Các nhân tố vĩ mô có tác động đến thị trường bất động sản ở Việt Nam... Tác động đến Bất động sản Thu nhập tăng kéo theo chi phí xây dựng cũng tăng lên Ở Việt nam đó là mức thu nhậpd
Trang 1Thuyết trình Phân tích tài
Trang 2Các nhân tố vĩ mô có tác động đến thị trường bất động sản ở Việt Nam
Trang 3Các nhân tố vĩ mô được đề cập đến:
Tình hình tăng trưởng GDP và mức thu nhập
của người dân Việt Nam.
Các luồng vốn đầu tư vào lĩnh vực Bất động
sản.
Tình hình lạm phát ở Việt Nam 2010.
Tốc độ tăng dân số ở Việt Nam.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.
Trang 4Tình hình tăng trưởng GDP và mức thu nhập của người dân Việt Nam.
Trang 5Tình hình thu nhập năm 2010:
Trang 6Tình hình thu nhập năm 2010:
Trước bối cảnh của thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công.
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm
2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Trang 7Tác động đến Bất động sản
Thu nhập tăng kéo theo chi phí xây dựng cũng
tăng lên
Ở Việt nam đó là mức thu nhậpdù có tăng cũng
khó có thể mua được nhà trong một thời gian
Trang 8Dự báo tình hình thu nhập năm 2011:
MỤC TIÊU TĂNG GDP
• Tăng GDP ở mức 7-7,5% so với 2010.
• Đưa thu nhập bình quân đầu người lên khoảng
1.300 USD
Trang 9Luồng vốn đầu tư vào bất động sản
Trang 10Luồng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản:
chủ yếu từ 3 nguồn: vốn chủ sở hữu, vay từ
ngân hàng và các nguồn viện trợ FDI.
Năm 2010, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của
Việt Nam giảm mạnh, chỉ đạt 13,3 tỷ đô-la
Mỹ, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn xếp vị trí thứ 3
Trang 11Luồng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản:
Cục Đầu tư Nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam cho biết, trong 11 tháng năm 2010, Việt Nam phê chuẩn 20 dự án mới về bất động sản có vốn đầu tư
nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký đạt 2,7 tỷ đô-la Mỹ, và
có 5 dự án cũ tăng vốn đầu tư 132 triệu đô-la Mỹ, vậy, vốn đầu tư đăng ký mới và cũ là 2,85 tỷ đô-la Mỹ,
chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký vào lĩnh vực bất động sản Tính đến tháng 11 năm 2010, Việt Nam có
341 dự án về bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đạt 43,2 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài
Trang 12Dự báo năm 2011:
Thách thức đối với thị trường bất động sản năm 2011
tiếp tục là vấn đề chi phí vốn trong nước
Những người có nhu cầu mua BĐS hiện nay chủ yếu là
có nhu cầu thực nhưng giữa cung và cầu còn lệch pha
Năm 2011 dự báo những chủ đầu tư yếu tiềm lực tài
chính sẽ tiếp tục âm thầm rút khỏi thị trường và thị
trường sẽ không còn thu hút thêm thành viên mới
khong chuyên nghiệp,
Do đó, dự báo thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục
trầm lắng trong thời gian tiếp theo
Trang 13Lạm phát
Tình hình lạm phát ở việt nam năm 2010
Trang 14Tình hình năm 2010
Trang 15 Có xu hướng phức tạp, tăng cao từ tháng 9
Các nguyên nhân:
- Lũ lụt miền trung
- Sự phục hồi của nền kinh tế
- Giá một số mặt hàng nhập khẩu tăng lên.
- tỷ giá tăng
- Sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong
hoạt động của các DNNN và tập đoàn lớn.
Tình hình năm 2010
Trang 16Những tác động đến BĐS
1 Đối với những nhà đầu tư:
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có hệ số bảo
toàn vốn cao
Có sự chọn lọc
Trang 172 Đối với chủ dự án:
Lạm phát khiến cho điều kiện đầu vào khó khăn
như giá đất cao, lãi suất cao, chi phí xây dựng tăng cao trong khi giá bán giảm
Những khó khăn hiện nay đang kéo dài thêm
việc bổ sung nguồn cung các sản phẩm bất
động sản còn khan hiếm, đặc biệt là việc đáp
ứng nhu cầu nhà ở cho hàng triệu người.
Những tác động đến BĐS
Trang 183 Đối với người mua nhà và xây nhà để ở:
a) Mua nhà để ở:
Chung cư sẽ không biến động nhiều
Nhà đơn lẻ bình thường sẽ biến động theo lạm
phát.
b) Xây nhà để ở:
Khó khăn do giá nguyên vật liệu xây dựng,
nhân công tăng theo lạm phát.
Những tác động đến BĐS
Trang 19Dự báo 2011
Lạm phát sẽ chỉ ở mức 9,5%, theo dự báo của
Ngân hàng Thế giới (WB)
Nguyên nhân: Chính phủ tung ra nhiều biện pháp
mạnh vào đầu tháng hai để khôi phục lại ổn định kinh tế vĩ mô (điều chỉnh tỷ giá hối đoái, siết chặt quản lý giao dịch vàng, thay đổi chính sách tiền tệ
và tài chính Chính phủ cũng rà soát và giới hạn hoạt động của ngành ngân hàng và các doanh
nghiệp Nhà nước )
Trang 20Dân số
Trang 21Tốc độ tăng dân số của Việt Nam:
1 Tình hình dân số nước ta:
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Việt
Nam là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới
ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573
người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009
là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và
là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua
Trang 22Tình hình dân số nước ta:
dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự
khác biệt lớn theo vùng Hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống
Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân
số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là
0,4%/năm
Trang 23Tình hình dân số nước ta:
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009, mỗi năm dân số Việt Nam tăng trên 1 triệu người, trong khi diện tích nhà ở bình quân của một
người là 18,6m2 Để diện tích bình quân không giảm, mỗi năm phải có thêm khoảng 19 triệu m2 nhà ở
Theo báo cáo tổng kết năm 2010 và kế hoạch năm
2011 của Bộ Xây dựng, tính đến 31-12-2010, cả nước
có 755 đô thị, tổng diện tích nhà ở toàn quốc tăng thêm khoảng 86.8 triệu mét vuông, theo đó diện tích bình
quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 17.5m2 sàn/ người
Trang 24Dự báo năm 2011:
Dự báo tình hình dân số sẽ còn tiếp tục tăng trong
những năm tiếp theo Do đó, nhu cầu về nhà ở của
người dân sẽ còn rất lớn
Bình quân diện tích nhà ở trên đầu người ở Việt Nam
mới đạt trên 13 m2 Mục tiêu là đến năm 2015 theo
Quyết định của Thủ tướng phải đạt 15 m2/đầu người
và đạt 20 m2/đầu người vào năm 2020 Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và lựa chọn dễ dàng hơn trong việc quyết định mua nhà ở
Trang 25Đô thị hóa
Trang 26Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam:
Khái niệm về đô thị hoá:
Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ
phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực
Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố
đó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai,
nó có tên là tốc độ đô thị hoá
Trang 27Các kiểu đô thị hoá
Đô thị hoá thay thế: chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay
chính trong đô thị Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ
trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới
Đô thị hoá cưỡng bức: chỉ sự di chuyển dân cư từ nông
thôn về thành thị Có đặc điểm là không gian kiến trúc
không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh.
Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô
thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn
Trang 28Thực trạng đô thị hoá ở Việt Nam
Hơn 20 năm tiến hành đổi mới,thì 10 năm trở lại đây quá trình
đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị
Trang 29Tác động của đô thị hóa đến Bất động sản:
Đô thị hóa dẫn đến việc hình thành nhu cầu ở
và sinh hoạt, làm việc tăng cao hơn, vì vậy mà kích thích bất động sản phát triển Đô thị hóa
mở rộng đến đâu, cở sở vật chất hạ tầng phải
phát triển tương ứng đến đấy như đường sá, cầu cống, nhà ở, văn phòng, khu thương mại, công viên và các khu vực công cộng khác
Trang 30Dự báo tình hình đô thị hóa đến năm2020:
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của
Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương
đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người,
Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá
Trang 31Kết luận:
Trước sự khủng hoảng chung của kinh tế toàn cầu,
nước ta nói chung và lĩnh vực Bất động sản nói riêng không tránh khỏi những ảnh hưởng từ nó Do đó,
Chính phủ và các nhà đầu tư cần có những biện pháp nhằm vượt qua những trở ngại từ cuộc khủng hoản
kinh tế đó Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần
có những chính sách khuyến khích phát triển bất động sản và đầu tư hợp lí vào các dự án toàn dụng tạo tín hiệu tốt cho thị trường, xóa đi không khí trầm lắng của thị trường bất động sản trong thời gian qua, giúp cho người dân và doanh nghiệp tin vào sự khởi sắc của thị trường trong thời gian tới
Trang 32THANKS FOR LISTENING