thức tổ chức hướng dẫn ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT.
9
Không phải bao giờ học sinh ngay lập tức ghi nhớ được mọi điều khi nghe
giảng lần đầu, do đó việc tổ chức hướng dẫn ôn tập nhất là đối với bộ môn Lịch sử
là hết sức quan trọng. Căn cứ vào tiêu chí: sự hướng dẫn của giáo viên, thời gian,
địa điểm tiến hành ôn tập có thể chia làm hai hình thức sau:
- Tổ chức ôn tập trên lớp được diễn ra dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên.
Hình thức này được diễn ra trên lớp học, thời gian diễn ra có thể ngay sau khi giáo
viên trình bày tài liệu mới hoặc vào khoảng thời gian sơ kết bài nhằm củng cố kiến
thức học sinh vừa lĩnh hội, chốt lại những kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài học.
Đặc biệt hình thức ôn tập này có thể được tiến hành trong những bài ôn tập tổng
kết.
- Ôn tập ngoài giờ lên lớp được diễn ra khi không có sự hướng dẫn trực tiếp
của giáo viên. Hình thức này được thực hiện ngay sau khi nghe giảng, học sinh tự
học ở nhà. Học sinh tự ôn tập dựa trên cơ sở những cách thức ôn tập mà giáo viên
đã hướng dẫn phù hợp với kiểu học của mình hoặc dựa vào những bài tập giáo viên
giao về nhà.
Dựa trên lý thuyết về kiểu học, chúng tôi xin đề xuất quy trình hướng dẫn ôn
tập kiến thức phù hợp phong cách học của học sinh gồmcác bước cơ bản cần tiến
hành để xác định kiểu học của học sinh và hướng dẫn học sinh ôn tập như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu cách học hiện tại của học sinh, tức xác định đặc điểm của
học sinh trước khi hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập mới.
- Bước 2: Xác định kiểu học của học sinh thông qua quan sát và thông qua bộ
câu hỏi trắc nghiệm quốc tế về các kiểu học
- Bước 3: Tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với các phương pháp dạy
để từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn cách dạy của giáo viên, và hướng dẫn học
sinh cách ôn tập kiến thức phù hợp với kiểu học của học sinh:
10
- Bước 4: Đo kết quả ghi nhớ của học sinh, xác định độ sâu và mức độ hứng
thú của học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm và tự luận.
- Bước 5: Giáo viên đánh giá kết quả ôn tập kiến thức của học sinh để có sự
điều chỉnh kịp thời trong hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức dựa
theo kiểu học.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP PHÙ HỢP VỚI
PHONG CÁCH HỌC
Học sinh học tốt nhất khi chọn được cách học phù hợp với những thói quen
của bản thân. Dựa trên cơ sở lý thuyết về các kiểu học, trong quá trình giảng dạy
người giáo viên cần quan tâm đến kiểu học của học sinh để hướng dẫn học sinh
cách học và ôn tập kiến thức phù hợp với từng kiểu học.
Có rất nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn học sinh lựa chọn phương
pháp ôn tập kiến thức phù hợp với kiểu học. Sau đây là một số đề xuất của chúng
tôi nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập.
1. Lập bảng niên biểu.
Lập bảng niên biểu nhằm hệ thống hóa các sự kiện cơ bản theo thứ tự thời
gian đồng thời nêu mối liên hệ các sự kiện cơ bản nhất của một nước hay nhiều
nước trong một thời kì. Niên biểu có ba loại chủ yếu: niên biểu tổng hợp liệt kê
những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài, niên biểu chuyên đề đi sâu trình
bày một vấn đề quan trọng của một thời kỳ lịch sử nhất định, niên biểu so sánh
dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập thì giáo viên cần định hướng
thông tin để học sinh trình bày nội dung phù hợp. Hoặc giáo viên có thể thiết kế
bảng niên biểu trống để học sinh tự chọn sự kiện, kiến thức cơ bản để điền vào.
11
Cách ôn tập này phù hợp với những học sinh có kiểu học ngôn ngữ, logic, và cá
nhân.
Ví dụ: Trong quá trình dạy giai đoạn 1930-1945, GV có thể hướng dẫn học
sinh ôn tập những nội dung kiến thức cơ bản của hai giai đoạn 1930 – 1931 với
1936 – 1939, để thấy được hoàn cảnh lịch sử mỗi giai đoạn khác nhau nên Đảng ta
có sự chỉ đạo chiến lược, sách lược, hình thức đấu tranh cũng khác nhau bằng cách
lập bảng niên biểu so sánh:
Nội dung Giai đoạn 1930 – 1931
Giai đoạn 1936 – 1945
so sánh
Hoàn cảnh - Chính trị: Mâu thuẫn xã hội gay gắt: - Chính trị: có nhiều đảng phái
lịch sử
dân tộc VN >< Thực dân Pháp, nông chính trị hoạt động với nhiều
dân >< địa chủ
- Kinh tế: bước vào thời kì suy thoái,
khủng hoảng
- Xã hội:
+ Công nhân: thất nghiệp
+ Nông dân: rơi vào tình trạng bần
cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
+ Các tầng lớp nhân dân lao động
khác cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng.
xu hướng khác nhau, nhưng
Đảng cộng sản Đông Dương là
đảng mạnh nhất.
- Kinh tế: vẫn lạc hậu, phụ
thuộc vào chính quốc
- Xã hội:
+ Công nhân: thất nghiệp
+ Nông dân: không có ruộng
đất, tô thuế nặng nề
+ Tư sản bị chèn ép, tiểu tư sản
thất nghiệp
Kẻ
thù Đế quốc, phòng kiến, bọn phản cách Phản động thuộc địa, chủ nghĩa
cách mạng mạng
đế quốc, chống chiến tranh đế
12
quốc
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 2 – Đảng cộng sản Đông Dương
tháng 10), từ tháng 10 trở đi là Đảng
cộng sản Đông Dương
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc, phong kiến, phản Đòi các quyền tự do, dân sinh,
cách mạng, giành độc lập dân tộc, dân chủ, cơm áo, hòa bình
thành lập nhà nước công nông, tịch
thu sản nghiệp của đế quốc tay sai
chia cho dân nghèo
Phương
Bí mật, bất hợp pháp
pháp
Hình thức
Kết hợp bí mật và công khai,
hợp pháp và bất hợp pháp
Mít tinh, biểu tình, truyền đơn, thị uy, - Mít tinh, biểu tình, đưa “dân
khởi nghĩa vũ trang
nguyện”, bãi công, bãi thị
- Thành lập các tổ chức quần
chúng
- Đấu tranh nghị trường, đấu
tranh báo chí
Lực lượng
Liên minh công nông
Công nhân, nông dân, tư sản
dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ tiến
bộ, những người nước ngoài có
tinh thần yêu nước
Kết quả
Thành lập chính quyền xô viết Nghệ Chính quyền thực dân Pháp
Tĩnh
Giữa năm 1931 phong trào tạm lắng
phải nhượng bộ một số yêu cầu
về các quyền dân tộc dân chủ
xuống vì bị đàn áp
Ý nghĩa
Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn
13
cho tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
bị cho tổng khởi nghĩa tháng
8/1945
Tính chất
Tiến hành CMTS dân quyền
Tiến hành CMTS dân quyền
2. Vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức
Xây dựng sơ đồ, mô hình hóa nội dung học tập chính là kết nối các sự kiện
lịch sử với nhau theo logic phát triển bên trong của các kiến thức lịch sử. Sơ đồ
nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình, hình học đơn giản, diễn tả
tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch
sử... Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức theo phương pháp
Graph (hay sơ đồ) tức là hệ thống hóa các kiến thức cần học thành hệ thống logic.
Sơ đồ có tác dụng lớn trong việc tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức. Sử
dụng sơ đồ trong ôn tập phù hợp với những học sinh có kiểu học logic, cá nhân và
hình ảnh. Góp phần phát triển ở học sinh khả năng tư duy, tổng hợp, khả năng
khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
Để học sinh thực hiện tốt việc sơ đồ hóa kiến thức, giáo viên nên hướng dẫn
học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Xác định kiến thức cơ bản
+Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản
+Xây dựng sơ đồ mô hình hóa kiến thức đó
Có thể chia ra nhiều loại sơ đồ khác nhau theo những tiêu chí nhất định. Dựa
vào cấu trúc Graph có thể thiết kế các loại sơ đồ như: đường trục thời gian, chuỗi
sự kiện, sơ đồ mạng [8]
14
- Đường trục thời gian là một cách ôn tập rất hiệu quả về các sự kiện quan
trọng của một giai đoạn theo tiến trình lịch sử. Hướng dẫn học sinh ôn tập qua
đường trục thời gian sẽ giúp học sinh biết cách sắp xếp sự kiện theo niên đại. Khi
thiết kế cho học sinh ôn tập giáo viên có thể cho mốc mở đầu và yêu cầu học sinh
hoàn chỉnh bằng cách điền những sự kiện cơ bản còn lại.
- Sơ đồ mạng: được thiết kế với một đỉnh là trung tâm và các mũi tên định
hướng nối với các đỉnh nhánh. Sơ đồ mạng phù hợp với ôn tập kiến thức theo chủ
đề hoặc giải thích khái niệm lịch sử. Đỉnh trung tâm thể hiện chủ đề khái quát hoặc
khái niệm, còn đỉnh nhánh sẽ thể hiện nội dung chi tiết liên quan. Do đó giáo viên
nên đưa ra chủ đề ôn tập rồi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ mạng để thiết lập mối
quan hệ giữa các sự kiện và khái niệm.
Ví dụ: Với nội dung ôn tập quá trình chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính
quyền, GV hướng dẫn HS lập sơ đồ:
Chuẩn bị về đường
lối chính trị
Tập dượt đấu tranh
Công cuộc xây
dựng tiến tới
tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945
Chuẩn bị về lực lượng
chính trị
15
Xây dựng căn cứ
địa
Xây dựng lực lượng vũ
trang
- Sơ đồ hình cây: gồm đỉnh gốc và các đỉnh phân nhánh được liên kết với
nhau bằng các mũi tên định hướng. Đỉnh gốc diễn tả nội dung kiến thức mang tính
khái quát, còn các đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết. Sơ đồ hình cây thường
thể hiện nội dung về sự chuyển biến kinh tế, phân hóa các giai cấp trong xã hội, hệ
quả của một cuộc cách mạng…
3. Lập đề cương trống, ghi tóm tắt.
Lập đề cương trống chi tiết, trình bày dưới dạng phân nhánh hay lập dưới
dạng dàn bài đều chung mục đích sắp xếp những nội dung cơ bản nhất theo một
trình tự kiến thức phù hợp, logic, dễ nhớ và dễ hiểu, khi cần có thể viết tóm tắt
hoặc trình bày lại.
Đề cương chi tiết:
1………………..
a……………..
-……………….
-…………………..
b………………….
-………………………
-……………………….
2………………………..
16
Dạng phân nhánh
A ……..
1……………
2………………
B……………..
1………………….
2…………………
Lập dàn ý
A……………………..
1…………………….
A,………….
B,………………
2………………………..
a……………..
b………………
B……………………………..
1…………………….
Đề cương trống, lập dàn ý có thể dùng ở cuối giờ học hoặc chương học
nhằm tổng kết lại bài học và đánh giá kết quả học tập của học sinh về nội dung của
bài học hoặc chương học. Trong quá trình học sinh hoàn thành bảng đề cương
trống để ôn tập kiến thức giáo viên nên chỉ dẫn rõ ràng mức độ học sinh phải thực
hiện như viết các nội dung ngắn gọn từ 2-3 câu, thời gian hoàn thành 3-5 phút. Đề
cương được xây dựng phải là một bản tóm tắt khái quát đầy đủ nhất về nội dung
bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay những nội dung được đề cập đến trong bài.
Sử dụng các dạng của đề cương ôn tập rất có tác dụng với học sinh có kiểu học
17
ngôn ngữ, nó giúp các em định hình lại kiến thức nhanh, nắm bắt được các nội
dung chính cần trình bày. Trong quá trình hoàn thành đề cương cũng giúp các em
hoàn thiện kĩ năng viết. Ngoài ra học sinh có thể lập đề cương ôn tập kiến thức để
chuẩn bị cho các bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra giữa kì, và kiểm tra học kì.
1, Khởi nghĩa Bắc Sơn
a,Nguyên nhân:Nhật đánh chiếm Lạng Sơn
b, Diễn biến: 27/9/1940 nhân dân Bắc Sơn nổi dạy đánh chặn tàn quân Pháp, đội du kích
Bắc Sơn được thành lập
c, Kết quả: Nhật – Pháp tạm thời hòa hoãn khởi nghĩa thất bại
d, Ý nghĩa: mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc
2. Khởi nghĩa Nam Kì
a,Nguyên
nhân: Pháp
binhNhững
lính Việtcuộc
Nam và
Cao nghĩa
Miên đi mở
làm bia
đạn chống
quân
Ví dụ: Lập
đề cương
chiđưa
tiết:
khởi
đầuđỡ thời
kì đấu
phiệt Thái Lan
tranh mới:
b, Diễn biến: đêm 22, rạng sáng 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa bùng nổ
c, Kết quả: kế hoạch bị bại lộkhởi nghĩa thất bại
d, Ý nghĩa:chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân
3. Binh biến Đô Lương
a,Nguyên nhân: cuối những năm 1940 – đầu 1941 nhiều binh lính bị thực dân Pháp đẩy
đi làm bia đỡ đạn
b, Diễn biến: 13/1/1941 binh lính chợ Rạng (Nghệ An) dưới sự chỉ huy của Đội Cung
nổi dậy
c, Kết quả:
14/1/1941: toàn bộ binh lính tham gia đều bị bắt
24/4/1941: Đội Cung cùng 10 đồng chí bị xử bắn
d, Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước của người VN trong quân đội Pháp
18
Giáo viên nên thường xuyên rèn luyện cho học sinh cách ghi chép tóm tắt
nội dung bài giảng sao cho ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, dễ nhớ, gợi được tư duy (tránh
rườm rà, dài dòng) nhằm giúp các em biết tổng hợp nhanh, viết nhanh, biết ghi nhớ
kiến thức và biết trình bày. Biện pháp ôn tập này có thể được thực hiện ngay trên
lớp hoặc được thực hiện ở nhà như tóm tắt những nội dung chính của sự kiện hay
diễn biến trận đánh… Muốn học sinh có kĩ năng tóm tắt, lập đề cương tốt giáo viên
nên hướng dẫn các em thực hiện những thao tác cơ bản sau:
- Đọc kĩ bài để biết được bài học nghiên cứu những vấn đề gì.
- Xác định cấu trúc của bài (bài gồm bao nhiêu nội dung)
19
- Xác định các ý chính của từng nội dung
- Xác định mối quan hệ của từng nội dung
- Tóm tắt lại toàn bài (nêu lên những nội dung chủ yếu)
4.Sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu
Sử dụng sơ đồ và phim tư liệu trong ôn tập kiến thức là cách học và ôn tập
hữu hiệu nhất với những học sinh có kiểu học hình ảnh và âm thanh. Lịch sử là
những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu học sinh tái hiện được hình ảnh
của các sự kiện lịch sử các em sẽ nhớ lâu các sự kiện đó. Những hình ảnh trực
quan hay phim tư liệu là môi trường học tốt nhất cho học sinh có kiểu học hình
ảnh và âm thanh. Trong quá trình hướng dẫn ôn tập, giáo viên cần căn cứ vào nội
dung kiến thức cần ôn tập để lựa chọn tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu phù hợp. Để
có thể sử dụng tốt những đồ dùng trực quan này giáo viên nên thiết kế các câu hỏi,
nhiệm vụ và bài tập cho học sinh thực hiện kèm với quan sát tranh ảnh, bản đồ và
phim tư liệu. Đặc biệt cần khai thác triệt để tối đa tranh ảnh, biểu đồ lịch sử có
trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 nâng cao để giúp HS lưu giữ và khắc họa kiến
thức tốt hơn.
5. Hoạt động thảo luận nhóm
Khoa học tâm lý đã chứng minh được rằng người ta nhớ được 50% những gì
nhìn thấy nhưng có thể nhớ tới hơn 80% những gì được tham gia. Chơi trò chơi
được sử dụng nhằm ôn tập kiến thức đã được học, rèn luyện các kỹ năng tư duy
cho học sinh (biết liên kết các sự kiện, các gợi ý có liên quan để tìm ra câu trả lời
đúng). Như vậy với đặc điểm của hoạt động học thông qua chơi trò chơi, có thể
thấy đây là phương pháp phù hợp với đặc trưng của những học sinh có kiểu học
vận động và kiểu học nhóm. Có nhiều hình thức trò chơi khác nhau dựa trên sự
sáng tạo của giáo viên, nhưng nhìn chung mục tiêu của các trò chơi trong hướng
dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức đều góp phần giúp học sinh ghi nhớ
20
các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, các khái niệm lịch sử và đòi hỏi sự tư duy
sáng tạo.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu kiểu học, đề xuất hướng dẫn học sinh phương pháp ôn
tập và thực nghiệm sư phạm, đề tài rút ra được những kết luận sau:
1. Ôn tập kiến thức lịch sử là hình thức nhằm ôn lại, củng cố, hệ thống hóa
những kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử nhất định. “Tổ chức hoạt động
ôn tập trong dạy học lịch sử đạt 3 mục tiêu cơ bản: giúp học sinh đạt được tính bền
vững của kiến thức, giáo dục tư tưởng – tình cảm, lòng ham thích học tập lịch sử
và rèn luyện các kỹ năng học tập môn lịch sử” [11,86]. Như vậy khâu ôn tập trong
quá trình dạy học giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và
học môn lịch sử.
2. Lý thuyết về kiểu học đã chứng minh những kiểu học khác nhau của mỗi
cá nhân tác động lớn tới quá trình học và ôn tập kiến thức của họ. Hai nhà giáo dục
người Pháp là J.M.Denemme và Madelein Roy khi phân tích về sư phạm tương tác
đã cho rằng: “Chính người học là tác nhân đầu tiên thực hiện phương pháp học, từ
đầu cho đến khi kết thức quá trình học, hay phương pháp học phải dựa trên chính
tiềm năng của người học” [3,71]. Tiềm năng của người học chính là thiên hướng
về phong cách học. Do vậy vấn đề đặt ra là học sinh cần xác định được phong cách
học của mình để phát huy được những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu.
Vì vậy thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về kiểu học đề tài đã đề xuất một
số biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập dựa theo kiểu học. Trong đó
chúng tôi đã xây dựng 5 bước để xác định kiểu học của học sinh và hướng dẫn học
sinh ôn tập: đầu tiên là tìm hiểu cách học hiện tại của học sinh, tiếp theo là xác
định kiểu học của học sinh thông qua quan sát và thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm
21
quốc tế về các kiểu học, sau đó tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với các
phương pháp dạy và hướng dẫn học sinh cách ôn tập kiến thức phù hợp với kiểu
học của học sinh, tiếp đó là do kết quả ghi nhớ của học sinh và mức độ hứng thú
của học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm và tự luận, cuối cùng giáo viên đánh giá
kết quả ôn tập kiến thức của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời trong hướng dẫn
học sinh phương pháp ôn tập kiến thức dựa theo kiểu học.
3.
Hiện nay, trong quá trình học và ôn tập kiến thức, học sinh chưa xác định
được phong cách học của bản thân, họ chỉ học theo cảm hứng ngẫu nhiên, nên kết
quả học tập nhiều khi chưa được cao. Thực tế trong quá trình thực nghiệm, chúng
tôi nhận thấy: hoạt động ôn tập kiến thức lịch sử của học sinh diễn ra còn rất hạn
chế, học sinh chưa có ý thức, không có hứng thú và chưa biết cách ôn tập hiệu quả.
Giáo viên tuy có nhận thức được tầm quan trọng của khâu ôn tập trong quá trình
dạy học nhưng lại ít khi tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập hoặc các phương pháp
ôn tập còn nghèo nàn, đặc biệt là hướng dẫn các phương pháp ôn tập dựa theo kiểu
học của học sinh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB
ĐHSP
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo Dục
3. J.M.Denommé, 2000 Tiến tới một sư phạm tương tác, GS.TS Nguyễn Quang
Thuấn dịch , NXB Thanh Niên, Hà Nội
4. Lê Văn Hồng, 2001, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm , NXB
ĐHQG
22
5. Nguyễn Hữu Lương (dịch),1998, Rèn luyện để thành đạt, NXB Văn hóa
thông tin
6. Nguyễn Hữu Châu, 2005, Những vấn đề cơ bản về chương trình và khóa học,
NXB Giáo Dục Hà Nội
7. Minh Tân, 1999, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa
8. Hoàng Thanh Tú, Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh ôn tập
trong dạy học lịch sử trường THPT trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP, tr 492 - 499
9. Nguyễn Thị Côi, 2006, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở các trường phổ thông, NXB Giáo dục
10.Geoffrey Fetty, 1998, Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes
11.Th.S Hoàng Thanh Tú: Hướng dẫn ôn tập dựa trên các phong cách học tập
trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục số 208 (kì 2 –
2/2009), tr 43
PHỤ LỤC : PHIẾU ĐIỀU KIỂU HỌC
BẠN CÓ KIỂU HỌC NÀO?
Mỗi người có thiên hướng về kiểu học riêng của mình. Muốn học tốt, trước hết
hãy xác định các kiểu học để vận dụng những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu trong cách
học của mình nâng cao kết quả học tập. Hãy trả lời mỗi câu hỏi theo cách xếp điểm như
sau:
23
0-
Những điều không đúng với bạn
1-
Những điều đúng đôi chút với bạn
2-
Những điều rất đúng với bạn
24
1. Ở trường, âm nhạc là một môn bạn thích.
2. Bạn thích lắng nghe, điều đó khiến mọi người thích nói chuyện với
0
0
1 2
1 2
bạn bởi vì họ cảm thấy bạn hiểu họ.
3. Bạn thích nghe nhạc trong lúc đi xe, khi học, hoặc lúc làm việc (nếu
0
1 2
có thể).
4. Bạn có thể cân bằng sổ sách, và bạn thích thiết lập ngân quỹ và các
0
1 2
mục tiêu khác bằng con số.
5. Bạn có một số bạn rất thân.
6. Bạn sử dụng các động tác tay và ngôn ngữ cơ thể rất nhiều khi giao
0
0
1 2
1 2
tiếp với người khác.
7. Ở trường, tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn học là những môn thích thú
0
1 2
của bạn.
8. Bạn có một vốn từ rất lớn, và bạn thích sử dụng từ đúng lúc đúng
0
1 2
chỗ.
9. Bạn thích bàn luận những vấn đề, ý tưởng … với người khác, hơn là 0
1 2
làm việc một mình.
10. Bạn ghi lại những suy nghĩ của mình vào trong nhật ký riêng.
11. Trong trường bạn thích môn Nghệ thuật, vẽ kỹ thuật, hình học.
12. Bạn thích kể chuyện, chuyện ngụ ngôn, giai thoại.
13. Bạn thích chỉ ra những lỗi thiếu lôgic trong những câu nói và hành
0
0
0
0
1
1
1
1
động của người khác.
14. Bạn thích sử dụng máy ảnh hoặc máy quay phim để ghi lại hình ảnh
0
1 2
xung quanh bạn.
15. Bạn sử dụng nhịp điệu hay vần điệu để nhớ một điều gì đó, ví dụ số 0
1 2
điện thoại, mật khẩu…
16. Bạn thích thực hiện một mình những sở thích và mối quan tâm
0
1 2
riêng
17. Bạn thích tạo mẫu, hoặc xếp hình.
18. Bạn thích các môn thể thao mang tính đồng đội như bóng đá, bóng
0
0
1 2
1 2
chày, bóng rổ, bóng chuyền.
19. Bạn viết và sử dụng danh sách công việc chi tiết, như các đầu việc,
0
1 2
bài hát hay một đoạn nhạc pop.
21. Toán học và khoa học là những môn học ưa thích của bạn ở trường.
22. Bạn thích khép mình, ngại tiếp xúc mọi người và tự làm việc một
0
0
0
1 2
1 2
1 2
mình.
23. Bạn thích học trong những kiểu phòng quây tròn với những người
0
1 2
khác. Bạn thích có sự trao đổi để giúp quá trình học của mình.
24. Bạn thích đọc mọi thứ: những quyển sách, bản tin, tạp chí, bảng kê,
0
1 2
dấu hiệu, vỏ hộp sữa.
25. Bạn yêu thể dục thể thao.
26. Bạn là người có định hướng và biết mình sẽ làm gì.
27. Bạn giao tiếp tốt với người khác và luôn làm người hoà giải giữa
0
0
0
1 2
1 2
1 2
2
2
2
2
và bạn đánh số vào các mục công việc, sắp xếp những công việc ưu
tiên cần làm trước.
20. Bạn có thể nhớ một cách ngẫu nhiên/rất nhanh những câu thơ, tên
25
26
[...]... nhớ của học sinh, xác định độ sâu và mức độ hứng thú của học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm và tự luận - Bước 5: Giáo viên đánh giá kết quả ôn tập kiến thức của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời trong hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức dựa theo kiểu học HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP PHÙ HỢP VỚI PHONG CÁCH HỌC Học sinh học tốt nhất khi chọn được cách học phù hợp với những... lý thuyết về các kiểu học, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần quan tâm đến kiểu học của học sinh để hướng dẫn học sinh cách học và ôn tập kiến thức phù hợp với từng kiểu học Có rất nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp ôn tập kiến thức phù hợp với kiểu học Sau đây là một số đề xuất của chúng tôi nhằm hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập 1 Lập bảng niên biểu... tập kiến thức lịch sử của học sinh diễn ra còn rất hạn chế, học sinh chưa có ý thức, không có hứng thú và chưa biết cách ôn tập hiệu quả Giáo viên tuy có nhận thức được tầm quan trọng của khâu ôn tập trong quá trình dạy học nhưng lại ít khi tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập hoặc các phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đặc biệt là hướng dẫn các phương pháp ôn tập dựa theo kiểu học của học sinh DANH MỤC... sinh, tiếp theo là xác định kiểu học của học sinh thông qua quan sát và thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm 21 quốc tế về các kiểu học, sau đó tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với các phương pháp dạy và hướng dẫn học sinh cách ôn tập kiến thức phù hợp với kiểu học của học sinh, tiếp đó là do kết quả ghi nhớ của học sinh và mức độ hứng thú của học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm và tự luận, cuối... quả ôn tập kiến thức của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời trong hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức dựa theo kiểu học 3 Hiện nay, trong quá trình học và ôn tập kiến thức, học sinh chưa xác định được phong cách học của bản thân, họ chỉ học theo cảm hứng ngẫu nhiên, nên kết quả học tập nhiều khi chưa được cao Thực tế trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: hoạt động ôn tập. .. xác định được phong cách học của mình để phát huy được những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu Vì vậy thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về kiểu học đề tài đã đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập dựa theo kiểu học Trong đó chúng tôi đã xây dựng 5 bước để xác định kiểu học của học sinh và hướng dẫn học sinh ôn tập: đầu tiên là tìm hiểu cách học hiện tại của học sinh, tiếp theo... và khóa học, NXB Giáo Dục Hà Nội 7 Minh Tân, 1999, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa 8 Hoàng Thanh Tú, Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh ôn tập trong dạy học lịch sử trường THPT trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, NXB ĐHSP, tr 492 - 499 9 Nguyễn Thị Côi, 2006, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở các trường phổ thông, NXB... nhân vật lịch sử, các khái niệm lịch sử và đòi hỏi sự tư duy sáng tạo KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu kiểu học, đề xuất hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập và thực nghiệm sư phạm, đề tài rút ra được những kết luận sau: 1 Ôn tập kiến thức lịch sử là hình thức nhằm ôn lại, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử nhất định “Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học lịch sử đạt... học sinh đạt được tính bền vững của kiến thức, giáo dục tư tưởng – tình cảm, lòng ham thích học tập lịch sử và rèn luyện các kỹ năng học tập môn lịch sử [11,86] Như vậy khâu ôn tập trong quá trình dạy học giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử 2 Lý thuyết về kiểu học đã chứng minh những kiểu học khác nhau của mỗi cá nhân tác động lớn tới quá trình học và ôn. .. vậy với đặc điểm của hoạt động học thông qua chơi trò chơi, có thể thấy đây là phương pháp phù hợp với đặc trưng của những học sinh có kiểu học vận động và kiểu học nhóm Có nhiều hình thức trò chơi khác nhau dựa trên sự sáng tạo của giáo viên, nhưng nhìn chung mục tiêu của các trò chơi trong hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập kiến thức đều góp phần giúp học sinh ghi nhớ 20 các sự kiện lịch sử, nhân ... hp phong cỏch hc ca hc sinh gmcỏc bc c bn cn tin hnh xỏc nh kiu hc ca hc sinh v hng dn hc sinh ụn nh sau: - Bc 1: Tỡm hiu cỏch hc hin ti ca hc sinh, tc xỏc nh c im ca hc sinh trc hng dn hc sinh. .. hc sinh phng phỏp ụn da theo kiu hc Trong ú chỳng tụi ó xõy dng bc xỏc nh kiu hc ca hc sinh v hng dn hc sinh ụn tp: u tiờn l tỡm hiu cỏch hc hin ti ca hc sinh, tip theo l xỏc nh kiu hc ca hc sinh. .. ỏnh giỏ kt qu ụn kin thc ca hc sinh cú s iu chnh kp thi hng dn hc sinh phng phỏp ụn kin thc da theo kiu hc HNG DN HC SINH PHNG PHP ễN TP PH HP VI PHONG CCH HC Hc sinh hc tt nht chn c cỏch hc phự