Nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối vớ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hỏi cung bị can (Trang 30)

điều tra hình sự

Như đã trình bầy, điều tra VAHS là giai đoạn không thể thiếu, có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình TTHS. Mặc dù CQĐT không có quyền quyết định một người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra quyết định đề nghị truy tố hoặc quyết định truy tố bị can trước toà cũng như quyết định về việc có tội hay không có tội của một người thì phải tiến hành hoạt động điều tra thu thập đầy đủ các chứng cứ của vụ án: “Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS…Có thể nói, những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan sai người vô tội…thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra…Vị trí quan trọng của hoạt động điều tra đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số lượng và chất lượng chứng cứ mà CQĐT có thể cung cấp cho toà án mà thậm chí trong nhiều trường hợp, sự nhận định, sự đánh giá tội phạm của CQĐT và

1() Xem: Vụ án Vườn điều từ những góc nhìn. PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải. NXB Công an nhân dân. Tr 394 - 395

của VKS còn quy định cả giới hạn xét xử” (2). Vì vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động điều tra của CQĐT là hoạt động không thể thiếu được trong TTHS; hay nói cách khác, để giải quyết được một cách đúng đắn các VAHS thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của VAHS, mà những chứng cứ này chủ yếu được thu thập bởi các CQĐT trong giai đoạn điều tra VAHS. Bên cạnh đó, trong hoạt động điều tra, cùng với các hoạt động khác, HCBC được xác định là một dạng hoạt động tố tụng cơ bản, có vị trí trọng yếu làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án vì có khả năng thu nhiều tin tức nhất về vụ án đang điều tra cũng như các tin tức khác mà CQĐT cần thu thập như các tài liệu xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, tính chất, mức độ, nguyên nhân và điều kiện phạm tội ra sao,…Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm kịp thời và có hiệu quả.

Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đáng kể đã đạt được trong công tác điều tra, khám phá VAHS; thực tiễn điều tra hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ do xu thế toàn cầu hoá, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới) vẫn còn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi của các loại tội phạm khác nhau trong xã hội; đặc biệt là việc xuất hiện của những loại tội phạm mới, nguy hiểm, với phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn, diễn biến thì đa dạng và phức tạp, người thực hiện hành vi phạm tội là những bị can có trình độ nhận thức, văn hoá, thậm chí là khá cao,…như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm “xã hội đen”, tội phạm công nghệ cao,…

Chính thực tiễn nói trên của công tác điều tra VAHS cùng với vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động điều tra VAHS (trong đó nổi bật lên là hoạt động HCBC của ĐTV) đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc TTHS, đặc biệt là đối với hoạt động điều tra VAHS, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS, các ĐTV còn phải triệt để tuân thủ nguyên tắc pháp chế và tôn trọng sự thật khách quan khi tiến hành

2(1) Xem: Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Luật học. Đặng Thị Hồng Nhung. Hà Nội. 2005. Tr 19 - 20

HCBC. Theo đó, việc tuân thủ các nguyên tắc HCBC của ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn điều tra hình sự:

* Việc ĐTV thực hiện tốt các nguyên tắc trên sẽ là cơ sở đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (bị can) trong giai đoạn điều tra VAHS

không bị xâm phạm: Về nguyên tắc, “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án

kết tội của toàn án đã có hiệu lực pháp luật” – Điều 9 BLTTHS, do vậy bị can vẫn có đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà các quyền này phải được tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ: “Do chưa được coi là có tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng không được đối xử với bị can, bị cáo như người có tội, kể cả trường hợp họ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất như tạm giam chẳng hạn” (1). Bên cạnh đó, HCBC trong điều tra hình sự là biện pháp điều tra thu thập chứng cứ trực tiếp, có liên quan tới vụ án từ lời khai của bị can (đối tượng tác động chủ yếu của hoạt động này); là cuộc đấu tranh trực diện giữa ĐTV và bị can để giáo dục, thuyết phục và cảm hoá bị can thành khẩn khai báo; do đó đã tác động trực tiếp tới bị can và ảnh hưởng rất lớn tới các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Trong khi đó, với thực tiễn điều tra hình sự như trên đã trình bầy, số lượng án phải giải quyết nhiều, diễn biến đa dạng và phức tạp, trình độ cũng như năng lực của con người thì lại có hạn, do đó áp lực cao trong công việc của ĐTV là điều tất yếu dễ xảy ra. Tình trạng này dễ dẫn tới việc ĐTV không tuân thủ các nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, khách quan trong quá trình HCBC (như sử dụng bức cung, dùng nhục hình,…để lấy lời khai) do trạng thái căng thẳng, nôn nóng điều tra, khám phá ra vụ việc hoặc vì một mục đích vụ lợi nào khác của ĐTV. Hành vi sai phạm này của ĐTV đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, cư trú,…; để lại những hậu quả khó khắc phục như việc bị can bị tổn thương vể sức khoẻ, bị tàn tật suốt đời, thậm chí còn để lại những hậu quả không thể khắc phục được đó là dẫn tới việc bị can bị chết do bị đánh đập, tra tấn dã man. Hơn thế nữa, việc ĐTV sử dụng những biện pháp lấy lời cung trái pháp luật (đã trình bầy trong mục c phần 1.2.1) còn dẫn tới việc xử oan sai người vô tội mà trên thực tế, hậu quả của tình trạng oan sai không thể nào tính hết được vì trong ý thức người phương đông thì việc đi tù

là việc gì đó thật xấu xa. Do đó, việc làm oan người vô tội không những gây tổn thất về tài sản mà còn là nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần không thể nào khắc phục được. Người bị oan sai phải chịu những đàm tiếu của xã hội, rất khó trong việc tái hoà nhập cộng đồng. Họ thường bị rơi vào trạng thái chán nản, uất ức. Như vậy, không thể nào kể hết những thiệt hại mà người bị oan sai phải gánh chịu và không bao giờ có thể bù đắp lại được cho họ….Trong khi đó, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền lợi hợp pháp của công dân trong xã hội luôn được đề cao và tôn trọng trong mọi chính sách, đường lối pháp luật của Đảng và Nhà nước ta cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới; do vậy, việc ĐTV quán triệt tuân thủ các nguyên tắc trên trong HCBC không những đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân – bị can trong các vụ án không bị xâm phạm mà còn đảm bảo thực hiện đúng những đường lối, chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

* Việc ĐTV tôn trọng các nguyên tắc trong HCBC còn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng, quá trình giải quyết VAHS nói chung được thuận lợi, đạt được mục đích đề ra đó là:“…chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi

phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” – Điều 1 BLTTHS:

Theo đó, với thực tiễn điều tra hình sự phức tạp và khó khăn như hiện nay, việc ĐTV không tuân thủ nguyên tắc pháp chế cũng như thận trọng, khách quan trong HCBC như việc ĐTV áp đặt ý chí chủ quan của mình lên lời khai của bị can, vội tin ngay vào lời khai, không áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh lời khai của bị can,…vẫn còn tồn tại khiến chân lý khách quan của vụ án bị xuyên tạc, bóp méo, vụ án rơi vào bế tắc (như vụ án “Vườn điều”, vụ án Nguyễn Sỹ Lý (1) và việc kết tội oan sai 3 thanh niên ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây (cũ) (2),…), hành vi phạm tội không được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác dẫn tới việc làm oan sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm; điều đó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cho việc giải quyết vụ án. Do vậy, việc đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc trong HCBC của ĐTV sẽ giúp cho công tác điều tra, khám phá ra tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, khách quan, đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm

1() Theo nguồn Báo Tiền Phong xuân 1988 2() Theo nguồn: http://tintuc.timnhanh.com

oan người vô tội cũng như không để lọt tội phạm,…; từ đó là cơ sở góp phần đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự nói riêng và quá trình giải quyết VAHS nói chung đạt được mục đích đề ra, hạn chế và tiến tới loại bỏ được tình trạng oan sai, tình trạng gia tăng về số lượng các vụ án bị trả hồ sơ để điều tra lại, điều tra bổ sung hay giám đốc thẩm,…

Vậy, để đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình điều tra hình sự cũng như đảm bảo cho công tác điều tra hình sự nói riêng và quá trình giải quyết VAHS đạt được mục đích đề ra thì ĐTV, bên cạnh việc phải tuân thủ các nguyên tắc khác của quá trình TTHS nói chung và giai đoạn điều tra VAHS nói riêng, còn phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pháp chế và thận trọng, khách quan trong hoạt động HCBC của giai đoạn điều tra VAHS.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HỎI CUNG

BỊ CAN

Thực tiễn của việc áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nói riêng và giai đoạn điều tra VAHS nói chung là một vấn đề quan trọng để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ đó làm cơ sở để đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động HCBC trong giai đoạn điều tra VAHS, giúp hoạt động này cũng như công tác xử lý, phòng chống tội phạm trong TTHS đạt được mục đích đề ra.

2.1. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC

2.1.1. Thực trạng

Trong thời gian qua, CQĐT các cấp đã có nhiều cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, đảm bảo đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có hiệu quả. Việc phát hiện và xử lý các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia như vụ xét xử Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long phạm tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” vừa qua của TAND TP HCM,…có tác động lớn đến dư luận trong và ngoài nước, làm rõ âm mưu đen tối của bọn phản động hòng gây mất ổn định chính trị đối với sự nghiệp cách mạng nước ta; hay như việc phát hiện và xử lý những vụ án về tham nhũng, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có tính chất côn đồ, băng đảng xã hội đen,… cũng đã gây được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp của nó; theo số liệu thống kê, CQĐT các cấp đã phát hiện, điều tra 583 vụ tham nhũng với 1299 đối tượng, thu giữ hơn 67 tỷ đồng với kết quả điều tra tham nhũng đều đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tuân thủ nguyên tắc triệt để để thu hồi tài sản bị thất thoát cho Nhà nước; điển hình là các vụ án: chyên án “phá các đường dây tiêu cực trong bóng đá”; vụ Lê Minh Hoàng, Lê Văn Hoành, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Điện lực TP HCM cùng đồng phạm đã có nhiều sai phạm trong việc tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng mua 312.000 điện kế điện tử giả (1); vụ án Năm Cam và đồng bọn “nổi tiếng” tại VN do Toà án VN xét xử vào những năm 2003, 2004 (Vụ án này đã gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận VN và trên thế giới với số lượng tội phạm ra hầu toà là 155 ở mức kỷ lục, vụ xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang. Việc phá được vụ án Năm Cam được báo giới và chính quyền VN công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm và mang ý nghĩa chống tham nhũng); vụ tham nhũng 100 tỷ đồng của Lã Thị Kim Oanh, nguyên Giám đốc Công ty Tiếp thị và Đầu tư Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn); vụ án Khánh “trắng” và đàn em, một băng nhóm tội phạm “khét tiếng”, gây nhiều tội ác vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX tại Hà Nội;...Và còn rất nhiều những vụ án với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thủ đoạn tinh vi khác đã bị đưa ra ánh sáng với quyết tâm và sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan

1() Xem: Quy định của Luật TTHS VN về giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trường ĐH Luật Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Lê Thị Thanh Hằng. Hà Nội 2009. Tr 65

nhà nước, các ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân. Trong đó, phải kể đến trước hết đó là nỗ lực, công sức đóng góp của các cơ quan tiến hành TTHS, đặc biệt là vai trò quan trọng của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS mà cụ thể là trong hoạt động HCBC. Theo đó, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác; các ĐTV với đạo đức nghề nghiệp, khả năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bản thân trong việc điều tra khám phá các VAHS đã đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc HCBC (nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc thận trọng, khách quan) khi tiến hành hoạt động này trong giai đoạn điều tra VAHS; và điều này đã góp phần rất lớn trong công cuộc điều tra, khám phá tội phạm, “không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm.

Đơn cử một số ví dụ sau về sự mưu trí, tài tình và việc nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của pháp luật, các nguyên tắc HCBC của ĐTV khi tiến hành HCBC đã cảm hoá, giáo dục, thuyết phục thành công bị can thành khẩn khai báo, cung cấp những bằng chứng, tài liệu quan trọng về hành vi phạm tội, từ đó giúp quá trình điều tra, khám phá và giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hỏi cung bị can (Trang 30)