MỤC LỤC
Bị can có thể nhanh chóng nhận tội hay quanh co chối cãi, kéo dài thời gian là tuỳ thuộc vào mục đích, động cơ nhận tội của bị can: Có trường hợp bị can nhận tội là do thấy thực sự ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội mình sau khi đã được ĐTV giải thích, giáo dục, cảm hoá và thuyết phục nên đã thành khẩn khai báo; nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bị can nhận tội, khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội vì những mục đích, động cơ khác không lành mạnh như bị can có thể nhanh chóng thừa nhận hành vi phạm tội này để che dấu một tội phạm khác nghiêm trọng hơn mà mình đã thực hiện; bị can nhận tội thay cho người thân của mình hoặc nhận tội thay cho người khác để mình hoặc gia đình mình được hưởng những lợi ích, ưu đãi vật chất nhất định như trường hợp của Vũ Quốc Dũng đã nhận tội giết người thay cho Dương Văn Khánh (tức Khánh “trắng”) trong vụ án giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 phố Hàng Chiếu, Hà Nội xảy ra vào năm 1991;…Chính những lý do trên yêu cầu ĐTV phải cảnh giác, thận trọng, cân nhắc từ đó chọn lọc và đánh giá rồi mới được tin hay không tin vào lời cung;. Ngoài ra, thực tiễn điều tra, xét xử các VAHS còn phản ánh một thực trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay và đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của bị can đó là trường hợp các ĐTV tiến hành HCBC là người chưa thành niên không có đại diện gia đình của bị can (vi phạm khoản 2 Điều 306 BLTTHS) như vụ hỏi cung em Nguyễn Thanh Tiến (học sinh lớp 8) của các ĐTV Công an TP Sóc Trăng do nghi ngờ em lấy cắp điện thoại của con trai Thượng tá Nguyễn Thanh Tiền (phó Công an TP Sóc Trăng) mà không có đại diện gia đình của em (trong lúc lấy lời khai, cha đẻ của em Tiến xin được vào với con nhưng các cán bộ hỏi cung không cho vào), cuộc hỏi cung diễn ra từ 20h hôm trước tới 1h sáng hôm sau mới kết thúc khiến em Tiến khi về nhà có dấu hiệu tinh thần bị hoảng loạn, kêu đau bụng và nôn ói (1); trường hợp tương tự cũng xảy ra với em Lê Thị Hường (15 tuổi) ở xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận: do bị nghi ngờ lấy cắp 48 triệu đồng của dì ruột, Hường đã bị CQĐT huyện Hàm Tân giam giữ, hỏi cung trong một ngày liền (từ chiều 23/3 đến chiều tối ngày 24/3) mà không có đại diện gia đình của em, hai cán bộ điều tra của Công an huyện Hàm Tân đã thoá mạ, đánh đập và ép Hường phải nhận đã lấy cắp số tiền trên; từ đó về nhà nhiều đêm em bất chợt thức dậy, la hét, và được các bác sỹ tại bệnh viện Tâm thần trung ương II chẩn đoán là em bị mắc chứng rối loại hỗn hợp, lo âu và trầm cảm (2);….
Tiếp đó, cùng với những quy định của BLTTHS năm 2003 hiện hành, các nhà lập pháp còn thể hiện một bước tiến bộ hơn nữa trong cải cách tư pháp đó là ngoài việc quy định những vấn đề trên, Điều 131 của Bộ luật còn bổ sung thêm những thủ tục HCBC của KSV nhằm hạn chế oan, sai trong TTHS; Việc bổ sung, tăng thẩm quyền cho Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm được tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu (khám nghiệm hiện trường, khám xét, bắt người phạm tội,…), cũng như việc bổ sung thêm quyền hạn được tiến hành một số hoạt động điều tra cho Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dõn;…Và đặc biệt là việc phõn tỏch rừ nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và VKSNDTC; cũng như việc phân chia rừ ràng chức năng điều tra cỏc tội phạm về trật tự xó hội, về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, các tội phạm về ma tuý trong từng tổ chức CQĐT; việc sáp nhập cơ quan cảnh sát điều tra (cũ) (theo quy định tại PLTCĐTHS năm 1989) với các cơ quan trinh sát hình sự, kinh tế, ma tuý của lực lượng cảnh sát nhân dân thành cơ quan cảnh sát điều tra theo những quy định mới của PLTCĐTHS năm 2004 hiện hành đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc điều tra, khám phá, giải quyết VAHS, tránh trường hợp để lọt tội phạm hay làm oan người vô tội. Quả thật, thực tiễn điều tra các VAHS hiện nay cho thấy, nhiều vụ án oan, sai, đi vào bế tắc, kẻ phạm tội thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật còn người vô tội thì bị bắt oan, sai hầu hết đều bắt nguồn từ giai đoạn điều tra VAHS mà cụ thể là sai sót ngay từ hoạt động HCBC do các ĐTV trình độ nghiệp vụ còn hạn chế dẫn tới tình trạng sử dụng các biện pháp lấy lời khai trái pháp luật, trong đó việc sử dụng hình thức mớm cung bằng cách đặt các câu hỏi mà nội dung đã chứa đựng sẵn những lập luận, suy đoán riêng của ĐTV dựa trên những chứng cứ mới được thu thập chưa được thẩm tra, xác minh kỹ càng, những chứng cứ được thu thập còn chưa đầy đủ, sơ sài, có giá trị chứng minh tội phạm thấp,…là hành vi vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN xảy ra rất phổ biến trong thực tế hoạt động HCBC của ĐTV hiện nay; bên cạnh đó là các hành vi vi phạm khác như mớm bằng cách cho bị can xem vật chứng, bản ảnh hiện trường,…cũng xảy ra tương đối phổ biến.
Để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa những mặt đã đạt được và hạn chế, tiến tới loại bỏ những mặt còn tồn tại trong việc tuân thủ các nguyên tắc này (nguyên tắc pháp chế; thận trọng, khách quan), tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can. Kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật TTHS. phải được sự đống ý của ĐTV hay như quy định người bào chữa phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm HCBC để có mặt khi HCBC, quy định việc triệu tập HCBC đang bị tạm giam được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm giam nhưng gia đình bị can, người bào chữa của bị can lại không được thông báo về việc triệu tập này,…) theo hướng khả thi hơn nữa để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong quá trình hỏi cung không bị xâm phạm thông qua việc pháp luật sẽ tạo những điều kiện thuân lợi và dễ dàng hơn nữa để người bào chữa của bị can có thể tham gia vào cuộc hỏi cung cũng như được trực tiếp hỏi bị can trong những trường hợp pháp luật cho phép. * Thứ năm, nên sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS theo hướng phù hợp hơn: trường hợp HCBC đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác thì việc hỏi cung những người này bắt buộc phải có mặt đại diện của gia đình họ, nếu không thì cuộc hỏi cung sẽ không được diễn ra, và nếu ĐTV vẫn tiến hành cuộc hỏi cung là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS, phải chịu TNHS và những hình phạt nghiêm khắc về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật; theo đó, giá trị chứng minh của chứng cứ về vụ án tại buổi hỏi cung cũng không có giá trị pháp lý, do đó sẽ bị loại bỏ.
* Thứ tư, về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần tại điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS, nên được quy định phân biệt, tách riêng nhau ra thành những quy định riêng rẽ: quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người chưa thành niên và quy định về trường hợp bào chữa bắt buộc đối với bị can là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần chứ không nên quy định như nhau vào cùng một điều luật như hiện nay. Cuối cùng, để góp phần làm giảm sự quá tải, áp lực cao trong công tác điều tra, giải quyết VAHS của các ĐTV do sự gấp gáp, hạn chế về thời hạn điều tra theo luật định, phải chăng cũng nên sửa đổi nội dung quy định tại Điều 119 BLTTHS về vấn đề xác định thời hạn điều tra đối với VAHS có nhiều tội phạm, bổ sung chế định gia hạn điều tra trong trường hợp gần hết thời hạn điều tra vụ án mới xác định được bị can (2).
Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối chỉ huy và chuyên môn hoá hơn nữa trong hoạt động xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của các loại tội phạm trước yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế như hiện nay. Theo đó, phương hướng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ĐTV trong thời gian tới cần làm tốt các việc sau: tuyển chọn được các cán bộ ĐTV có phẩm chất tâm lý cần thiết để bố trí vào công tác tại các CQĐT, thông qua hoạt động thực tiễn điều tra và thông qua tập huấn các chuyên đề điều tra để xây dựng, bồi dưỡng nhân cách người cán bộ điều tra.
“xao động”, “lay chuyển” trước những cám dỗ vật chất của nền kinh tế thị trường trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.
Cùng với đó là việc nên thành lập một bộ phận chuyên trách trong các đơn vị của các CQĐT ở các cấp gồm những ĐTV đã được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ những kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, người chưa thành niên; được bổ sung những kiến thức, kỹ năng tham khảo từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thẩm vấn người chưa thành niên vi phạm pháp luật và lấy lời khai nạn nhân, nhân chứng là trẻ em, người chưa thành niên để việc điều tra, xét hỏi theo hướng thân thiện đáp ứng được yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích của trẻ em, người chưa thành niên, tránh cho các em bị tổn thương cả về thể chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện để thu thập chứng cứ, tài liệu chính xác nhất từ lời khai của các em (1). Ông Xương khai rằng quá trình HCBC đối với ông diễn ra quá lâu, kéo dài từ chiều 7/9/2009 tới 01h sáng ngày hôm sau đã khiến ông quá mệt mỏi và sợ hãi nên đã nhận bừa (1); rồi việc phản cung, phủ nhận toàn bộ lời khai trước đó tại CQĐT và cho rằng mình bị ép cung nên cứ phải ký bừa vào bản khai của hai bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Liên và Nguyễn Huy Tần trong phiên toà xét xử về tội buôn lậu thuốc lá tại Công ty Thiên Lợi Hoà của TAND tỉnh Lào Cai diễn ra vào ngày 28/2/2008 (2);…Tuy nhiên, thực tế có hay không có việc các bị cáo bị áp dụng các hình thức lấy lời khai trái pháp luật trong quá trình HCBC như đã khai trước toà là một vấn đề còn phải xem xét rất nhiều, những điều các bị cáo khai có thể là sai mà cũng có thể là sự thật bởi lẽ hiện nay trong các trại tạm giam của nước ta chưa có cơ chế giám sát quá trình ĐTV HCBC.