MỤC LỤC
Mục tiêu của chiến lược phát triển của Sacombank trong tương lai gần là: xây dựng Sacombank trở thành một Ngân hàng bán lẻ – hiện đại – đa chức năng, có nội lực vững mạnh – có mạng lưới rộng khắp – có trình độ quản lý tiên tiến – có hệ thống thông tin hiện đại – có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp thích ứng với môi trường công nghệ cao – đồng thời có phương thức kinh doanh tương thích với thời đại thương mại điện tử và có phong cách kinh doanh phù hợp với triết lý kinh doanh theo thứ tự ưu tiên: con người – sản phẩm – lợi nhuận. Đa dạng hoá nội dung hoạt động: phấn đấu đến năm 2010 Ngân hàng phải cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu – hiện đại - đa chức năng.
Nhìn chung nhiệm vụ của Ngân hàng trong giai đoạn 2005 – 2010 là khá nặng nề, các mục tiêu và kế hoạch trong giai đoạn này được xem là khá tự tin và đầy tham vọng.
Ngoài ra Chi nhánh 8/3 còn cung cấp nhiều dịch vụ tín dụng khác như cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, chuyển tiền,thanh toán quốc tế … để hỗ trợ cho phụ nữ sử dụng đồng vồn an toàn, hiệu quả, Ngân hàng còn có đội ngũ tư vấn tài chính chuyên nghiệp tư vấn cho khách hàng. Khi quyết định thành lập Chi nhánh 8/3, Hội đồng Quản trị của Sacombank không đặt nặng vấn đề chỉ tiêu lợi nhuận đối với Chi nhánh này nhưng đây là ý tưởng kinh doanh mang lại nhiều thành công vì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số 51% là nữ.
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện, vì vậy trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “ đóng” đã nhường bước cho kinh tế “ mở”, vì vậy tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
Nhà quản trị có trách nhiệm lớn lao, bao gồm việc lựa chọn các mục tiêu của Doanh Nghiệp và các hình thức tổ chức để thực hiện công việc, việc lựa chọn của chính sách cần theo đuổi để đạt lợi ích thích đáng cho các chủ nhân của Doanh Nghiệp, kiểm soát quá trình sản xuất để hàng hoá và các dịch vụ có thể bán được và việc khởi xướng hành động và hoạch định để điều chỉnh các chính sách và các thủ tục hiện hành nhằm bảo đảm tiếp tục hoạt động thành công của Doanh Nghiệp. Trong số các thuộc tính cần thiết cho hoạt động hữu hiệu của một doanh nghiệp, nhà quản trị phải có một kiến thức về kỹ thuật sản xuất, các chính sách mua bán đúng đắn, sự kiểm soát hữu hiệu về giá thành và chi phí, các chính sách thu ngân và tín dụng thoả đáng, nhạy bén với thay đổi, dự đoán và hoạch định đúng đắn.
- Đối với tổ chức khi cho vay vốn hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì phải được Hội Đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản trị hoặc Chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của tổ chức vay vốn và của bên bảo lãnh chấp thuận theo điều lệ hoạt động ( đối với tổ chức có điều lệ). - Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phuơng án, dự án sản xuất kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay nhưng không được vượt quá giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và đối với một nhóm khách hàng có liên quan theo quy định trong chính sách tín dụng của Ngân hàng. Do khi cấp tín dụng, các hợp đồng phải có hình thức và nội dung phù hợp với từng loại nghiệp vụ cụ thể và trong một số trường hợp có tính chất phức tạp đòi hỏi phải bổ sung, thay đổi, điều chỉnh nội dung khác với mẫu hợp đồng đã được quy định thống nhất dẫn đến hình thức hợp đồng cũng phải được bố trí, sắp xếp một cách đầy đủ, đơn giản, hợp lý, ngắn gọn và dễ hiểu.
- Đối với khách hàng có uy tín , tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm được dư nợ tại Ngân hàng, khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng chưa có khả năng trả hết nợ do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị thì các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín phải tiến hành kiểm tra xác minh lại trước khi quyết định cho gia hạn hoặc cho điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ. -Chuyển sang nợ quá hạn và xử lý: Đối với các hồ sơ tín dụng không được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ thì các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín phải chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn, đồng thời phải xúc tiến các bước xử lý kịp thời để đảm bảo thời hiệu tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. - Khi đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay voán.
Đây là một tỷ lệ tăng trưởng rất cao( Mức tăng trưởng của toàn ngành Ngân Hàng là 22.7%), so với năm 2004 thì năm 2005 tốc độ tăng của nguồn vốn thấp hơn nhưng đây không phải là do Ngân Hàng thực hiện không tốt công tác huy động nguồn vốn hay mức độ tín nhiệm của Ngân Hàng bị giảm sút đối với khách hàng mà là do năm 2005 là năm mà nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, tình hình giá cả thị trường liên tục tăng dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền bị trượt giá, vì vậy mà người dân cũng như các doanh nghiệp e ngại khi gửi tiền đồng Việt Nam.
Điều này đặc biệt đúng, nếu như người vay có vốn lớn trong doanh nghiệp, một số tài sản cố định có giá trị, một tổ chức có thể tạo lợi nhuận đủ số lượng để hoàn trả khoản vay đáng nghi vấn, cũng có những khoản cho vay khác cần cho việc duy trì doanh nghiệp, và trong quá khứ, đã cho thấy có sự quản lý lành mạnh. Các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả, cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn, Ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay thậm chí, Ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh và điều hành nó, cho đến khi bảo đảm rằng, khoản cho vay sẽ được hoàn trả. Khi phương pháp này được chọn lựa, có nghĩa là Ngân hàng đã quyết định sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố kể trên, và nhận thấy rằng, khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn sẽ là mạo hiểm, Ngân hàng sẽ bớt được một tỷ lệ phần trăm vốn cấp phát, biện pháp thanh lý là tối ưu nhaát.
Trong nhiều trường hợp, việc thanh lý chỉ được thực hiện sau khi đã thực hiện một số hình thức khai thác nào đó, nhưng không cho thấy thành công, sự thanh lý thường được nhanh chúng thực hịờn trong những trường hợp tư tưởng khụng sẵn lũng chi trả đó rừ, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ. Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu được vốn cho vay, hay khi một chủ nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thỏa thuận hợp tác, hay khi người vay từ chối làm việc với các chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính gay gắt nhất.