Vấn đề chất lượng hàng nông sản xuất khẩu luôn là vấn đề nan giải và khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta và Công ty TNHH NOVA cũng không phải là ngoại lệ. Nếu chất lượng của sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của đối tác thì sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu và làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của hàng nông sản của công ty. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng nguồn hàng là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với tập thể ban lãnh đạo công ty. Nông sản cung cấp cho công ty rất bấp bênh, chất lượng chưa đảm bảo do công tác thu mua có nhiều điểm bất cập. Chính vì vậy trong thời gian tới để cải thiện công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu công ty nên thực hiện tốt một số công việc sau:
- Tăng cường vốn cho khâu thu mua hàng nông sản vì đặc điểm của loại hàng hóa này mang tính thời vụ rất cao. Nếu thiếu vốn trong dịp thu mua thì công ty không thể mua được hàng hoặc nếu có thì quá trình thu mua cũng bị gián đoạn, khi ấy đối thủ cạnh tranh sẽ ngay lập tức thế chỗ công ty. Sau đó kể cả công ty có chuẩn bị đủ tiền thì nhà cung ứng cũng chưa chắc đã muốn bán cho công ty do họ đã quen với đối tác khác. Chính vì thế việc dự đoán lượng tiền cần thiết phải được nghiên cứu kĩ càng dựa trên cung cầu về hàng hóa, sự biến động về giá cả hàng hóa trên thị trường, công ty cần thành lập tổ nghiên cứu thị trường với những người có kinh nghiệm, có khả năng dự báo thị trường.
- Trong quá trình thu mua công ty cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm môt cách nghiêm túc bởi đây là yếu tố quyết định cơ bản đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau công ty sẽ phải đề ra những tiêu chuẩn để kiểm tra khác nhau và có những cách kiểm tra khác nhau, việc kiểm tra chất lượng của hàng hóa sẽ
phải dựa vào những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của WTO - quy định SPS, các quy định của EU, Mỹ, Nhật nếu đây là những nông sản xuất khẩu sảng các thị trường này
- Công ty cần có được mối quan hệ tốt với những địa phương cung cấp hàng nông sản cho mình, muốn vậy ban lãnh đạo phải có những động thái như: gặp gỡ các đại biểu hội nông dân địa phương ngay từ đầu vụ sản xuất để bàn bạc trao đổi và ký hợp đồng. Hỗ trợ một phần cho sản xuất như vốn, phân bón, kỹ thuật giống cây trồng…