sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA
2.3.1 Những thành công đối với thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty TNHH NOVA
Trong những năm qua, Công ty TNHH NOVA đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản và đạt được những thành tích đáng mừng.
Thứ nhất: Kim ngạch xuât khẩu nông sản luôn tăng qua từng năm. Tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2010 tăng 706.817 USD so với năm 2009, năm 2011 tăng 221040 USD so với năm 2010. Cho thấy sự nỗ lực về nguồn hàng, thị trường đã có kết quả, mặt khác cũng do công ty biết tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước và các tổ chức có liên quan.
Thứ hai: Thị trường truyền thống của Công ty là Singapore và EU được củng cố và
phát triển, chiếm tỷ trọng khá ổn định thị trường Singapore chiếm 25,9% năm 2011 và thị trường EU chiếm 28,85% năm 2011. Thị trường Mỹ được phát hiện và thâm nhập bước đầu đã đem lại thành công lớn cho Công ty và được xem là thị trường giàu tiềm năng. Thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nhưng do áp lực cạnh trinh nên tỷ trọng trên thị trường này có giảm sút.
Thứ ba: Việc tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu nông sản đã đóng góp đáng kẻ vào
tổng doanh thu của toàn công ty, làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng lên hàng năm: năm 2009 là 87463,428 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 180028,271 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 196263,475 triệu đồng. Mỗi năm doanh thu của Công ty đều tăng rất mạnh so với năm trước đây là minh chứng cho sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty.
Thứ tư: Quá trình thực hiện hợp đồng: được Công thy thực hiện với tiến độ nhanh
chóng, đảm bảo những điều kiện đã giao kết trong hợp đồng, góp phần củng cố uy tín của Công ty.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản công ty TNHH NOVA
Bên cạnh những thành công thì xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế so với tiềm năng của mình
Thứ nhất: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản của công ty trong những năm qua
mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần. năm 2009 tăng 29,73%, đến năm 2010 tăng 13,06% đến năm 2011 tốc độ tăng chỉ còn 3,6%.
Thứ hai: Công ty gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình xuất khẩu sản phẩm nông sản,
có những đơn đặt hàng mất trắng ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty.
Thứ ba: việc thâm nhập vào các thị trường mới còn gặp nhiều khó khăn, Công ty chưa
đạt được nhiều thành công trong việc mở rộng thị trường mới.
Thứ tư: Việc mở rộng thị trường xuất khẩu công ty mới chỉ mở rộng theo chiều rộng
chưa đi theo chiều sâu. Công ty chưa chú trọng tới chất lượng sản phẩm nên mặc dù khối lượng xuất khẩu cao nhưng giá trị đạt được lại không cao, chưa xứng với tiềm năng sản lượng.
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
Những tồn tại của doanh nghiệp là do nhiều nguyên nhân bao gồm những hạn chế của ngành nông sản Việt Nam nói chung và những vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA nói riêng. Từ việc tìm hiểu tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty, phân tích những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có thể đưa ra những nguyên nhân của những hạn chế trên như sau:
Thứ nhất: Chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung và của Công ty
TNHH NOVA nói riêng là chưa cao. Hàng nông sản xuất khẩu của Công ty mới xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên hiệu quả thấp, giá cả bấp bênh.
Thứ hai: Mặc dù Công ty đã có những chi nhánh nằm trong vùng trọng điểm trồng các
loại nông sản Công ty xuất khẩu nhưng Công ty vẫn gặp phải một số vấn đề cũng chính là vấn đề chung của cả nước. Ngành xuất khẩu nông sản hiện nay vẫn mang tính chât thu gom manh mún theo mùa vụ, không có chiến lược lâu dài, khi xuất khẩu thuận lợi thì doanh nghiệp kinh doanh đổ xô đi gom hàng, khi gặp điều kiện bất lợi thì bỏ mặc người sản xuất làm họ lâm vào tình cảnh thua lỗ trong thời gian ngắn họ chặt phá loại cây trồng này đi và trồng loại cây mới. Khi nhu cầu về mặt hàng này tăng thì không còn hàng để bán nữa. Nói chung công tác thu mua hàng vẫn lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ và liên kết giữa nhà sản xuất sơ chế và nhà xuất khẩu. Những người sản xuất ở địa phương là nguồn cung cấp chính cho công ty, mối quan hệ giữa người sản xuất là công ty rất lỏng lẻo. Công ty không hề có liên quan mật thiết hay sự hướng dẫn nào về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đối với người sản xuất. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình giao dịch.
Thứ ba: Khả năng nắm băt thông tin và dự báo thị trường nói chung của ngành còn
yếu. Do nhận được quá ít thông tin, nguồn tin từ Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) lại quá nghèo nàn và không kịp thời nên việc dự báo cung cầu, thị trường giá cả các mặt hàng nông sản trên thế giới và trong nước không kịp thời, mức chuẩn xác còn hạn chế. Công tác thống kê dự báo mùa màng chưa có bộ ngành nào theo dõi, thông báo kịp thời. Vì vậy, Công ty có những lúc không nắm bắt được tình hình cung cầu các mặt hàng nông sản trên thế giới để có kế hoạch dự trữ và xuất hàng hợp lý nên thường gặp lúc giá rẻ thì bán đồng loạt còn khi được giá thì hết hàng, do vậy sản lượng xuất khẩu cao nhưng giá trị đạt được thấp.
Thứ tư: Hiện nay, vấn đề thương hiệu cho nông sản Việt Nam vẫn chưa được giải
quyết. Nhiều mặt hàng vẫn chưa có thương hiệu nên nông sản Việt Nam luôn bị ép giá và giá luôn thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác mặc dù chất lượng tương đương.
Thứ năm: Hiện nay cả nước có hơn 2000 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Các Công ty này chi phối sản xuất – lưu thông hầu hết các mặt hàng xuất khẩu lớn như: Gạo, cà phê, cao su, hải sản, may mặc, phân bón, sắt thép,... trong đó có nhiều mặt hàng thuộc danh mục kinh doanh của Công ty. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở thị trường xuất khẩu mà cả ở thị trường tạo nguồn. Số lượng nhà xuất khẩu tăng dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường, khi có nhu cầu xuất khẩu thì tranh nhau mua và tranh nhau xuất khẩu. Trong đó cũng phải kể đến sự kém chất lượng do cố ý của một số lô hàng xuất khẩu tạo ra nhiều mức giá, làm cho người nhập khẩu ở nước ngoài nghi ngờ chất lượng hàng Việt Nam và sự khác biệt của nhiều mức giá đối với cùng một loại hàng.
Thứ sáu: Công tác tìm kiếm thông tin về thị trường do Công ty thực hiện đạt hiệu quả
không cao, công tác xúc tiến quảng cáo tiến hành chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu để thông tin đến được với khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty có kinh nghiệm và năng lực trong quản lý nhưng kinh nghệm đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài chưa cao do đó không chiếm được ưu thế nên hiệu quả không cao.