1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quản trị rủi ro tài chính. Lý thuyết - Bài tập và bài giải

487 5,7K 8
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 487
Dung lượng 11,28 MB

Nội dung

LỒI MỒ ĐẦU 5 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi các quyển sách của tôi về tài chính và ngân hàng đã xuất bản và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và đánh giá cao của các bạn sinh viên và các nhà quản lý

Trang 1

TS NGUYEN MINH KIEU KHOA SAU DAI HOC - DAI HOC MO TP HCM

(A CHUONG TRINH GIANG DAY KINH TE FULBRIGHT

Trang 2

TS NGUYEN MINH KIEU

Khoa Sau Đại học - Đại học Mở TP HCM và

Chương trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright

Trang 3

VE TAC GIA

Tiến sĩ NGUYỄN MINH KIỀU hiện phụ trách Khoa Sau Đại học - Đại học Mở TP HCM - nơi chuyên đào tạo Cao học chuyên ngành Tài

chính Ngân hàng & Cao học Quản trị Kinh doanh có uy tín hiện nay Trước

đó, ông là Trưởng Bộ Môn Kinh Doanh Tiền Tệ của Khoa Ngân hàng thuộc Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Ông còn là giảng

viên chính môn Phân tích Tài chính và đồng Giảng viên môn Tài chính Phát triển của Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright - Chương trình

liên kết giữa Harvard University và Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Ngân hàng năm 1986,

ông được Đại học Kinh Tế giữ lại làm cán bộ giảng dạy của trường từ

năm 1987 Năm 1995 ông trúng tuyển và tham gia vào Chương Trình

Phát Triển Quản Lý Thụy Sĩ - AIT - Việt Nam (SAV) và được tuyển chọn

sang học chương trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA) tại Viện Công

Nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan Năm 1997 sau khi nhận bằng MBA, ông

về tiếp tục giảng dạy tại Đại học Kinh Tế đồng thời làm nghiên cứu và

giảng dạy cho chương trình SAV Năm 1998 ông nhận được học bổng

của Chương trình SAV và được tuyển chọn vào học chương trình Tiến sĩ

Quan Trị Kinh Doanh (DBA) tại Southern Cross University, Australia

Năm 2001 sau khi nhận bằng DBA ông trở về Việt Nam giảng dạy cho

Đại học Kinh Tế và Chương trinh Fulbright Hién nay, ông đang phụ trách Khoa Sau Đại học ~ Đại học Mở TP HCM - nơi chuyên đào tạo Cao học

chuyên ngành Tài chính Ngân hàng ã Cao học Quản trị Kinh doanh có

uy tín hiện nay Ngoài ra, ông còn giảng dạy Tài chính công ty, Quản trị

tài chính và Tài chính quốc tế cho các chương trình do đại học nước

ngoài mở ở Việt Nam như CFVG, UBI, Curtin, Cao học Hà Lan, và tham gia giảng dạy và tư vấn cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại Việt Nam

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

Trang 4

LỒI MỒ ĐẦU 5

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi các quyển sách của tôi về tài chính và ngân hàng đã

xuất bản và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và đánh giá cao của các bạn sinh viên và các nhà quản lý doanh nghiệp, nhiều độc giả mong

muốn tôi tiếp tục viết và xuất bản quyển "Quản trị rủi ro tài chính" như

là một chuỗi sách tham khảo về lĩnh vực tài chính và ngân hàng nhằm

tiếp tục phục vụ bạn đọc Đáp ứng lại sự ủng hộ nhiệt tình của bạn

đọc, nhất là các bạn sinh viên, tôi hứa sẽ nhanh chóng hoàn tất quyển

sách này và sớm xuất bản phục vụ các bạn Thời gian qua có nhiều bạn đọc nói với tôi rằng đã đi tìm kiếm quyển sách này nhưng không

thấy bày bán ở các hiệu sách Tôi thành thật xin các bạn thứ lỗi cho

sự chậm trễ này và mong các bạn hiểu cho sự chậm trễ này là cần thiết cho lần xuất bản đầu tiên với mong muốn phục vụ bạn đọc thật

tốt

Ngay ở lần xuất bản đầu tiên này, quyển sách đã có nhiều điểm

mới, cần thiết và độc đáo mà bạn không thể đọc được ở các sách khác

cùng chủ để này đã được xuất bản Với nội dung bao gồm 8 chương

được trình bày theo văn phong đơn giản, mạch lạc và chỉ tiết, quyển

sách này có thể là cẩm nang giúp bạn tự học và hoàn chỉnh thêm kiến

thức của mình về các giải pháp và công cụ quản lý rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và đặc biệt là rủi ro tỷ giá Điểm

nhấn trong quyển sách này là tất cả các chương đều được cập nhật

hóa, sát thực với công việc và trang bị kiến thức và hướng dẫn kỹ năng thực hành cần thiết cho nhân viên và cán bộ quản lý ở các doanh

nghiệp cũng như ngân hàng

Với những nỗ lực nghiên cứu và kinh nghiệm tiếp cận thực tiễn,

tôi hy vọng ngay lần xuất bản đầu tiên này bạn đọc sẽ ủng hộ và hoàn toàn hài lòng với quyển sách này Một lần nữa, xin chân thành cảm

ơn sự ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc đối với những quyển sách của tôi

đã được xuất bản và mong được tiếp tục phục vụ các bạn thông qua

quyển “Quan tri rủi ro tài chính" chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ và

độc đáo này

NGUYEN MINH KIEU

Trang 5

: Nhận dạng các loại rủi ro tài chính

Các công cụ tài chính phái sinh — Công cụ quản lý

rủi ro tài chính

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối

Phdn 2 : ĐỊNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Quản lý rủi ro lãi suất

Quản lý rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp

Quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng

Thực trạng quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

Tài liệu tham khảo.

Trang 6

Phan 1

CAN RAN VE

RUF RO TAI CHINH

VA CONG CU PHAI SINH

Trang 7

CAU HOI ON TAP

BAI TAP THUC HANH

BAI TAP TU REN LUYEN

Trang 8

+ Hiểu và nhận dạng được các loại rủi ro bao gồm rủi ro

tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá trong hoạt động

của ngân hàng cũng như irong hoạt động của doanh nghiệp

«Ö Nhận dạng sâu xa hơn rủi ro tỷ giá trong các hoạt động

đầu tư, xuất nhập khẩu và tín dụng của khách hàng

« Nhận dạng rũi ro tỷ giá trong hoạt động của ngân hàng

e Phân tích thái độ, tác động của rủi ro tỷ giá và những

quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá

ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO

Rui ro (risk) 1a một sự không chic ch4n (uncertainty) hay mét tinh trang bất ổn Tuy nhiên, không phải bất cứ

sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất

xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc

chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác

suất xảy ra được xem là sự bất trắc, chứ không phải là rủi

ro Cách định nghĩa rủi ro trên đây được xem như là định

nghĩa định tính, nó giúp chúng ta có thể phân biệt được rủi

ro và sự bất trắc, nhưng không cho phép đo lường được rủi

ro

Để có thể đo lường, rủi ro được định nghĩa như là sự

khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng Giá trị kỳ

Trang 9

phương sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước

đo của rủi ro Nói đến rủi ro tức là nói đến quan hệ giữa giá trị của một biến nào đó so với kỳ vọng của nó

Giả sử bạn mua trái phiếu Kho bạc để có được lợi nhuận

là 8% Nếu bạn giữ trái phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được

lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình Nếu bạn không

mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên

và bạn được lời, giá cổ phiếu cũng có thể xuống khiến bạn

bị lỗ Kết quả là, lợi nhuận thực tế bạn nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng Nếu rủi ro được định

nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận

kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như không có rủi ro trong khi đầu tư vào

cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt

giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong trường

hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu

Tóm lại, rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình

trạng bất ổn Rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, ngân

hàng và các tổ chức tài chính nói chung có thể chia thành

ba loại : rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá

Trong những phần dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng

từng loại rủi ro.

Trang 10

hóa thể hiện ở khả năng khách hàng mua chịu có thể thất

bại trong việc trả nợ Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó Lưu ý rằng, trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành Giao dịch

tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản tín dụng gồm cả gốc và lãi

Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không; nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành Do

đó, rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn

thành giao dịch tín dụng đó Có thể nói, tất cả các hình thức

cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, cho

vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu tài trợ dự án,

bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng đều chứa đựng rủi

ro tín dụng Lúc quyết định cấp tín dụng, ngân hàng chưa

biết chắc được khả năng cổ thu hếi được khoản tín dụng ấy

hay không đơn giản là vì lúc đó việc thu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra

Trang 11

16 Ch.1 : NHAN DANG CAC LOAI RUI RO

NHAN DANG RUI RO LAI SUAT

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín

dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo Ngược

lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi

suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của

ngân hàng giảm theo Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân

hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lãi và lãi suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi Rủi ro lãi

suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông

qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường

Tương tự, dù không thường xuyên bằng ngân hàng, hoạt

động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng

cũng có thể có rủi ro lãi suất nếu khách hàng không khớp được giữa lãi suất thu về và chỉ ra từ hoạt động tài chính

Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính của ngân hàng cũng

tìm ẩn rủi ro lãi suất rất lớn Rủi ro lãi suất trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các tài sản tài chính có thu

nhập cố định như tín phiếu và trái phiếu các loại, thể hiện

ở chỗ giá cả của các tài sản này thay đổi khi lãi suất thay đổi

NHẬN DẠNG RỦI RO TỶ GIÁ

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của

tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai

Trang 12

Ch.1 : NHẬN DANG CAC LOAI AUI RO 17

Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác

nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng Nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phat

sinh bằng một loại đồng tién trong khi ngân luu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rai ro ty gid Rai ro tỷ giá thể hiện ở ché khi ty gid thay

đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo

Đo rủi ro tỷ giá là vấn để khá phức tạp và có thể phát

sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau của khách hàng

cũng như của ngân hàng, các phần tiếp theo của mục này

sẽ đi sâu hơn về nhận dạng rủi ro tỷ giá trong từng hoạt

động cụ thể của khách hàng cũng như của ngân hàng

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với khách hàng hay đối

với doanh nghiệp

Trong phạm vì chương này, chúng ta chỉ tập trung nhận

dạng rủi ro tỷ giá phát sinh trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bao gềm hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng

Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoại động đầu tư

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh

đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc

đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dang hóa trên bình diện quốc tế Có thể nói, cả đầu tư trực tiếp

và đầu tư gián tiếp đều chịu ảnh hưởng pcủa.rủi ỷ

dụ 1 dưới đây minh họa cách nhan dapg ribo ty biá tối

Trang 13

18 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

Unilever là công ty đa quốc gia Khi đầu tư vào Việt

Nam, Unilever phải bổ vốn ra bằng ngoại tệ (USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất Phần

lớn sản phẩm sản xuất đều tiêu thụ trên thị trường Việt Nam Phần lớn chỉ phí của Unilever phát sinh bằng ngoại

tệ (Trừ tiền lương cho nhân công và cán bộ quản lý Việt Nam), trong khi doanh thu chủ yếu bằng VND nên Unilever

phải đối mặt thường xuyên với rủi ro tỷ giá Nếu USD lên

giá so với VND thì chỉ phí sản xuất gia tăng tương đối so

với doanh thu Nếu trước đây tỹ giá USD/VND = 16.580,

hàng năm chỉ phí nhập khẩu nguyên liệu của Unilever là

1 triệu USD, tương đương với 16,58 tỷ VND Bây giờ tỷ giá USD/VND = 186.845 thì chỉ phí nhập khẩu nguyên liệu quy

ra VND là 16,845 tỷ VND, tăng lên 265 đồng mỗi USD

nhập khẩu Điều này khiến cho chỉ phí sản xuất tăng thêm

265 triệu đồng Ngoài ra, khi chuyển lợi nhuận về nước,

nhà đầu tư phải chuyển từ VND sang ngoại tệ Tỷ giá lúc chuyển đổi là bao nhiêu ? Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro tỳ giá

giá trong hoạt động đầu tư tài chính hay đầu tư gián tiếp

Trang 14

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 19

“ˆ >

Ví dụ 2 : Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu

tư gián tiếp

Một nhà đầu tư Hongkong vừa rút vốn đầu tư 500.000

USD khỏi thị trường Mỹ do lãi suất USD giảm và tình hình

kinh tế Mỹ không mấy khả quan Hưởng ứng lời kêu gọi và

khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam nên nhà đầu

tư mua cổ phiếu SAM Giá thị trường của SAM hiện tại là

25.000 VND/cổ phiếu và ty gid USD/VND = 16.825 Nhu

vậy, với 500 nghìn USD nhà đầu tư có thể mua được

(500.000 x 16.825)/25.000 = 336.500 cổ phiếu

Giả sử một năm sau nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu

SAM để rút vốn về đầu tư nơi khác Lúc này giá cổ phiếu

SAM tăng đến 25.500 VND/cổ phiếu trong khi giá USD

cũng tăng so với VND lên đến 17.250VND/USD Nhà đầu

tư bán 336.500 cổ phiếu SAM được 25.500 x 336.500 =

8.580,75 triệu VND và mua được 8.580.750.000/1 7.250 =

497.434,78 USD Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ

thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 2.565,22 USD mặc dù giá cổ

phiếu SAM tăng 500 VNDI

Trong trường hợp này nhà đầu tư tổn thất 2.565,22USD

(Bồ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm) Tổn

thất này do biến động tỷ giá gây r4, giá cổ phiếu SAM tăng

500 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND Liệu sự

mất giá của VND có thu hút được vốn đầu †ư nước ngoài ?

Đây là vấn để khiến cho rai ro tỷ giá đáng được quan tâm

Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập

khẩu

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu

là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại

Trang 15

ie

20 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh

Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá

trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ

trong tương lai Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động xuất

nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có

thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh Mặc dù trên thực tế, một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động nhập khẩu, nhưng để đễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta nhận dạng rủi ro tỷ giá một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định Ở thời điểm

ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết Nhưng

đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp

chưa biết Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra Chính sự

chưa biết rõ tỷ giá này tiểm ẩn rủi ro tỷ giá Ví dụ 3 dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp

ký kết một hợp đông xuất khẩu

Ví dụ 3 : Nhận dạng rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp ký

hợp đồng xuất khẩu

Giả sử ngày 04/08 công ty Sagonimex thương lượng

ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD Hợp đồng

sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp

đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá

USD/VND = 16.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán

chưa biết vì chưa đến hạn khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá

Trang 16

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 21

(— a N

Nếu đến hạn thanh toán, U8D tiếp tục lên giá so với

VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem

lại, cêng ty kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do

USD lên giá Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD

xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND

của hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi Sự sụt giảm này làm

cho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất khẩu giảm đi,

nghiêm trọng hơn có thể khiến cho hợp đồng trở nên lỗ

nếu như sự sụt giá USD quá mạnh Chẳng hạn, vào ngày

thanh toán nếu USD/VND = 16.500 thì cứ mỗi USD xuất

khẩu công ty tổn thất 350 VND do USD xuống giá Toàn

bộ hợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại

350 x 200.000 = 70 triệu VND J

Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu

Trong hoạt động nhập khẩu, vì lý do thiếu hụt vốn và

nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên nhập

khẩu hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định

Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND

đã biết Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế

nào doanh nghiệp chưa biết Đơn giản là vì điều này chưa

xảy ra Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ

giá Ví dụ 4 dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ

giá khi doanh nghiệp ký kết một hợp đồng nhập khẩu

Trang 17

Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương

lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000 USD Hợp

đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký

hợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá

USD/VND = 16.850 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán

chưa biết Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào

thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của

Cholonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá

Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại,

công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do

USD xuống giá so với VND làm cho chỉ phí nhập khẩu giảm tương đối Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá

so với VND thì chí phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của

hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên

Sự gia tăng chi phi nay làm cho lợi nhuận kỳ vọng từ

hợp đồng nhập khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng

có thể trở nên lỗ nếu như sự lên giá USD quá mạnh Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 17.050 thì cứ mỗi USD nhập khẩu làm cho chi phi gia tang 200 VND so

tỷ giá lúc thương lượng hợp đồng Toàn bộ hợp đồng trị giá

200.000 USD, công ty bị thiệt hại 200 x 200.000 = 40 triệu

VND

Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư và xuất

nhập khẩu như vừa nhận dạng trên đây, hoạt động tín dụng

Trang 18

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 23

cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn Điều này đặc biệt thể

hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân

hàng thương mại Đứng trên giác độ doanh nghiệp, khách

hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vốn bằng ngoại

tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá Chẳng hạn, thời điểm

Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức

thấp chỉ còn 1,25%/năm là cơ hội hiếm có cho các doanh

nghiệp có thể vay vốn ngoại tệ với chỉ phí rẻ Tuy nhiên,

nếu vay USD trong thời gian tương đối dài với số lượng lớn,

doanh nghiệp cần lưu ý tác động của yếu tố rủi ro tỷ giá Ví

dụ ð dưới đây minh họa cách nhận dạng rủi ro tỷ giá của

doanh nghiệp lẫn của ngân hàng trong hoạt động tín dụng

Ví dụ 5 : Nhận dạng rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp

và của ngân hàng trong hoạt động tín dụng

Công ty Giadimex đang thương lượng vay 3 triệu USD

của Sacombank để thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu

Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên Sacombank đồng

ý cho Giadimex vay với lãi suất 7%/năm trong thời hạn

6 tháng Ở thời điểm vay vốn, tÿ giá USD/VND = 16.845

Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn, tỷ giá USD/VND là bao

nhiêu công ty chưa biết, do đó, công ty đối mặt với rủi ro

tỷ giá nếu ký kết hợp đồng vay Công ty ước tính, sáu tháng

sau phải trả nợ cả gốc và lãi là 3(1 + 7% x 6/12) = 3,105

triêu USD Với tỷ giá hiện tại công ty phải bỏ ra 3,105 x

16.845 = 52.303,725 triệu VND trả nợ gốc và lãi Nhưng

nếu 6 tháng sau tỷ giá USD/VND = 16.950 thì cứ mỗi USD

phải trả công ty phải bỏ thêm 105VND, tổng chỉ phí trả nợ

và lãi sẽ lên đến 3,105 x 16.950 = 52.629,75 triệu VND,

tăng 326,025 triệu VND so với ước tính

Trang 19

nhưng tỷ giá USD/VND lúc này ngân hàng cũng chưa biết,

do đó, ngân hàng cũng đối mặt với rủi ro ty gid, thé hiện

ở khả năng USD/VND giảm, trong khi rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng USD/VDN tăng Việc tỷ

giá USD/VND sáu tháng sau sẽ tăng hay giảm không ai có

thể biết được Nếu biết được, đã không :còn rủi ro

Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp

có liên quan đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu về và chỉ

ra phát sinh không cùng một loại tiên đều chứa đựng rủi ro

tỷ giá Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể hay không tùy thuộc

vào (1) mức độ biến động tỷ giá lớn hay-nhỏ, (2) trị giá hợp

đồng hay trị giá các khoản thu chi lớn hay nhỏ

Tác động của rủi ro tỷ giá

Phần trước đã nhận dạng và chỉ ra nguồn gốc phát sinh

rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp Phân này

sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động

của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, sẽ nêu bật lên sự cần thiết

phải phòng ngừa rủi ro tỷ giá Nhìn chung, rủi ro tỷ giá có

ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thể hiện ở các

khía cạnh sau : (1) tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, (2) tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp

Trang 20

Ch.†1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 25

Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng

quyết định giá cả của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị

trường Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá tác động,

doanh nghiệp luôn phải đốt phó với tổn thất ngoại hối, bằng

cách nâng giá bán để trang trải tổn thất nếu xảy ra Điều

này, làm cho giá cả của doanh nghiệp trở nên đắt đỏ kém

hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm

sút Trong phần trước, chúng ta đã nhận dạng nguồn gốc

phát sinh rủi ro tỷ giá trong các hoạt động của doanh nghiệp

bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư và

hoạt động tín dụng Nhìn chung, rủi ro tỷ giá phát sinh

trong hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra ba loại tổn

thất ngoại hối : (1) Tổn thất giao dịch, (2) tổn thất kinh tế,

(3) tổn thất chuyển đổi kế toán”,

Tén thdt giao dich (Transaction exposure)

Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu

hoặc phải trả bằng ngoại tệ Chẳng hạn, hoạt động xuất

nhập khẩu và hoạt động tín dụng như vừa phân tích trên

đây là những dạng điển bình của tổn that giao dich Tén

thất trong giao dich, do đó, có thể chia thành tổn thất giao

dịch các khoản phải thu ngoại tệ và tổn thất giao dịch các

khoản phải trả ngoại tệ

Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát

sinh khi giá trị quy ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ

(1) Shapiro, A., (1999), Multinational Financial Management,

Prentice-Hall

Moosa, A L., (1998), International Finance, McGraw-Hill

Trang 21

26 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

xuống giá so với nội tệ Tổn thất các khoản phải thu có thể

phát sinh từ những hoạt động sau đây :

Hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ

Cho vay ngoại tệ

Thu đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp bằng ngoại

tệ về từ nước ngoài

Thu lãi vay bằng ngoại tệ

Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ

Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ là tổn thất phát

sinh khi giá trị quy ra nội tệ chỉ ra tăng lên đo ngoại tệ

lên giá so với nội tệ Tổn thất các khoản phải trả có thể

phát sinh từ những hoạt động sau đây :

Hoạt động nhập khẩu phải chi trả bằng ngoại tệ Trả nợ vay ngoại tệ

Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ

Trả lãi vay bằng ngoại tệ

Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ

Tổn thất giao dịch ngoại hối lớn hay nhỏ tùy thuộc vào

hai biến : (1) Giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ, và (2) mức

độ thay đổi tỷ giá Do đó, nếu gọi :

« AV là tốn thất ngoại hối

AS là mức độ thay déi t¥ gid, AS = S; — So, trong dé

St, Sp lan lugt 1a ty gid & thai điểm t và thời điểm

gốc

Trang 22

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO : 27

„ V là giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ

thì chúng ta có hàm tổn thất giao dịch ngoại hối như sau :

AV = V.AS Đây là một hàm bậc nhất có dạng y = ax trong

đó V chính là hệ số góc, dùng để đo lường mức độ tổn thất

giao dịch ngoại hối

Tén that kinh té (Economie exposure)

Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi

của tỷ giá làm ảnh hưởng đến ngân lưu quy ra nội tệ hoặc

ngoại tệ của doanh nghiệp Tổn thất kinh tế xảy ra tương

tự như tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những

khoản tổn thất không xuất phát từ các khoản phải thu hoặc

phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ ngân lưu hoạt động của

doanh nghiệp Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm

doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, do hàng xuất khẩu

bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước

ngoài Hoặc giả, chỉ phí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng

do ngoại tệ lên giá so với nội tệ khi đại đa số nguyên vật

liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ nguồn nhập khẩu Tổn thất

kinh tế nói chung liên quan đến vị thế cạnh tranh tương

đối của doanh nghiệp, theo đó do ảnh hưởng của biến động

tỷ giá khiến cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

giảm sút và làm ảnh hưởng đến ngân lưu hoạt động nói

chung của doanh nghiệp Không giống như tổn thất giao

dịch, tốn thất kinh tế thường không thể kế hoạch hóa hay

dự báo chính xác được

Trở lại với hàm số xác định tổn thất giao dịch ngoại

hối, chúng ta thấy rằng : đối với tổn thất giao dịch thì V là

hằng số đã được cam kết trong hợp đồng, trong khi đối với

Trang 23

28 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

tổn thất kinh tế thì V thay đổi, tùy theo ngân lưu hoạt động của doanh nghiệp Do đó, tổn thất kinh tế có thể xác định

theo công thiic sau : AV = CF;.AS8;, trong đó :

- AV la tổn thất ngoại hối kinh tế,

«Ổ CF, là ngân lưu của doanh nghiệp ở thời điểm t

« AS; 1A mức độ thay déi ty gid, AS, = S, — So, trong

đó S¡, S¿ lần lượt là tỷ giá ở thời điểm + và thời điểm

gốc

Tổn thất kinh tế rõ ràng là khó xác định và ước lượng hơn tổn thất giao địch, đo nó phụ thuộc vào cả hai biến cùng thay đổi là CF và AS

Tổổn thất chuyển đổi (Translation exposure)

Tổn thất chuyển đổi là tổn thất phát sinh do thay đổi

tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận

ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ

đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ Về kinh tế,

giá trị của doanh nghiệp hoàn toàn giống nhau ở hai quốc

gia, nhưng khi chuyển đổi, do tác động của sự thay đổi tỷ

giá, nên giá trị doanh nghiệp có thể khác nhau Tuy nhiên,

trong phạm vi xem xét ở đây không quan tâm lắm đến tổn thất chuyển đổi vì thực tiễn loại tổn thất này ít khi phát

sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

Tóm lại, rủi ro tỷ giá là rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá có thể gây ra tổn thất cho doanh nghiệp Ba loại tổn

thất gắn liên với hoạt động của doanh nghiệp là tốn thất

giao dịch, tổn thất kinh tế và tổn thất chuyển đổi hay tổn

Trang 24

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 29

thất kế toán Ngoài những tốn thất này, rủi ro tỷ giá còn

gây ra sự bất ổn cho hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, có

thể tác động chung đến rủi ro của đoanh nghiệp và làm cho

giá trị đoanh nghiệp sụt giảm

Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp

Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp

Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính

doanh nghiệp thường thấy trong khi phân tích và xem xét

dự án đầu tư mà ngân lưu kỳ vọng chịu ảnh hưởng bởi sự

biến động của tỷ giá ngoại hối trong tương lai Chẳng hạn,

chúng ta xem xét quyết định có đầu tư hay không vào một

dự án mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu Một trong những

chỉ tiêu đánh giá xem có nên đầu tư hay không vào dự án

này là hiện giá ròng NPV Công thức chung để tính NPV

như sau :

n

CF NPV = 2 cơ (1+ WACC)

trong đó CF( là dòng tiền ròng ở thời điểm t, WACC là chỉ

phí huy động vốn trung bình, n là số năm hoạt động của dự

án

Dòng tiển ròng kỳ vọng được xác định từ doanh thu và

chỉ phí Doanh thu xuất khẩu chịu tác động của tỷ giá hối

đoái, do đó, dong tién rong CF; phụ thuộc vào tỷ giá Tỷ giá

thay đổi làm thay đổi dòng tiên ròng từ đó làm ảnh hưởng

đến NPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn của

doanh nghiệp

Trang 25

30 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp Như đã phân tích, rủi ro tỷ giá mang đến sự tổn thất

cho doanh nghiệp thông qua tác động đến dòng tiền từ hoạt

động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ Sự tổn thất này, cuối cùng tác động đến khả năng chịu đựng

tài chính của doanh nghiệp Sự chịu đựng tài chính của doanh

nghiệp ở đây được xác định và đo lường bởi sự tự chủ về tài

chính Trong tài chính công ty, chúng ta đã biết sự tự chủ

tài chính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ

hoặc trên tổng tài sản Khi có rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp

đối mặt với tốn thất làm cho giá trị phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động về tài chính giảm theo Điều này đặc biệt nghiêm trọng

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mà quy

mô vốn không lớn lắm, đôi khi sự tổn thất ngoại hối nếu

quá nghiêm trọng có thể làm điêu đứng doanh nghiệp

Túc động đến giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp ở đây được đo lường bởi giá trị

thị trường Đối với các công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa

niêm yết, giá trị thị trường của doanh nghiệp phản ảnh bởi

giá trị của cổ phiếu trên thị trường Những doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên chịu tác

động của rủi ro tỷ giá thì giá trị của doanh nghiệp cũng bị

ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá Điều này cũng dễ hiểu bởi sự biến động của tỷ giá có tác động làm thay đổi

dòng tiễn kỳ vọng của doanh nghiệp, qua đó, làm thay đổi

giá trị doanh nghiệp Trong tài chính công ty, chúng ta biết

rằng giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng hiện giá

Trang 26

trong đó CF¿ là dòng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp và r

là suất chiết khấu thích hợp dùng để xác định hiện giá của

dòng tiền kỳ vọng Suất chiết khấu r phản ánh rủi ro trong

hoạt động của doanh nghiệp Do rủi ro tỷ giá khiến cho dòng

tiên của doanh nghiệp trở nên bất ổnt, Để phản ứng lại sự

bất ổn này, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phải

tăng suất chiết khấu r khiến cho giá trị doanh nghiệp giảm !?),

Nhận dạng rửi ro tỷ giá đối với hoạt động ngân hàng

Phần trước đã phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ

giá đối với doanh nghiệp Với tư cách là ngân hàng thương

mại, sở dĩ chúng ta quan tâm đến phân tích và chỉ ra nguồn

gốc phát sinh cũng như những tác động của rủi ro tỷ giá đến

hoạt động của doanh nghiệp là vì có như thế chúng ta mới

có thể tư vấn và thuyết phục được doanh nghiệp sử dụng các

công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng cung cấp

Chúng ta thấy doanh nghiệp có thể thương lượng các hợp

đồng giao dịch phái sinh với ngân hàng thương mại (NHTM)

(1) Pritamani, M., Shome D., and Singal V., (2005), Exchange Rate

Exposure of Exporting and Importing Firms, Journal of Applied

Corporate Finance, Vol 17, No 3

(3) Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển đã

kiểm định thành công và cho thấy có mối quan hệ trái chiều

giữa rủi ro tỷ giá và giá trị doanh nghiệp Nghĩa là rủi ro tỷ

giá càng tăng thì giá trị doanh nghiệp càng giảm

Trang 27

32 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

để phòng ngừa tổn thất ngoại hối Đến lượt ngân hàng thương

mại, rủi ro tỷ giá có thể phát sinh và đo lường như thế nào ?

Hầu hết các dịch vụ ngân hàng thương mại hình thành

nên tài sản Nợ, tài sản Có hay các khoản thanh toán bằng

ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối Rui ro tỷ giá của NHTM có thể phát sinh qua những

hoạt động dưới đây :

« Hợp đông với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản Có, tài sản Nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng

ngoại tệ

« Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến

tài sản Có, tài sản Nợ và các giao dịch ngoại bảng

bằng ngoại tệ hay nội tệ

« Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách

hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tốn thất

ngoại hối cho khách hàng

« Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM,

chẳng hạn như giao địch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế

Thế nhưng, bất luận giao dịch gì phát sinh như thế

nào, suy cho cùng các giao dịch này cũng hình thành nên

các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại, từ đó gây ra rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá phát sinh như vừa phân tích trên đây có thể gây ra tổn thất

cho NHTM khi tỷ giá thay đổi Tương tự như doanh nghiệp, tổn thất ngoại hối trong giao dịch của NHTM có thể chia

thành hai loại : tén that giao dich (transaction exposure) va

Trang 28

Ch :NHAN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 33

tổn thất kế toán (aceounting exposure) Riêng tổn thất kinh

tế ít thấy phát sinh trong hoạt động của NHTM Tuy nhiên,

trong phạm vi quyển sách này chúng ta chỉ xem xét tổn thất

giao dich, bởi vì tốn thất kế toán hầu như chưa phát sinh

đối với NHTM Việt Nam, do ngân hàng Việt Nam chỉ hoạt

động trong nước chứ chưa mở rộng hoạt động ra nước ngoài

Khác với doanh nghiệp, giao dịch ngoại tệ của NHTM

thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau với kỳ

hạn cũng khác nhau Để quản lý được rủi ro tỷ giá và ngăn

ngừa tổn thất, trước tiên, chúng ta nên xem xét tổn thất

ngoại hối của NHTM theo từng loại kỳ hạn đối với từng loại

ngoại tệ riêng biệt Tuy nhiên, trên thực tế, giao dịch của

NHTM liên quan đến nhiều loại ngoại tệ với nhiều loại kỳ

hạn khác nhau Do vậy, tén that giao dich (transaction

exposure) có thể xem xét dưới hai góc độ : tổn thất ròng giao

dịch cùng thời hạn (net exposure) va ton thất ròng giao dich

gộp (Net total exposure) Day 1a hai khái niệm căn bản cần

làm rõ trong quản lý tổn thất ngoại hối của ngân hàng

thương mai”

Tổn thất rong giao dich ngoại tệ cùng thời hạn đốt voi

một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng chênh lệch giá

trị giữa tài sản có va tài sẵn nợ, cộng uới trạng thái ròng

mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định

Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn

có thể xác định bằng công thức :

(1) Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W.,

Hempel, G., Simonson, D., (1999), Management of Financial

Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co

Trang 29

34 Ch.1 :NHAN DANG CAC LOAI RU! RO

NE, = (Ai - Lj) + (CL; - CSj), trong đó :

- A; va L; lan lượt là tài sản Có và tài sản Nợ tính bằng ngoại tệ 1,

« CL¡ và CS¡ lần lượt là trợng thái mua uà bán đối với

ngoại tệ 1

Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thoi han duong khi NE; > 0 và, ngược lại, ngân hang cé trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi NE; < 0 Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng

thời hạn đương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn

thất ròng giao dịch với ngoại tệ do, Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn ân đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với

nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại

tệ đó Chẳng hạn, vào ngày 12/04, ngân hàng ABC có các

giao dich EUR cing thời hạn 3 tháng như sau :

— Mua 300.000 EDR

— Bán 200.000 EUR

Cho vay 420.000 EUR

— Nhận gửi 350.000 EUR

Với những giao dịch vừa kể trên, chúng ta có tổn thất

ròng giao dịch BUR cùng thời hạn 3 tháng như sau : NEEUR =

(1) Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W.,

Hempel, G., Simonson, D., (1999), Management of Financial

Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co.

Trang 30

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 35

(420.000 — 350.000) + (300.000 — 200.000) = 70.000 + 100.000

= 170.000 EUR Véi trang thai duong EUR nay, néu ba thang

sau khi đến hạn EUR xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng

ABC sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dich EUR trong

cùng thời hạn 3 tháng Tương tự, ngân hàng ABC có các

giao dich kỳ hạn 1 tháng đối với USD như sau :

— Mua 3.000.000 USD

~ Bán 4.600.000 USD

— Cho vay 3.420.000 USD

— Nhan giii 3.350.000 USD

Với những giao dịch vừa kể trên, chúng ta có tốn thất

ròng giao dịch USD cùng thời hạn 1 tháng như sau : NEusp =

(3.420.000 — 3.350.000) + (3.000.000 — 4.600.000) = 70.000

- 1.600.000 =— 1.530.000 USD Với trạng thái âm USD này,

nếu một tháng sau khi đến hạn USD lên giá so với nội tệ

thì ngân hàng ABC sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dich

USD trong cùng thời hạn 1 tháng

Thực tế giao dịch cho thấy rằng nhu cầu giao dịch tiền

gửi và vay nợ cũng như mua và bán ngoại tệ của khách hàng

thường có kỳ hạn rất khác nhau Chẳng hạn, ngân hàng có

thể nhận tiên gửi USD của khách hàng A kỳ hạn 2 tháng

nhưng lai cho vay USD khách hàng B kỳ hạn 3 tháng hoặc

giả mua USD của khách hàng X kỳ hạn 3 tháng nhưng lại

bán USD cho khách hàng Y kỳ hạn 1 tháng Sự khác biệt

về kỳ hạn này khiến cho việc xác định trạng thái giao dịch

ngoại tệ gộp với nhiều loại kỳ bạn khác nhau, từ đó, xác

định tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ gộp của ngân hàng trở

nên hết sức phức tạP- Để xác định tổn thất giao dịch trong

Trang 31

36 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

trường hợp này, chúng ta có thể phát triển thêm chỉ tiêu đo

lường gọi là tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure)

Tổn thất ròng giao dịch gộp đối uới một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác định bằng tổn thất ròng của từng

giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng (durations) của từng giao dịch

Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với

loại ngoại tệ nào đó được xác định bởi công thức :

NTE = AR,N;/D - AP;N;j/D , trong đó :

« Rị là giao dịch ¡ hình thành nên khoản phải thu

ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng Rị có thé là giao

dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu

hay đầu tư bằng ngoại tệ ) và các giao dịch mua

ngoại tệ kỳ hạn

¢ Pj 1a giao dich i hình thành nên khoản phải trả ngoại

tệ kỳ hạn của ngân hàng P¡ có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiển gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ ) và các giao

dịch bán ngoại tệ kỳ hạn

» -D là thời lượng trung bình (duration) của tất cả các loại giao dịch, kể cả giao dịch tài sản Có, tài sản Nợ

và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ

« Nj va N; 1a théi han tương ứng với giao dịch khoản

phải thu ¡ và khoản phdi tra j, (i, j = 1,2,3 )

Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương khi NTE > 0

và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm khi NTE < 0 Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp đương

Trang 32

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 37

đối với một loại ngoại tệ nào đó, thì khi ngoại tệ đó xuống

giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối

với ngoại tệ a6), Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái

ngoại tệ gộp đm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại

tệ đó lên giá so với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối

gộp đối với ngoại tệ đó

Phân tích thái độ đối với rủi ro tỷ giá

Xác định thái độ đối với rủi ro

Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch

của tỷ giá giao ngay trong tương lai so với tỷ giá kỳ vọng

Sự sai biệt này, đôi khi gây ra tổn thất cho doanh nghiệp,

nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường, nếu như tỷ giá

biến động theo chiều thuận lợi cho doanh nghiệp Như vậy,

sự biến động của tỷ giá có tác động hai mặt : (1) mặt tích

cực của nó là có thể mang lại cho đoanh nghiệp lợi nhuận

bất thường, (2) mặt tiêu cực của nó là có thể gây ra tổn thất

cho doanh nghiệp Vấn để đặt ra là doanh nghiệp nên đối

xử thế nào đối với sự biến động tỷ giá hay rủi ro tỷ giá ?

Trả lời câu hỏi này phụ thuộc nhiều vào thái độ của nhà

quản lý đối với rủi ro tỷ giá Do vậy, trước tiên doanh nghiệp

cần xác định rõ xem thái độ của mình như thế nào đối với

rủi ro tỷ giá Doanh nghiệp hoặc là chấp nhận sự bất ổn có

thể xảy ra để đổi lại được một khoản lợi nhuận kỳ vọng do

tỷ giá biến động thuận lợi và sẵn sàng trả giá nếu tỷ giá

biến động bất lợi, hoặc là từ chối khoản lợi nhuận kỳ vọng

(1) Hogan, W., Avram, K., Brown, C., Ralston, D., Skully, W.,

Hempel, G., Simonson, D., (1999), Management of Financial

Institutions, John Wiley and Sons Australia Ltd Co

Trang 33

38 Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

chứa đựng yếu tố rủi ro để đối lại được một sự chắc chắn không còn yếu tố rủi ro tỷ giá

Phân loại thái độ đối với rủi ro

Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá có thể

chia thành ba loại : (1) thích rủi ro (risk-lover), ngại rủi ro

(risk-averse) và (3) bàng quan với rủi ro (risk-neutral),

° Thích rủi ro - Nha quản lý sẵn sàng chấp nhận rủi

ro tỷ giá với kỳ vọng là sự biến động của tỷ giá didn

ra theo chiều hướng có lợi, khi ấy, doanh nghiệp có

thể kiếm thêm phần lợi nhuận kỳ vọng do tăng doanh thu hoặc giảm chi phí từ kết quả biến động thuận

lợi của tỷ giá

» Ngại rủi ro ~ Nhà quân lý không muốn tổn thất cũng không ham lợi nhuận kỳ vọng từ sự biến động của

tỷ giá Vấn đề họ quan tâm chỉ là lợi nhuận chắc

chắn của kết quả sản xuất kinh doanh biết trước,

không còn chịu tác động của rủi ro tỷ giá, chứ không

phải là lợi nhuận kỳ vọng phụ thuộc vào rủi ro tỷ

giá

¢ Bang quan uưới rủi ro - Nhà quản lý tổ ra không tách

biệt được giữa thái độ thích hay ngại rủi ro

Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Trang 34

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 39

mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, những tổn thất

và tác động trở nên nghiêm trọng hay không ? Dấu sao đi

nữa, với tư cách là người điều hành doanh nghiệp, giám đốc

doanh nghiệp cần quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ

giá bởi vì rủi ro tỷ giá làm gia tăng rủi ro hoạt động của

doanh nghiệp nói chung và kết quả là làm giảm giá trị thị

trường của doanh nghiệp Mục tiêu của người điểu hành

doanh nghiệp là phải không ngừng gia tăng giá trị thị trường

của doanh nghiệp Muốn vậy, cần có các giải pháp phòng

ngừa rủi ro tỷ giá như là giải pháp chống lại sự sụt giảm

giá trị doanh nghiệp

Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ giá

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một

doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để bảo vệ mình khỏi

sự tác động của sự biến động tỷ giá Quyết định có nên phòng

ngừa rủi ro tỷ giá hay không thật ra là một quyết định đầu

cơ Nó phụ thuộc vào dự báo sự biến động của tỷ giá và thái

độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá (Moosa, 2004)

Quyết định có nên phòng ngửa rủi ro tỷ giá hay không ?

Như trên đã phân tích, sự biến động của tỷ giá gây ra

rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp Đứng trước sự tác động của

rủi ro tỷ giá, trước tiên nhà quản lý phải ra quyết định có

nên áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay

không, kế đến mới quyết định nên ngừa rủi ro tỷ giá bằng

giải pháp nào

Việc ra quyết định đầu tiên chủ yếu dựa vào sự kỳ vọng

của nhà quản lý đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của

Trang 35

40 Ch.1 : NHAN DANG CAC LOAI RUI RO

nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, bản thân kỳ

vọng còn chứa đựng rủi ro nên suy cho cùng chính thái độ

của nhà quản lý đối với tỷ giá mới là yếu tố chính tác động đến quyết định có nên áp dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro

tỷ giá hay không Nếu nhà quần lý là người ngại rủi ro thì

trong mọi tình huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp ngừa rủi ro để có được một sự chắc chắn, đông thời loại bỏ

tác động của rủi ro tỷ giá Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá thì, trước tiên,

nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá Kế đến, dựa vào kỳ vọng của mình để quyết định có nên ngừa rủi ro tỷ giá hay không ?

Quyết định giải pháp nào để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ?

Một khi đã quyết định nên ngừa rúi ro tỷ giá, tiếp theo nhà quản lý cần ra quyết định ngừa rủi ro bằng giải pháp

nào ? Nhìn chung, quyết định giải pháp phòng ngừa rủi ro

tỷ giá là quyết định lựa chọn sử dụng một trong những giải pháp sau đây :

Trang 36

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 41

Trong các giải pháp trên, bốn giải pháp đầu tiên được

xem như là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trên thị

trường ngoại hối (currency derivatives) để phòng ngừa rủi

ro tỷ giá Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào trong

những giải pháp nêu trên nhiều khi không đơn giản, nó

không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào lợi ích và chỉ phí mà

đôi khi phụ thuộc vào khả năng thương lượng và khả năng

cung cấp giải pháp đó trên thị trường

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Rủi ro là gì ? Làm thế nào để xác định và đo lường rủi

ro nói chung ?

2 Rủi ro tín dụng là gì ? Nó thể hiện như thế nào trong hoạt

động của doanh nghiệp cũng như trong hoạt động của

ngân hàng ?

3 Rủi ro lãi suất là gì ? Nó thể hiện như thế nào trong hoạt

động của doanh nghiệp cũng như trong hoạt động của

ngân hàng 2

4 Rủi ro tỷ giá là gì ? Nó thể hiện như thế nào trong hoạt

động của doanh nghiệp cũng như trong hoạt động của

ngân hàng ?

5 Rủi ro tỷ giá thể hiện như thế nào trong hoạt động đầu

tư trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp ?

6 Rủi ro tỷ giá thể hiện như thế nào trong hoạt động xuất

nhập khẩu của doanh nghiệp ?

Trang 37

42 Ch.1 : NHAN DANG CAC LOA! RUI RO

Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá trong hoạt

động ngân hàng Rủi ro tỷ giá trong hoạt động của ngân hàng khác biệt thế nào so với rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung ?

Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn là gì ? Làm thế nào để xác định tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn 2 Cho ví dụ minh họa

Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ gộp là gì ? Lam thé nao

để xác định tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ gộp ? Cho

ví dụ minh họa

Phân tích thái độ đối với rủi ro ty gia Nha quan lý phải

ra những quyết định liên quan nào khi xem xét phòng ngừa rủi ro tỷ giá 2

Trang 38

Ch.1 : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO 48

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1 :

Tỷ giá USD/VND vào ngày 24/02/200x là 15.730 nhưng

theo dự báo của các ngân hàng thương mại đến tháng 08/200x

tỷ giá có thể gia tăng khoảng 1,8% Dựa vào dự báo này hãy

phân tích rủi ro tỷ giá khi bạn :

a) Tư vấn cho nhà nhập khẩu Việt Nam

b) Tư vấn cho nhà xuất khẩu Việt Nam

Bài giải :

a) Tư vấn cho nhà nhập khẩu Việt Nam

Theo dự báo của các ngân hàng thương mại thì 6 tháng

sau tức là vào tháng 8/200x tỷ giá USD/VND có thể lên đến

15.730 (1+0,018) = 16.013, tức giá tăng 16.103 — 15.730 =

283 đồng một USD Như vậy, nếu nhà nhập khẩu có hợp

đồng nhập khẩu 6 tháng sau phải thanh toán thì cứ mỗi

USD nhập khẩu phải trả tăng thêm 983 đồng Việc USD

lên giá so với VND gây ra tổn thất giao dịch cho nhà nhập

khẩu bằng chênh lệch giữa tỷ giá ở thời điểm thanh toán

so với tỷ giá ở thời điểm ký hợp đồng nhân với trị giá hợp

đồng,

b) Tư vấn cho nhà xuất khẩu Việt Nam

Theo dự báo của các ngân hàng thương mại thì 6 tháng

sau tức là vào tháng 8/200x tỷ giá USD/VND có thể lên đến

Trang 39

44 Ch.† : NHẬN DẠNG CÁC LOẠI RỦI RO

đồng xuất khẩu 6 tháng sau đến hạn thanh toán thì cứ mỗi USD xuất khẩu nhà xuất khẩu kỳ vọng tăng thêm 283 đồng

do USD lên giá so với VND Việc USD lên giá so với VND

có lợi cho giao dịch của nhà xuất khẩu Khoản lợi này bằng chênh lệch giữa tỷ giá ở thời điểm thanh toán so với tỷ giá

ở thời điểm ký hợp đồng nhân với trị giá hợp đồng Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo và kỳ vọng của nhà xuất khẩu Nếu USD không lên giá như nhà xuất khẩu kỳ vọng thì nhà xuất khẩu vẫn có thể bị tổn thất giao dịch nếu USD xuống giá

so với VND

Bài 2 :

Ngày 26/12 Gidobank có nhận gửi của khách hàng A khoản tiền 50.000 USD kỳ hạn 6 tháng đồng thời cho khách

hàng B vay 70.000 USD cùng kỳ bạn Ngoài ra, Gidobank

còn mua của khách hàng C 120.000 USD và bán cho khách

hàng D 250.000 USD kỳ hạn 6 tháng Tình hình thị trường

tiên tệ vào thời điểm đó có một số thông tin như sau :

Phân tích xem rủi ro tỷ giá ảnh hưởng thế nào khi

Gidobank thực hiện các giao địch trên ? Giả sử rằng Gidobank

chỉ có thực hiện các giao dịch trên, ngoài ra không có giao dịch khác

Trang 40

ta xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng kỳ hạn

của Gidobank như sau :

ÖỔ Nhận gửi của khách hàng A 50.000 USD ky han

6 tháng Như vậy Gidobank có khoản phải trả cho

khách hàng A 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi :

50.000 (1+0,0382 x 6/12) = 50.955 USD

+ Cho oay khách hàng B 70.000 USD ky han 6 tháng

Như vậy Gidobank có khoản phải thu từ khách hàng

B 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi :

70.000 (1+0,0468 x 6/12) = 71.638 USD

+ Mua ky han 6 tháng của khách hàng C : 120.000

USD

» Bán kỳ hạn 6 tháng cho công ty D : 250.000 USD

Trạng thái ròng ngoại tệ giao dich cing ky han tinh theo công thức :

NEysp = (Ausp - Lusp) + (CLusp - CSusp)

= (71.638 — 50.955) + (120.000 — 250.000)

= 20.683 - 130.000 = — 109.3817 USD < 0 Như vậy, Gidobank có trạng thái ròng giao dịch ngoại

tệ kỳ hạn 6 tháng âm 109.317 USD Với trạng thái âm này,

nếu USD lên giá Gidobank bị tổn thất giao dịch.

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w