Nguyên tắc hỏi cung bị can
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triểntoàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống như văn hoá, kinh tế, giáo dục; VN đã cónhững bước thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầuhết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như văn hoá, giáo dục, khoa họccông nghệ,…Theo đó, đời sống nhân đân được cải thiện, nâng cao lên rất nhiều,
ý thức về việc nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ pháp luật trong quần chúngnhân dân cũng như trong bộ phận các cán bộ, viên chức Nhà nước ngày càngcao đã đáp ứng được yêu cầu của việc Nhà nước “Quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (1), một nguyên tắc luôn đượcquán triệt trong toàn bộ hoạt động của đời sống nhân dân cũng như của Bộ máyNhà nước ta từ những năm đầu của chính quyền Cách mạng cho tới nay Tuynhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ởnước ta hiện nay theo đó cũng ngày một gia tăng và bộc lộ phức tạp hơn: Tìnhhình tội phạm gia tăng nhanh với diễn biến ngày một phức tạp đòi hỏi công tácđấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cơquan tiến hành TTHS mà đặc biệt là các CQĐT, cũng như quần chúng nhân dân
ở nước ta hiện nay phải quyết liệt, dứt điểm hơn nữa Tuy nhiên, thực tiễn côngtác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong những năm vừa qua vẫncòn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số lượng án tồn đọng còn nhiều, tình trạngoan, sai, bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết vụ án đi vào bế tắc vẫn còn xảy ra trênthực tế Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là những saiphạm nghiêm trọng do không tuân thủ một cách triệt để các quy định của phápluật TTHS, đặc biệt là yêu cầu của các nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắcthận trọng, khách quan trong công tác xét hỏi bị can của các ĐTV trong giaiđoạn điều tra VAHS Để lý giải cho những sai phạm trên của ĐTV có rất nhiều
lý do nhưng trước tiên phải kể đến đó là do những động cơ, vụ lợi cá nhân củaĐTV hay do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất trong các quy định của pháp luật về1(1) Xem: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư Pháp Hà Nội
1992 Tr 7
Trang 2vấn đề HCBC; sự non kém trong nghiệp vụ điều tra; trình độ văn hoá, vốn kiếnthức, sự hiểu biết về pháp luật TTHS của ĐTV còn hạn chế;…
Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc hỏi
cung bị can” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu về khái niệm, nội dung của các
nguyên tắc HCBC; từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọngcũng như những phương hướng đề xuất để đảm bảo hơn nữa việc tuân thủ mộtcách triệt để các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC; qua đó góp phần đảmbảo cho công tác điều tra, khám phá, giải quyết vụ án được khách quan, chínhxác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giúp cho công tác đấutranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong thời gian tới đạt được những kếtquả tốt hơn nữa
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các nguyêntắc HCBC, khoá luận sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC Dovậy, để đạt được mục đích trên, khoá luận phải giải quyết một số nhiệm vụ cụthể sau:
_ Làm rõ khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó nêu lên ý nghĩacủa việc tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC đối vớiquá trình điều tra, xét xử VAHS;
_ Phân tích thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nóiriêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung;
_ Phân tích nguyên nhân của những biểu hiện của việc không tuân thủ cácnguyên tắc HCBC, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc thực hiện các nguyên tắc HCBC
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của khoá luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội, giáo dục, trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, Trong khoá luận có sử dụng một số phương pháp sau để làm rõ nội dung của đềtài: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…
Trang 34 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khoá luận
_ Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung và thực tiễn áp dụng cácnguyên tắc HCBC;
_ Phạm vi nghiên cứu: HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành tronggiai đoạn điều tra VAHS Theo quy định của BLTTHS hiện hành, ngoài ĐTV -chủ thế chính tiến hành hoạt động HCBC thì KSV cũng có thể hỏi bị can trongnhững trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, khoá luận chủ yếu tập trung vào làm rõ những vấn đề
lý luận chung cũng như thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt độngHCBC của các ĐTV ở giai đoạn điều tra VAHS theo quy định của pháp luậthiện hành
5 Ý nghĩa của khoá luận
Khoá luận là đề tài nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận cũng nhưthực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC Trên cơ sở nghiên cứu này, khoá luận
đã đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cácnguyên tắc HCBC trong thực tiễn điều tra, xét xử VAHS hiện nay thông quaviệc đưa ra được những khái niệm về các nguyên tắc HCBC cũng như việc phântích sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc trên tronghoạt động HCBC của ĐTV, từ đó nhằm tác động tới sự nhận thức của ĐTV vềviệc phải tuân thủ các nguyên tắc HCBC là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt độngHCBC để đảm bảo cho quá trình điều tra, giải quyết VAHS được khách quan,đúng người, đúng tội; qua đó nâng cao được hiệu quả của việc vận dụng cácnguyên tắc trên trong thực tiễn điều tra, xét hỏi bị can của các ĐTV Ngoài ra,luận văn còn nghiên cứu các nguyên tắc HCBC trong mối quan hệ biện chứngvới những yếu tố tác động đến việc thực hiện các nguyên tắc này, trình bầy vàphân tích được một vài biểu hiện cũng như nguyên nhân của việc không tuân thủcác nguyên tắc trong hoạt động HCBC, từ đó đề xuất được những kiến nghị sátthực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễncủa hoạt động HCBC nói riêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung
6 Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chiathành 2 chương:
Trang 4Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc hỏi cung bị can
Chương này trình bầy về khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can, nội dung cácnguyên tắc hỏi cung bị can (nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc thận trọng, kháchquan) và ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thựctiễn điều tra hình sự
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các nguyên tắc hỏi cung bị can
Các vấn đề được trình bầy trong chương 2 bao gồm: Thực tiễn áp dụng cácnguyên tắc này trong hoạt động HCBC và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệuquả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bịcan
Trang 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN
1.1 Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can
“Nguyên tắc” là “những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người để bảo đảm chonhững hoạt động đó đi đúng hướng và đạt hiệu quả Do vậy, TTHS, với tư cách
là hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranhphòng chống tội phạm, cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định là điềutất yếu Theo đó, nguyên tắc trong TTHS (được quy định từ Điều 3 đến Điều 32
BLTTHS) được hiểu là “những phương châm, những định hướng chi phối tất
cạnh đó, HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều traVAHS - một giai đoạn của quá trình TTHS; nhằm thu thập, lấy lời khai của bịcan về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lýđối với vụ án đó Do vậy, hoạt động HCBC của ĐTV cũng không nằm ngoàiphạm vi điều chỉnh của các nguyên tắc này Tuy nhiên, những nguyên tắc TTHSkhi được vận dụng vào các quan hệ TTHS nói chung và quan hệ giữa người xéthỏi (ĐTV, KSV,…) và người bị xét hỏi (bị can) trong hoạt động HCBC nóiriêng sẽ có những biểu hiện đặc thù khác nhau
Vậy, từ những lập luận trên ta có thể rút ra khái niệm về nguyên tắc HCBC
như sau: Nguyên tắc HCBC là những phương châm, định hướng, những tư
tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất và những đặc trưng cơ bản của hoạt động HCBC; chi phối toàn bộ và không thể thiếu trong hoạt động HCBC của các ĐTV Hay nói cách khác, nguyên tắc HCBC là những quan điểm chỉ đạo chung tạo thành cơ sở cho hoạt động của các ĐTV trong quá trình HCBC; đòi hỏi các ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành hoạt động này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính khách quan và toàn diện của hoạt động HCBC.
1() Xem: Đại từ điển Tiếng Việt NXB Văn hoá thông tin Hà Nội 1999 Tr 1
2() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam Trường Đại Học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Tr 45
Trang 6Những nguyên tắc HCBC là kim chỉ nam cho hoạt động HCBC của ĐTVtrong giai đoạn điều tra của quá trình TTHS Các nguyên tắc này không chỉ địnhhướng cho hoạt động HCBC của ĐTV mà còn định hướng cho việc xây dựng vàhoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luậtTTHS nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra VAHS Các nguyên tắc nàyđược quy định trong BLTTHS, đồng thời nội dung của một số nguyên tắc cònđược quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhưPháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004,…
1.2 Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can
Như đã trình bầy ở trên, các hoạt động TTHS đều phải tuân theo nhữngnguyên tắc luật định được ghi nhận trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bảnpháp luật có liên quan Do đó, giai đoạn điều tra VAHS - một trong những giaiđoạn của quá trình TTHS cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của cácnguyên tắc này Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng của hoạtđộng điều tra trong tất cả các VAHS: “Hoạt động điều tra là cần thiết đối với tất
cả các VAHS Thiếu hoạt động điều tra, VKS không có cơ sở để truy tố, toà ánkhông có cơ sở để xét xử vụ án” (1); trong đó biện pháp điều tra HCBC “là côngtác chính yếu trong giai đoạn điều tra tội phạm, là một khâu rất quan trọng cóliên quan trực tiếp đến quyền tự do thân thể, danh dự và nhân phẩm của côngdân” (2); nên các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động điềutra VAHS nói chung và biện pháp HCBC nói riêng còn phải tuân theo một số
nguyên tắc đặc thù nhất định được quy định riêng trong chương IX: “Những quy
định chung về Điều tra” BLTTHS Theo đó, các ĐTV khi tiến hành hoạt động
HCBC bên cạnh việc phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế XHCN – mộtnguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước Việt Nam, của các cơ quantiến hành TTHS nói chung và các CQĐT nói riêng; còn phải tuân thủ mộtnguyên tắc đặc thù nữa trong hoạt động này đó là nguyên tắc thận trọng, kháchquan
1.2.1 Nguyên tắc pháp chế
a Khái niệm nguyên tắc
1() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam Trường Đại Học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Tr 265 2() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân.
Hà Nội 1987 Tr 57
Trang 7Pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN Các cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phảinghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật Mọi hành động xâmphạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của côngdân đều bị xử lý theo pháp luật” – Điều 12 Hiến pháp 1992 Xét trên bình diệnrộng, đây là “một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, trong đó tất cả các cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viêncác tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luậtmột cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác” (1) Nguyên tắc trên có ảnh hưởngquan trọng, sâu rộng tới đời sống chính trị xã hội; tới tổ chức và hoạt động củacác cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, của những người có chức vụ, quyềnhạn và tất cả mọi tầng lớp nhân dân nói chung trong xã hội Nguyên tắc này đòihỏi các chủ thể trên phải tuân thủ, chấp hành một cách thường xuyên và nhấtquán các quy định của Hiến pháp, của các đạo luật và các văn bản quy phạmpháp luật khác phù hợp với Hiến pháp trong hoạt động của mình Tuy nhiên, xéttrên bình diện hẹp hơn, trên bình diện của pháp luật TTHS thì nguyên tắc phápchế XHCN là tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhậnthức, xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS; nguyên tắc này được hiểu là mọihoạt động TTHS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định củaluật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất Bên cạnh đó, biệnpháp HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều traVAHS - một giai đoạn nằm trong quá trình TTHS giải quyết vụ án; do vậy, cácĐTV khi tiến hành hoạt động HCBC phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc phápchế XHCN là đòi hỏi tất yếu Theo đó, nguyên tắc pháp chế XHCN trong HCBC
được hiểu là việc tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của BLTTHS như quy định về trình tự, thủ tục triệu tập bị can, về việc lập biên bản HCBC,…của ĐTV Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó
b Nội dung của nguyên tắc
1() Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật Trường Đại Học Luật Hà Nội NXB Tư Pháp Tr 524
Trang 8Theo phân tích ở trên, nguyên tắc pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiếnđịnh đã được quán triệt trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động TTHS nóiriêng của các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền Do vậy, biện phápHCBC – một biện pháp trong giai đoạn tố tụng điều tra, giải quyết VHAS cũngkhông nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc này: “Mọi hoạt độngTTHS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này” – Điều 3 BLTTHS
về Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những đặc trưng cơ bản (bao gồm tính phổ biến,tính hiệu quả và tính phức tạp cao) của biện pháp điều tra HCBC nên việc vậndụng nguyên tắc pháp chế XHCN vào hoạt động này có những biểu hiện đặc thùrất riêng Theo đó, nguyên tắc trên chỉ được đánh giá là đã thực sự được tôntrọng và bảo đảm thực hiện trong quá trình HCBC khi ĐTV quán triệt tốt một sốvấn đề cơ bản sau:
* Thứ nhất, trong mọi trường hợp HCBC, ĐTV phải tiến hành theo đúng
những trình tự và thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành HCBC và vềviệc lập biên bản HCBC được quy định trong các Điều 129, 130, 131, 132BLTTHS hiện hành
* Thứ hai, khi tiến hành HCBC, ĐTV phải đảm bảo và tôn trọng các quyền
hạn tố tụng của bị can được quy định tại Điều 49 BLTTHS hiện hành như bị can
có quyền biết mình bị khởi tố vì tội gì, có quyền đưa ra chứng cứ, đưa yêu cầu,
đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịchtheo quy định của pháp luật, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bàochữa, được nhận quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏbiện pháp ngăn chặn,…Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung đối tượng là trẻ vị thànhniên còn phải có mặt người đại diện hợp pháp của bị can
* Thứ ba, những vấn đề đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng
pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Nhà nước XHCN
VN về bản chất là một nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân(Điều 2 Hiến pháp 1992) Bên cạnh đó, những phương hướng và giải pháp đểxây dựng và ngày một hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN cũng đãđược chú trọng trong Báo cáo chính trị gần đây nhất của Ban chấp hành trung
Trang 9ương Đảng Cộng sản VN khoá IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng Vậy, xuất phát từ bản chất một Nhà nước pháp quyền XHCN, là một Nhànước mà trong đó mọi hành vi, hoạt động của công dân cũng như các cá nhân,
cơ quan có thẩm quyền đều tự giác nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước thì những vấn đề mà ĐTV đưa ra để giảithích, giáo dục bị can trong quá trình hỏi cung để họ thành khẩn khai báo, từ đó
mở ra cho họ một con đường làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có íchcho gia đình và xã hội tất yếu phải là những lý lẽ, lập luận bảo đám đúng phápluật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, việc xét hỏi bịcan còn là một cuộc đấu tranh công khai, trực diện bằng chính trị, bằng chứng
cứ, lý lẽ và sự mưu trí Do đó, “vũ khí đấu tranh chỉ có thể là lý luận chính trị, làchân lý và là lẽ phải, là tinh thần nhân đạo cách mạng của các chủ trương chínhsách và tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước XHCN, tuyệt nhiên không thể
là đòn roi tra tấn hoặc truy bức, nhục hình” (1) Chính điều này đòi hỏi ĐTV phảigiao tiếp với bị can thông qua giáo dục, thuyết phục bằng đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước cũng như bằng chính những quy định nghiêm minh củapháp luật; phải lấy đường lối chính sách pháp luật làm nội dung đấu tranh vàkim chỉ nam cho mọi cử chỉ lời nói và hành động của mình để tiến hành đấutranh, khai thác cũng như giáo dục bị can trong quá trình HCBC (Vấn đề này đãđược nêu thành nguyên tắc trong công tác xét hỏi bị can – Xem bản chế độ côngtác xét hỏi bị can, Bộ trường Bộ Nội vụ ký ban hành ngày 2-6-1971)
* Thứ tư, xác định rõ ranh giới giữa mình – một cán bộ điều tra xét hỏi được
Nhà nước uỷ quyền có nhiệm vụ và quyền hạn điều tra với bị can – người bị xéthỏi có dấu hiệu phạm tội đã bị khởi tố; để luôn giữ vững được lập trường tưtưởng để đấu tranh, khai thác bị can trong suốt quá trình hỏi cung Việc xác định
rõ ràng ranh giới và kiên định lập trường tư tưởng của ĐTV sẽ giúp ĐTV khôngrơi vào trạng thái rụt rè, e ngại cũng như không khoan nhượng hữu khuynh dẫnđến để lọt người, lọt tội trong cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa ĐTV và bịcan, bất kể chúng là loại tội phạm gì, ngoan cố tới đâu Trong trường hợp giữaĐTV và bị can có mối quan hệ quá phức tạp khó xoá bỏ và dễ ảnh hưởng khôngtốt tới kết quả của cuộc điều tra thì nên thay đổi cán bộ xét hỏi khác
1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân.
Hà Nội 1987 Tr 58
Trang 10ĐTV cần nắm vững diễn biến tâm tư, tình cảm của bị can, phát hiện kịp thờinhững vướng mắc trong tư tưởng của bị can để có biện pháp giải quyết phù hợp;đồng thời phải tìm cách xoá bỏ dần không khí đối lập giữa mình và bị can, để từ
đó tạo điều kiện cho bị can dễ dàng khai báo Những vướng mắc trong tư tưởngdẫn tới thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của bị can (tâm lý sợ khai báo sẽ phảichịu mức hình phạt nặng, sợ bị đồng bọn trả thù,…) cũng như bầu không khí đốilập giữa ĐTV và bị can - hai lập trường quan điểm cũng như hai vị trí xã hộikhác nhau hoàn toàn có thể sẽ được khắc phục dần và trở thành có lợi hay không
có lợi cho cuộc điều tra là nhờ vào cách ứng xử khéo léo của bên có quyền lựcNhà nước – ĐTV, bằng việc ĐTV có thể tạo ra cho người bị hỏi cung – bị canmột cái nhìn có thiện cảm hơn ngay từ lần tiếp xúc ban đầu Điều này đỏi hỏiĐTV “phải có thái độ, tác phong và trang phục đứng đắn nghiêm chỉnh, nóinăng mạch lạc rõ ràng, phân tích, phê phán khách quan cầu thị, có lý có tình,không ngụy biện chụp mũ; nội dung lời nói đúng đường lối, chính sách, đúngpháp luật, vừa sắc bén, vừa lịch thiệp, vạch trần được tội phạm và khuất phụcđược kẻ phạm tội” (1) ĐTV có thể tỏ ra là người vui vẻ, hay mỉm cười và biếtpha trò, hoặc có thể dùng những câu đầy phẫn nộ là tuỳ thuộc vào từng hoàncảnh cụ thể, thái độ khai báo thành khẩn của bị can và đặc điểm nhân thân củatừng bị can Ví dụ bị can là người có cảm xúc, có trình độ văn hoá, hiểu biết thìĐTV phải là những người nắm rất vững các quy định của pháp luật, các đườnglối chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ văn hoá, có vốn kiến thứcchuyên sâu về các mặt của đời sống xã hội; có tư tưởng, lập trường chính trịkiên định để đấu tranh, giáo dục, cảm hoá và thuyết phục bị can khi tiến hànhHCBC ĐTV có thể vận dụng những lý lẽ chính trị sắc bén, phù hợp với trình độvăn hoá, vốn hiểu biết của bị can với giọng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng, trangphục, cử chỉ hành động vừa đứng đắn, nghiêm chỉnh lại vừa thân thiện, dễ gần
để khơi dậy trong tâm tư, tình cảm bị can thái độ ăn năn, hối hận và cùng vớivốn kiến thức, trình độ văn hoá, sự hiểu biết của bản thân; bị can sẽ bị thuyếtphục, từ đó thành khẩn khai báo Tránh trường hợp ĐTV, khi mới tiếp xúc lầnđầu với những bị can có đặc điểm nhân thân như trên, bị can chưa khai báo đãlớn tiếng dùng những câu đầy phẫn nộ như: “Anh mà còn ngoan cố, không thành1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân.
Hà Nội 1987 Tr 60
Trang 11khẩn khai báo thì tôi sẽ cho anh tù mọt gông” Việc ĐTV sử dụng những câu nóinhư vậy không chỉ vi phạm quy định của pháp luật TTHS nghiêm cấm sử dụngnhững biện pháp lấy lời khai của bị can trái pháp luật như mớm, bức, dụ cung vàdùng nhục hình (trường hợp này là bức cung) mà còn tạo ra trạng thái tâm lýkhông phục, từ đó tỏ thái độ coi thường ĐTV, cho rằng ĐTV – một người thựcthi pháp luật mà lại có những câu nói thể hiện như mình là người không hiểubiết gì về các quy định của pháp luật như vậy thì không xứng đáng để HCBC, bịcan không việc gì phải khai báo trước những người có trình độ, sự hiểu biếtpháp luật kém như vậy, thậm chí là còn không tương xứng với trình độ, sự hiểubiết pháp luật của bị can (vì theo vốn hiểu biết pháp luật của bản thân, bị canbiết rất rõ rằng theo quy định của pháp luật hiện hành, ĐTV hoàn toàn không cóthẩm quyền trong việc bắt bị can phải ngồi tù hay không, thẩm quyền này là củaTAND, chỉ có toà án mới có quyền xét xử, buộc tội bị can và quyết định hìnhphạt nào sẽ được áp dụng đối với bị can), do đó đã hình thành trong tư tưởng bịcan thái độ chống đối, không thành khẩn khai báo Ngược lại, đối với những bịcan ngoan cố, tỏ thái độ lạnh lùng, vô cảm, quanh co chối cãi; trình độ văn hoácũng như vốn hiểu biết về pháp luật còn hạn chế thì ngoài những phẩm chất nêutrên, ĐTV còn phải là người giải thích các quy định của pháp luật cho họ, sửdụng những lời lẽ lúc mềm mỏng với thái độ ân cần, cảm thông, chia sẻ; lúccứng rắn với thái độ đầy phẫn nộ để khơi dậy cảm xúc, tình cảm yêu thương giađình, bạn bè, tình cảm với quê hương đất nước trong suy nghĩ, tư tưởng của bịcan; từ đó cảm hoá, chuyển biến bị can từ trạng thái cám xúc vô cảm, lạnh lùng,ngoan cố và chống đối sang thái độ ăn năn, hối hận và thành khẩn khai báo Như vậy, việc đảm bảo những yêu cầu trên của ĐTV đều nhằm mục đích cuốicùng là làm sao để bị can cảm phục, kính nể ĐTV, từ đó khai báo thành khẩn vềtoàn bộ vụ việc phạm tội, đảm bảo cho công tác điều tra phá án được nhanhchóng, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội Tuy nhiên, cũngcần lưu ý rằng, khi thực hiện việc giáo dục, cảm hoá bị can bằng những đườnglối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ĐTV cần tránh trường hợp donóng lòng điều tra khám phá vụ việc mà đã có cách nhìn thiển cận, cục bộ, ngụybiện, chụp mũ khi tiến hành HCBC Hay như khi ĐTV sử dụng mưu trí, thủđoạn để đấu tranh khai thác bị can cũng phải đảm bảo những mưu trí, thủ đoạn
Trang 12này phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế XHCN, nghĩa là phải nghiêm chỉnh tuântheo đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
* Thứ năm, ĐTV không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái
pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình: “Mớm cung,bức cung, dụ cung và dùng nhục hình đều là những lối làm việc duy tâm, phảnkhoa học, vô nhân đạo, trái phương pháp điều tra nghiên cứu của Chủ nghĩaMác – Lênin, trái đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước,thường dẫn đến sai trái lệch lạc, nhiều khi gây tác hại nghiêm trọng không lườngđược” (1) Thực tiễn các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước ta từ trước tới nay đều đặt con người ở vị trí trung tâm, coi trọng và bảođảm tốt nhất các quyền lợi cơ bản, chính đáng xuất phát từ các quyền tự nhiênthiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bìnhđẳng, quyền tự do ý chí, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do mưu cầu hạnhphúc,…của công dân trong xã hội Trong khi đó, các biện pháp mớm cung, bứccung, dụ cung và dùng nhục hình đối với bị can là những biện pháp hỏi cung saitrái, vi phạm nghiêm trọng các quyền lợi cơ bản của công dân (bị can) nhưquyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tự do ý chí và quyền được đối
xử bình đẳng,…; vì khi tiến hành các biện pháp này, “vô hình chung” người tiếnhành hỏi cung - ĐTV đã không tôn trọng, “bóp méo” chân lý khách quan của vụ
án bằng việc sử dụng những thủ đoạn sai trái một cách tinh vi nhằm áp đặt ý chíchủ quan của mình lên bị can (dụ cung, mớm cung, bức cung); hay như việcdùng những biện pháp xâm phạm, gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thầncủa bị can (nhục hình) để buộc họ phải khai theo ý muốn chủ quan của mình.Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc xử lý oan sai, bỏ lọt tội phạm vàhầu hết những vụ án điều tra xét hỏi đã bị sa lầy, đi vào bế tắc tiêu biểu như vụ
án “Vườn điều” xảy ra tại Bình Thuận vào năm 1993 (2); “Vụ án chiếc đồng hồSEIKO” xảy ra vào năm 1998 tại Đồng Nai (3); việc kết tội oan và giam giữ gần
10 năm 3 thanh niên ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây (cũ) (4),… không những đãlàm ảnh hưởng nghiêm trọng trước hết tới danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức
1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân.
Hà Nội 1987 Tr 65
2() Xem: Vụ án vườn điều từ những góc nhìn PGS.TS.LS Phạm Hồng Hải NXB Công an nhân dân
3() Theo nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam
4() Theo nguồn: http://tintuc.timnhanh.com
Trang 13khoẻ và tài sản của công dân mà còn ảnh hưởng tới danh dự, uy tín, và hiệu quảhoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng – các cơ quan bảo đảm tính nghiêmminh của pháp luật; dễ tạo ra sự hoài nghi, giảm sút lòng tin của quần chúngnhân dân đối với các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan bảo vệ phápluật nói riêng; từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sự an toàn, bền vữngcủa chế độ an ninh chính trị, xã hội của đất nước
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đây, ngay từ đầu những năm 50, trongngành Công an đã có những ý kiến nghiêm khắc phê phán lối làm việc như bứccung, dụ cung, mớm cung hay dùng nhục hình sai trái trên Và tới năm 1971 thìvấn đề nghiêm cấm mớm bức dụ cung và nhục hình đã được ghi thành nguyêntắc (Xem bản chế độ công tác xét hỏi bị can, Bộ Nội Vụ ban hành ngày 2-6-1971) Bên cạnh đó, luật pháp của Nhà nước ta từ năm 1957 đã ban hành Luậtbảo đảm quyền tự do thân thể với điều khoản nghiêm cấm truy bức nhục hình(Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở,
đồ vật, thư tín của nhân dân Chương V – Điều 14 – Ban hành ngày 20-5-1957);
và việc nghiêm cấm sử dụng các biện pháp hỏi cung sai trái này liên tục đượcghi nhận trong các văn bản pháp luật của nước ta từ thời kỳ đó cho tới nay nhưtrong Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1958 và hiện nay được ghi nhận
cụ thể tại khoản 4 Điều 131 BLTTHS về Hỏi cung bị can: “ĐTV hoặc KSV bức
cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu TNHS theo quy định tạiĐiều 299 hoặc 298 của Bộ luật hình sự”
Như vậy, bức cung, dụ cung, mớm cung và dùng nhục hình để lấy cung làmột trong những nguyên nhân gây oan sai cần phải xoá bỏ triệt để, người cóthẩm quyền tiến hành điều tra sai phạm cần phải bị xử lý nghiêm minh theođúng pháp luật
* Thứ sáu, trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bắt oan sai, ĐTV phải
có trách nhiệm tích cực khẩn trương làm rõ và đề nghị giải quyết càng sớm càngtốt
c Những biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN trong hỏi cung bị can
Như đã trình bầy ở trên, nguyên tắc pháp chế XHCN chỉ được bảo đảm thựchiện khi ĐTV trong quá trình HCBC phải quán triệt tốt các vấn đề cơ bản như
Trang 14tuân thủ các quy định cụ thể của BLTTHS về thủ tục triệu tập bị can; tôn trọngcác quyền hạn tố tụng của bị can, không được áp dụng những biện pháp thu thậplời khai trái pháp luật như mớm, dụ, bức cung và dùng nhục hình; Vậy, việc viphạm nguyên tắc trên được biểu hiện thông qua một số dạng hành vi sau củaĐTV:
* ĐTV không tuân thủ toàn bộ hay một số những quy định cụ thể củaBLTTHS về thủ tục triệu tập bị can, trình tự HCBC, việc lập biên bản HCBC,…như tiến hành HCBC khi chưa có quyết định khởi tố bị can, việc tiến hành lậpbiên bản không đúng theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định;…
* ĐTV không bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can đượcquy định tại Điều 49 BLTTHS như quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì;quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ; quyền được có mặt đại diện của giađình (trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chínhđáng) khi tiến hành lấy lời khai, HCBC là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổihoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặctrong những trường hợp cần thiết khác, đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếuđược ĐTV đồng ý và được đưa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại,được đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra (khoản 2 Điều 306 BLTTHS 2003);
…
* Khi tiến hành HCBC, những vấn đề ĐTV đưa ra để giáo dục, giải thích cho
bị can để bị can thành khẩn khai báo là những lời lẽ ngụy biện, chụp mũ, chưađảm bảo đúng với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Chẳng hạn như khi bị can đang khai báo về hành vi thực hiện tội phạm củamình, ĐTV ngay lập tức đã thể hiện thái độ thành kiến, khinh thường, lên án vàphê phán mang tính quy chụp đối hành vi của bị can: “với trình độ văn hoá củamột sinh viên đại học năm cuối như anh mà lại làm như vậy à?”, “Xuất thân từmột gia đình gia giáo, nền nếp như thế mà anh lại có hành vi như vậy thì thật làđáng xấu hổ, làm ô danh cả gia đình, dòng họ!”,…dễ khiến bị can thấy khôngphục, thấy danh dự của bản thân, gia đình mình đã bị ĐTV xúc phạm một cáchnặng nề do đó đã có thái độ căm ghét, hằn học, giận dữ, phản kháng ĐTV vàkhông tiếp tục khai nhận về hành vi phạm tội của mình nữa Việc làm này củaĐTV không những làm cho mục đích giáo dục, cũng như thuyết phục, cảm hoá
Trang 15để bị can thành khẩn khai báo không đạt được mà còn tạo ra tâm lý chống đối,không hợp tác với CQĐT của bị can, ảnh hưởng không tốt tới tiến độ quá trìnhđiều tra phá án, giải quyết vụ án của CQĐT nói riêng và các cơ quan tiến hành
tố tụng khác nói chung Hay như khi bị can không nhận tội, chỉ kêu oan thì ĐTV
đã thuyết phục, cảm hoá bị can bằng cách hỏi bị can: “Anh thấy chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ trước tới nay có chỗ nào sai không?”, bị
can trả lời: “Thưa, chủ trương chính sách từ trước đến nay đều đúng cả, không
có chỗ nào sai”, ĐTV nói tiếp: “Vậy, việc bắt anh đây cũng là chủ trương của
Đảng và Nhà nước, sao anh lại nói là bắt oan Có phải anh định xuyên tạc đểchống đối không” (1) Cách ĐTV sử dụng câu hỏi như vậy để thuyết phục bị canthành khẩn khai báo không những chỉ là sự mớm cung mà còn là sự ngụy biện,chụp mũ, không đúng với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước vì chả có việc bắt người nào mà lại là đường lối, chủ trương của Đảng vàNhà nước cả; chủ trương, chính sách, đường lối pháp luật của Đảng và Nhànước ta là làm sao đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đảm bảopháp luật được thực thi đúng, công bằng trong xã hội; và đảm bảo việc xét xửđúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không để lọt tộiphạm
* Hay như việc ĐTV sử dụng những sự mưu trí, thủ đoạn để đấu tranh khaithác đối với bị can vượt quá khuôn khổ cho phép của nguyên tắc này; gây ảnhhưởng không tốt đến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nướcnhư việc ĐTV có thể sử dụng đặc tình trại giam đóng vai là một bị can do ngoan
cố, không thành khẩn khai báo mà bị tra tấn, đánh đập, khiến thân thể tiều tụy,đau đớn mục đích nhằm “cảnh báo” với bị can rằng hãy nhanh chóng mà thànhkhẩn khai báo với các ĐTV không thì đương nhiên cũng sẽ rơi vào tình cảnh bịtra tấn, khốn đốn đó Việc sử dụng hình thức mưu trí, thủ đoạn như trên hoặc cáchình thức khác tương tự của ĐTV trong khi tiến hành HCBC dễ dẫn đến việc bịcan hiểu sai lầm về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là đãkhông tôn trọng và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của con người trong đó cóquyền bất khả xâm phạm về thân thể, từ đó có cái nhìn bi quan, chống đối vàkhông tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước;1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân.
Hà Nội 1987 Tr 69
Trang 16cũng như dễ dẫn đến việc bị can do sợ hãi quá mà dễ dàng bị tác động bởi nhữngbiện pháp lấy lời khai trái pháp luật do ĐTV tiến hành trong quá trình hỏi cungnhư mớm, bức, dụ cung, hay nhục hình mà từ đó khai nhận về sự việc phạm tộikhông đúng với sự thực khách quan của nó
* ĐTV áp dụng những biện pháp lấy lời khai trái pháp luật như bức cung, dụcung, mớm cung và nhục hình:
_ Mớm cung: Mớm cung là trường hợp ĐTV bằng cách này hay cách khác để lộ
ra những nội dung của sự việc phạm tội cần hỏi cho bị can biết để bị can khaitheo Trong khi đó, sự việc đưa ra để hỏi này mới chỉ là những suy luận, phánđoán mang tính chủ quan của ĐTV mà chưa có chứng cứ xác thực để khẳngđịnh tính đúng đắn, khách quan của nó Có nhiều hình thức mớm cung:
+ Mớm bằng cách đặt câu hỏi (là sai phạm phổ biến và rất dễ xảy ra trên thựctế): Các dạng câu hỏi hay được sử dụng là những loại câu hỏi dưới dạng “Cóphải…không?”: “Có phải chị H đã xúi giục bị can giết chết anh Q hay không?”,
“Bị can đã sử dụng con dao do A cung cấp để gây án có phải không” và “thườngchứa đựng cả nội dung của câu trả lời, cho nên thoạt nghe hỏi, bị can đã đoánđược ý muốn của cán bộ xét hỏi Bị can có thể cứ thế khai theo và ĐTV cũng dễbằng lòng mặc dù lời khai đó không đúng sự thật” (1) Nội dung câu hỏi đa phần
là những lập luận, suy đoán mang tính chủ quan, chưa có căn cứ xác thực củaĐTV về các tình tiết của vụ án; tuy nhiên, vẫn có các câu hỏi mà nội dung của
nó dựa trên những tình tiết, chứng cứ chưa được thẩm tra, xác minh do bị cancung cấp và ĐTV đã sử dụng để mớm cung như việc ĐTV có thể sử dụng lờikhai, lời nhận tội của một bị can trong cùng một vụ án để mớm cho các bị cankhác phải khai nhận theo
+ Cán bộ điều tra có thể đặt nhiều câu hỏi về một vấn đề và biểu hiện thái độtrước những câu trả lời của bị can Ví dụ như ĐTV có thể hỏi bị can trong một
vụ án giết người về công cụ, phương tiện bị can đã sử dụng để thực hiện hành vi
phạm tội: ĐTV: “Anh đã sử dụng loại công cụ, phương tiện nào để giết bà A?”,
Bị can: “Dạ thưa cán bộ, con dao ạ” (ĐTV tỏ vẻ mặt hài lòng), ĐTV: “Con dao
đó là loại dao gì? Loại dao bầu thái thịt hay là loại dao làm bếp bình thường trong gia đình?”, Bị can: “Dao làm bếp bình thường trong gia đình”, ĐTV
1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân Hà Nội 1987 Tr 67
Trang 17(nhăn mặt, nhíu mày, tỏ vẻ không bằng lòng) hỏi lại: “Có đúng vậy không, anh
thử cố nhớ lại xem nào?”, Bị can (tỏ vẻ băn khoăn, đắn đo) trả lời: “Dạ thưa cán bộ, tôi nhớ chính xác là loại dao đó mà”, ĐTV (vứt bút xuống, tay đập bàn,
tỏ vẻ vô cùng giận dữ) lớn tiếng hỏi lại: “Tôi hỏi anh lại một lần nữa, anh hãy
nghe cho kỹ đây, anh hãy nhớ lại đi xem loại dao anh sử dụng để giết bà A là loại dao bầu thái thịt hay dao làm bếp bình thường trong gia đình?”, Bị can (tỏ
vẻ sợ hãi, hoang mang) rụt rè nói: “Dạ thưa, tôi nhớ lại rồi, đó là loại dao bầu
thái thịt!”, ĐTV (gật gù, khuôn mặt tươi trở lại) nói: “Được rồi, có thế chứ, ngay từ đầu anh nói ra chính xác như vậy thì có phải đỡ tốn thời gian của cả tôi
và anh không”
+ Cho bị can xem tài liệu hoặc vật chứng (ảnh chụp ở hiện trường vụ án, đọcbiên bản xét hỏi hoặc biên bản tự khai của một bị can khác, nghe băng ghi âmlời khai của một người làm chứng hoặc người bị hại,…) trong khi chưa có đầy
đủ căn cứ xác thực khẳng định có liên quan đến bị can để mớm Hình thức mớmnày rất nguy hiểm, làm cho lời cung bị can trở thành phù hợp với vật chứng vàcác dấu vết trên hiện trường, mâu thuẫn không bộc lộ, đúng sai khó phát hiện + Lạm dụng đối chất để mớm cung là trường hợp ĐTV cho bị can trực tiếpđối chất với nhau hoặc với người làm chứng,…để nghe lời khai của phía bên kia
và khai theo, mặc dù lời khai của những người này chưa được thẩm tra xác minh
kỹ Nếu trong quá trình đối chất có sự mâu thuẫn trong lời khai của những ngườitham gia, tuy nhiên, ĐTV sẽ chỉ dựa vào sự suy đoán cá nhân của mình về vụ án
để nghiêng về lời khai nhận của một phía và mớm cho bị can: “Đấy, người ta đãkhai như vậy bị can còn chối nữa hay không, bị can có nhận không?” Hình thứcmớm cung này nguy hiểm không kém gì cho xem vật chứng hoặc dấu vết chưađược thẩm tra, xác minh trong vụ án
+ Dùng đặc tình trại giam để mớm Cán bộ xét hỏi mớm lời cho đặc tình đểkhi về buồng giam đặc tình nói lại cho bị can biết mà khai theo Ví dụ: Trong vụ
án Vườn điều, để củng cố lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén, ĐTV Cao VănHùng đã sử dụng “đặc tình” là Nguyễn Thị Kim Lan (trú tại phường Lộc Sơn,thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị bắt về tội “chứa mại dâm” vào ngày30/12/1998 và được giam chung với bà Nguyễn Thị Lâm), cung cấp giấy bútcho can phạm này để can phạm dạy bà Lâm viết chữ (vì bà Lâm không biết chữ)
Trang 18và sau này chính bà đã tố cáo tại phiên toà việc Nguyễn Thị Kim Lan đã cầm tay
bà viết thư thông cung với Trần Văn Sáng và CQĐT đã sử dụng ngay bức thư đónhư một tài liệu cáo buộc về sự tham gia của bà Lâm trong vụ án “Vườn điều”(1).+ Ngoài ra, còn một hình thức mớm cung khác đối với bị can tương đối tinh
vi, dễ làm người khác lầm tưởng là bị can tự ý khai ra, mà không biết là bị can
đã bị mớm cung, đó là việc cán bộ điều tra giả vờ sơ ý để bị can nghe một ngườikhác đang khai hay nhìn thấy một tài liệu, một vật chứng, sau đó dùng cách truyhỏi, hướng bị can theo những điều đã “vô tình” nghe hoặc nhìn thấy
_ Dụ cung: Theo từ điển tiếng việt – Wikitionary tiếng việt, “dụ” là “việc làm
cho người khác tin là có lợi mà nghe theo, làm theo ý mình” Theo đó, dụ cungtrong HCBC là trường hợp ĐTV sử dụng những lý lẽ nhẹ nhàng, khéo léo dỗdành, lừa phỉnh, hứa hẹn vô nguyên tắc hoặc dùng vật chất để mua chuộc, dụ dỗ
bị can để bị can khai nhận theo ý muốn chủ quan của mình trong khi sự việc cầnđiều tra chưa có đủ căn cứ xác thực để khẳng định là bị can có liên quan trựctiếp tới sự việc đó hay không Có nhiều hình thức dụ:
+ Dụ bằng những lời hứa hẹn vô nguyên tắc, dỗ dành, khuyên bảo, phân tíchlợi hại, biến cuộc hỏi cung thành một cuộc “mặc cả, ngã giá” giữa ĐTV và bịcan Ví dụ ĐTV có thể nói với bị can như sau: “Anh cứ thành khẩn khai báotoàn bộ diễn biến của vụ việc thì tôi cam đoan sẽ thả anh ra ngay ngày mai (hoặc
anh sẽ không bị truy cứu TNHS về hành vi do mình đã gây ra)”, việc ĐTV hứa
thả bị can ra ngay ngày hôm sau hay không truy cứu TNHS về hành vi do bị cangây ra là điều hoàn toàn không thể, là vô nguyên tắc
+ Dụ bằng những ưu đãi vật chất, hình thức dụ này thường được áp dụng chủyếu đối với bị can đang bị tạm giam và ĐTV đã lợi dụng hoàn cảnh bị can bịquản chế, giam giữ thiếu thốn cực khổ mà sử dụng những ưu đãi vật chất nhưcho tăng thêm khẩu phần ăn hàng ngày hoặc tạo ra những điều kiện dễ dãi hơntrong sinh hoạt hàng ngày, từ đó làm cho bị can mang ơn mà phải khai theo ýmuốn chủ quan của ĐTV Chẳng hạn như: “Anh cứ khai đúng như những gìmình đã làm, tôi cam đoan sẽ bảo người ta tăng khẩu phần ăn lên cho anh trongmấy ngày bị tạm giam sắp tới”, hay “Nếu anh/chị có thái độ hợp tác, khai đúngnhư thế này…thế kia…giúp cho việc điều tra được thuận lợi thì tôi cũng như tất1() Xem: Vụ án vườn điều từ những góc nhìn PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải NXB Công an nhân dân Tr 372
Trang 19cả các cán bộ điều tra trong vụ án này sẽ vô cùng biết ơn và hứa sẽ giúp đỡ anh/chị phần nào, tôi sẽ đưa một khoản tiền đủ để gia đình, con cái anh/chị ổn địnhcuộc sống, khắc phục những khó khăn trước mắt trong lúc anh/chị đang phải ởđây”,…
_ Bức cung: Là trường hợp ĐTV sử dụng các biện pháp thô bạo như đe doạ, tra
tấn, đánh đập hoặc sử dụng lý lẽ ngụy biện để dồn ép bị can, buộc bị can phảikhai theo ý muốn chủ quan của mình Có nhiều hình thức bức cung:
+ Bức bằng việc dùng thủ đoạn thô bạo, đe doạ gây thiệt hại cho chính bị canhoặc những người thân của bị can như vợ chồng, con cái, cha mẹ,… nếu bị cankhông chịu khai báo Điều này khiến bị can lo sợ vì mình mà sẽ làm ảnh hưởngkhông những tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự của chính bản thân mà còn của
cả những người thân trong gia đình bị can; do đó mà phải khai theo ý muốn chủquan của ĐTV Chẳng hạn như ĐTV có thể dọa nạt bị can rằng nếu bị cankhông khai nhận hành vi phạm tội của mình thì đứa con gái duy nhất mới họclớp 2 của bị can chiều nay tan học sẽ không còn lành lặn mà trở về nhà nữa đâu,
…
+ Bức bằng cách đe doạ khủng bố tinh thần bị can: Trợn mắt, cau mày, quáttháo, nạt nộ, dọa dẫm, bị can xin thanh minh thì chặn lại không cho nói Ví dụĐTV có thể đập bàn, đập ghế, trợn mắt lên và lớn tiếng nói với bị can: “Thôithôi, anh không cần phải thanh minh, ngụy biện gì hết, bằng chứng về hành viphạm tội của anh đã quá rõ ràng rồi mà anh vẫn còn ngoan cố không chịu thừanhận hay sao?”
+ Bức bằng lý lẽ ngụy biện, để dồn ép bị can vào thế bí cũng dễ xảy ra trongtrường hợp ĐTV thiếu chứng cứ để đấu tranh Ví dụ: ĐTV có thể hỏi bị can nhưsau: “Khi nạn nhân chết, hiện trường chỉ tìm thấy dấu vết của một mình mày,không phải mày giết cô ta thì còn ai vào đây nữa hả, biết điều thì khai ra hết đicòn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”
_ Dùng nhục hình: Là hình thức hỏi cung trái pháp luật diễn ra khá phổ biến
trong thực tế xét hỏi bị can hiện nay Là hình thức lấy lời khai của bị can trong
đó ĐTV sử dụng các thủ đoạn có thể là đánh đập bị can, sử dụng vũ lực với bịcan hoặc một số thủ đoạn khác gây đau đớn về thể xác cho bị can; gây căngthẳng, hoảng loạn trong tinh thần khiến bị can mệt mỏi, chán nán, không chịu
Trang 20được, từ đó buông xuôi và phải khai theo ý muốn chủ quan của ĐTV Dùngnhục hình là biện pháp hỏi cung trái pháp luật thô bạo nhất và thường dẫn đếnnhững hậu quả vô cùng nghiêm trọng Có nhiều hình thức dùng nhục hình: + Nhục hình “chính thống” là hình thức nhục hình trong đó ĐTV sử dụng vũlực trực tiếp đối với bị can, gây đau đớn tột cùng về thể xác như đánh đập, tratấn bằng đòn roi,…khiến bị can không thể chịu đựng được nữa và đành phảikhai theo ý muốn chủ quan của ĐTV Đây có thể được coi là loại nhục hình rấtthô bạo, không những để lại thương tích trên cơ thể bị can, khiến bị can tàn phếsuốt đời mà nghiêm trọng hơn nữa là có thể dẫn đến chết người
+ Nhục hình “biến tướng” là hình thức nhục hình rất tinh vi, diễn ra tương đốiphổ biến hiện nay trong thực tiễn điều tra, xét hỏi bị can, trong đó: ĐTV có thể
sử dụng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn tinh vi khác không phải là vũ lực tácđộng tới bị can mà không để lại thương tích trên cơ thể bị can nhưng vẫn làmcho bị can mệt mỏi về thể xác, căng thẳng về tinh thần như không cho bị can ăn;không cho bị can uống; cho bị can ăn nhạt; hay như bắt bị can đứng nghiêm suốtbuổi, không cho ngồi; thay nhau HCBC liên tiếp ngày đêm, không cho bị canngủ; cùm tay chân suốt ngày đêm; giam bị can vào phòng kín và cắt mọi thămnuôi;…khiến bị can phải khai nhận sự việc theo ý muốn chủ quan của ĐTV nếumuốn nhanh chóng thoát khỏi hình thức nhục hình này
* Mớm cung thường kéo theo bức cung và dụ cung để thúc đẩy bị can khainhận Ngược lại, bức dụ cung hay nhục hình cũng thường dẫn đến mớm cung đểnhanh chóng đạt kết quả Mở đầu thường là mớm, nếu bị can không nhận thìbức, dụ và thậm chí là dùng cả nhục hình để buộc bị can phải khai nhận Nếusau khi ĐTV thực hiện bức, dụ hay nhục hình với bị can đã có kết quả, bị can đãkhai nhận thì ĐTV sẽ lại phải mớm tiếp để bị can có thể khai chi tiết, cụ thể hơn,hợp với ý muốn của ĐTV Do vậy, mặc dù sự việc không có nhưng bị can vẫnkhai được như có và những người không liên quan vẫn khai khớp nhau như cóliên can, lời cung bịa đặt, dối trá nhưng lại phù hợp với chứng cứ và dấu vết ởhiện trường vì tất cả những tình tiết hay diễn biến của vụ việc mà các bị can khainhận đều đã được ĐTV “nghĩ hộ” từ trước, còn chỗ nào bí thì sẽ được cán bộ xéthỏi mớm cho khai
Trang 21* Ngoài những biểu hiện trên của việc vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN,việc ĐTV khi tiến hành HCBC, phát hiện thấy có dấu hiệu bắt oan sai nhưngkhông tích cực khẩn trương làm rõ và đề nghị giải quyết càng sớm càng tốt cũngđược coi là một biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc này trên thực tế
* Lưu ý mớm cung với hỏi thẳng, bức cung với đấu tranh lý lẽ, dụ cung vớicảm hoá chính trị về hình thức có nhiều nét giống nhau nên dễ nhầm lẫn Tuynhiên, mớm, bức hay dụ cung là việc ĐTV buộc bị can khai nhận tội theo hướngsuy luận, phán đoán của ĐTV về tình tiết của việc phạm tội mà những lập luận,phán đoán này chưa có căn cứ xác thực, chứa được kiểm chứng Trong khi đó,hỏi thẳng (“là nêu rõ sự việc cần hỏi cho bị can biết rồi yêu cầu bị can trả lờingay vào câu hỏi đó” (1)), cảm hoá chính trị (“là việc lấy đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, lấy chân lý, lẽ phải, lấy thực tiễn chứngminh để giáo dục, thuyết phục bị can, làm cho bị can chuyển biến về mặt nhậnthức Trên cơ sở đó, bị can phân biệt đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm, dẫnđến từ bỏ tư tưởng ngoan cố, đối lập để chịu khai báo thành thật” (2)), và đấutranh lý lẽ (là việc sử dụng những lý lẽ sắc sảo, nhạy bén; những lập luận lôgíc,
có căn cứ xác thực về hành vi phạm tội của bị can để đấu tranh ngược lại vớinhững lý lẽ biện hộ vô căn cứ, mang tính ngụy biện cũng như thái độ ngoan cố,không chịu khai nhận về hành vi phạm tội của bị can, từ đó khiến bị can “đuốilý” mà phải cúi đầu nhận tội) là những phương pháp hỏi cung mà pháp luật chophép ĐTV được sử dụng trong quá trình hỏi cung lấy lời khai của bị can về cáctình tiết trong vụ án vì các phương pháp này (theo khái niệm đã được trình bầy ởtrên) đều dựa trên những chứng cứ khách quan, xác thực của vụ án đã đượcĐTV xác minh rõ ràng Do vậy, khi sử dụng các phương pháp hỏi cung như hỏithẳng, cảm hoá chính trị hay đấu tranh lý lẽ, ĐTV phải lưu ý “đánh giá phân loạithật chính xác tài liệu chứng cứ của vụ án, không được đưa ra hỏi thẳng khi sựviệc chưa có đủ căn cứ xác thực để khẳng định là đúng và có liên quan trực tiếpđến bị can; không dùng cảm hoá chính trị hoặc đấu tranh lý lẽ vạch mặt ngoan
cố khi sự việc còn nghi vấn hoặc chưa khẳng định là có liên quan trực tiếp đến
1(,2) Xem: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can Trường Đại Học Luật Hà Nội Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Thị Hiền Hà Nội 2003 Tr 25
2
Trang 22bị can” (3) để tránh bị rơi vào các biện pháp hỏi cung trái pháp luật như mớm, dụhay bức cung trong quá trình HCBC
Ví dụ như ĐTV hỏi bị can “Anh đã sử dụng con dao mà nó đang nằm ở trướcmặt anh đó, để giết bà A có phải không?” Nếu vật chứng là con dao đã đượckiểm tra xác minh rõ ràng chính là hung khí mà bị can đã sử dụng để gây án(trường hợp hành vi phạm tội của bị can là trường hợp phạm tội quả tang, bị canđang sử dụng con dao trên để gây án thì bị phát hiện) thì ở đây ĐTV đã sử dụngphương pháp hỏi thẳng để đấu tranh khai thác đối với bị can (phương pháp hỏicung được pháp luật cho phép) Tuy nhiên, nếu tang vật là con dao nói trên chưađược kiểm chứng rõ ràng là hung khí bị can sử dụng, cũng như việc bị can cóliên quan trực tiếp tới vụ giết bà A hay không cũng chưa được xác minh rõ thìviệc ĐTV sử dụng câu hỏi trên để lấy lời khai của bị can là rơi vào trường hợpmớm cung (phương pháp hỏi cung trái pháp luật)
1.2.2 Nguyên tắc thận trọng, khách quan
a Khái niệm nguyên tắc
Như trên đã trình bầy, trong hoạt động hỏi cung, ĐTV và bị can – hai lậptrường tư tưởng, hai vị thế xã hội khác nhau thường dễ nảy sinh những trạng tháitâm lý xung đột, trái ngược và không phù hợp nhau Bị can thường có thái độbất hợp tác, cố tình kéo dài, trì hoãn khai báo, khai báo nhỏ giọt, che giấu tội lỗihoặc vì những động cơ khác nhau mà khai báo sai sự thật,…Trong khi đó, ĐTV– với cường độ làm việc dày đặc, số lượng án phải giải quyết nhiều, luôn muốnnhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc nên dễ dẫn tới tâm lý nôn nóng, vội vàng thậmchí bức cung, mớm cung,…trái pháp luật hoặc có thể bị dụ dỗ, lôi kéo, muachuộc…mà làm sai lệch nội dung vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình
tố tụng giải quyết vụ án cũng như xâm phạm các quyền và lợi ích chính đángcủa công dân (bị can) Trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế trên, phápluật TTHS, bên cạnh nguyên tắc pháp chế, đã đề ra nguyên tắc thận trọng, kháchquan đối với toàn bộ quá trình TTHS nói chung cũng như đối với hoạt độngHCBC trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng: “CQĐT, VKS và Toà án phải
áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàndiện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô
3 (1) Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân Hà Nội 1987 Tr 75
Trang 23tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bịcáo…” – Điều 10 BLTTHS; “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi
là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án Không được dùnglời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội” – Khoản 2 Điều
72 BLTTHS
Theo đó, nguyên tắc thận trọng, khách quan trong HCBC là quy định của
pháp luật yêu cầu ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ trong quá trình HCBC: ĐTV phải
có thái độ làm việc thận trọng – luôn cẩn thận, đắn đo và kiểm tra lại tính xác thực trong lời khai của bị can, không vội tin ngay vào lời khai của bị can; và thái độ khách quan – luôn tôn trọng, đảm bảo không sửa chữa, không thêm bớt cũng như làm sai lệch, hướng những tình tiết trong lời khai của bị can theo ý muốn của ĐTV, đảm bảo tính nguyên vẹn, đầy đủ của các tình tiết trong lời khai của bị can như nó vốn tồn tại Hay nói cách khác, “tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khách quan có nghĩa là trong xét hỏi bị can, kết luận điều tra của ĐTV về mọi sự việc, con người phải trung thực, đầy đủ và chính xác, không thêm, không
b Nội dung của nguyên tắc
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi HCBC, ĐTV phải quán triệt một số vấn
đề sau:
* Thứ nhất, ĐTV phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những
biện pháp trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can: Việc áp dụng những biệnpháp lấy lời khai trái pháp luật của bị can như mớm, bức, dụ cung và nhục hìnhnhư trên đã phân tích rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trịchân thực, tính khách quan trong lời khai của bị can; khiến quá trình điều tra đi
“chệch hướng”, “sa lầy” và rơi vào bế tắc; việc giải quyết vụ án làm oan, saingười vô tội và bỏ lọt tội phạm – xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi íchchính đáng của công dân (đơn cử như vụ án “Vườn điều”, “Vụ án Chiếc đồng hồSeiko”,…) Thái độ khách quan của ĐTV còn phải được quán triệt trong cả tinhthần kiên quyết và thận trọng trong từng sự việc và từng con người cụ thể cầnđiều tra Đối với những vụ án và người phạm tội đã quá rõ ràng thì tinh thần,thái độ của cán bộ xét hỏi là phải kiên quyết tiến công và cố gắng ngay từ phút1() Xem: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can Trường Đại Học Luật Hà Nội Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Thị Hiền Hà Nội 2003 Tr 20
Trang 24đầu làm cho bị can phải nhận tội bằng những nghiệp vụ điều tra xét hỏi đượcpháp luật cho phép (chứ không phải bằng các hình thức trái pháp luật như nhụchình, bức cung, hay mớm cung,…khiến bị can phải nhận tội) Còn đối vớinhững sự việc, người phạm tội còn nhiều nghi vấn, chưa đủ căn cứ để buộc tộithì ĐTV phải thận trọng, khôn khéo, để phòng cả hai mặt bỏ lọt và làm oanngười phạm tội; phải đi dần từng bước, thu thập thêm tài liệu chứng cứ để xácđịnh xem họ có tội thực hay không có tội, từ đó nghiên cứu kỹ các tài liệu để cóthái độ cũng như biện pháp hỏi cung thích hợp đối với bị can; tránh tình trạngchưa rõ tội phạm đã đi tìm kẻ phạm tội cũng như tình trạng chủ quan của ĐTV,quan niệm rằng đã có tội thì thêm hay bớt một ít cũng được làm cho việc điềutra không phản ánh đúng với sự thật khách quan khi biết đã có sự việc phạm tộicũng như bị can là người thực sự có tội
* Thứ hai, ĐTV không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời
khai của bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can: Lờikhai của bị can là nguồn chứng cứ rất quan trọng, do vậy, nếu lời cung trungthực, đầy đủ, chính xác là những nguồn chứng cứ rất có giá trị; ngược lại, lờicung bịa đặt có thể dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng Bên cạnh đó, giá trị chânthực, tính khách quan hay bịa đặt, không chính xác trong lời khai của bị can cònphụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích nhận tội của bị can Bị can có thểnhanh chóng nhận tội hay quanh co chối cãi, kéo dài thời gian là tuỳ thuộc vàomục đích, động cơ nhận tội của bị can: Có trường hợp bị can nhận tội là do thấythực sự ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội mình sau khi đã được ĐTV giảithích, giáo dục, cảm hoá và thuyết phục nên đã thành khẩn khai báo; nhưngcũng có rất nhiều trường hợp bị can nhận tội, khai báo thành khẩn về hành viphạm tội vì những mục đích, động cơ khác không lành mạnh như bị can có thểnhanh chóng thừa nhận hành vi phạm tội này để che dấu một tội phạm khácnghiêm trọng hơn mà mình đã thực hiện; bị can nhận tội thay cho người thâncủa mình hoặc nhận tội thay cho người khác để mình hoặc gia đình mình đượchưởng những lợi ích, ưu đãi vật chất nhất định như trường hợp của Vũ QuốcDũng đã nhận tội giết người thay cho Dương Văn Khánh (tức Khánh “trắng”)trong vụ án giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 phố Hàng Chiếu, Hà Nộixảy ra vào năm 1991;…Chính những lý do trên yêu cầu ĐTV phải cảnh giác,
Trang 25thận trọng, cân nhắc từ đó chọn lọc và đánh giá rồi mới được tin hay không tinvào lời cung; kể cả những lời cung khai phù hợp với suy luận, phán đoán củaĐTV lúc đầu, cũng phải được thẩm tra xác minh kỹ rồi mới được tin Lời cung
dù quan trọng đến mức nào, nếu chưa được thẩm tra xác minh kỹ, cũng chỉ cógiá trị tham khảo, chưa có giá trị để nhận xét hoặc kết luận điều tra Việc sửdụng những chứng cứ, tình tiết chưa được xác minh, thẩm tra kỹ trong lời cungcủa bị can để điều tra khám phá, giải quyết vụ án dễ dẫn đến những sai phạmnghiêm trọng, làm vụ án rơi vào bế tắc, làm oan, sai người vô tội, bỏ lọt tộiphạm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền, lợi ích hợp pháp của công dânnhư quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền dự do đi lại,…
* Thứ ba, ĐTV phải áp dụng những biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh
lời khai của bị can trước khi sử dụng: “Để có lời cung đầy đủ, chính xác, tin cậythì ĐTV phải thẩm tra, xác minh lời cung Đây là nguyên tắc của công tác xéthỏi bị can nhằm khắc phục lối làm việc qua loa, hời hợt, coi nhẹ chứng cứ, dễ tinlời cung” (1) Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, xác minh chứng cứ từ lời khaicủa bị can ngay từ những ngày đầu (từ trước khi có sự ra đời của BLTTHS VN
và các văn bản hướng dẫn thi hành) đã có các văn bản pháp luật TTHS đề cậptới: “Trong quá trình điều tra cũng như xét xử, tuyệt đối không được mớm cung,bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào, hoặc dùng lời lẽ dụ dỗ,hứa hẹn để bị can nhận tội Lời thú tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu
mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội…”(Thông tư số 2225 – HCTP ngày 24-10-1956 của Bộ Tư Pháp chấn chỉnh việcthực hiện quyền bào chữa của bị can) Theo đó, ngay từ năm 1956, (tức là chỉhai năm sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng), Nhà nước ta đã quan tâmtới vấn đề thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, pháp luậtTTHS đã nghiêm cấm sử dụng các biện pháp bất hợp pháp như mớm, bức cunghay trấn áp bị can dưới bất kỳ hình thức nào trong việc thu thập lời khai của bịcan; yêu cầu ĐTV phải có trách nhiệm kiểm tra, xác minh lời thú tội của bị can,
so sánh, đối chiếu với những chứng cứ khác của vụ án và không được dùng lờikhai của bị can là chứng cứ duy nhất để gỡ tội Tới đầu những năm 80 của thế
kỷ 20, trong các sách báo pháp lý của nước ta đã bắt đầu đề cập tới việc thu thập1() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can Phan Hữu Kỳ NXB Công an nhân dân Hà Nội 1987 Tr 77
Trang 26chứng cứ từ lời khai của bị can, trong đó giáo trình Luật TTHS VN của trườngCao đẳng kiểm sát Hà Nội - tài liệu định hướng những người tiến hành tố tụng
về quá trình chứng minh đối với VAHS vào thời điểm bấy giờ, khi mà chúng tavẫn còn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật TTHS, đã có quy định cụ thể
về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo; đềcập tới vấn đề kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo: “Nhữngchứng cứ nhận được từ lời khai của bị can phải được kiểm tra giống như cácchứng cứ khác và phải được đánh giá tổng hợp Lời thú nhận của bị can chỉ cóthể được dùng làm cơ sở để buộc tội khi lời nhận tội đó đã được xác minh bằngtoàn bộ chứng cứ trong vụ án” (1) Hiện nay, tầm quan trọng của việc phải tôntrọng, kiểm tra, xác minh tính chân thực, khách quan của những tình tiết, chứng
cứ trong lời khai của bị can tiếp tục được ghi nhận trong BLTTHS năm 2003(Điều 131, Điều 72,…), khoản 2 Điều 5 PLTCĐTHS 2004;… Theo đó, ĐTV cóthể sử dụng nhiều cách để thẩm tra, xác minh tính chân thực, khách quan tronglời cung của bị can:
_ Dựa vào trình độ kinh nghiệm, vốn hiểu biết và kiến thức sâu rộng củaĐTV về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, đặc biệt ĐTV phải nắm vữngcác biểu hiện, diễn biến tâm lý phức tạp của bị can, tâm lý tội phạm trong quátrình khai báo để có được những nhận xét, đánh giá khách quan, chân thực vàthống nhất về các tình tiết, sự việc trong lời cung của bị can Đây được coi làbước đánh giá sơ bộ đầu tiên của ĐTV về tính khách quan trong lời khai của bịcan Ví dụ trong một vụ trộm cắp tài sản tại một khu biệt thự rộng lớn, bị can (làcha đẻ của thủ phạm – là người làm vườn trong khu biệt thự đã nhận tội thaycho con) khai nhận rằng hành vi phạm tội của mình được thực hiện trongkhoảng thời gian là 15 phút, vậy với kinh nghiệm, vốn kiến thức của ĐTV khitiến hành xét hỏi bị can, hoàn toàn có thể suy đoán được rằng lời khai của bị can
là không chính xác vì bị can, một người không ở trong khu biệt thự, sao lại cóthể thông thạo đường đi lối lại trong khu biệt thự để đột nhập vào đúng cănphòng gia chủ cất giấu tiền bạc, thực hiện hành vi trộm cắp trong vòng vẻn vẹnchỉ có 15 phút, điều này là hoàn toàn không thể Vậy, trong trường hợp này,ĐTV có thể đánh giá được sơ bộ ban đầu về lời khai của bị can, từ đó cùng với1() Xem: Về việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, bị cáo TS Trần Quang Tiệp Tổng Cục An ninh Bộ Công an Tạp chí TAND số 10 tháng 5/2006 Tr 20
Trang 27những phương pháp đánh giá lời khai khác như thực nghiệm hiện trường, cho bịcan thực hiện lại hành vi trộm cắp,…để củng cố, tạo cơ sở vững chắc hơn nữacho lập luận, phán đoán của mình
_ ĐTV có thể tiến hành đối chiếu tài liệu chứng cứ sẵn có và thu thập thêm tàiliệu chứng cứ mới để thẩm tra xác minh lời cung Nếu lời khai mâu thuẫn vớihiện trường thì phải kiểm tra, thậm chí phải thực nghiệm điều tra bằng cáchdựng lại hiện trường để so sánh, đối chiếu với lời khai
_ ĐTV có thể đặt câu hỏi thăm dò và yêu cầu bị can làm thử để xác minh tínhchính xác, chân thực trong lời khai của bị can ngay tại cuộc hỏi cung: Câu hỏithăm dò là những câu hỏi chi tiết, tỉ mỉ, xoáy sâu vào những điểm rất cơ bảntrong những vấn đề mà bị can vừa khai nhận Yêu cầu bị can làm thử là cho bịcan làm lại những hành vi trong quá trình thực hiện tội phạm mà bị can đã khainhận Trở lại ví dụ trên, giả sử sau khi đã để bị can khai nhận một cách rất chitiết, tỉ mỉ về hành vi đột nhập vào ăn trộm trong khu biệt thự, ĐTV có thể đưa ramột loạt các câu hỏi để kiểm tra tính chân thực trong lời khai như hỏi bị canphòng đó là phòng thứ mấy trong khu biệt thự, ở tầng bao nhiêu, màu sắc cănphòng, bị can lấy tiền để ở đâu, trong két sắt hay ở tủ quần áo, ở ngăn kéo,…haynhư cho bị can phác thảo lại sơ đồ của ngôi biệt thư hoặc căn phòng mà bị can
đã đột nhập để lấy trộm đồ, cho bị can thực hiện lại hành vi đột nhập vào ngôibiệt thự để kiểm chứng xem trong vòng 15 phút theo như lời khai trước đó của
bị can với CQĐT, bị can có hoàn tất được hành vi trộm cắp đồ của mình trongkhu biệt thự hay không,…
_ Biện pháp kiểm tra xác minh lời khai cuối cùng mà ĐTV có thể thực hiệnđối với bị can đó là tìm hiểu động cơ khai báo và diễn biến tư tưởng của bị cansau mỗi lần khai cung Động cơ khai báo cũng như diễn biến tư tưởng của bị cansau mỗi lần khai cung rất phức tạp, bị can khai nhận hành vi có thể do thái độ ănnăn, hối cải; thấy chứng cứ quá rõ ràng, không thể chối cãi; do nhận tội thay chongười thân (như trong ví dụ vụ trộm cắp nêu trên, bị can đã nhận tội thay chocon mình); hoặc bị can nhận tội có thể để che giấu một tội phạm khác nghiêmtrọng hơn, hay để trả thù đồng bọn,…Vì vậy, nội dung lời khai có khi thật, cókhi giả, có chỗ trung thực, có chỗ bịa đặt Diễn biến tâm lý của bị can thì rấtphức tạp sau mỗi lần khai cung, bị can có thể có tư tưởng nhẹ nhàng, thoải mái,
Trang 28hay hằn học, khó chịu,…Điều này đòi hỏi ĐTV phải chú ý quan sát, thăm dòdiễn biến trong tâm lý, tư tưởng của bị can cũng như phải nghiên cứu kỹ, tìmhiểu và nắm bắt được động cơ khai nhận của bị can, từ đó mới có được cái nhìnđánh giá khách quan về tính chân thực trong lời khai của bị can
Tóm lại, để xác minh, đánh giá một cách khách quan, chính xác nhất nhữngtình tiết trong lời khai của bị can, từ đó phục vụ công tác xét xử giải quyết vụ ánđúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tộiphạm; ĐTV phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp xác minh lờikhai trên cùng với sự phối hợp của nhiều biện pháp nghiệp vụ khác như khámnghiệm hiện trường, giám định pháp y,…để chứng minh thực tế khách quan; khi
đó lời cung mới có giá trị là căn cứ xét tội
c Những biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc
Mặc dù thận trọng, khách quan, theo như trên đã phân tích, được xác định làmột trong những nguyên tắc quan trọng, cơ bản đòi hỏi các cơ quan, cá nhântiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành các hoạt động TTHS nóichung và hoạt động HCBC trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng; nhưng trênthực tế, việc các ĐTV vi phạm nguyên tắc này trong quá trình HCBC vẫn xảy
ra, biểu hiện như:
* ĐTV có thái độ không khách quan, đã áp dụng những biện pháp điều tra tráipháp luật như mớm, bức, dụ cung và dùng nhục hình để thu thập lời khai của bịcan trong quá trình HCBC: thái độ không khách quan của ĐTV trên thực tếthường xảy ra là: trong hoạt động điều tra, ĐTV chỉ quan tâm tới những chứng
cứ buộc tội bị can, mặc dù nhiệm vụ của CQĐT là vừa phải làm rõ chứng cứbuộc tội, đồng thời cũng phải làm rõ chứng cứ chứng minh sự vô tội của mộtngười, song không phải ở vụ án nào, cán bộ điều tra cũng làm đúng yêu cầu củaviệc đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng Chẳng hạn nhưtrong “Vụ án chiếc đồng hồ SEIKO” Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng như cácĐTV tiến hành HCBC ở tỉnh Đồng Nai, đã chỉ làm một việc là chứng minh anhHải phạm tội mà không chú ý đến những bằng chứng ngoại phạm của anh.Chính việc chỉ quan tâm tới các chứng cứ buộc tội bị can như vậy đã hình thànhnên những định kiến trong tư tưởng, tiềm thức cũng như trong hướng suy nghĩcủa ĐTV rằng hành vi phạm tội của bị can đã quá rõ ràng, không thể thay đổi;
Trang 29cộng với yêu cầu của thực tế khách quan: số lượng án phải giải quyết nhiều, áplực trong công việc cao do diễn biến các vụ án cần điều tra thường rất phức tạp
mà thời hạn điều tra thì lại có hạn buộc ĐTV phải nhanh chóng điều tra, khámphá ra vụ việc là những nhân tố dẫn tới việc ĐTV không giữ được thái độ bìnhtĩnh, khách quan của mình trong quá trình xét hỏi bị can Vì vậy, khi bị canquanh co chối cãi, không nhận tội, ĐTV đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụđiều tra trái pháp luật để mớm, bức, dụ cung, thậm chí sử dụng cả nhục hình đểbuộc bị can phải thừa nhận những hành vi phạm tội mà bị can không thực hiện.Đơn cử như trong vụ án “Vườn điều”, mặc dù đã có chứng cứ từ lời khai củamột nhân chứng khẳng định tình tiết ngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Néntrong vụ án này, nhưng ĐTV Cao Văn Hùng với những định kiến trong tiềmthức về hành vi phạm tội của bị can thực tế đã quá rõ ràng, không thể thay đổi;định hướng buộc tội bị can là quá nặng nề nên khi tiến hành HCBC, đã lờ đinhững tình tiết này (biên bản ghi lời khai của nhân chứng khẳng định tình trạngngoại phạm của bị can Huỳnh Văn Nén đã không được ĐTV Cao Văn Hùng đưavào hồ sơ vụ án) và chỉ chăm chăm vào việc buộc tội bị can, thậm chí sử dụng
cả những hình thức mớm cung, dụ cung (mớm cho bị can các chi tiết về kíchthước, hình dáng của chiếc sọt phủ lên xác nạn nhân,…) để buộc bị can nhận tội
* ĐTV áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, vộitin ngay vào lời khai của bị can: Luật đã quy định lời khai của bị can, kể cả lờinhận tội cũng chỉ là một trong những chứng cứ và không có chứng cứ nào có giátrị chứng minh tuyệt đối hơn các chứng cứ khác Bên cạnh đó, bị can khai báo
có thể do nhiều động cơ, mục đích khác nhau như trên đã phân tích nên lời khai
có thể khách quan, chân thực hay giả dối, bịa đăt; nhưng ĐTV đã chỉ căn cứ vàonhững tài liệu, bằng chứng mình thu thập được, căn cứ vào kinh nghiệm, lối suydiễn cá nhân để nhanh chóng tin ngay vào lời nhận tội khi thấy lời khai của bịcan trùng hợp với những suy nghĩ của mình về vụ án mà không tiến hành việckiểm tra, xác minh đối với lời khai đó
* ĐTV sử dụng ngay lời nhận tội, lời khai của bị can đưa vào hồ sơ vụ án đểđưa ra kết luận điều tra, yêu cầu VKS truy tố bị can mà không sử dụng nhữngbiện pháp nghiệp vụ xác minh lời khai của bị can được pháp luật TTHS chophép như đặt câu hỏi thăm dò, yêu cầu bị can làm thử,…(theo như đã trình bầy ở
Trang 30trên) để kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, xác thực trong lời khai của bị can.Việc làm không thận trọng như vậy của cán bộ điều tra đã dẫn tới những vụ ánoan, sai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm
về tính mạng, sức khoẻ của người khác; tới khi phát hiện ra được thì rất khó đểkhắc phục và sửa sai như vụ án “Vườn điều”, hay như vụ án Nguyễn Sỹ Lý và
vụ án “Người chết trở về” gây xôn xao dư luận cuối những năm 80 và đầunhững năm 90 (1);…
Kết luận: Việc vi phạm nguyên tắc thận trọng, khách quan cũng như nguyên
tắc pháp chế XHCN trong HCBC sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêmtrọng như làm sai lệch, bóp méo sự thật khách quan khiến việc giải quyết, xét xử
vụ án rơi vào bế tắc, gây oan sai, bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng tớicác quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm sút lòng tin của quầnchúng nhân dân về tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, cũng như vềcông tác phòng và chống tội phạm hiện nay ở nước ta,…Điều này đòi hỏi ĐTVphải đảm bảo tuyệt đối tuân thủ cả hai nguyên tắc trên trong quá trình HCBC;những hành vi sai phạm phải được chấm dứt, phát hiện để ngăn chặn kịp thời vàcác cá nhân thực hiện những hành vi sai trái đó cũng cần phải bị nghiêm trịtrước pháp luật
1.3 Ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự
Như đã trình bầy, điều tra VAHS là giai đoạn không thể thiếu, có vị trí và vaitrò quan trọng trong quá trình TTHS Mặc dù CQĐT không có quyền quyết địnhmột người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứngminh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra quyết định đề nghị truy
tố hoặc quyết định truy tố bị can trước toà cũng như quyết định về việc có tộihay không có tội của một người thì phải tiến hành hoạt động điều tra thu thậpđầy đủ các chứng cứ của vụ án: “Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữvai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS…Có thể nói, những kết quả khảquan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm,làm oan sai người vô tội…thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra…Vị trí quantrọng của hoạt động điều tra đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số1() Xem: Vụ án Vườn điều từ những góc nhìn PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải NXB Công an nhân dân Tr 394 - 395
Trang 31lượng và chất lượng chứng cứ mà CQĐT có thể cung cấp cho toà án mà thậmchí trong nhiều trường hợp, sự nhận định, sự đánh giá tội phạm của CQĐT vàcủa VKS còn quy định cả giới hạn xét xử” (1) Vì vậy, có thể khẳng định rằnghoạt động điều tra của CQĐT là hoạt động không thể thiếu được trong TTHS;hay nói cách khác, để giải quyết được một cách đúng đắn các VAHS thì phải có
đủ chứng cứ xác định những tình tiết của VAHS, mà những chứng cứ này chủyếu được thu thập bởi các CQĐT trong giai đoạn điều tra VAHS Bên cạnh đó,trong hoạt động điều tra, cùng với các hoạt động khác, HCBC được xác định làmột dạng hoạt động tố tụng cơ bản, có vị trí trọng yếu làm sáng tỏ sự thật kháchquan của vụ án vì có khả năng thu nhiều tin tức nhất về vụ án đang điều tra cũngnhư các tin tức khác mà CQĐT cần thu thập như các tài liệu xác minh có haykhông có sự kiện phạm tội, tính chất, mức độ, nguyên nhân và điều kiện phạmtội ra sao,…Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tộiphạm kịp thời và có hiệu quả
Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đáng kể đã đạt được trong công tácđiều tra, khám phá VAHS; thực tiễn điều tra hình sự ở nước ta trong giai đoạnhiện nay (giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ do xu thế toàn cầuhoá, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội với các nước trong khu vựccũng như trên toàn thế giới) vẫn còn phải đối mặt với không ít những khó khăn,thách thức do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như tính chất phức tạp,thủ đoạn tinh vi của các loại tội phạm khác nhau trong xã hội; đặc biệt là việcxuất hiện của những loại tội phạm mới, nguy hiểm, với phương thức thủ đoạnphạm tội ngày càng tinh vi hơn, diễn biến thì đa dạng và phức tạp, người thựchiện hành vi phạm tội là những bị can có trình độ nhận thức, văn hoá, thậm chí
là khá cao,…như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm “xã hội đen”, tội phạmcông nghệ cao,…
Chính thực tiễn nói trên của công tác điều tra VAHS cùng với vai trò, vị tríquan trọng của hoạt động điều tra VAHS (trong đó nổi bật lên là hoạt độngHCBC của ĐTV) đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủcác nguyên tắc TTHS, đặc biệt là đối với hoạt động điều tra VAHS, bên cạnh1(1) Xem: Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự Trường Đại Học Luật Hà Nội Luận văn thạc sỹ Luật học Đặng Thị Hồng Nhung Hà Nội 2005 Tr 19 - 20
Trang 32việc tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS, các ĐTV còn phải triệt
để tuân thủ nguyên tắc pháp chế và tôn trọng sự thật khách quan khi tiến hànhHCBC Theo đó, việc tuân thủ các nguyên tắc HCBC của ĐTV trong giai đoạnđiều tra VAHS có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn điều tra hình sự:
* Việc ĐTV thực hiện tốt các nguyên tắc trên sẽ là cơ sở đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (bị can) trong giai đoạn điều tra VAHS không bị xâm phạm: Về nguyên tắc, “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản
án kết tội của toàn án đã có hiệu lực pháp luật” – Điều 9 BLTTHS, do vậy bị canvẫn có đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà các quyền nàyphải được tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ: “Do chưa được coi là có tội nêncác cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người cótội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất nhưtạm giam chẳng hạn” (1) Bên cạnh đó, HCBC trong điều tra hình sự là biện phápđiều tra thu thập chứng cứ trực tiếp, có liên quan tới vụ án từ lời khai của bị can(đối tượng tác động chủ yếu của hoạt động này); là cuộc đấu tranh trực diện giữaĐTV và bị can để giáo dục, thuyết phục và cảm hoá bị can thành khẩn khai báo;
do đó đã tác động trực tiếp tới bị can và ảnh hưởng rất lớn tới các quyền và lợiích hợp pháp của bị can Trong khi đó, với thực tiễn điều tra hình sự như trên đãtrình bầy, số lượng án phải giải quyết nhiều, diễn biến đa dạng và phức tạp, trình
độ cũng như năng lực của con người thì lại có hạn, do đó áp lực cao trong côngviệc của ĐTV là điều tất yếu dễ xảy ra Tình trạng này dễ dẫn tới việc ĐTVkhông tuân thủ các nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, khách quan trongquá trình HCBC (như sử dụng bức cung, dùng nhục hình,…để lấy lời khai) dotrạng thái căng thẳng, nôn nóng điều tra, khám phá ra vụ việc hoặc vì một mụcđích vụ lợi nào khác của ĐTV Hành vi sai phạm này của ĐTV đã ảnh hưởngnghiêm trọng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyền bất khảxâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, cư trú,…; để lại những hậu quả khókhắc phục như việc bị can bị tổn thương vể sức khoẻ, bị tàn tật suốt đời, thậmchí còn để lại những hậu quả không thể khắc phục được đó là dẫn tới việc bị can
bị chết do bị đánh đập, tra tấn dã man Hơn thế nữa, việc ĐTV sử dụng nhữngbiện pháp lấy lời cung trái pháp luật (đã trình bầy trong mục c phần 1.2.1) còn1() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam Trường Đại Học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân Tr 47
Trang 33dẫn tới việc xử oan sai người vô tội mà trên thực tế, hậu quả của tình trạng oansai không thể nào tính hết được vì trong ý thức người phương đông thì việc đi tù
là việc gì đó thật xấu xa Do đó, việc làm oan người vô tội không những gây tổnthất về tài sản mà còn là nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần không thể nào khắcphục được Người bị oan sai phải chịu những đàm tiếu của xã hội, rất khó trongviệc tái hoà nhập cộng đồng Họ thường bị rơi vào trạng thái chán nản, uất ức.Như vậy, không thể nào kể hết những thiệt hại mà người bị oan sai phải gánhchịu và không bao giờ có thể bù đắp lại được cho họ….Trong khi đó, vấn đềnhân quyền, vấn đề bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của côngdân trong xã hội luôn được đề cao và tôn trọng trong mọi chính sách, đường lốipháp luật của Đảng và Nhà nước ta cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới;
do vậy, việc ĐTV quán triệt tuân thủ các nguyên tắc trên trong HCBC khôngnhững đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân – bị can trongcác vụ án không bị xâm phạm mà còn đảm bảo thực hiện đúng những đường lối,chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
* Việc ĐTV tôn trọng các nguyên tắc trong HCBC còn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng, quá trình giải quyết VAHS nói chung được thuận lợi, đạt được mục đích đề ra đó là:“…chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” – Điều 1 BLTTHS: Theo đó, với thực tiễn điều tra hình sự phức tạp và khó khăn như hiện
nay, việc ĐTV không tuân thủ nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, kháchquan trong HCBC như việc ĐTV áp đặt ý chí chủ quan của mình lên lời khaicủa bị can, vội tin ngay vào lời khai, không áp dụng các biện pháp kiểm tra, xácminh lời khai của bị can,…vẫn còn tồn tại khiến chân lý khách quan của vụ án
bị xuyên tạc, bóp méo, vụ án rơi vào bế tắc (như vụ án “Vườn điều”, vụ ánNguyễn Sỹ Lý (1) và việc kết tội oan sai 3 thanh niên ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, HàTây (cũ) (2),…), hành vi phạm tội không được phát hiện nhanh chóng, kịp thời vàchính xác dẫn tới việc làm oan sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm; điều đó đã gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,cho việc giải quyết vụ án Do vậy, việc đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc1() Theo nguồn Báo Tiền Phong xuân 1988
2() Theo nguồn: http://tintuc.timnhanh.com
Trang 34trong HCBC của ĐTV sẽ giúp cho công tác điều tra, khám phá ra tội phạm đượcnhanh chóng, kịp thời, khách quan, đảm bảo đúng người, đúng tội, không làmoan người vô tội cũng như không để lọt tội phạm,…; từ đó là cơ sở góp phầnđảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng và quá trình giải quyết VAHSnói chung đạt được mục đích đề ra, hạn chế và tiến tới loại bỏ được tình trạngoan sai, tình trạng gia tăng về số lượng các vụ án bị trả hồ sơ để điều tra lại, điềutra bổ sung hay giám đốc thẩm,…
Vậy, để đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trongquá trình điều tra hình sự cũng như đảm bảo cho công tác điều tra hình sự nóiriêng và quá trình giải quyết VAHS đạt được mục đích đề ra thì ĐTV, bên cạnhviệc phải tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS nói chung và giaiđoạn điều tra VAHS nói riêng, còn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pháp chế
và thận trọng, khách quan trong hoạt động HCBC của giai đoạn điều tra VAHS
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG
BỊ CAN
Thực tiễn của việc áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nóiriêng và giai đoạn điều tra VAHS nói chung là một vấn đề quan trọng để đánhgiá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ đó làm cơ
sở để đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động HCBCtrong giai đoạn điều tra VAHS, giúp hoạt động này cũng như công tác xử lý,phòng chống tội phạm trong TTHS đạt được mục đích đề ra
2.1 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC
2.1.1 Thực trạng
Trang 35a Những kết quả đáng kể đã đạt được
Trong thời gian qua, CQĐT các cấp đã có nhiều cố gắng, phối hợp chặt chẽvới các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, đảm bảođấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có hiệu quả Việc phát hiện và xử lýcác vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia như vụ xét xử LêCông Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Longphạm tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” vừa qua của TAND TPHCM,…có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước, làm rõ âm mưu đentối của bọn phản động hòng gây mất ổn định chính trị đối với sự nghiệp cáchmạng nước ta; hay như việc phát hiện và xử lý những vụ án về tham nhũng,tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có tính chất côn đồ, băng đảng xã hội đen,…cũng đã gây được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệtnghiêm trọng, phức tạp của nó; theo số liệu thống kê, CQĐT các cấp đã pháthiện, điều tra 583 vụ tham nhũng với 1299 đối tượng, thu giữ hơn 67 tỷ đồng vớikết quả điều tra tham nhũng đều đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tuân thủnguyên tắc triệt để để thu hồi tài sản bị thất thoát cho Nhà nước; điển hình là các
vụ án: chyên án “phá các đường dây tiêu cực trong bóng đá”; vụ Lê MinhHoàng, Lê Văn Hoành, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Điện lực TPHCM cùng đồng phạm đã có nhiều sai phạm trong việc tổ chức đấu thầu, ký kếthợp đồng mua 312.000 điện kế điện tử giả (1); vụ án Năm Cam và đồng bọn “nổitiếng” tại VN do Toà án VN xét xử vào những năm 2003, 2004 (Vụ án này đãgây được sự chú ý đặc biệt của dư luận VN và trên thế giới với số lượng tộiphạm ra hầu toà là 155 ở mức kỷ lục, vụ xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đếntháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang Việc phá được vụ án NămCam được báo giới và chính quyền VN công nhận là một chiến công lớn trongphòng chống tội phạm và mang ý nghĩa chống tham nhũng); vụ tham nhũng 100
tỷ đồng của Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc Công ty Tiếp thị và Đầu tưNông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn);
vụ án Khánh “trắng” và đàn em, một băng nhóm tội phạm “khét tiếng”, gâynhiều tội ác vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX tại Hà Nội; Và còn rất nhiềunhững vụ án với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thủ đoạn tinh vi1() Xem: Quy định của Luật TTHS VN về giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trường ĐH Luật Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Luật học Lê Thị Thanh Hằng Hà Nội 2009 Tr 65