Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hỏi cung bị can (Trang 53 - 71)

chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can

2.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS hiện hành về hỏi cung bị can

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là pháp luật TTHS về những chế định liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo,…cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện các chế định đó trong thực tế hoạt động HCBC của các ĐTV hiện nay. Cụ thể, trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu và nhanh chóng sửa đổi một số quy định của pháp luật TTHS còn gây ra vướng mắc trong quá trình thực hiện:

* Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 58, khoản 2 Điều 129 BLTTHS (như quy định về việc HCBC của người bào chữa

phải được sự đống ý của ĐTV hay như quy định người bào chữa phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm HCBC để có mặt khi HCBC, quy định việc triệu tập HCBC đang bị tạm giam được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm giam nhưng gia đình bị can, người bào chữa của bị can lại không được thông báo về việc triệu tập này,…) theo hướng khả thi hơn nữa để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong quá trình hỏi cung không bị xâm phạm thông qua việc pháp luật sẽ tạo những điều kiện thuân lợi và dễ dàng hơn nữa để người bào chữa của bị can có thể tham gia vào cuộc hỏi cung cũng như được trực tiếp hỏi bị can trong những trường hợp pháp luật cho phép. Theo đó, Nhà nước cần củng cố tính khả thi trong việc tham gia HCBC của luật sư (người bào chữa chính, chủ yếu của bị can, bị cáo trong các VAHS): Nên quy định cụ thể thủ tục mời người bào chữa (luật sư) của bị can bị tạm giữ; để được cấp “Giấy chứng nhận người bào chữa” thì luật sư chỉ cần có hai loại giấy tờ là Thẻ luật sư và Giấy giới thiệu của văn phòng luật sư để làm đơn giản hoá, gọn nhẹ thủ tục để được tham gia hoạt động HCBC của người bào chữa; CQĐT có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia quá trình tố tụng, tham gia HCBC, nghiên cứu hồ sơ vụ án,…; nên quy định những biện pháp chế tài đối với các cơ quan tố tụng, cán bộ ĐTV cản trở việc tiến hành hoạt động bào chữa của luật sư trong các buổi HCBC.

* Thứ hai, nên nghiên cứu sâu thêm để sửa đổi quy định tại khoản 1, 2 Điều 131 BLTTHS thay vào đó là quy định hợp lý hơn, theo đó nên dành cho ĐTV quyền chủ động lựa chọn địa điểm HCBC căn cứ vào tình tiết thực tế đã có cũng như ý đồ chiến thuật của ĐTV; và nên quy định ĐTV chỉ phải đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích cho bị can biết các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 49 BLTTHS trong lần hỏi cung đầu tiên chứ không cần phải đọc trong tất cả những buổi hỏi cung tiếp theo.

* Thứ ba, nên nghiên cứu để có những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc cho phép cán bộ của một số cơ quan như cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng và Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra đối với một số loại tội phạm ít nghiêm trọng, quả tang, tình tiết đơn giản, rõ ràng,…được tiến hành hoạt động HCBC để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, giải quyết đối với những VAHS trên.

* Thứ tư, về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần tại điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS, nên được quy định phân biệt, tách riêng nhau ra thành những quy định riêng rẽ: quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần chứ không nên quy định như nhau vào cùng một điều luật như hiện nay.

* Thứ năm, nên sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS theo hướng phù hợp hơn: trường hợp HCBC đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc hỏi cung những người này bắt buộc phải có mặt đại diện của gia đình họ, nếu không thì cuộc hỏi cung sẽ không được diễn ra, và nếu ĐTV vẫn tiến hành cuộc hỏi cung là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS, phải chịu TNHS và những hình phạt nghiêm khắc về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật; theo đó, giá trị chứng minh của chứng cứ về vụ án tại buổi hỏi cung cũng không có giá trị pháp lý, do đó sẽ bị loại bỏ.

* Thứ sáu, nên sửa đổi, bổ sung quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 132 BLTTHS theo hướng để đảm bảo tính khách quan của việc ghi âm và tính hợp pháp, giá trị chứng cứ của thông tin được ghi âm, thì việc ghi âm nên được báo trước cho bị can và việc đó cùng các thông số liên quan đến góc độ kỹ thuật của việc ghi âm phải được ghi nhận vào biên bản HCBC.

2.2.2. Kiến nghị nhằm khắc phục sự quá tải trong hoạt động điều tra của các CQĐT

Cần nhanh chóng bổ sung đủ số lượng ĐTV để đáp ứng được yêu cầu của thực tế hiện nay trong công tác phòng và chống tội phạm khi diễn biến của tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và gia tăng nhanh về số lượng “đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách của các CQĐT không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn phải đảm bảo cả về mặt số lượng, tránh tình trạng quá tải trong công việc. Việc quy định về số lượng ĐTV trong từng CQĐT phải căn cứ vào tình hình diễn biến của tội phạm và thực tế số vụ án mà CQĐT thụ lý hàng năm. Có những vụ án phải điều tra lâu, thậm chí hơn một năm mới kết thúc nhưng có

những vụ thì chỉ trong vòng 2 tháng đã có thể kết thúc điều tra. Vì vậy, CQĐT cấp tỉnh và huyện nên bố trí biên chế với số lượng nào đó để đảm bảo trung bình mỗi năm, một ĐTV thụ lý từ 5 đến 7 vụ án” (1). Bên cạnh đó là việc phải xây dựng được kế hoạch từng bước tuyển dụng đủ cán bộ điều tra, đặc biệt là cán bộ điều tra cấp huyện và bồi dưỡng, đạo tạo các cán bộ điều tra tại các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây – Nam Bộ. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối chỉ huy và chuyên môn hoá hơn nữa trong hoạt động xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của các loại tội phạm trước yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế như hiện nay. Có thể chia các loại tội phạm thành 3 nhóm chính: các tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý và các tội phạm khác. Việc chuyên môn hoá trong hoạt động điều tra các loại tội phạm đặc thù sẽ giúp ĐTV có khả năng tích luỹ kinh nghiệm điều tra các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình cũng như áp dụng một cách thuận lợi, có hiệu quả những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Cuối cùng, để góp phần làm giảm sự quá tải, áp lực cao trong công tác điều tra, giải quyết VAHS của các ĐTV do sự gấp gáp, hạn chế về thời hạn điều tra theo luật định, phải chăng cũng nên sửa đổi nội dung quy định tại Điều 119 BLTTHS về vấn đề xác định thời hạn điều tra đối với VAHS có nhiều tội phạm, bổ sung chế định gia hạn điều tra trong trường hợp gần hết thời hạn điều tra vụ án mới xác định được bị can (2).

2.2.3. Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của ĐTV

Cần kịp thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp luật cũng như thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm đối với công việc của các ĐTV vì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các VAHS nói chung và HCBC nói riêng của các ĐTV thì bên cạnh tính hệ trọng phức tạp cao của nó, hoạt động này còn đòi hỏi các chủ thế tiến hành phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, nắm vững các quy định của pháp luật thì các quyết định, hành vi tố tụng của họ mới có cơ sở thực tế, đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với pháp luật, đây cũng chính là cơ sở quan trọng để đảm bảo

1() Xem: Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Luật học. Đặng Thị Hồng Nhung. Hà Nội. 2005. Tr 72

2() Xem: Quy định của luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Lê Thị Thanh Hằng. Hà Nội. 2009. Tr 69

các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can không bị xâm phạm, giảm tình trạng án oan, sai trong điều tra, xét xử VAHS. Theo đó, phương hướng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ĐTV trong thời gian tới cần làm tốt các việc sau: tuyển chọn được các cán bộ ĐTV có phẩm chất tâm lý cần thiết để bố trí vào công tác tại các CQĐT, thông qua hoạt động thực tiễn điều tra và thông qua tập huấn các chuyên đề điều tra để xây dựng, bồi dưỡng nhân cách người cán bộ điều tra.

2.2.4. Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết pháp luật của người dân cũng như chất lượng bào chữa của người bào chữa

Cần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; không ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân để họ có thể phát huy tốt nhất quyền tự bào chữa của mình cũng như quyền bào chữa cho người khác khi tham gia quá trình tố tụng với tư cách là bị can, đại diện gia đình của bị can; từ đó phần nào hạn chế được sự tuỳ tiện của ĐTV trong việc vi phạm các nguyên tắc HCBC, xâm hại quyền lợi hợp pháp của công dân, ảnh hưởng tới tính khách quan, chính xác của quá trình điều tra, giải quyết VAHS. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng bào chữa trong hoạt động TTHS nói chung, hoạt động HCBC nói riêng cũng là một việc làm hết sức cần thiết theo hướng vừa nâng cao số lượng người bào chữa (luật sư); vừa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ bào chữa cho họ thông qua các khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn như các lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp,… sẽ giúp cho hoạt động điều tra, HCBC thu thập được đầy đủ chứng cứ về vụ án một cách chính xác, khách quan, chân thực cũng như bảo vệ được tốt nhất các quyền công dân của bị can.

2.2.5. Kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và giảm thiểu tình trạng cố ý vi phạm pháp luật do bị chi phối bởi những động cơ không đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ được giao của một số ĐTV

Cần có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý đối với ĐTV để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của ĐTV đối với việc tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật TTHS, các nguyên tắc pháp chế, thận trọng, khách quan khi tiến hành HCBC; cũng như giúp ĐTV yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý đối với công việc được giao vì đã có những chế độ đãi ngộ thoả đáng, thưởng phạt hợp lý tạo

điều kiện cho họ có được cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định, để không bị “xao động”, “lay chuyển” trước những cám dỗ vật chất của nền kinh tế thị trường trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.

2.2.6. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát hoạt động HCBC của KSV

Cần nâng cao hiệu quả của mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS, cụ thể là đồng thời với việc nâng cao và phát triển đội ngũ ĐTV, cần phải nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ KSV để có thể tham gia được vào hầu hết các buổi HCBC và kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc HCBC của ĐTV; bên cạnh đó, cũng như đối với các ĐTV, cũng cần phải có chế độ thưởng phạt, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các KSV để công tác kiểm sát hoạt động điều tra, HCBC đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cho công tác xét xử, giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm, lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật của Nhà nước.

2.2.7. Một số kiến nghị khác

* Theo Tổng cục Cảnh Sát nhân dân, tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hàng năm, lực lượng điều tra hình sự phải tiếp nhận, xử lý hàng ngàn vụ việc liên quan đến trẻ em và người chưa thành niên. Bên cạnh đó, trẻ em và người chưa thành niên còn là đối tượng có sự phát triển không đầy đủ về tâm sinh lý, tinh thần hay bị hoảng loạn, dao động, dễ dàng khai báo theo ý chí chủ quan của ĐTV cũng như khả năng tự bảo vệ bản thân của các em trước những sự xâm phạm của ĐTV (như việc bị ĐTV sử dụng hình thức nhục hình, bức cung,…để lấy lời khai) trong quá trình tiến hành điều tra, HCBC là rất thấp. Chính điều này đã tạo điều kiện cho ĐTV dễ dàng hơn trong việc vi phạm các quy định của pháp luật, các nguyên tắc HCBC. Thực tế cũng đã chỉ ra có rất nhiều vụ việc ĐTV vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc HCBC dẫn tới những hậu quả đau lòng, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý của những đối tượng là trẻ em, người chưa thành niên này. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước ta nên nghiên cứu để nhân rộng mô hình “Phòng điều tra thân thiện” (đã được triển khai thí điểm tại một số đơn vị như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội –

Công an TP Hà Nội;…), đây là chương trình do Bộ Công an và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, đồng thời đảm bảo tính pháp lý của các vụ án. “Phòng điều tra thân thiện” được xây dựng đúng như tên gọi của nó, thân thiện từ màu sơn, bố cục gian phòng, có một số đồ chơi dành cho nhân chứng, bị hại, bị can là trẻ em. Các ĐTV sẽ không trực tiếp ngồi đối diện với các em như trước đây, mà sẽ ngồi sau những tấm kính một chiều đề ghi lời khai. Các em sẽ không nhìn thấy cán bộ công an nên sẽ thoải mái hơn khi trả lời câu hỏi. Cùng với đó là việc nên thành lập một bộ phận chuyên trách trong các đơn vị của các CQĐT ở các cấp gồm những ĐTV đã được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ những kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, người chưa thành niên; được bổ sung những kiến thức, kỹ năng tham khảo từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thẩm vấn người chưa thành niên vi phạm pháp luật và lấy lời khai nạn nhân, nhân chứng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hỏi cung bị can (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w