* Những vụ án lớn với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được nhanh chóng điều tra, khám phá, gây tiếng vang lớn đối với dư luận trong và ngoài nước như trên đã trình bày có công sức đóng góp rất lớn của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS, đặc biệt là trong hoạt động HCBC. Hoạt động này ở nước ta hiện nay đã có những bước tiến đáng kể, đạt kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành TTHS. Có được những thành quả đáng kể như vậy trước hết phải kể đến đó là sự mở rộng các quy định của pháp luật TTHS (cụ thể là các quy định về HCBC) so với giai đoạn trước đây: Trong tình hình cách mạng mới, việc BLTTHS năm 1988 lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt pháp lý trình tự, thủ tục HCBC, việc nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình đối
1
với bị can,…(Điều 107 BLTTHS năm 1988) đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành lập pháp ở nước ta về vấn đề này. Tiếp đó, cùng với những quy định của BLTTHS năm 2003 hiện hành, các nhà lập pháp còn thể hiện một bước tiến bộ hơn nữa trong cải cách tư pháp đó là ngoài việc quy định những vấn đề trên, Điều 131 của Bộ luật còn bổ sung thêm những thủ tục HCBC của KSV nhằm hạn chế oan, sai trong TTHS; Việc bổ sung, tăng thẩm quyền cho Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm được tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu (khám nghiệm hiện trường, khám xét, bắt người phạm tội,…), cũng như việc bổ sung thêm quyền hạn được tiến hành một số hoạt động điều tra cho Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân;…Và đặc biệt là việc phân tách rõ nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và VKSNDTC; cũng như việc phân chia rõ ràng chức năng điều tra các tội phạm về trật tự xã hội, về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, các tội phạm về ma tuý trong từng tổ chức CQĐT; việc sáp nhập cơ quan cảnh sát điều tra (cũ) (theo quy định tại PLTCĐTHS năm 1989) với các cơ quan trinh sát hình sự, kinh tế, ma tuý của lực lượng cảnh sát nhân dân thành cơ quan cảnh sát điều tra theo những quy định mới của PLTCĐTHS năm 2004 hiện hành đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc điều tra, khám phá, giải quyết VAHS, tránh trường hợp để lọt tội phạm hay làm oan người vô tội. Bên cạnh đó thì hiện nay, năng lực, trình độ nghề nghiệp chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của các ĐTV trong quá trình điều tra VAHS nói chung, trong hoạt động HCBC nói riêng cũng đã được nâng cao lên rất nhiều để đáp ứng được với những quy định, tiêu chuẩn ĐTV nghiêm ngặt hơn so với các quy định trước đây của pháp luật TTHS hiện hành cũng là một trong số những tác nhân giúp cho việc giải quyết VAHS nói chung và một số vụ án điển hình nói trên được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
* Những thành quả đã đạt được nói trên thật đáng tự hào. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng có một thực tế vẫn còn tồn tại đó là việc ĐTV thực hiện không đúng, không đầy đủ, không chính xác các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc HCBC khiến nhiều vụ án vẫn còn tồn đọng ngay từ khâu HCBC như Vụ án vườn điều ở Bình Thuận,… theo như đã trình bầy ở trên. Nguyên nhân của những tồn tại đó có thể được khái quát như sau:
_ Đầu tiên phải kể tới những nguyên nhân khách quan đó là:
+ Thứ nhất, do sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật: Mặc dù hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng ở nước ta hiện nay đã có những thay đổi, tiến bộ đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng để điều tra, khám phá ra các vụ án với tính chất phức tạp, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao như ở trên đã phân tích. Tuy nhiên, để đáp ứng, phù hợp hơn nữa với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sự phát triển như “vũ bão” của các nền kinh tế trên thế giới trong đó có nền kinh tế VN hiện nay thì đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định của luật hình sự, luật dân sự, luật TTHS. Thực tế hiện nay cho thấy, có những quy định của ngành luật này chúng ta đã tiến hành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới nhưng lại chưa tiến hành sửa đổi, bổ sung những quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành hay tại các ngành luật khác cho phù hợp là lý do chính khiến hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta hiện nay còn thiếu sự hoàn thiện và đồng bộ; một số quy định của các ngành luật, đặc biệt là những quy định của pháp luật hình sự và TTHS về HCBC còn chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay. Điều này đã gây khó khăn cho việc nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự của CQĐT và tất yếu ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động điều tra cũng như hoạt động HCBC của các ĐTV. Theo đó, không ít trường hợp luật ban hành chỉ mang tính định khung, hiệu quả và khả năng thực thi trên thực tế không cao:
Điều 58 BLTTHS quy định những bảo đảm pháp lý cần thiết đối với các quyền tự do, dân chủ của công dân, nhất là quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can; quyền có người bào chữa của bị can để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ không bị xâm phạm trong hoạt động HCBC của ĐTV,…việc quy định như vậy nhằm hạn chế sự tuỳ tiện của ĐTV khi lấy lời khai của bị can như mớm, dụ, bức cung, dùng nhục hình,…, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được chính xác, tránh tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm,…Tuy nhiên, những quy định này là chưa đầy đủ, chưa cụ thể và khả năng thực thi trên thực tế không cao vì việc được hỏi bị can của người bào chữa hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ĐTV bởi luật không quy định cụ thể những trường hợp nào ĐTV có quyền không đồng ý cho người bào chữa thực hiện quyền này của mình. Bên
cạnh đó, Điều luật này còn quy định người bào chữa có quyền “Đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm HCBC để có mặt khi HCBC”. Quyền này của người bào chữa chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp bị can đang tại ngoại còn khi bị can đang bị tạm giam thì khả năng hiện thực hoá quyền nêu trên là không có cơ sở. Theo quy định của khoản 2 Điều 129 BLTTHS thì đối với bị can đang bị tạm giam, việc triệu tập bị can để hỏi cung được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm giam. Gia đình bị can, người bào chữa của bị can không được thông báo về việc triệu tập bị can để hỏi cung thì làm sao người bào chữa có thể biết để tham dự cuộc hỏi cung. Khi BLTTHS chỉ quy định quyền của người bào chữa nhưng không quy định trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền này của họ từ phía CQĐT thì quy định trên có lẽ chỉ mang tính hình thức.
Khoản 1 Điều 131 BLTTHS quy định “Có thể HCBC tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi ở của người đó” chưa thật hợp lý vì trong thực tế, CQĐT ngoài hai địa điểm trên còn có thể HCBC ở những địa điểm khác như tại cơ sở y tế (nơi bị can đang được điều trị), tại trại tạm giam (trong trường hợp bị can đang bị tạm giam),…Bên cạnh đó, xét dưới góc độ chiến thuật thì quy định như trên của pháp luật TTHS cũng chưa thật là khoa học để đảm bảo được tốt nhất độ chính xác trong lời khai của bị can về các tình tiết của vụ việc vì việc HCBC tại chỗ ở của họ có thể làm xuất hiện ở họ trạng thái tâm lý xấu hổ hoặc ngược lại quá tự tin. Cả hai trạng thái tâm lý trên đều không thuận lợi cho việc khai báo của bị can, ảnh hưởng tới “chất lượng” lời khai của bị can.
Đoạn 2 khoản 1 Điều 131 BLTTHS quy định chưa thật hợp lý vì với cách quy định như vậy, có thể hiểu rằng mỗi lần hỏi cung, ĐTV đều phải thực hiện trách nhiệm đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 BLTTHS là việc làm không cần thiết, vô lý và không phù hợp với thực tế hỏi cung. Trách nhiệm trên chỉ cần thực hiện trong lần hỏi cung đầu tiên là hợp lý.
BLTTHS quy định chỉ có ĐTV và KSV mới có quyền HCBC, trong khi đó Bộ luật này cũng như PLTCĐTHS năm 2004 lại cho phép một số cơ quan như Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển được khởi tố, điều tra và hoàn thành hồ sơ vụ án chuyển VKS đề nghị truy tố bị can trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, quả tang, tình tiết đơn giản, rõ ràng,…
nhưng lại không cho phép cán bộ của các cơ quan đó HCBC phải chăng “vô hình chung” đã tạo ra những bất lợi, khó khăn cho các cơ quan này trong việc điều tra, làm rõ hành vi phạm tội, góp phần đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội các vụ án do các cơ quan này tiến hành từ giai đoạn khởi tố, điều tra? Vì khi các cơ quan trên tiến hành khởi tố, điều tra các vụ án thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay từ những ngày đầu phát hiện sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm thì chính họ phải là người được trực tiếp tiến hành HCBC, người bị tình nghi trong vụ việc đó thì mới có thể đảm bảo được tốt nhất việc điều tra, thu thập chứng cứ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, từ đó tạo cơ sở cho VKS truy tố, toà án xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan, sai người vô tội.
Theo quy định của BLTTHS thì một trong những trường hợp bào chữa bắt buộc để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị can không bị xâm phạm trong quá trình tố tụng giải quyết VAHS cũng như quá trình HCBC của ĐTV là khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần (điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS). Theo tinh thần của điều luật, cả hai trường hợp này bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, quy định trên chỉ coi là hợp lý đối với trường hợp thứ nhất (bị can, bị cáo có đủ năng lực hành vi) nhưng sẽ bất hợp lý đối với trường hợp thứ 2 bởi ở trường hợp này, bị can, bị cáo là người bị hạn chế về năng lực hành vi (1).
Khoản 2 Điều 306 BLTTHS quy định trường hợp bị can là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình họ, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng. Vậy, theo tinh thần của điều luật này thì nếu đại diện gia đình họ cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì việc hỏi cung với những đối tượng trên vẫn được ĐTV tiến hành? hay như nếu đại diện gia đình họ vắng mặt có lý do chính đáng thì việc hỏi cung với những đối tượng này sẽ ra sao? Quy định trên liệu đã cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn điều
1 () Xem: Khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS. Ths. Bùi Kiên Điện. Tạp chí Luật học số tháng 1 năm
tra xét hỏi những vụ án mà bị can là người chưa thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hay chưa? Việc quy định như vậy liệu có ảnh hưởng tới “chất lượng” lời khai của bị can về các tình tiết trong vụ án cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm sinh lý sau này của bị can là người chưa thành niên (hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) - những người có sự phát triển chưa đầy đủ cả về mặt thể chất cũng như tinh thần, khả năng nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý dễ hoang mang, sợ hãi, có thể khai báo chủ quan duy ý chí theo cách đoán ý của ĐTV hay không?
Khoản 2 Điều 132 BLTTHS quy định về việc HCBC còn có thể được ghi âm nhưng lại chưa có những quy định cụ thể về việc đánh giá tính khách quan, chân thực của các thông tin đã được ghi âm (ví dụ như quy định về góc độ kỹ thuật của việc ghi âm, về việc giám định âm thanh trong băng ghi âm,…) để đảm bảo cho quá trình điều tra, xét xử VAHS đi được đúng hướng; vì trong thực tiễn điều tra VAHS (đặc biệt trong những vụ án mà ĐTV sử dụng chiến thuật hỏi cung dùng các thông tin về vụ việc xảy ra đã được ghi âm trong các lần hỏi cung đối với bị can để đấu tranh khai thác với những bị can khác ngoan cố, không thành khẩn khai) đã xảy ra trường hợp ĐTV sử dụng các thông tin giả, không chính xác về vụ án do ĐTV dàn dựng lên nhằm hướng cuộc điều tra theo ý muốn chủ quan của ĐTV vì những mục đích, động cơ, vụ lợi cá nhân hay vì những nguyên nhân nào khác (ví như ĐTV có thể ghi âm lại lời nói của mình hoặc của một người nào đó về các tình tiết của vụ án theo ý đồ dàn dựng của ĐTV, sau đó sử dụng những kỹ thuật âm thanh để chỉnh sửa giọng nói trong băng ghi âm cho giống với giọng của bị can và cho bị can khác có liên quan trong vụ án nghe khiến tâm lý bị can này dao động mà phải khai theo những thông tin giả đã được ghi âm đó).
+ Thứ hai, do sự quá tải trong hoạt động điều tra của các CQĐT: Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động điều tra của CQĐT nói chung, hoạt động HCBC của các ĐTV nói riêng vì áp lực quá cao trong công việc khiến ĐTV dễ nảy sinh tâm lý căng thẳng, trạng thái nôn nóng muốn nhanh chóng điều tra, khám phá, kết thúc vụ án nên đã vi phạm các nguyên tắc thận trọng, khách quan cũng như nguyên tắc pháp chế trong HCBC như việc mớm,
bức, dụ cung, dùng nhục hình khi lấy lời khai của bị can hay áp đặt ý chí của mình lên lời khai của bị can, cẩu thả, qua loa, chủ quan trong việc đánh giá tính khách quan trong lời khai của bị can,…Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ phụ trách công tác điều tra, xét hỏi bị can còn quá mỏng, không đủ về số lượng trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay đó là công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ngày một khó khăn, phức tạp do số lượng các vụ án cùng tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng lên: “Nếu như trước đây, dư luận quan ngại, bức xúc bởi một số vụ trọng án thanh toán giữa các băng nhóm côn đồ đâm thuê chém mướn kiểu Phúc “bồ”, Khánh “trắng” hay những vụ đình đám phía Nam như Hai Chi (Bình Thuận), Năm Cam (TP HCM) thì điểm nhấn gầy đây nghiêng về phương diện khác: trọng án đôi khi lạ lùng đến mức không thể tin hung thủ vốn được coi là “hiền lành” lại đang tâm gây án. Những vụ giết người có tính chất đặc biệt giữa hung thủ - nạn nhân