1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc

54 14,4K 88
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 263 KB

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK

Trang 1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo:

Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày03/12/1991

Giấy phép số 05/GP-UP do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày03/01/1992

Trụ sở chính ban đầu của Sacombank nằm trên đường Nguyễn Oanh, nay là chi nhánhGò Vấp Từ tháng 4 năm 1999, trụ sở chính của Sacombank được điều chuyển về toà nhàSacombank đặt tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

1.1.2 Sự phát triển của Ngân hàng Sacombank từ khi thành lập cho đến nay.

Mức vốn diều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến năm 2003, vốn điều lệ của Ngân hàngtăng lên 505 tỷ đồng, năm 2004 là 675,635 tỷ đồng, năm 2005 là 1070 tỷ đồng Hiện nayvồn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 1250 tỷ đồng và trở thành Ngân hàng thương mạicổ phần có vồn điều lệ lớn nhất Việt Nam

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi mức vốn điều lệ từ

1250 tỷ đồng tăng lên 1899 tỷ đồng trong năm tài chính 2006

Trang 2

Vốn điều lệ

Sacombank là một trong những Ngân hàng thành công trong lĩnh vực tài trợ doanhnghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân.Chính vì điều này và tiềm nămg phát triển của Sacombank, năm 2002 lần đầu tiên Công tyTài chính Quốc tế(IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới(World Bank) đã đầu tư vào mộtNgân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với tỷ lệ 10%/vốn điều lệ và trở thành cổ đônglớn nước ngoài thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (AnhQuốc) Vào ngày 05/10/2005, Ngân hàng Úc và Newzeland (ANZ) đã góp vốn cổ phần vớitỷ lệ 10% vốn điều lệ của Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ ba củaSacombank

Ngoài 3 cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước,Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất ViệtNam với hơn 6500 cổ đông

Trang 3

Đến năm 2004, tổng giá trị tài sản của Sacombank là hơn 10395 tỷ đồng, tăng hơn 47lần so với năm 1993, lợi nhuận trước thuế của Sacombank năm 2004 là 198 tỷ đồng và lợinhuận trước thuế năm 2005 là hơn 280 tỷ đồng.

2002 2003 2004 2005 Năm

Lợi nhuận trước thuế

Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và một Hội sở lúc thành lập, tínhđến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên trên 100điểm giao dịch gồm 1 Sở Giao dịch TP.HCM, 1 Sở Giao dịch Hà Nội, 53 chi nhánh, 39phòng giao dịch, 6 tổ tín dụng trải đều khắp các tỉnh thành kinh tế trọng điểm trong cảnước: miền Bắc, duyên hải miền Trung và miền Nam

Ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công ty trựcthuộc và tham gia góp vốn vào nhiều công ty Riêng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ,Sacombank đã thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài GònThương Tín ( Sacombank –AMC) và góp vốn thành lập các công ty: Công ty chứng khoánThành Phố Hồ Chí Minh ( HSC), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), Công tyLiên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam ( VIETFUND

Trang 4

MANAGEMENT), Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín ( SACOMREAL) Vào năm 2005,Sacombank đã thành lập và khai trương hoạt động Công ty Kiều Hối Sài Gòn Thương Tín (SACOMREX) Và mới đây với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Sài GònThương Tín đã thành lập Công ty cho thuê tài chính Sacombank – LC với vốn điều lệ là

100 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 50 năm

Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng Khôngcòn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, nhiều dịch vụmới đã ra đời hoà trong xu thế phát triển của thị trường tiền tệ Các dịch vụ như chuyểntiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nướcngoài, kiều hối, chi hộ – thu hộ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiếtkiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM)… đã làmcho hoạt động của Sacombank ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của khách hàng

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

1.1.4 Vai trò chức năng của các phòng ban trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp I 1.1.4.1 Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng do một Trưởng phòng phụ trách, giúp Trưởng phòng cómột hoặc nhiều Phó phòng (tuỳ mức độ giao dịch của từng đơn vị)

Nhiệm vụ chung của phòng là: cung cấp tất cả các sản phẩm Ngân hàng cho kháchhàng; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần; xây dựng kế hoạch kinh doanhhàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch

Phòng dịch vụ khách hàng gồm các bộ phận công tác:

a Bộ phận tín dụng doanh nghiệp.

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp gồm một số cán bộ tín dụng, có thể hoặc không cóTrưởng bộ phận Chức năng nhiệm vụ:

Trang 5

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chămsóc khách hàng hiện hữu.

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khảnăng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay, bảo lãnh

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố

- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay

- Đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng kỳ hạn

- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, trễ hạn

- Xây dựng kế hoạch tháng, năm, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuấtcác biện pháp khắc phục, các khó khăn trong công tác

- Thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác tín dụng, nghiên cứuviệc thực hiện các sản phẩm cùng loại của các Ngân hàng khác trên địa bàn đểphản hồi và đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh

b Bộ phận tín dụng cá nhân.

Bộ phận tín dụng cá nhân gồm một số cán bộ tín dụng, có thể hoặc không có Trưởngbộ phận Chức năng nhiệm vụ giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp ngoại trừ chứcnăng thứ ba được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhậpdùng để trả nợ, tài sản bảo đảm… của khách hàng trong cho vay bất động sản và tiêu dùng

c Bộ phận thanh toán quốc tế.

Bộ phận thanh toán quốc tế gồm một hoặc một số Giao dịch viên thanh toán quốc tế,có thể có hoặc không có Trưởng bộ phận nhưng có một kiểm soát viên (nếu bộ phận có từ

ba Giao dịch viên trở lên) Chức năng nhiệm vụ:

- Hướng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế

Trang 6

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, tu chỉnh, thanhtoán, thông báo LC và trong việc thực hiện các phương thức thanh toán quốc tếkhác.

- Lập thủ tục và theo dõi việc thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nướcngoài theo yêu cầu của khách hàng

- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí Ngân hàng phát hành LCtrong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ

- Kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế

- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách, thu thậpcác ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác do bộ phận đảm trách và đề xuấtcác biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh

d Bộ phận dịch vụ thanh toán.

Bộ phận dịch vụ thanh toán gồm có một số Giao dịch viên tài khoản, có thể có hoặckhông có Trưởng bộ phận, Trưởng bộ phận được uỷ quyền ký một số chứng từ kế toán.Chức năng nhiệm vụ:

- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng… của khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoảntiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh

- Thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ, thu phí theo đúng quy định

- Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách

- Thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác thuộc trách nhiệm củabộ phận và đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh

Trang 7

e Bộ phận tiết kiệm.

Bộ phận tiết kiệm gồm một số Giao dịch viên, do một Trưởng bộ phận phụ trách,Trưởng bộ phận được uỷ quyền ký một số chứng từ kế toán Chức năng nhiệm vụ:

- Thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm dân cư và cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm củaNgân hàng

- Thực hiện đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế

- Đảm nhận nghiệp vụ thẻ Sacombank

- Chi trả kiều hối

- Đảm nhận công tác vốn cổ phần của Ngân hàng

- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách

- Thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác thuộc trách nhiệm củabộ phận và đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh

- Quản lý việc sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh

f Bộ phận hướng dẫn khách hàng.

Bộ phận hướng dẫn khách hàng gồm một hoặc một số nhân viên, không có Trưởng bộphận Chức năng nhiệm vụ:

- Hướng dẫn và giới thiệu tất cảcác sản phẩm của Ngân hàng (ngoại trừ sản phẩmcấp tín dụng và thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp) cho khách hàng

- Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng

- Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫnkhách hàng đến quầy giao dịch liên quan

Tuỳ tình hình thực tế có thể có hoặc không có bộ phận này trong bộ máy

g Bộ phận dịch vụ bất động sản.

Trang 8

Bộ phận dịch vụ bất động sản gồm một hoặc một số nhân viên, có thể có hoặc khôngcó Trưởng bộ phận Chức năng nhiệm vụ: thực hiện các dịch vụ liên quan đến bất độngsản.

Tuỳ tình hình thực tế, có thể có hoặc không có bộ phận này trong bộ máy

1.1.4.2 Phòng quản lý tín dụng

Phòng quản lý tín dụng do một Trưởng phòng phụ trách, có thể có hoặc không có Phóphòng Nhiệm vụ chung của phòng quản lý tín dụng: kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã đượcGiám Đốc phê duyệt trước khi giải ngân; lập thủ tục giải ngân và tất toán hồ sơ tín dụng;quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ Phòng quản lý tín dụng gồm các bộ phậncông tác:

a Bộ phận kiểm soát tín dụng.

Bộ phận kiểm soát tín dụng gồm một số nhân viên, có thể có hoặc không có Trưởng bộphận Chức năng nhiệm vụ:

- Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, bảo lãnh, gia hạn nợ đã được Giám Đốc hoặc Hội Sởphê duyệt về các mặt: điều kiện vay vốn; hồ sơ vay vốn; tài sản bảo đảm; hạn mức tíndụng; tính phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành; các yêu cầu bổ sung của GiámĐốc, Hội Sở… phản hồi lại Giám Đốc những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)

- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng

- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ

- Lập thủ tục giải ngân: hợp đồng tín dụng; hợp đồng và chứng thư bảo lãnh; hợpđồng bảo đảm; giấy chứng nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảođảm; chứng từ kế toán giải ngân, ngoại bảng

- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng thế chấp tài sản bảo đảm

- Kiểm tra đột xuất một số khách hàng (phối hợp với cán bộ tín dụng)

- Tiếp nhận và phân tích báo cáo tài chính và thông tin khác của khách hàng

Trang 9

- Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trứơc khi lập giấygiải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm cho khách hàng.

- Lưu trữ và bảo quản bản chính Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh, giấy nhậnnợ, giấy gia hạn nợ

- Tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao của hồ sơ vay đang lưu hành, đã tất toán và cáchồ sơ từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu

b Bộ phận quản lý nợ.

Bộ phận quản lý gồm một số nhân viên, có thể có hoặc không có Trưởng bộ phận.Chức năng nhiệm vụ:

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loạihình cho vay, hạn mức tín dụng, …theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từngthời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả

- Theo dõi và báo cáo cho lãnh đạo chi nhánh và phòng dịch vụ khách hàng về tìnhhình thu vốn, lãi, tình hình của từng hợp đồng vay vốn

- Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thểđể giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi

- Tiếp nhận và thực hiện việc thu hồi đối với các khoản nợ xấu do phòng dịch vụkhách hàng chuyển sang theo quy định chung của Ngân hàng

- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong 10 ngàykế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12tháng, trên 12 tháng; danh mục cho vay theo ngành nghề, theo loại khách hàng, theolãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng

1.1.4.3 Phòng kế toán và quỹ.

Phòng kế toán và quỹ do một Trưởng phòng phụ trách, có thể có hoặc không có phóphòng Nhiệm vụ chung của phòng kế toán và quỹ: hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toánkế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh; đầu mối thanh toán của Chi nhánh

Trang 10

đối với nội bộ Ngân hàng và đối với bên ngoài; tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chínhtoàn Chi nhánh; quản lý chi phí điều hành; quản lý tiền mặt.

1.1.4.4 Tổ Hành chánh Quản trị.

Tổ Hành chánh Quản trị gồm một số nhân viên, do một Tổ trưởng phụ trách Chứcnăng nhiệm vụ : tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư, thực hiện mua sắm,quản lý, phân phối công cụ lao động, bảo dưỡng cơ sở hạn tầng toàn Chi nhánh, kiểm kêtài sản tại Chi nhánh, tổ chức và kiểm tra công tác an ninh, đảm nhận công tác lễ tân củaChi nhánh

1.1.4.5 Chi nhánh cấp 2.

Chi nhánh cấp 2 do Trưởng chi nhánh phụ trách, giúp Trưởng chi nhánh có thể có hoặckhông có

Nhiệm vụ của Chi nhánh cấp 2: thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động của Ngânhàng theo sự uỷ nhiệm và uỷ quyền của Giám Đốc Chi nhánh cấp 1

1.1.4.6 Phòng Giao dịch.

Phòng Giao dịch do một Trưởng phòng phụ trách, không có Phó phòng

Nhiệm vụ của Phòng Giao dịch: thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động của Ngânhàng theo sự uỷ nhiệm và uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh cấp 1

1.1.4.7 Tổ tín dụng ngoài địa bàn.

Tổ tín dụng ngoài địa bàn do một Tổ trưởng phụ trách, không có Tổ phó

Nhiệm vụ : tổ tín dụng ngoài địa bàn chỉ thực hiện chức năng cho vay

1.1.5 Kết quả hoạt động trong thời gian qua.

Tổng thu nhập năm 2003 của Sacombank là 628,1 tỷ đồng tăng 80,9% so với năm

2002, lợi nhuận trước thuế năm 2003 của Sacombank là 125 tỷ đồng, tăng 57,8% so với

Trang 11

năm 2002 Cuối năm 2004, tổng thu nhập của Ngân hàng là 835,9 tỷ đồng, lợi nhuận trướcthuế năm 2004 tăng lên là 198 tỷ đồng và năm 2005 là trên 280 tỷ đồng.

Ngân hàng đã mở rộng 4 chi nhánh cấp 1 ở Lâm Đồng, Lạng Sơn, Bình Định và Chinhánh 8/3

Hiện tại Ngân hàng đang mở rộng mạng lưới hoạt trên khắp các tỉnh thành trong cảnước với đội ngũ nhân viên ngày càng tăng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngày càng

đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.1.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới.

Mục tiêu của chiến lược phát triển của Sacombank trong tương lai gần là: xây dựngSacombank trở thành một Ngân hàng bán lẻ – hiện đại – đa chức năng, có nội lực vữngmạnh – có mạng lưới rộng khắp – có trình độ quản lý tiên tiến – có hệ thống thông tinhiện đại – có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp thích ứng với môi trường công nghệcao – đồng thời có phương thức kinh doanh tương thích với thời đại thương mại điện tử vàcó phong cách kinh doanh phù hợp với triết lý kinh doanh theo thứ tự ưu tiên: con người –sản phẩm – lợi nhuận

Nhận thức được điều ấy, Sacombank đã từng bước xác định lại mục tiêu và xây dựngcho mình một lộ trình dài hơn trên các mặt:

 Tăng nhanh năng lực tài chính: phấn đấu đến năm 2010 vốn điều lệ phải đạtmức 4000 tỷ đồng

 Mở rộng mạng lưới chi nhánh: phấn đấu đến năm 2010, mạng lưới của chinhánh phải có mặt khắp 61 Tỉnh – Thành phố trong cả nước với khoảng 230điểm giao dịch

 Đa dạng hoá nội dung hoạt động: phấn đấu đến năm 2010 Ngân hàng phải cungcấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu – hiệnđại - đa chức năng

 Hiện đại hoácông nghệ thông tin

Trang 12

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 Cơ cấu lại vàchuẩn hoámọi mặt tổ chức và hoạt động của Ngân hàng theo cácchuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất

Nhìn chung nhiệm vụ của Ngân hàng trong giai đoạn 2005 – 2010 là khá nặng nề,các mục tiêu và kế hoạch trong giai đoạn này được xem là khá tự tin và đầy tham vọng

1.2 SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH 8/3.

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh 8/3.

Chi nhánh cấp 8/3 được thành lập theo quyết định số 81/2005/QĐ – HĐQT ngày4/3/2005

Ngày 8/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã chính thức khai trương và đưavào hoạt động Chi nhánh 8/3, trụ sở đặt tại 192 – 194 Lý Thường Kiệt, phường 8, quậnTân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Đây là Chi nhánh Ngân hàng đầu tiên và duy nhất hiện nay chỉ dành cho phụ nữ, vớinhiều ưu đãi hơn mức bình thường kèm theo là các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp,thời trang ( hoàn toàn miễn phí)

Trong tháng đầu tiên khai trương Chi nhánh 8/3 đã huy động được 40 tỷ đồng, caogấp 4 lần so với các Chi nhánh thông thường, các Chi nhánh khác của Sacombank trongtháng khai trương đầu tiên chỉ huy động được khoảng trên dưới 10 tỷ

1.2.2 Nội dung hoạt động.

Chi nhánh 8/3 là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được thực hiện cácdịch vụ tài chính – tiền tệ – tín dụng – ngân hàng trong phạm vi cho phép

Tại Chi nhánh 8/3 tất cả các chủ tài khoản giao dịch với Ngân hàng phải là nữ ( cánhân hoặc doanh nghiệp nữ), gần 30 nhân viên tại đây cũng là nữ kể cả bảo vệ

Chi nhánh đã đưa ra một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng nữ như : nếu sửdụng tài khoản Âu cơ ( được đưa ra vào ngày khai trương và chỉ áp dụng tại Chi nhánh 8/3)sẽ được hưởng thêm lãi suất 0,1%/tháng khi duy trì số dư tiền gửi liên tục trong tháng trên

Trang 13

10 triệu đồng, tư vấn tài chính, cho vay ưu đãi, miễn phí mở thẻ Sacompassport, miễn phíthường niên, phí rút tiền bằng thẻ…

Ngoài ra Chi nhánh 8/3 còn cung cấp nhiều dịch vụ tín dụng khác như cho vay tiêudùng, cho vay sản xuất kinh doanh, chuyển tiền,thanh toán quốc tế … để hỗ trợ cho phụ nữsử dụng đồng vồn an toàn, hiệu quả, Ngân hàng còn có đội ngũ tư vấn tài chính chuyênnghiệp tư vấn cho khách hàng

Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh 8/3 luôn kèm theo những yếu tố rất riêng củagiới nữ, chẳng hạn như khi cho phụ nữ vay Ngân hàng phải xét đến yếu tố khi khách hàngnghỉ làm việc để sinh đẻ hoạc đau ốm ( thu nhập bị giảm sút ) và đưa ra chính sách “ânhạn” trong những thời gian đặc biệt đó

Khi quyết định thành lập Chi nhánh 8/3, Hội đồng Quản trị của Sacombank khôngđặt nặng vấn đề chỉ tiêu lợi nhuận đối với Chi nhánh này nhưng đây là ý tưởng kinh doanhmang lại nhiều thành công vì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng với cơ cấudân số 51% là nữ

Trang 14

CHƯƠNG 2 : CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ VIỆC XỬ

LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK.

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG.

2.1.1 Khái niệm,vai trò và chức năng của tín dụng ngắn hạn.

2.1.1.1 Khái niệm.

Tín dụng ngắn hạn là loại hình cho vay có thời hạn dưới một năm

2.1.1.2 Vai trò.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay tín dụng có vai trò sau đây

Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời

góp phần đầu tư phát triển kinh tế

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các xí nghiệp Việc phân phối vốntín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trìnhsản xuất được liên tục

Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Nó là động lực kích thíchtiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển

Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưuđộng và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hànghoá đi vào sản xuất thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trìnhtái sản xuất xã hội

Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối,lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, vì vậy thông qua việc đầu tư tíndụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Mặtkhác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩyquá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội

Trang 15

Thứ hai: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sửdụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơquan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩynền kinh tế phát triển

Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành

mũi nhọn

Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiếtcho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu tác động nhiều nhất củađiều kiện, vì vậy trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển nôngnghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để pháttriển các ngành kinh tế khác

Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũinhọn khác, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khácnhư sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí

Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các xí

Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Trang 16

Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trườngthế giới, kinh tế “ đóng” đã nhường bước cho kinh tế “ mở”, vì vậy tín dụng Ngân hàng đãtrở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai tròrất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bênngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế

2.1.1.3 Chức năng của tín dụng.

a Chức năng phân phối lại tài nguyên.

Tín dụng là sự vận động của vốn chủ thể này sang vốn chủ thể khác, hay nói mộtcách cụ thể hơn, là sự vận động từ những xí nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời chưa dùngđến sang những xí nghiệp, cá nhân cần vốn bổ sung nhằm phục vụ cho sản xuất và tiêudùng Nghĩa là, nhờ vào sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được mộtphần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tín dụng có liên quankhông chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội

- Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụngsang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng Phương pháp phânphối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành chứng khoáncông ty

- Phân phối gián tiếp là việc phân phối được thực hiện thông qua các định chế tàichính trung gian như: Ngân hàng, HTX tín dụng, công ty tài chính

Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các Ngân hàng chiếm vị tríquan trọng nhất Một mặt Ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân đểlàm nguồn vốn cho vay, mặt khác Ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấptín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho Kho bạc Nhà nước

Trang 17

b Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu giá trị(tiền không đủ giá)

Trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng pháttriển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông Lợi dụng đặc điểmnày các Ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông Lúc đầu tiền giấy pháthành chỉ là thực hiện việc thay thế hoá tệ kim loại trong lưu thông, tức là phát hành trên

cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữvàng của Ngân hàng

Ngày nay, Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông quacon đường tín dụng Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảmbảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông

Như vậy nhờ hoạt động của tín dụng, mà Ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuấtvà lưu thông hàng hoá Tiền do Ngân hàng tạo ra qua con đường tín dụng bao gồm tín tệvà bút tệ

Nhìn vào các công cụ nói trên mà hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất vàngược lại, một cách trôi chảy hơn Nói cách khác tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá vàphát triển kinh tế

Việc lưu thông hai loại tiền trên đã tiết kiệm được các chi phí lưu thông xã hội, đồngthời cho phép Nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứngmột cách kịp thời phương tiện tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá

2.1.2 Một số khái niệm chung về rủi ro tín dụng.

2.1.2.1.Khái niệm về rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá tình cho vay của Ngân hàng, biểuhiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn choNgân hàng Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn

2.1.3 2.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tín dụng.

a Các khoản cho vay tiêu dùng.

Trang 18

Việc hoàn trả các khoản cho vay tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến công ăn việc làmvà lợi tức Vì vậy trong giai đoạn thất nghiệp nào cũng đều có thể đặt họ vào tình trạngkhông thể trả được nợ.

Ngoài ra, khả năng chi trả các khoản cho vay tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng do cáctình huống cá nhân, như đau ốm và cái chết của người nhà, nghĩa vụ quân sự, tai nạn hay

ly dị Một số khoản cho vay tiêu dùng có thể có khó khăn do người vay hoạch định ngânquỹ tồi

b Khoản cho vay vì mục đích sản xuất.

Khoản cho vay để tài trợ cho các mục đích kinh doanh và nông nghiệp có thể biếnthành những khoản cho vay có vấn đề và các tổn thất do kết quả của nhiều yếu tố Cácnguyên nhân quá nhiều và quá đa dạng và có quan hệ với bối cảnh kinh tế nên không thểliệt kê tất cả và phân loại các yếu tố theo thứ tự quan trọng Mặc dù các nguyên nhân cóthể nảy sinh ngoài ngành kinh doanh và một số nhà phân tích đã cố gắn giải thích cácthất bại trong kinh doanh liên quan đến các nguyên nhân bên trong và bên ngoài hầu hếtcó thể nằm ngoài tầm hiểu biết của nhà quản trị Nhà quản trị có trách nhiệm lớn lao, baogồm việc lựa chọn các mục tiêu của Doanh Nghiệp và các hình thức tổ chức để thực hiệncông việc, việc lựa chọn của chính sách cần theo đuổi để đạt lợi ích thích đáng cho cácchủ nhân của Doanh Nghiệp, kiểm soát quá trình sản xuất để hàng hoá và các dịch vụ cóthể bán được và việc khởi xướng hành động và hoạch định để điều chỉnh các chính sáchvà các thủ tục hiện hành nhằm bảo đảm tiếp tục hoạt động thành công của DoanhNghiệp Nếu các trách nhiệm này không được đáp ứng, khả năng tạo ra lợi tức bị giảmsút và từ đó dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho các Ngân hàng thương mại

Các thông tin chi tiết về các thiệt hại cho vay tại các Ngân hàng trên phạm vi toànquốc và được phân loại không thể có sẵn Thiệt hại cao nhất của Ngân hàng là thuộc vềcác loại cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng ngắn và trung hạn Các khoản cho vaynày chiếm một phần tương đối lớn trong khoản mục cho vay của Ngân hàng Có nhiều lý

Trang 19

do cho các thiệt hại cho vay và tất cả các lý do đó không thể được áp dụng cho tất cả cácDoanh Nghiệp Lý do quan trọng nhất cho các thiệt hại cho vay là sự quản lý yếu kém vềphía người vay Các lý do chủ yếu khác bao gồm cái thường gọi là “các điều kiện kinh tếnghèo nàn”, cùng với sự lệ thuộc quá nặng nề vào nợ.

Các Doanh Nghiệp hoạt động trong một thế giới năng động Nếu họ muốn phát triểnvà tránh được các khó khăn tài chính, họ phải ở trong tư thế thường xuyên đổi mới, đưa racác đường lối mới và thực hiện các cải tiến về chất lượng hàng hoá và dịch vụ của họ đểcạnh tranh trên thị trường Nếu các Doanh Nghiệp không làm như vậy, cuối cùng sẽ dẫnđến giảm sút về doanh số bán và cũng như thế đối với lợi nhuận Kỹ thuật phát triểnnhanh khiến cho hàng hoá hiện tại bị lỗi thời và các Doanh Nghiệp hiện tại là nhữngngười sản xuất có chi phí cao

Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ thường xuyên thay đổi Người tiêu dùng tìm kiếmcác sản phẩm cải tiến tốt hơn và sự lựa chọn bị ảnh hưởng đến Doanh Nghiệp, bởi quảngcáo Một thay đổi về nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ của một Doanh Nghiệp có thểrất tai hại Các Doanh Nghiệp có lợi nhuận riêng thường bị ảnh hưởng nhanh chóng vànghiêm trọng do thay đổi nhu cầu hơn là đối với các Doanh Nghiệp có lợi tức cao CácDoanh Nghiệp có khối lượng lớn vốn cố định và các Doanh Nghiệp sản xuất tư liệu sảnxuất chuyên môn cao cũng bị ảnh hưởng bất lợi bởi một thay đổi về nhu cầu

Để thành công trong kinh doanh, họ phải được cấp vốn đầy đủ Trong số các thuộctính cần thiết cho hoạt động hữu hiệu của một doanh nghiệp, nhà quản trị phải có mộtkiến thức về kỹ thuật sản xuất, các chính sách mua bán đúng đắn, sự kiểm soát hữu hiệuvề giá thành và chi phí, các chính sách thu ngân và tín dụng thoả đáng, nhạy bén với thayđổi, dự đoán và hoạch định đúng đắn Các doanh nghiệp không có các thuộc tính này cónguy cơ gặp khó khăn khi có biến động về môi trường kinh tế và không ổn định Dướinhững điều kiện như thế, những ai đã cấp phát tín dụng có thể có một số khó khăn Nếucác doanh nghiệp ấy không thể khắc phục được các khó khăn hiện tại, con đường tài

Trang 20

chính có thể trở nên gồ ghề, lởm chởm và các thiệt hại cho người vay cuối cùng ắt sẽ xảy

ra

Một số khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể do sơ hở về thủ tụctrong nội bộ Ngân hàng Các nhân viên tín dụng phải bị trách nhiệm phần nào đối với cáckhoản cho vay có vấn đề Những lý do phát sinh các khoản cho vay có vấn đề:

* Phân tích khoản cho vay không đầy đủ về kỹ năng quản lý của người vay

* Phân tích không phù hợp các báo cáo tài chính

* Kỳ hạn không rõ ràng đối với các khoản cho vay

* Sự yếu kém trong việc xét duyệt và kiểm tra các khoản cho vay

* Quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và phát triển Ngân hàng

* Các chính sách tín dụng quá nhân từ đối với bạn bè của các thành viên, hội đồngquản

c Các hoạt động cho vay không hoàn hảo trị và các viên chức điều hành.

* Quan điểm về các nguyên nhân của các khoản cho vay có vấn đề không nên bị xemnhẹ

* Thông tin tín dụng không đầy đủ

* Thiếu khả năng kỹ thuật, không có khả năng phân tích các báo cáo tài chính

* Quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lànhmạnh

* Không dành được hoặc không buộc được việc thi hành các hợp đồng thanh toán,không có hợp đồng dứt khoát chi phối việc trả nợ vay và một chương trình thanh toán chovay tiến bộ

* Sự cạnh tranh, mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các Ngân hàng cạnh tranh

* Sự e dè không tích cực yêu cầu người vay thực hiện đầy đủ và phù hợp các điềukhoản của hợp đồng

* Thiếu sự giám sát, một phần vì thiếu kiến thức về hoạt động của người vay

Trang 21

* Cho vay quá mức, cho vay quá khả năng có thể hoàn trả nợ của người vay.

* Sự yếu kém trong việc xem xét các rủi ro

* Thỏa mãn đối với nhu cầu tín dụng đối với một doanh nghiệp mới

* Khoản cho vay dựa trên cơ sở mong muốn hoàn thành một giao dịch kinh doanh hơnlà dựa vào vốn tự có ròng

* Cho vay để đầu cơ mua các chứng khoán hay hàng hoá

* Khoản cho vay không được thế chấp thích hợp

* Khoản cho vay dựa vào quy mô và ký thác của người vay hơn là dựa vào vốn tự có

* Khoản cho vay để tiến hành các giao dịch bất động sản dựa trên quyền sở hữu vốncổ phần

* Cho những người có các tiêu chuẩn đạo đức đáng nghi vấn vay

* Các khoản cho vay dựa vào các cổ phiếu và trái phiếu không có tính thị trường

d Các dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề.

Có nhiều dấu hiệu về những khoản cho vay có vấn đề nhưng không có một mô hìnhnhất định về các biến cố thường xuyên để có thể công bố đó là khoản cho vay có vấn đề.Trong lãnh vực cho vay kinh doanh, một hoặc nhiều dấu hiệu sau sẽ ám chỉ khó khăn tàichính và đóng một vai trò quan trọng đối với nhân viên tín dụng

* Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính

* Chậm trễ trong việc dàn xếp để nhân viên Ngân hàng viếng thăm nhà máy và sựsuy giảm về mối quan hệ tồn tại giữa đội ngủ nhân sự của Ngân hàng và người vay Sựsuy giảm trong bầu không khí tin cậy và hợp tác

* Số dư tiền ký thác giảm sút, xuất hiện séc rút quá số dư, hoặc bị trả lại

* Một sự gia tăng bất thường số hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại

* Việc giảm sút về chất lượng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, một sự thayđổi thời hạn bán hàng, hoặc bán cho các doanh nghiệp yếu kém về tài chính nhằm mụcđích gia tăng doanh số bán và lợi tức

Trang 22

* Hoàn trả nợ vay Ngân hàng chậm hoặc quá thời hạn.

* Sự gia tăng các tài sản cố định, sự bành trướng qua việc hợp nhất hoặc mua, thảoluận hợp nhất vơi một doanh nghiệp khác

* Sự thay đổi nhà quản lý hoặc sự từ chức của các nhân sự chủ chốt Các khó khăn laođộng, sự thay đổi về các nguyên tắc cư xử xã hội

* Cách bố trí tài chính mới hoặc các khoản nợ mới

* Các thảm hoạ về thiên nhiên như bão lụt hoặc hoả hoạn

Bởi vì các Ngân hàng thường không có mối quan hệ chặt chẽ với từng người vay riênglẽ như với hãng kinh doanh, các khó khăn tài chính có thể cứ thế mà phát triển Dấu hiệurõ ràng và có ý nghĩa nhất là chậm thanh toán khoản cho vay Các dấu hiệu khác có thểlà sự suy giảm số dư ký thác của người vay hoặc phát hành séc không tiền bảo chứng.Những cuộc đình công kéo dài và thất nghiệp vì các điều kiện kinh tế không thuận lợi đãdẫn đến làm suy yếu khả năng thanh toán các khoản nợ vay

e Đội ngũ nhân sự liên quan đến khoản cho vay có vấn đề.

Tuỳ thuộc vào quy mô của Ngân hàng mà nhân sự hoặc bộ phận chịu trách nhiệm xửlý những khoản cho vay có vấn đề được bố trí khác nhau Ở những Ngân hàng nhỏ, viênchức hoặc nhân viên thực hiện khoản cho vay trứơc đây tiến hành xử lý, với sự giúp đỡcủa cố vấn luật pháp của Ngân hàng

Nhiều Ngân hàng đặc biệt là những Ngân hàng lớn, cho rằng một bộ phận riêng biệtvới đội ngũ nhân sự được huấn luyện sẽ có kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý khoảncho vay có vấn đề Để bộ phận này có những giải pháp xử lý các khoản cho vay ấy sẽ tốthơn các viên chức đã thực hiện khoản cho vay lúc ban đầu Cách tổ chức xử lý này sẽ cóphương pháp đánh giá mới tốt hơn Hơn nữa viên chức đã cho vay có thể đã phát triểnmột mối quan hệ riêng gắn bó với người vay đến nỗi khó có sự phân tích khoa học và vô

tư và do đó có thể thiếu sự cương quyết cần thiết trong việc xử lý khoản cho vay Thái độ

Trang 23

này được công nhận và ủng hộ rộng rãi qua những cuộc thăm dò về chủ đề này cho thấy,khoản 60% các Ngân hàng có một bộ phận riêng để xử lý các khoản vay có vấn đề.Mặc dù khoản cho vay khó đòi đã quá hạn 90 ngày, các Ngân hàng vẫn tiếp tục cácnỗ lực để thu hồi Ít khi các Ngân hàng chuyển giao các khoản cho vay có vấn đề cho các

cơ quan thu hồi

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK.

2.2.1 Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định việc cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài GònThương Tín đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, sữa chữa nhà cửa… ởtrong nước

2.2.2 Đối tượng khách hàng.

Khách hàng được xem xét cho vay theo quy chế này là các tổ chức, cá nhân Việt Namvà nước ngoài

Tổ chức Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tưnước ngoài, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức khácđược pháp luật quy định

Các nhân Việt Nam là các hộ kinh doanh cá thể do cá nhân, hộ gia đình làm chủ vàđã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng kýkinh doanh

Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật của nước ngoài và hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam (bao gồm chinhánh, cơ sở sản xuất, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, đại lý cho công ty ở nước ngoài)

Trang 24

Cá nhân nước ngoài là công dân của nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịchvụ tại Việt Nam.

2.2.3 Điều kiện vay vốn.

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:

Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự Tổ chức nước ngoài thựchiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theopháp luật Việt Nam

Khách hàng là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và có đầy đu ûnăng lực hành

vi dân sự Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì nănglực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phùhợp với quy định của pháp luật

Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời hạn KT3 (đốivới cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộcngân hàng Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốcchấp thuận

Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng

Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng phải có thêm các điều kiện sau:

- Đối với tổ chức khi cho vay vốn hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chứchoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì phải được Hội Đồng quản trị, Hội đồngthành viên, Ban quản trị hoặc Chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của tổ chức vay vốn và củabên bảo lãnh chấp thuận theo điều lệ hoạt động ( đối với tổ chức có điều lệ)

- Đối với các tài sản phải mua bảo hiểm theo pháp luật quy định hoặc theo thoảthuận giữa khách hàng và Ngân hàng thì khách hàng phải lập văn bản đồng ý để Ngân

Trang 25

hàng thụ hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để thanh toán nợvay cho Ngân hàng.

2.2.4 Mục đích sử dụng vốn.

- Ngân hàng xem xét cho khách hàng vay vốn để sử dụng vào mục đích hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật

- Ngân hàng từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đủ thông tin liên quanđến mục đích của khoản vay

2.2.5 Hồ sơ vay vốn.

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vayvốn và các tài liệ cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàng phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tíndụng Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tíndụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phépthành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động

- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư

- Báo các tài chính của thời kỳ gần nhất

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay

- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết

2.2.6 Tài sản bảo đảm.

Khi giải quyết cho vay, các đơn vị trực thuộc áp dụng các quy định về tài sản bảo đảmtại chính sách tín dụng của Ngân hàng

Các trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm phải được Hội đồng quản trị củaNgân hàng chấp thuận

Trang 26

Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm.

Phương tiện vận chuyểnHàng hoá

Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩmTín phiếu, trái phiếu do chính phủ, Ngân Hàng Nhà nướcphát hành được Ngân Hàng chấp nhận

Tín phiếu, trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố pháthành được Ngân Hàng chấp nhận

Bộ chứng từ xuất khẩu được Ngân Hàng chấp nhậnTiền gửi tại Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín Tiền gửi tại Tổ chức tín dụng được Ngân Hàng chấp nhậnVàng

Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàngCổ phần, trái phiếu của các Công ty đã niêm yết hoặc chưaniêm yết được Ngân Hàng chấp nhận

70%70%60%70%80%80%100% *90%

95%100% *90%

Trang 27

Ghi chú:

* Có khấu trừ tiền lãi cho vay

** Khi cho vay sẽ thỏa thuận vói khách hàng về tỷ lệ cho vay và trường hợpgiá thị trường của tài sản bảo đảm xuống đến mức nào đó thì Ngân Hàngđược tự động thanh lý để thu hồi nợ dù chưa đến hạn trả nợ

*** Do Hội đồng quản trị công trong từng thời kỳ

2.2.7 Thời hạn cho vay.

Ngân hàng và khách hàng căn cứ chu kỳ sản xuất kinh doanh dự phòng lưu chuyểnluồng tiền, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồnvốn cho vay của Ngân hàng để thoả thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp.Tuy nhiên, thời hạn cho vay không được vượt quá quy định dưới đây:

- Đối với tổ chức: Thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lạitheo giấy phép đầu tư hoặc điều lệ hoặc giấy phép hoạt động (nếu có) của tổ chức

- Đối với cá nhân nước ngoài: Thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn đượcphép cư trú tại Việt Nam

2.2.8 Mức cho vay, loại tiền vay.

- Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phuơng án, dự án sản xuất kinh doanh, vốntự có, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng nguồnvốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay nhưng không được vượt quá giới hạn cấptín dụng đối với một khách hàng và đối với một nhóm khách hàng có liên quan theo quyđịnh trong chính sách tín dụng của Ngân hàng

- Trong trường hợp cho vay để khách hàng thực hiện dự án đầu tư nhằm cải tiến côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cố định, mức cho vay khôngđược vượt quá 85% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
Bảng 2 (Trang 28)
2.2.16. Phân tích tình hình hoạt động. - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
2.2.16. Phân tích tình hình hoạt động (Trang 36)
b. Tình hình sử dụng vốn - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
b. Tình hình sử dụng vốn (Trang 37)
Bảng 4: - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
Bảng 4 (Trang 37)
bảng xếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên tình hình tài chính của bên đi vay - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
bảng x ếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên tình hình tài chính của bên đi vay (Trang 48)
Bảng xếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên tình  hình tài chính của bên đi vay - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK.doc
Bảng x ếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên tình hình tài chính của bên đi vay (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w