Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
78,8 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC & TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HOT Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ Lớp : TCNH 19D Học viên thực hiện : Bùi Thanh Tùng - STT: 83 1 Hà Nội, 01/2015 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An được thành lập theo quyết định số 189/QĐ.UB ngày 09/04/1990 của Hội đồng nhân dân Thị xã Hội An. Công ty được tái thiết lại theo quyết định số 2891/QĐ-UB ngày 09/04/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và trở thành Doanh nghiệp hạng II, hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Quảng Nam quản lý. Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An chính thức cổ phần hóa theo Quyết định số 1481-QĐ/TU ngày 12/05/2005. Ban đầu khi mới được cổ phần hóa vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng, hiện nay con số đó là 80 tỷ đồng. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành, lưu trú và các sản phẩm du lịch liên quan khác. Trong đó, hoạt động lưu trú bao gồm 2 khách sạn quy mô 268 phòng ngủ, tiêu chuẩn 4 sao, doanh thu từ cho thuê phòng ngủ chiếm tỷ trọng lớn và mang lại hiệu quả cao nhất. Tỷ trọng của Doanh thu này luôn chiếm khoảng 60% tổng doanh thu.Thị phần của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 có xu hướng giảm, năm 2011 thị phần của Công ty chiếm 39%, năm 2012 giảm còn 29% và sang năm 2013 là 27%. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về uy tín chất lượng như danh hiệu "Mười khách sạn hàng đầu Việt Nam" do Hiệp hội Du Lịch Việt Nam và Tổng cục Du Lịch - Dịch vụ Hội An trở thành một trong những doanh nghiệp du lịch lớn nhất tại Miền Trung, trương hiệu Công ty đã được khẳng định trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Năm 2010, Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An được bình chọn là "Thương hiệu nổi tiếng quốc gia". NỘI DUNG I.Giới thiệu doanh nghiệp Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH – DỊCH VỤ HỘI AN Tên tiếng anh: HOI AN TOURIST SERVICE JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ trụ sở chính : 10 Trần Hưng Đạo, Tp. Hội An, Tỉnh Quảng Nam Vốn điều lệ: 80 000 000 000 đồng Ngày GD đầu tiên: 21/07/2011 Khối lượng niêm yết đầu tiên: 8 000 000 Giá niêm yết: 17.60 Tổng Khối lượng niêm yết: 8 000 000 Khối lượng đang lưu hành: 8 000 000 Tỷ lệ sở hữu Cổ đông Cổ phần % Tỷ lệ CĐ Nhà nước 4,520,238 56.5 Cổ phiếu quỹ 63 0 Cá nhân trong nước 2,119,224 26.49 Tổ chức trong nước 1,359,475 16.99 Cá nhân nước ngoài 1,000 0.01 1. Lĩnh vực kinh doanh - Dịch vụ khách sạn. Dịch vụ ăn uống. - Dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao dưới nước, dịch vụ lặn biển. - Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng. - Dịch vụ lữ hành, nội địa, quốc tế. - Vận tải hành khách bằng ô tô, vận tải khách theo hợp đồng. - Vận tải ven biển bằng cano. - Vận tải đường sông bằng phương tiện cơ giới. - Đại lý bán vé máy bay. - Đại lý đổi ngoại tệ. - Dịch vụ thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình. - Dịch vụ tẩm quất, xông hơi, xoa bóp, đấm lưng, vật lý trị liệu. - Và các hoạt động kinh doanh khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. 2. Thị trường kinh doanh Khách du lịch quốc tế: Chiếm tỉ lệ 88%, trong số đó chủ yếu là khách tới từ các nước Châu Âu. Có thể nói, thị trường Châu Âu là thị trường chính đối với Công ty. Nguồn khách này chủ yếu do các hãng lữ hành trong nước đưa khách đi du lịch theo nhóm là chính, ngoài ra cũng có khách lẻ, khách tự đến và khai thác trực tiếp trên website. Khách du lịch nội địa: Chiếm tỉ lệ dưới 12%, lượng khách này đa phần đến từ phía bắc (Hà Nội và các vùng lân cận), khách công vụ, khách hội nghị, hội thảo, khách theo các công ty trong nước tổ chức thông qua các đại lý du lịch, khách tự đến, một phần qua website. Trong số các khách hàng của Công ty có đến 95% là khách du lịch thuần tuý, khách nghỉ dưỡng; 5% còn lại là nhóm khách công vụ, hội nghị, hội thảo Ngoài việc khai thác các điểm du lịch tại Hội An, Đà Nẵng, Công ty đang mở rộng một số địa điểm mới đầu tư như bãi biển Tam Thanh tại Tam Kỳ, Huế, Nha Trang, Đà Lạt Mở rộng kinh doanh: đa dạng nghành nghê kinh doanh là định hướng của Công ty. Hiện tại Công ty đang mở rộng sang lĩnh vực bất động sản dưới hình thức vừa xây dựng các biệt thự để bán vừa quản lý để khai thác kinh doanh du lịch. II.Phân tích môi trường kinh doanh 1. Môi trường kinh tế vĩ mô Du lịch được coi là ngành Công nghiệp không khói, Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2012, ngành du lịch đã đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với năm trước. Ngành công nghiệp du lịch, dịch vụ hiện đóng góp khoảng 4,3% GDP của Việt Nam và cung cấp việc làm cho khoảng 3,7% tổng lực lượng lao động cả nước, thêm khoảng 3,9% lao động gián tiếp (Trần Trọng Khiết, 2012). Tuy nhiên, môi trường kinh doanh du lịch ở Việt Nam hiện nay cũng bộc lộ nhiều vấn nạn phức tạp, mà điển hình là tình trạng bắt chẹt, chèn ép, lừa đảo khách du lịch, mà dân gian đã phải dùng cụm từ “chặt, chém” khách du lịch để lên án những hành vi này. Sự nhức nhối của vấn nạn này đang ngang nhiên tồn tại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có 9 di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (Thái Lan chỉ có 3, Malaysia chỉ có 2, Singapore thì không có di sản nào), nhưng theo Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012, ngành du lịch Việt Nam lại chỉ xếp thứ 80/139 quốc gia được xếp hạng, trong khi, Malaysia đứng thứ 35, Thái Lan là 41 và Singapore là thứ 10. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh du lịch hiện nay còn thiếu lành mạnh và đang bộc lộ nhiều bất cập. Nhìn chung xu hướng thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đang làm cho số lượng du khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng giảm. Và thị trường khách du lịch trong nước trở nên được quan tâm 2. Môi trường cạnh tranh ngành Trong nước: Đối thủ cạnh tranh lớn đối với ngành du lịch trong nước nói chung là với Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An nói riêng là các công ty du lịch có 100% vốn từ nước ngoài tại Việt Nam, khả năng dồi dào về tài chính cho họ có thể nhanh chóng tạo ra sự đa dạng trong các tour du lịch, đồng thời nâng cao được chất lượng dịch vụ cho các chuyến du lịch, tạo ra sự thoả mãn cao hơn cho khách du lịch, đồng thời với chi phí rất cạnh tranh. Có 137 công ty du lịch cả trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Hiện nay, nhiều khu nghỉ mát mới với quy mô lớn đã được đưa vào khai thác tại Hội An như: Victoria; Life Resort, Palm Garden, Golden Sand; River Beach Resort; Agribank Đây là bài toán khó cho Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An, bởi khả năng tài chính của Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An là hạn chế . Do đó, để đương đầu trong cuộc cạnh tranh trên yếu tố tất yếu là không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ. Với chất lượng cao và giá cạnh tranh thì nguy cơ mất khách hàng trong tương lai của các công ty du lịch trong nước là rất lớn. Hơn nữa việc tạo tâm lý cho khách du lịch là rất quan trọng, trong tương lai thì nhu cầu đi du lịch nước ngoài trong cộng đồng dân cư là rất lớn. Thử hỏi nếu một người khách du lịch được đặt trước một sự chọn lựa giữa một công ty du lịch nước ngoài và một công ty du lịch nội địa cho một chuyến xuất ngoại của họ thì sao? Trong khi công ty nước ngoài kia đã quá dày dạn trong ngành du lịch còn công ty Việt Nam thì còn khá non nớt về các tour du lịch nước ngoài. Ngoài nước: Có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành du lịch của các nước trong vùng như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Đây có thể là những nước đại diện cho ngành du lịch của Đông Nam Á. Cụ thể, năm 2007, Việt Nam đón 4 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng 18%. Song, con số này chỉ bằng 1/3 của Thái Lan (khoảng 12 triệu lượt) và Singapore (trên 10 triệu lượt), chưa bằng 1/4 của Malaysia (17,5 triệu lượt). Sự thu hút của Việt Nam có nguy cơ giảm sút, khi vào năm 2012 giá tour đến các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ tăng từ 5 đến 10% còn tour đến Việt Nam tăng từ 15 - 30%, chủ yếu là do giá phòng và giá vé máy bay. Hàng không, khách sạn của Việt Nam phát triển chậm trong mấy năm qua nên vào những tháng cao điểm luôn bị thiếu hụt trầm trọng, khách sạn tăng giá còn hàng không thì có quá ít sự lựa chọn về giờ giấc, mức giá. Điều đó dẫn tới sức cạnh tranh của ngành bị giảm sút. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn "cất cánh" nên có thể phát triển nhanh trong vòng 10-15 năm tới, trong khi Thái Lan, Singapore và Malaysia đang trải qua giai đoạn trưởng thành và từ nay đến năm 2020, sản phẩm du lịch của họ sẽ bão hoà. Phân tích doanh nghiệp III.Phân tích doanh nghiệp 1. Phân tích SWOT Điểm mạnh: Công ty có quy mô cung ứng dịch vụ đa dạng, với trang thiết bị hiện đại, sang trọng: Kinh doanh phòng cho thuê; dịch vụ ăn uống với 2 nhà hàng chính với hơn 800 chỗ ngồi được thiết kế sang trọng; Cà phê sân vườn với hơn 500 ghế; 02 quầy bar ở 02 khách sạn cung cấp thức ăn nhẹ, cocktails, bia; Lĩnh vực lữ hành; Lĩnh vực dịch vụ vui chơi, giải trí trên biển; Lĩnh vực kinh doanh Spa; Kinh doanh dịch vụ bổ sung. Công ty có hệ thống rộng lớn phân phối cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình, bao gồm: (i) Kênh phân phối gián tiếp: hơn 300 công ty lữ hành quốc tế trong và ngoài nước là đối tác chính ký kết hợp đồng đưa khách du lịch đến công ty. Chiếm trên 82% lượng du khách đến với Hội An. (ii) K ên h phân phối trực tiếp bao gồm: Khách lẻ (FIT): chủ yếu tìm hiểu từ các website, sách hướng dẫn du lịch, các tạp chí du lịch, truyền hình ; Khách tự đến (Walking guest); Khách khai thác trực tiếp qua mạng. Điểm yếu: Chất lượng nguồn lực của Công ty còn hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực còn yếu tính chuyên nghiệp chưa cao. Nội ngoại thất chưa đồng bộ, chưa ấn tượng; Thương hiệu chưa mạnh so với các đối thủ cạnh tranh ; kênh phân phối còn hạn chế, mạng lưới hoạt động tiếp thị còn quá mỏng; Chưa sử dụng hiệu quả một số khu vực (hội trường khu Du lịch Biển, khu spa, sân vườn ). Môi trường làm việc chưa cải tiến; Mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp còn thưa và chưa chặt chẽ, sức cạnh tranh còn yếu. Hạn chế trong việc triển khai chính sách Marketinh du lịch Trong việc thực hiện chính sách dịch vụ Công ty chưa có giải pháp hiệu quả nhằm khai thác tiềm năng của đơn vị, đa dạng hoá các loại hình, dịch vụ du lịch. Chính vì vậy các dịch vụ ít được đổi mới,còn tương đối đơn điệu, không có khả năng giữ khác ở lại lâu hoặc quay trở lại lần thứ hai. Để có thể tạo ấn tượng tốt với du khách, kính thích du khách sử dụng các dịch vụ dịch vụ du lịch, bên cạnh việc bảo đảm phục vụ tốt những yêu cầu cơ bản của du khách như: Ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại, Công ty cần phải tạo ra được những dịch vụ mang tính chất độc đáo và có tính cạnh tranh riêng. Tính liên kết trong quá trình phát triển còn yếu Sự cạnh tranh không lành mạnh với nhau để dành khách giữa các khách sạn, các đơn vị lữ hành trong thời gian qua là do các doanh nghiệp chưa liên kết với nhau để phát triển. Quảng cáo các dịch vụ du lịch còn rời rạc, chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và đơn vị kinh doanh lưu trú để cùng quảng bá dịch vụ du lịch trong cùng một mẫu quảng cáo. Cơ hội: Hội An là là thành phố cổ, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá dân tộc thuận lợi cho phát triển du lịch, hiện tại Hội An hiện có 100 khách sạn cấp hạng khác nhau thuộc 75 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lưu trú và lữ hành, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khá cao Có thể thấy tình hình kinh tế thế giới đang dần hồi phục, bên cạnh đó tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội ở Việt nam nói chung và ở Hội an nói riêng luôn ổn định, đây là nhân tố tích cực tác động tới lượng khách du lịch cho các năm tiếp theo. Hội an đang đẩy mạnh lộ trình xây dựng thành phố sinh thái - văn hoá - du lịch. Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với nhóm, ngành du lịch - dịch vụ - thương mại giữ vai trò chủ đạo; lấy sinh thái, văn hoá là nền tảng; phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện đại nhưng vẫn giữ nét riêng có của người Hội An. Phát huy và bảo tồn nguyên trạng, tránh thương mại hoá Phố cổ. Không để ô nhiễm dòng sông , bãi biển môi trường Hội An sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và Quốc tế. Do đó Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An cần phải nhận thức và nắm bắt được cơ hội hiện tại để từ đó đề ra những chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Thách thức: Sau khi Việt nam gia nhập WTO lĩnh vực du lịch-dịch vụ đã trở thành "điểm nóng" thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài đã không chậm chân trước những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi Việt Nam đã rộng mở cánh cửa hội nhập quốc tế. Theo thống kê, trong số 5,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng của năm 2006, có tới 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực du lịch -dịch vụ, chủ yếu là vào xây dựng khách sạn, nhà hàng. Ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Một số tập đoàn lớn đang có nhiều kế hoạch chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Sức hút từ Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ du lịch thổi một luồng sinh khí mới mẻ cho ngành du lịch Việt Nam. Họ mang vào trong nước phong cách quản lý hiện đại, những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Hiện tại Việt Nam đang đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì vậy có thể nói cánh cửa hội nhập quốc tế đang ngày càng được mở rộng hơn. Đây là thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và đối với Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An nói riêng. Nếu không có những sự thay đổi cần thiết, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, áp lực khi Việt Nam thực sự mở cửa hội nhập hoàn toàn với quốc tế. IV.Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 1. Các chỉ tiêu tài chính qua các năm 2011 2012 2013 TB 3 năm Cổ phiếu Giá 192 259 242 231 Số lượng cổ phiếu đang 8000000 8000000 8000000 8000000 [...]... mức 2.404 VND Cổ phiếu HOT được thị trường định giá rất thấp so với bình quân của ngành Du lịch và Giải trí (P/E = 31,42 lần) Chỉ số P/B: Chỉ số P/B hay Giá cổ phiếu/ Giá trị Sổ sách là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính của Công ty Giá trị sổ sách được tính bằng cách lấy Vốn Chủ sở hữu chia cho số cổ phiếu đang lưu hành Cổ phiếu HOT có hệ số P/B... lại ở việc phân tích và định giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An dựa trên hai phương pháp “Chiết khấu cổ tức” và “Chiết khấu luồng tiền” Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, bài luận sẽ có ích trong việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phân tích, định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, bài giảng Phân tích đầu tư”... Dịch vụ Hội An có chỉ số EV/EBITDA là 6,85 lần Đây là mức rất thấp so với bình quân bình quân của cả thị trường là 19,31 lần V Phân tích định giá cổ phiếu 1 Theo phương pháp chiết khấu cổ tức Thông tin giá cổ phiếu HOT (niêm yết trên sàn HOSE) ngày 31/12/2013 như sau: − Giá cổ phiếu: 25 000 VND − Dư mua: 1 000 − Dư bán: 3 500 − Cao nhất 52T: 29 851 VND − Thấp nhất 52T: 20 393 VND − Khối lượng trung... P/E: 11.02 − P/B: 2.011 Thông tin cổ phiếu vào cuối năm 2012(ngày 28/12/2012) − Giá đóng cửa: 25 900 VND − Giá mở cửa: 25 900 VND − ROE: 28.50% − Tỷ lệ cổ tức = 10% − Cổ tức: 1000 VND/ cổ phiếu Như vậy lãi suất chiết khấu (tính theo phương pháp Implied) là: r = 0.285% x (1-0.1) + 1000/25 900 = 4.12 % Giá cổ phiếu vào ngày 31/12/2013 là 25 000 VND Như vậy, giá cổ phiếu (tính theo năm 2013) = (1000... cp) Khuyến nghị đầu tư: − Đối với các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu HOT: nắm giữ và theo dõi biến − động trên thị trường Đối với các nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu HOT: Nên nắm giữ cổ phiếu HOT trong thời điểm hiện tại do kết quả kinh doanh của Công ty khá khả quan trong thời gian này KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An là hoạt động Công ty chuyên hoạt... sách là 13.209 VND /cổ phiếu vào cuối quý 1/2014 Đây là mức rất thấp so với bình quân ngành Du lịch và Giải trí (2,23 lần) và bình quân của cả thị trường là 2,84 lần Tỷ suất Cổ tức: Chỉ số này cho biết tỷ lệ cổ tức nhà đầu tư sẽ nhận được so với số tiền phải trả để mua cổ phiếu Tỷ suất cổ tức được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu Thông thường,... 007.6 VND Giá hiện tại của cổ phiếu đang giao dịch là 25 900 VND Các nhà đầu tư nên mua vào Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất kỳ hạn 1 năm vào năm 2013 = 14% Tỷ lệ lãi suất tính theo phương pháp CAPM: r = 14% + [0.1 x (0.285-0.14)] = 0.1263 = 12.63% Như vậy Giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức: = (1000 + 25 900) / (1+12.63%) = 23 883.5 VND Một cổ phiếu HOT có giá trị nội tại thấp... nhà đầu tư dài hạn thường so sánh tỷ suất cổ tức này với mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng để đánh giá mức độ hấp dẫn của khoản đầu tư Đương nhiên, họ kỳ vọng tỷ suất cổ tức phải cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng do khoản đầu tư vào cổ phiếu có độ rủi ro cao hơn khoản tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng HOT có tỷ suất cổ tức ở mức 8,59% dựa trên có kế hoạch trả cổ tức năm 2014 ở mức 2.147 VND/CP và mức... phổ biến phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu của một công ty so với lợi nhuận tạo ra cho cổ đông Theo cách đơn giản nhất, P/E phản ánh số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận Theo cách hiểu khác, P/E còn là chỉ số phản ánh số năm mà nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn nếu như Công ty trả 100% cổ tức từ lợi nhuận tạo ra hàng năm Cổ phiếu HOT có hệ số P/E ở mức 10,40 lần dựa trên mức... trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường vậy có nghĩa là giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó Tuy nhiên chênh lệch này cũng không quá lớn, nhưng theo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch-Dịch vụ Hội An trong vài năm trở lại đây cho thấy Công ty kinh doanh khá ổn định do đó việc nắm giữ cổ phiếu HOT được khuyến khích 3 Theo phương pháp chiếu khấu luồng . trường là 19,31 lần. V .Phân tích định giá cổ phiếu 1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức Thông tin giá cổ phiếu HOT (niêm yết trên sàn HOSE) ngày 31/12/2013 như sau: − Giá cổ phiếu: 25 000 VND −. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC & TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HOT Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ Lớp : TCNH 19D Học viên. vậy Giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức: = (1000 + 25 900) / (1+12.63%) = 23 883.5 VND Một cổ phiếu HOT có giá trị nội tại thấp hơn giá trị thị trường vậy có nghĩa là giá cổ phiếu