1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA

42 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 518 KB

Nội dung

Ngày nay thịtrường xuất khẩu lớn của nước ta chủ yếu là Asean, các nước khối EU, Mỹ, Nhật Bản...Với đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất phù hợp vớiviệc trồng và

Trang 1

MỤC LỤCTÓM LƯỢC

LỚI CẢM ƠN

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Công ty giai đoạn

2009 – 2011 Error: Reference source not found

Bảng 2.2: Kết quả xuất khẩu nông sản theo thị trường của Công ty giai đoạn 2009 – 2011

Error: Reference source not found

Biểu 2.1: Tình hình xuất khẩu nông sản qua các năm theo mặt hàng Error: Reference source not found

Biểu 2.2: Kết quả xuất khẩu của Công ty theo thị trường giai đoạn 2008 -2011 Error: Reference source not found

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Hoạt động ngoại thương Việt Nam sau "một giấc ngủ dài" dưới cơ chế tập trungquan liêu bao cấp thì đến nay như một con rồng được cơ chế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa đánh thức đã chợt bừng tỉnh với nhiều thành tựu quan trọng Đặc biệt hoạt độngxuất khẩu đã trở nên có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với sự nghiệp CNH – HĐH nhằmhoàn thành công cuộc quá độ lên CNXH của Đất nước Do đó, trong quan điểm phát triểncủa mình, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì, tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao cho xuấtkhẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, mở rộng xuất khẩu,thu hút lao động, nâng cao đời sống của người dân

Với chính sách mở của nền kinh tế, tích cực tham gia vào tiến trình đổi mới và hộinhập đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam Trong những năm trở lại đây,Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuấ khẩu hàng nông sản trênthế giới, có thể kể đến như: đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều; đứng thứ 2thế giới về xuất khẩu gạo; đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su Việt Nam đang đứng trên vịthế nhà cung cấp hàng nông sản lớn trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng nông sảnngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng kimngạch xuất khẩu cả nước Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nông sản cũng được cải thiệntheo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến Thị trườngxuất khẩu nông sản ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường Ngày nay thịtrường xuất khẩu lớn của nước ta chủ yếu là Asean, các nước khối EU, Mỹ, Nhật Bản Với đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất phù hợp vớiviệc trồng và phát triển các cây nông nghiệp, cùng với lợi thế về đất đai và đặc biệt lànguồn nhân lực, 70% dân số sống ở nông thôn, thì mặt hàng xuất khẩu nông sản là mộtmặt hàng xuất khẩu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việc xuất khẩu mặthàng này đã được Nhà nước khuyến khích từ nhiều năm nay, Hiệu quả của việc xuất khẩumặt hàng này không những gắn liền với lợi ích kinh tế đơn thuần mà trên hết nó còn manglại lợi ích xã hội to lớn

Trong xuất khẩu nông sản, nông sản chế biến là một mặt hàng có vai trò quan trọngtrong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn Trong những năm quaviệc xuất khẩu sản phẩm nông sản đã đạt được một số thành tựu nhất định song còn khákhiêm tốn so với tiềm năng vốn có Vì vậy để có thể phát huy tối đa tiềm năng phát triểntrên cơ sở thành tựu đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, một trong

Trang 5

những vấn đề quan trọng hàng đầu là mở rộng thị trường xuất khẩu Điều này không chỉ

có ý nghĩa lớn lao đối với việc phát triển kinh tế đất nước mà nó còn là vấn đề có ý nghĩasống còn của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản

Công ty TNHH NOVA là một trong những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuấtkhẩu các sản phẩm nông sản ở Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và đi thựctập thực tế tại công ty TNHH NOVA tôi nhận thấy công ty đã đạt được khá nhiều thànhcông trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn nămtrước Tuy nhiên tôi nhận thấy sản lượng nông sản xuất khẩu khá cao nhưng lại chưaphong phú, chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là gạo, hồ tiêu, cà phê,điều , phần lớn xuất khẩu các sản phẩm dạng thô hoặc chưa qua chế biến Thị trườngxuất khẩu của công ty còn nhỏ hẹp Nông sản là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất tạicông ty TNHH NOVA vì vậy vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu là một vấn đề có ýnghĩa sống còn đối với công ty Nó không chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn giúpvừa mở rộng xuất khâu theo chiều rộng và nâng cao chất lượng xuất khẩu, củng cố vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường

Trong quá trình thực tập tại công ty nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và công tyđang tìm cho mình hướng đi để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản nên tôi

đã quyết định chọn đề tài "Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Tận

dụng những lợi thế so sánh của mình, những điều kiện về ưu đãi đất đai, khí hậu, nguồnlao động dồi dào Việt Nam từng bước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để phục vụ cho sựnghiệp CNH, HĐH của đất nước

Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu, đề tài đề cập đến vấn đề xuất khẩu nôngsản của Việt Nam Các vấn đề về mặt hàng nông sản mà các công trình trướcđã quan tâmgiải quyết là các vấn đề về đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thịtrường xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, EU, ARập Cụ thể cómột số công trình nghiên cứu như sau:

Nguyễn Thị Dung (2005),"Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Công ty xuất nhập khẩu

và đầu tư Hà Nội", luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại Đề tài đã làm rõ được

những lý luận chung về khái niệm xuất khẩu, ý nghĩa xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng,

hệ thống các chỉ tiêu đo lường kết quả xuất khẩu về mặt thực tiễn luận văn đánh giá kháiquát thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau đó là thực trạng xuất khẩu của doanhnghiệp thực tập là Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội Dựa trên cơ sở thực trạng

Trang 6

của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên tầm vĩ mô chocác doanh nghiệp xuất khẩu của cả nước nói chung và giải pháp vi mô cho doanh nghiệpnói riêng.

Nguyễn Xuân Thái (2004),"Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt

hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU", luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại.

Đề tài đã đi vào nghiên cứu những lý luận cơ bản về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu

Về thực trạng thì luận văn đề cập tới một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam làgạo, cà phê, cao su Đánh giá thành công và hạn chế khi đưa những mặt hàng nông sảnchủ lực thâm nhập vào thị trường EU, từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhữngmặt hàng đó vào thị trường EU một thị trường có khá nhiều tiêu chuẩn, và khá khó tính

Vũ Thị Nga (2006) "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai chiến lược xuất

khẩu ngành nông sản của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016", luận văn tôt nghiệp, đại học

Thương Mại Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chiến lược xuất khẩu ngành nông sản nóichung Với những lý luận về quản lý nhà nước, chính sách, chiến lược, kế hoạch xuấtkhẩu từ đó đưa ra giải pháp triển khai chiến lược, đưa ra những hướng đi mới cho nôngsản Việt Nam trên tầm vĩ mô một cách hiệu quả

Cấn Thu Thủy (2010), "Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ

phần INTEMEX Việt Nam sang các nước Asean", luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương

Mại Đề tài đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận của xuất khẩu và nêu ra được một

số lý thuyết vê thương mại quốc tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả pháp triển xuất khẩu

Về thực trạng luận văn đã đánh giá được thực trạng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu sang cácnước Asean tại công ty, tìm hiểu các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển xuấtkhẩu hồ tiêu sang các nước Asean, từ đó đưa ra những giải pháp vĩ mô cũng như vi mô đểphát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của công ty cổ phần INTEMEX sang các nướcAsean

 Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu hàng nôngsản với những cách tiếp cận khác nhau Nhưng chủ yếu tập trung vào đẩy mạnh tiêu thụ,thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn mở rộng thịtrường xuất khẩu Đề tài nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu các sản phẩm nông sản củacông ty TNHH NOVA, tìm hiểu những thành tựu, hạn chế trong việc mở rộng thị trườngxuất khẩu của công ty từ đó đưa ra những giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu cácsản phẩm nông sản cho toàn ngành nông sản nói chung cũng như Công ty TNHH NOVAnói riêng Đây chính là sự khác biệt của đề tài với các đề tài đã nghiên cứu

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Trang 7

Để có thể giải quyết nhứng khó khăn mà công ty đã gặp phải, tìm ra giải pháp nângcao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ chế biến nhằm mởrộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản thì đề tài cần tập trung vào trả lời nhữngcâu hỏi sau:

- Thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông sản tại Công ty TNHH NOVA như thế nào?

- Cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty ra sao?

- Những tồn tại trong vấn đề thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công tyTNHH NOVA là gì?

- Giải pháp nhằm nâng cao khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nôngsản của Công ty TNHH NOVA nói riêng và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xuất khẩu sản phẩm nông sản nói chung trong thời gian tới là gì?

Để có thể tồn tại và phát triển bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuấtkhẩu nào cũng đều phải có biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu củamình Đó là yêu cầu tất yếu và cơ bản nhất của kinh doanh hiện đại Song để có được mộtchiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh củamình, doanh nghiệp cần phải dựa vào tiềm lực của chính bản thân mình, xu hướng vậnđộng của xã hội mà đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thị trường xuấtkhẩu Đây chính là vấn đề mà Công ty TNHH NOVA dành nhiều quan tâm trong chiếnlược phát triển của công ty Tìm ra thị trường mới, xâm nhập và củng cố, duy trì thịtrường truyền thống

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trongTrường đại học Thương Mại, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH NOVA tôi đã

chọn vấn đề "Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông

sản của công ty TNHH NOVA từ năm 2012 đến năn 2015 và định hướng đến năm 2020

Mục tiêu cụ thể:

Từ phía doanh nghiệp: Xác định được một hệ thống cơ sở lý luận cho sự cần thiết của

mở rộng thị trường xuất khẩu mà cụ thể là sản phẩm nông sảncủa doanh nghiệp Từ thựctrạng tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những điểm mạnhyếu đó Từ đó xác định được những giải pháp doanh nghiệp cần tiến hành để nâng caohiệu quả kinh doanh, thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩmnông sản của công ty trên nhiều thị trường hơn nữa

Trang 8

Từ phía nhà nước: Nắm bắt được những khó khăn thực tế mà doanh nghiệp đang

phải đối mặt trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giống Đề ra đượcnhững chính sách thị trường, hệ thống pháp luật, các công cụ điều tiết vi mô, vĩ mô phùhợp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh đứng vững trên thịtrường trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay

+ Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là thị trường xuất khẩu sản phẩm nôngsản và việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của doanh nghiệp nói chung

và thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA nói riêng

+ Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA bao gồm cả thị

trường truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng nước ngoài mà công ty có thểxâm nhập và mở rộng

Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA tập trung

chủ yếu vào giai đoạn gần đây nhất, cụ thể từ năm 2009 – 2011

Về nội dung:Trên cơ sở các lĩnh vực và phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty, đề

tài nghiên cứu những nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công tyTNHH NOVA

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp rất thông dụng của thống kê học nhằm mục đích thu thập

thông tin cho một mục đích nghiên cứu Bằng việc thiết lập phiếu điều tra bao gồm nhữngcâu hỏi lựa chọn phương án trả lời, hoặc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các đáp án trả lời vềnhững vấn đề liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm nông sản giửi tới những đối tượngphù hợp tại đơn vị thực tập hoặc đơn vị khảo sát khác

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tổng quan tình hình vấn đề xuất khẩu cácsản phẩm nông sản Phiếu điều tra đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về thuận lợi haykhó khăn khi mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản Kết quả của phiếuđiều tra sẽ được tổng hợp, đánh giá và sẽ tiếp tục phục vụ điều tra phỏng vấn

- Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin hiệu quả và thông dụng thường được

dùng kèm với phương thức trắc nghiệm để thu thập những thông tin mà phương pháp điềutra trắc nghiệm không thực hiện được Bằng cách chuẩn bị một số câu hỏi có nội dungphục vụ cho vấn đề nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, ban lãnh đạo hay

Trang 9

thậm chí là nhân viên tại đơn vị thực tập và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiêncứu, sản xuất kinh doanh Phỏng vấn có thể là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điệnthoại hoặc có thể gửi phiếu phỏng vấn qua fax, email.

Phương pháp này được sử dụng nhẳm thu thập ý kiến về những lý do cụ thể củanhững khó khăn hay thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản,

từ đó có thể đưa ra các giải pháp khác nhau để nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu các sảnphẩm nông sản ra thị trường thế giới

- Các phương pháp khác

Ngoài hai phương pháp thu thập thông tin là điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn, số

liệu của đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập từ những tài liệu, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty, thu thập thông tin từ báo chí, internet, và tham khảo cáccông trình nghiên cứu của những năm trước

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp phân tích thống kê

Hệ thống hóa các dữ liệu nhằm minh họa những nội dung chủ yếu của luận văn,

phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mangtính khách quan cao Sau khi thu thập số liệu thì tổng hợp các số liệu để phục vụ cho quátrình phân tích được dễ dàng, thấy rõ được thực trạng vấn đề mở rộng thị trường xuấtkhẩu sản phẩm nông sản của nước ta nói chung và Công ty TNHH NOVA nói riêng

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các số liệu qua các thời kỳ khác nhau, so sánh thấy

được sự thay đổi về quy mô xuất khẩu, sự tăng trường xuất khẩu qua các năm hoặc sosánh kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường của doanh nghiệp

- Phương pháp chỉ số

Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm vể tỷ phần kim ngạch xuất khẩu các mặt

hàng nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu Thông qua dữ liệu thu thập được qua quátrình tính toán đưa ra những chỉ số về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩucác mặt hàng nông sản của cả nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng Qua đóđánh giá được sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thờigian qua của doanh nghiệp cũng như của cả nước trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản

- Các phương pháp khác

Ngoài những phương pháp trên để phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn sử dụng một

số các phương pháp về sử dụng đồ thị để thể hiện sự thay đổi về giá trị xuất khẩu qua cácnăm hay sử dụng biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Trang 10

Khóa luận tôt nghiệp ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danhmục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sảncủa Công ty thương mại

- Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của công ty TNHHNOVA

- Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nôngsản công ty TNHH NOVA

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CỞ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI

1.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của phân

công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất, ranh giới giữacác thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt Sự xuất hiện của các công ty đa quốcgia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trởnên gay gắt hơn Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở cácquốc gia khác nhau đều tìm cách vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài Và hìnhthức thông thường mà các doanh nghiệp lựa chọn để đem hàng hóa của mình ra nướcngoài là xuất khẩu Vậy xuất khẩu là gì?

Theo các nhà kinh doanh quốc tế " Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và

dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán".

Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất – đó là các khu côngnghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu

Trang 11

ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,được thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới địa lý xác định , đượcthành lập theo qui định chính phủ thì khái niệm xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa vàdịch vụ khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính chất tương đối, hàng hóa chỉ cần đưa vàocác khu chế xuất cũng được coi là xuất khẩu rồi Theo quan điểm của Nguyễn Duy Bột

(năm 2003, trang 14) nêu rõ "Xuất khẩu là những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản

xuất hoặc gia công tại cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài (xuất khẩu) đi qua hải quan"

 Vậy có thể hiểu xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt độngngoại thương, trong đó hàng hóa, dịch vụ được bán từ quốc gia này đến quốc gia khácnhằm mục đích thu được ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, phát triển sảnxuất kinh doanh, nâng cao đời sống

Khác với mua bán trên thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu có những nét riêngphức tạp hơn hoạt động trên thị trường nội địa Bởi đây là hoạt động phải giao dịch vớinhững người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán hànghóa dịch vụ qua nhiều trung gian, đông tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh, hàng hóadịch vụ phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các nước khác nhau nên phải tuân theotập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau

Bản chất của xuất khẩu: Dựa trên cơ sở là lợi thế so sánh giữa các quốc gia mà từ đó

tính chuyên môn hóa cao hơn, giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác, giảm giá thànhsản phẩm Mục đích của các quốc gia khi tham gia xuất khẩu là thu được nguồn ngoại tệlớn để có thể nhập khẩu các trang thiết bị, công nghệ hiện đại tạo công ăn việc làm, tăngthu nhập, nâng cao mức sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội từ đó rút ngắnkhoảng cách giàu nghèo

1.1.2 Khái niệm về thị trường

Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, phân công lao động xã hội ngày càngsâu sắc Ban đầu lưu thông tách ra khỏi sản xuất và trở thành một khâu trong quá trình táisản xuất xã hội Tiếp đó trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa xuất hiện hai thái cực mua vàbán hàng hóa bằng ngoại tệ Đây là giai đoạn phát triển nhất của các hình thức trao đổihàng hóa cho tới nay Hình thức khai thác này bao gồm toàn bộ giữa bên mua và bên bándiễn ra trong không gian và thời gian nhất định, tuân theo những quy định nhất định củabên mua và bên bán Hình thức này là cơ sở dẫn đến khái niệm thị trường

Thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của quá trình sảnxuất lưu thông hàng hóa Vì vậy, khái niệm thị trường được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh

tế quan tâm và trên mỗi góc độ khác nhau họ đưa ra những định nghĩa khác nhau:

Trang 12

Theo quan điểm kinh tế học: "Thị trường là tổng thể cung cầu đối với một loại hàng

hóa nhất định trong không gian và thời gian cụ thể" Định nghĩa này chủ yếu được dùngtrong điều tiết vĩ mô thị trường và mang tính lý thuyết nhiều hơn

Đối với một nhà quản lý doanh nghiệp khái niệm thị trường được gắn với các tác

nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán, người phân phối thì:

"Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp,tức là những khách hàng là người mua hoặc có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp đó"

Từ khi sản xuất hàng hóa vẫn còn ở giai đoạn sơ khai thì thị trường được hiểu theo kháiniệm cổ điển "đó là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa"

Cùng với sự phát triển của xã hội con người, sản xuất hàng hóa cũng ngày càng pháttriển các mối quan hệ trao đổi buôn bán ngày càng nhiều làm cho quá trình lưu thônghàng hóa trở nên phức tạp, không đơn giản là chỉ là "tiền trao – cháo múc" như trước đây

mà nó ngày càng đa dạng nhiều kiểu hình khác nhau Và khái niệm về thị trường theonghĩa cổ điển không còn phù hợp và không bao quát được nội dung mới xuất hiện của thịtrường Khái niệm thị trường theo quan điểm hiện đại sẽ giải quyết những nội dung này:

"Thị trường là quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau đểxác định giá cả và số lượng của một hàng hóa hay dịch vụ nhất định"

Thị trường thế giới đang diễn ra ngày càng sôi nổi với những hoạt động xuất nhậpkhẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn trong đó thị trường xuất khẩu là một trong nhữngthị trường chủ yếu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp cácquốc gia tăng trưởng, phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia mình

Thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm của thị trường nói chung và những đặcđiểm riêng có của nó

Thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: "Thị trường xuất khẩu là tập hợp

người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, sốlượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợpđồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới"

1.1.3 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu

Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng hợp cáccách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ranhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpkhông chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn phải làm tăng thị phần củasản phẩm trên các thị trường đã có sẵn

Trang 13

Đứng trên góc độ quốc gia, thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc quốc gia đó đưađược sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được phạm vi địa

lý của thị trường và kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó

Theo quan điểm của Makerting hiện đại: "Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ

là việc tăng thêm các thị trường nước ngoài mà còn phải tăng thị phần sản phẩm tromgcác thị trường đã có"

1.1.4 Khái quát về các sản phẩm nông sản

Đặc điểm chung của sản phẩm nông sản

Theo Hiệp định nông nghiệp sản phẩm nông sản là tất cả sản phẩm có nguồn gốc từhoạt động nông nghiệp như: các sản phẩm cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, càphê, hồ tiêu, rau quả tươi Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt

- Sản phẩm nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống và sảnxuất của mỗi quốc gia Nó là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, dài hạn

- Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán sản phẩm nông sản mang tính thời vụ vàonhững lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng kháđồng đều và giá rẻ Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, giá bánthường cao

- Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khí hậu, thời tiết Nếu năm nào, khuvực nào có "mưa thuận, gió hòa", thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, chất lượng tốt.Ngược lại, nếu năm nào có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thườngxuyên thì sẽ gây sụt giảm về sản lượng cũng như chất lượng của cây trồng

- Chất lượng sản phẩm nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêudùng Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên người tiêu dùng quan tâm Tại các quốc giaphát triển nhập khẩu nông sản ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhậpkhẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ, các yếu tố

về bảo vệ môi trường

- Sản phẩm nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời giandài Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sản xuất

và tiêu dùng, do đó cần phải quan tâm tới khâu chế biến và bảo quản tốt

- Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng cùng một mặthàng cũng rất phong phú và đa dạng Hàng nông sản được sản xuất từ các điạ phươngkhác nhau, với mỗi yếu tố địa lý tự nhiên khác nhau, mỗ vùng, mỗi bộ phận có phươngthức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau Vì vậy chất lượng sản phẩmnông sản có tính không đồng đều

Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính

Trang 14

Gạo: Gạo được hiểu là phần còn lại của thóc sau khi đã tách vỏ trấu, một phần hay

toàn bộ cám và phôi Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệ gạo tấm, gạo đượcphân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn Về mặt cảm quan, gạo có mùi vị,màu sắc đặc trung cho từng loại gạo Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường được

đề cập là: lượng hóa chất, vi nấm, côn trùng Bao gói: gạo thường đóng trong bao bì mới,không rách thủng, phải bền chắc, khô sạch, thường đóng với khối lượng tịnh là 50 –100kg /bao Bảo quản: gạo đóng gói được bảo quản trong kho chống hắt, chống thấm, khôráo, sạch sẽ, chống ẩm mốc, côn trùng Nhiệt đọ bảo quản tốt nhất là 18 – 22 độ C

Lạc: Lạc được chia thành hai loại lạc quả và lạc hạt

Lạc quả cần đảm bảo yêu cầu: lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn hơn 2% khối lượng.

Lạc quả phải tương đối đồng đều, mùi vị, màu sắc và trạng thái bên ngoài bình thườngđặc trưng cho lạc quả được chế biến khô

Lạc hạt: phải được chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không quá 70% Lạc phải

sạch, không có sâu mọt, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị mốc Lạc hạt khôngđược phép lẫn các hạt lạc khác loại 5%

Chè: Chè thường được chia thành 2 loại chè xanh và chè đen

Chè xanh là chè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.

Chè đen là chè sau khi làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện

nhiệt độ thích hợp rồi mới đem sao sấy

Rau quả xuất khẩu (ở dạng tươi hoặc đã chế biến): Đối với rau quả, độ tươi được

đánh giá rất cao, tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm Tuy nhiên, cũngnhư các loại nông sản sản khác, thời hạn sử dụng và chất lượng rau quả phụ thuộc nhiềuvào điều kiện tự nhiên bên ngoài Để đảm bảo chất lượng rau quả cho xuất khẩu, cần cóhình thức bảo quản hợp lý, tùy theo từng mặt hàng

1.2 Một số lý thuyết về mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2.1 Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu

- Mở rộng thị trường là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh

tế thị trường

Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng rào thuếquan được hạ bỏ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phảicạnh tranh gay gắt với các công ty bên ngoài Do vậy để tồn tại và phát triển công ty phảikhông ngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, mở rộng thị trường đồngnghĩa với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Đây cũng chính là chính sách chung của

Trang 15

Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làmcho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời tăng thu ngoại tệ cho đất nước

- Mở rộng thị trường là tất yếu khách quan nhằm lưu thông hàng hóa gia tăng lợi

nhuận Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng

gay gắt, các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy lợi nhuận bịchia sẻ Để đạt được lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh thì việc mở rộngthị trường, vươn ra những thị trường mới là sự cần thiết

- Mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên

thị trường quốc tế Mỗi quốc gia không thể phát triển một cách độc lập, riêng rẽ mà phải

tham gia vào phân công lao động xã hội trên toàn thế giới và hợp tác quốc tế Do đó mởrộng thị trường giúp doanh nghiệp cọ sát với bên ngoài, có điểu kiện để phát triển hoạtđộng sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế

→ Phát triển thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm,khai thác triệt để mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,tăng lợi nhuận và khẳng định vị trí vai trò của doanh nghiệp trên thương trường

1.2.2 Đặc điểm của việc mở rộng thị trường xuất khẩu

- Mở rộng thị trường trên cơ sở đã đảm bảo vững chắc thị phần hiện có

Đối với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ ổn định là cơ sở cho hoạt động kinhdoanh.Để tạo nên một thị trường tiêu thụ ổn định doanh nghiệp phải xây dựng và thựchiện các biện pháp khai thác và mở rộng thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.Thông qua hoạt động này sẽ nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Mặt khác giữ vững thị trường hiện có là biểu hiện sự ổn định trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Sự ổn định này lại là tiền đề cho hoạt động tìm kiếm thị trườngmới hay mở rộng thị trường Do đó muốn mở rộng thị trường doanh ngiệp phải đảm bảovững chắc phần thị trường hiện có và khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Đó là cơ

sở để mở rộng thị trường và tạo nên thị trường kinh doanh ổn định

- Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực trong

doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp các nguồn lực như lao động, tài chính, vật tư, thiết bị sẽ có ảnhhưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm Mọi kế hoạch sản suất đều dựatrên cơ sở cân đối giữa yêu cầu của thị trường và các khả năng về các nguồn lực trongdoanh nghiệp

Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường , nhu cầu tất yếu sẽ được tăng lên mà các nguồnlực là không đổi dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu của thị trường và khả năng của

Trang 16

doanh nghiệp Do đó muốn mở rộng thị trường doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp tăngtính hiệu quả và huy động tối đa các nguồn lực để đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường.

- Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các loại nhu cầu và khả

năng thanh toán của của người tiêu dùng

Trên thị trường luôn tồn tại mối quan hệ cung cầu của tất cả các loại hàng hoá và dịch

vụ Cơ sở để tạo nên mối quan hệ cung – cầu của một mặt hàng chính là nhu cầu củangười tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ đó Muốn sản xuất đáp ứng được nhu cầu thịtrường các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa trên kết quả phân tích các thông tin trong

đó phải đặc biệt chú ý đến các thông tin về các nhu cầu có khả năng thanh toán Trên cơ

sở các thông tin thu thập được, doanh nghiệp chia thành nhóm người tiêu dùng với đầy đủcác đặc điểm của nhóm đó Những hoạt động trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thịtrường mới vì thông qua thu thập, xử lý và rút ra qui mô nhu cầu có khả năng thanh toán,doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới Phân tíchđầy đủ nhu cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường

- Mở rộng thị trường phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội của Đảng

và Nhà nước trong từng thời kỳ

Mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội của Đảng và nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tớinhững biến động và sự ổn định của thị trường Trong kinh doanh, mọi hoạt động phảituân thủ pháp luật của Nhà nước, hướng hoạt động của doanh nghiệp đi theo các mục tiêukinh tế- xã hội đã đặt ra Mở rộng thị trường của doanh nghiệp cũng trong khuôn khổ tuântheo qui định của pháp luật vì mọi hoạt động vi phạm chính sách sẽ ảnh hưởng xấu tớihoạt kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sự bất ổn trên thị trường

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp Các chỉ tiêu không chỉ đánh giá mức độ mở rộng thị trường theo chiều rộng màcòn đánh giá mức độ mở rộng tị trường xuất khẩu theo chiều sâu

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng

Nếu Tn tăng qua các năm chứng tỏ rằng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp đạt hiệu quả và thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng được mởrộng về mặt không gian, phạm vi địa lý

Nếu Tn tăng giảm không đều qua các năm cho thấy hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp còn nhiều mặt yếu kém

T =

Trang 17

Trong đó: t1, t2 tn: số lượng thị trường thực sự mới doanh nghiệp khai phá được

Số lượng thị trường thực sự mới khai thác được tính bằng số thị trường mới khai thác được hàng năm trừ đị số thị trường mà doanh nghiệp để mất khàng năm

T < 0: Chứng tỏ thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại theophạm vi địa lý Doanh nghiệp không những không mở rộng được thị trường mà còn đánhmất dần các thị trường hiện tại

T = 0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu không đạt hiệu quả, số thị trườngmới mở chỉ bằng số thị trường doanh nghiệp đã mất đi hoặc cũng có thể là doanh nghiệpchỉ duy trì hoạt động của mình trên thị trường hiện tại

T > 0: thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng, số thị trường mới lớnhơn số thị trường doanh nghiệp đánh mất Hoạt động mở rộng thị trường của doanhnghiệp đạt hiệu quả

- Sản lượng xuất khẩu

Sản lượng xuất khẩu là tổng khối lượng hàng hóa doanh nghiệp đã xuất khẩu trongmột thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này phản ánh mặt định lượng của mở rộng xuất khẩu Đểđánh giá quy mô xuất khẩu tăng hay giảm theo chỉ tiêu sản lượng người ta dựa vào tỷ lệgia tăng sản lượng

Tỷ lệ gia tăng sản lượng = (Qt – Q(t – 1) )/Q(t – 1)

Trong đó: Qt: Khối lượng hàng hóa xuất khẩu năm t

Q(t – 1): Khối lượng hàng hóa xuất khẩu năm t – 1

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

Để đánh giá quy mô phát triển xuất khẩu người ta dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng kimngạch xuất khẩu

Tốc độ = (KNXKt – KNXKt-1)/KNXKt

Trong đó: KNXKt: kim ngạch xuất khẩu năm t

KNXKt-1: kim ngạch xuất khẩu năm t – 1

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường theo chiều sâu

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân

Trang 18

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm nông sản

1.2.4.1 Các nhân tố quốc tế

- Quy chế tối huệ quốc

Quy chế tối huệ quốc là chính sách không phân biệt đối xử trong thương mại, hiện nayđược rất nhiều quốc gia sử dụng đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới (WTO) Mục đíchviệc sử dụng quy chế tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xửtrong buôn bán quốc tế, làm điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhaunhằm thúc đẩy quan hệ mua bán giữa các nước đang phát triển, hàng hóa của nước nhậnđược quy chế tối huệ quốc sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nước cung cấpquy chế bởi sự giảm bớt về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, được hưởng những ưuđãi khác giúp doanh nghiệp các nước tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường

Với việc xem xét yếu tố này, các doanh nghiệp sẽ định hướng được hoạt động mởrộng thị trường xuất khẩu của mình

- Tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật quốc tế

Sự biến động của nền kinh tế thế giới như lạm phát, khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như sự biến động chính trị, quân sự trên thế giới, hay sự thay đổi về luật pháp quốc

tế sẽ có ảnh hưởng đến lượng cung và cầu về các mặt hàng nông sản của các nước.Những biến động về kinh tế, chính trị, pháp luật có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cựcđến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Sự phát triển của hệ thống tài chính ngânhàng, cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu.Trong xuất khẩu thì tính phức tạp trong thanh toán nguồn vốn và ngoại tệ cần huy độnglớn Vì vậy, khi hệ thống tài chính ngân hàng của nước xuất khẩu và nhập khẩu đều pháttriển sẽ tạo điều kiện cho xuất khâu Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu , doanh nghiệp cầnnghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật nhằm phục vụcho việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu của các nước để nắmbắt và khai thác cơ hội kinh doanh

1.2.4.2 Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu

- Các công cụ, chính sách của nhà nước trong quản lý xuất khẩu

Hiện nay, trên thế giới các nước sử dụng nhiều công cụ thực hiện chính sách thươngmại quốc tế, trong đó công cụ sử dụng nhiều nhất là đánh thuế, hạn ngạch Nó là công cụkinh tế phục vụ cho công tác điều tiết quản lý nhà nước về xuất khẩu Các quy định trongthương mại quốc tế gồm

Trợ cấp xuất khẩu: là biện pháp nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích tăng nhanh số lượng và giá trị kim ngạch

Trang 19

xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay vốnvới lãi suất thấp.

Chính sách tỷ giá hối đoái: kết quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu rất nhạycảm với tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái tăng có lợi cho xuất khẩu, khi tỷ giá hối đốigiảm thì thường bất lợi cho xuất khẩu

- Mức độ hội nhập kinh tế của nước xuất khẩu

Ngày nay các xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế ngày càng pháttriển, các nước trong khu vực và trên thế giới đều có sự liên kết kinh tế Quốc gia nào cóđường lối chính trị mở cửa, hội nhập vào thế giới một cách ổn định nhất quán và lâu dài,

có quan hệ ngoại thương và giao thương với nhiều nước sẽ tạo ra môi trường thuận lợicho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Tuy nhiên việc mở của thị trường cũng tạo ranhững thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp xuất khẩu là sự gia tăng sức ép cạnhtranh đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ mạnh thì mở của thịtrường sẽ rất dễ bị các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài chèn ép

- Nguồn hàng cung ứng

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản đó chính là nguồn

hàng cung ứng Các doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn là thu mua từ người trồng, hoặcthông qua những nhà cung ứng Nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm và sự thông suất liên tục của quá trình xuất khẩu Nếu nguồn hàng đa dạng vàphong phú dẫn đến xuất khẩu ổn định hơn tạo được uy tín trên thị trường

1.3 Nội dung và nguyên lý mở rộng thị trường xuất khẩu

1.3.1 Nội dung mở rộng thị trường xuất khẩu

- Nghiên cứu thị trường quốc tế

Để có thể thâm nhập vào thị trường thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tìmhiểu thị trường Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triểnđúng hướng, là xuất phát điểm để các doanh nghiệp xác định và xây dựng kế hoạch kinhdoanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp

- Dự báo thị trường nước ngoài

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp cần thực hiện phân tích số

liệu và dự báo phân tích thị trường nước ngoài Để có được hình ảnh đầy đủ về thị trườngtương lai của doanh nghiệp thì lý tưởng nhất là dự báo mọi khía cạnh của thị trường từcác đặc trưng khái quát đến đặc điểm chi tiết của nó Tuy nhiên trên thực tế khó có thể dựbáo chính xác mọi động thái của thị trường, do đó doanh nghiệp chỉ cần tập trung dự báonhứng đặc trưng quan trọng nhất của thị trường, như mức tổng nhu cầu thị trường, tổngmức nhập khẩu, cơ cấu sản phẩm sẽ có nhu cầu trong tương lai

- Lựa chọn thị trường nước ngoài

Trang 20

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai chiến lược mở rộng thị trường nước

ngoài là chiến lược tập trung và chiến lược phân tán

Chiến lược tập trung là chiến lược trong đó doanh nghiệp tập trung thâm nhập vàomột số ít thị trường trọng điểm giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để quản lý dễ dànghơn, ưu thế cạnh tranh cao hơn nhưng tính linh hoạt trong kinh doanh bị hạn chế, mức độrủi ro tăng do doanh nghiệp khó có thể đối phó với những biến động của thị trường

Chiến lược phân tán là chiến lược mở rộng đồng thời hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp sang nhiều thị trường khác nhau

- Thâm nhập thị trường nước ngoài

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn một số thị trường nước ngoài làm mục tiêu mở rộng

hoạt động kinh doanh doanh của mình thì cần tìm được phương thức tốt nhất để thâmnhập vào thị trường đó Việc lựa chọn phương thức thâm nhập được thực hiện trên cơ sởhoạt rộng nghiên cứu đánh giá thị trường tùy vào khả năng của doanh nghiệp

Vì mỗi thị trường chỉ phù hợp với một vài phương thức thâm nhập do vậy doanhnghiệp cần phải lựa chọn phương thức thâm nhập hiệu quả nhất đối với doanh nghiệpmình

1.3.2 Các chính sách và công cụ để mở rộng thị trường xuất khẩu

Để duy trì và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần sử dụngcác chính sách và công cụ sau:

1.3.2.1 Chính sách sản phẩm

Cần nâng cao chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đếnkhả năng thỏa dụng của hàng hóa đối với người tiêu dùng, khi sản phẩm phù hợp và đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì nó sẽ bán được nhiều Khả năng chấp nhận củathị trường đối với sản phẩm cao nhờ đó doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trườngxuất khẩu của mình

Ngày nay, chất lượng sản phẩm được đánh giá không chỉ căn cứ vào các yếu tố vậtchất (giá trị sử dụng) Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc nâng cao hìnhthức của sản phẩm như: Nhãn mác, bao bì, biểu trưng, tên gọi sản phẩm … đây là mộtvấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm

1.3.2.2Chính sách giá cả

Chính sách giá cả bao gồm các hoạt động các giải pháp nhằm đề ra một hệ thống cácmức giá phù hợp với từng vùng thị trường và khách hàng Chính sách giá của doanhnghiệp không được quy định cứng nhắc, việc định giá hết sức khó khăn phức tạp Mặc dùhiện nay trên thị trường (nhất là thị trường xuât khẩu) cạnh tranh về giá đã nhường vị trícho cạnh tranh về chất lượng, thời gian, phương thức giao hàng, dịch vụ hỗ trợ nhưng giá

cả về sản phẩm vẫn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Nếu định

Trang 21

giá không chuẩn xác hoặc quá cao, hoặc quá thấp có thể dẫn đến không tiêu thụ được sảnphẩm, không bù đắp được chi phí và do đó đẩy doanh nghiệp và tình trạng thua lỗ, có thểdẫn đến phá sản.

Chính sách giá cả có tác động to lớn và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng kích thíchtừng loại cầu hàng hóa phát triển Việc đưa ra mức giá hợp lý trên từng thị trường khácnhau vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và có lợi cho khách hàng, giúp doanhnghiệp có thể duy trì và thâm nhập vào thị trường mới một cách dễ dàng hơn

1.3.2.3Tổ chức lại, mở rộng mạng lưới bán hàng

Tổ chức thêm các cửa hàng đại lý bán lẻ, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nướcngoài để tận dụng các ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp, nó giúp doanh nghiệp tiếpxúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài và tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng vềsản phẩm một cách trực tiếp và chính xác

Tổ chức một vài hệ thống phân phối lớn, có uy tín và chấp hành đúng nguyên tắccủa nước chủ nhà Mặt khác doanh nghiệp có thể thực hiện việc ưu đãi với khách quenđem lại lợi ích cho doanh nghiệp

1.3.2.4Về công tác hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm

Quảng cáo ngày nay đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọingười dân Các nhà sản xuất kinh doanh đều coi quảng cáo là biện pháp hữu hiệu trongcông tác tiêu thụ sản phẩm Quảng cáo là để giới thiệu sản phẩm hàng hóa cho mọi ngườibiết, nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng Nhờ quảng cáo, nhiều khách hàng biết đượcsản phẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp bán được nhanh và nhiều hàng hơn Vìthế các doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện, cách thức quảng cáo phù hợp Hợp đồngxúc tiến chào hàng, bán hàng và dịch vụ sau bán có vai trò quan trọng Các doanh nghiệpcần tăng cường các hình thức xúc tiến như: giấy chào hàng, báo hàng trong đó đầy đủ cácthông tin về sản phẩm của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG

SẢN CỦA CÔNG TY TNHH NOVA

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA

2.1.1 Khái quát tình hình xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA

2.1.1.1Giới thiệu chung về Công ty TNHH NOVA

Công ty TNHH NOVA được thành lập năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực nôngsản là chủ yếu Từ nhiều năm nay hoạt động chính của công ty là xuất khẩu mặt hàng gạo,tiêu, cà phê, hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm Hiện nay công ty NOVA

là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xuất

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w