1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hướng dẫn trồng dưa hấu an toàn

5 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 409,12 KB

Nội dung

Dưa hấu một trong những loại cây trồng đem lại cho nông dân lợi nhuận cao, tuy nhiên cần am hiểu cách trồng để cho năng suất cao mới có vụ mùa bội thu. Xem thêm các thông tin về Hướng dẫn trồng dưa hấu an toàn tại đây

Hướng dẫn trồng dưa hấu an toàn Dưa hấu một trong những loại cây trồng đem lại cho nông dân lợi nhuận cao, tuy nhiên cần am hiểu cách trồng để cho năng suất cao mới có vụ mùa bội thu. 1. Đặc tính sinh học Dưa hấu là loại cây hàng năm ngắn ngày, cần nhiều ánh sáng, thân bò, bộ lá rất phát triển, rễ ăn rộng và nông, chịu hạn khá, không chịu úng. Ưa nhiệt độ cao, thích hợp nhất khoảng 25 o C – 30 o C. Có thể trồng trên nhiều loại đất với độ pH =5-7, tuy vật tốt nhất vẫn là đất thịt nhẹ, thoát nước. Thời gian sinh trưởng 60 – 100 ngày tùy giống, năng suất 30 – 40 tấn/ ha. 2. Giống Dưa hấu có nhiều giống, gồm các gống lai trong nước và giống nhập nội, có dạng trái tròn và dạng trái dài, có loại ruột đỏ và loại ruột vàng. Một số giống đang được trồng phổ biến là các giống An Tiêm 95,98 và 100, Hắc mỹ nhân, Tiểu long, Tiểu phụng, Xuân lan, Hắc long 3. Thời vụ Dưa hấu có thể trồng quanh năm. Tùy điều kiện từng địa phương có thể trồng các vụ như sau: - Vụ Đông xuân: Gieo hạt tháng 1, thu hoạch tháng 1 năm sau để có dưa hấu vào dịp Tết NGuyên Đáng. Đây được coi là vụ phổ biến nhất. - Vụ Xuân hè: Gieo hạt tháng 2, thu hoạch tháng 5 – 6 - Vụ Thu đông: Gieo hạt tháng 9, thu hoạch tháng 12 để có dưa hấu vào dịp Noel và Tết Dương Lịch. Tuy vậy chỉ nên trồng tối đa 2 vụ/năm để có thời gian luân canh cây trồng khác sẽ ít bị sâu bệnh hại. 4. Gieo hạt Trước khi gieo phơi hạt dưa hấu dưới nắng nhẹ trong 1-2 giờ, sau đó ngâm vào nước ấm 35 o C- 387 o C ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 10 – 12 giờ. Vớt hạt ra rửa sạch, gói lại, ủ ở nhiệt độ ấm 28oC – 30 o C. Sau khoảng 24 giờ chọn những hạt đã nẩy mầm đem gieo, những hạt còn lại tiếp tục ủ và gieo sau. Hạt dưa hấu có thể gieo thẳng vào hốc hoặc gieo vào bầu để trồng cây con. Bầu làm bằng lá chuối, giấy hay bao nilong có lỗ thoát nước, kích thước bầu 4 x 6 cm. Đất trộn bỏ vào bầu gồm: Phân chuồng hoai + tro trấu + đất bột theo tỉ lệ 1:1:1, trộn thêm 1% vôi bột hoặc thuốc nấm Rovral hoặc Viben C (20g thuốc cho 20 kg đất trộn). Gieo một hạt dưa hấu đã nẩy mầm vào bầu đất, phủ một lớp tro trấu mỏng lên trên. Khi cây con mọc được 6-7 ngày thì đem trồng trên những hốc đã chuẩn bị sẵn. 5. Cách trồng Trên ruộng đào mương rộng và sâu 30 – 40 cm cách nhau 3-4m để lấy đất lên luống. Luống rộng 1,0 – 1,2m, cao 20 – 30cm, luống ở giáp 2 bên mép mương. Trên luống đào một hàng hốc cách nhau 60cm, mỗi hốc gieo 2 hạt hoặc trồng 1 cây bầu. Sau khi lên luống và bón phân lót thì phủ bạt kín luống. Dùng lon sữa bò đường kính 8cm mài sắc miệng để khoét lỗ bạt và đào lỗ trồng theo khoảng cách cây, lỗ trồng có đường kính 4-5cm, sâu 7-8cm. Bỏ vào lỗ 1 muỗng phân cá xay, phủ tro trấu cho đầy lỗ, xịt dung dịch thuốc gốc Đồng ( Đồng oxyclorua,COC 85, Viben C ) cho đủ ướt tro rồi gieo hạt hoặc trồng cây con. Sau khi trồng phủ một lớp rơm mỏng lên mặt luống. 6. Phân bón cho 1.000m2 - Bón lót: Phân tôm cá 100hg + 5- 7 kg urê +10 – 12 kg super lân ( hoặc 5kg DAP)+ 10 kg NPK + 5 KCl. Phân trộn đều rải trên mặt luống rồi phủ lớp đất ướt lên. - Bón thúc: + Thúc lần 1: 20 -25 ngày sau khi trồng: 100 kg phân tôm – cá + 10-12 kg urê + 20 – 25 kg super lân ( hoặc 10 kg DAP)+ 5 kg KCl + Thúc lần 2: 40 – 45 ngày sau khi trồng: 5-7 kg urê + 10 – 12 kg super lân. 7. Tưới nước và chăm sóc Trời nắng cần tưới cho dưa hấu mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Sauk hi trồng 3-5 ngày tỉa bớt hoặc trồng dặm để đảm bảo mỗi hốc 1 cây dưa hấu (mật độ 800 – 1.000 dây/ 1.000m 2 ). Thường xuyên sửa dây dưa hấu cho bò song song thẳng về phía trước. Bấm ngọn khi dây dưa hấu dài 1,0m – 1,5m tỉa bớt các dây chèo. Mỗi dây chỉ để lại 1 dây chính và 2 dây chèo dài nhất ở 2 bên. Khi hoa dưa hấu nở rộ, lấy hoa đực của dây này úp lên núm hoa cái mới nở của dây khác. Thời gian thụ phấn khoảng 8 – 10 giờ sáng, trong vòng 1-3 ngày. Mỗi dây chính hoặc dây chèo chỉ để lại 1 trái to và đều, nếu dây chính thì chọn để trái ở nách lá từ 15 – 20, dây chèo từ lá 8-10. Bấm ngọn dưa ở vị trí cách trái 6-7 lá. Dùng rơm rạ, lá chuối khô lót trái để tránh tiếp xúc với đất. Thường xuyên nhổ cỏ trên mô luống dưa hấu 8. Phòng trừ sâu bệnh trên dưa hấu a. Sâu hại: - Bọ dừa: Bọ trưởng thành là loài cánh cứng, ăn lá dưa hấu. Phòng trừ bằng bắt giết sâu trưởng thành và phun các thuốc sâu gốc cúc tổng hợp hoặc lân hữu cơ. - Ruồi đục lá: Dùng các thuốc Feat, Trigard, Sherzol, Polytrin, Vibasu… - Rệp muội: Dùng các thuốc Sherpa, Fastac, Vibasu, Feat, Sec Saigon - Sâu xanh, sâu khoang: Sâu non ăn lá, dùng các thuốc đầu trâu Bicillus, Sherpa, Fastac, Polytrin, Vibusu - Bọ trĩ: Dùng các thuốc : Confidor, Admire, Regent, Polytrin, Abafax… - Nhện đỏ: Dùng các thuốc Feat, Abafax, Nissorun, Sirbon. b. Bệnh hại - Héo rũ cây con, còn gọi là bệnh lở cổ rễ: Phun các thuốc Validacin, Anvil, Monceren - Héo vàng, còn gọi là bệnh héo dây: Phòng trừ bằng cách rắc vôi, và tưới các thuốc gốc đồng như COC 85, Kocide, Viben –C - Bệnh sương mai và bệnh cháy lá : phòng trừ bằng các thuốc Ridomil gold, Mexyl –MZ, Polyram, Topsin –M. - Bệnh nứt than, chảy nhựa, còn gọi là bệnh chạy dây, bệnh bã trầu: dùng các thuốc gốc Đồng COC 85, Kocide, Viben – C, Ridomil, Carbenzim- Bệnh bứu rễ do tuyến trùng làm thối rễ, chết cây : dùng Vimoca, Sincosin, Firadan.

Ngày đăng: 07/04/2015, 00:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w