1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

367 Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

25 957 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

367 Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta từ xưa đến nay đã trải qua liên tiếp các cuộc chiến tranh màhậu quả chúng để lại là vô cùng nghiêm trọng Mặc dù vậy trong những năm gầnđây nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của toàn thể nhân dân.Đất nước ta đã dần thay da đổi thịt, chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tếthị trường, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, cùng với sự pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa… xong mặttrái của nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xãhội nhất là thế hệ trẻ, điều này khiến cho nhiều nét văn hóa truyền thống của dântộc bị mai một, quên lãng Một câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta cần làm gì đểgiữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời khơi dậy truyền thống dântộc trong mỗi người dân? Đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và cũng lànhiệm vụ rất quan trọng của ngành bảo tồn bảo tàng Trải qua 20 năm đổi mới,ngành bảo tàng đã đạt được những bước tiến đáng kể và dần khẳng định đượcvai trò vị trí của mình Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều tồn tại cầnđược khắc phuc như chất lượng hoạt động của một số bảo tàng còn ở mức yếukém, tổ chức quản lý nhiều khi còn chồng chéo…

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được đánh giá là một trong những bảotàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam Có được thành quả đó là nhờ vào sự nỗlực tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của tập thể cán bộ nhân viên bảo tàng; sảnphẩm dịch vụ bảo tàng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu văn hóa Việt Nam; cùngvới mô thức quản lý hiện đại khoa học và chiến lươc maketing hỗn hợp… Vớimong muốn làm cho bao tàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, người viết đã

mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của

mình

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với phân tích thực trạng việc vận dụngchiến lược marketing trong bảo tàng, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá và đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của bảo tàngDân tộc học Việt Nam hiện tại và trong tương lai

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.

Đề tài phân tích những nội dung cơ bản, đưa ra nhận xét có tính chất địnhhướng về chiến lược marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế

Phương pháp phỏng vấn

5 Bố cục của đề tài.

Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3 chương

Chương I: Marketing và vai trò của marketing trong hoạt động bảo tàng.

1.1 Khái niệm marketing, marketing bảo tàng

1.2 Vai trò của marketing đối với hoạt động bảo tàng

1.3 Bản chất của sản phẩm dịch vụ bảo tàng

Chương II: Chiến lược marketing hỗn hợp của bảo tàng Dân tôc học Viêt Nam.

2.1 Vài nét về bảo tàng dân tộc học Việt Nam

2.2 Phân đoạn thị trường

2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp

Chương III: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác marketing của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

3.1 Nhận xét

3.2 Giải pháp

Trang 3

CHƯƠNG I:

MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT

ĐỘNG BẢO TÀNG 1.1 Khái niệm marketing, marketing bảo tàng.

Trong khoa học hành vi thì marketing có lẽ là một trong những ngành nontrẻ nhất, lý thuyết marketing xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ

XX, nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện marketing là cạnh tranh Trong thực tiễnhành vi marketing xuất hiện rõ từ khi có nền đại công nghiệp cơ khí phát triểnthúc đẩy nhanh sức sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa hơn Khi đóbuộc các nhà sản xuất phải có những biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hóa.quá trình đó làm marketing ngày càng phát triển và là cơ sở để hình thành mộtkhoa học hoàn chỉnh về marketing Cho tới nay đã có khá nhiều những côngtrình nghiên cứu về maketing và nó trở thành môn học trong nhiều trường đạihọc Chúng ta có thể khái quát quá trình phát triển của marketing thành hai thờikì: Từ đầu thế kỷ XX đến thập niên 1960 (thời kì marketing được coi là ngànhứng dụng của khoa học kinh tế); từ 1960 đến đầu thế kỉ XXI (thời kì marketingđược coi là ngành ứng dụng của khoa học hành vi) Có rất nhiều định nghĩa khácnhau về marketing, điều này tùy thuộc vào góc độ tiếp cận

Theo Drucker: Marketing là ngành thiết lập, duy trì và củng cố các mối

quan hệ với khách hàng và những đối tác có liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của những thành viên này.

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: Marketing là quá trình hoạch định và

quản lý việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội.

Có ý kiến khác lại cho rằng: Marketing là một quá trình xúc tiến với thị

trường nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của mọi người; Hay marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu

và mong muốn thông qua trao đổi.

Trang 4

Theo Học viện marketing Malaysia: Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận

dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thỏa mãn và gợi lên những nhu cầu của khách hàng để tạo ra những lợi nhuận.

Tuy có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về marketing nhưng tronglĩnh vực bảo tàng thì định nghĩa của Học viện Malaysia được xem là phù hợp

hơn cả Từ đó chúng ta có thể hiểu: Marketing trong lĩnh vực bảo tàng là nghệ

thuật kết hợp, vận dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo và gợi lên những nhu cầu của khách tham quan, qua đó có thể đạt được những mục đích của bảo tàng.

Hoặc: Marketing bảo tàng là các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu của

thị trường và khách tham quan bảo tàng để xác lập biện pháp thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu mong muốn của họ đồng thời đạt được những mục đích của bảo tàng.

1.2 Vai trò của marketing đối với hoạt động bảo tàng

Vấn đề khách tham quan có ý nghĩa rất quan trong trong công tác bảotàng, đồng thời đây cũng là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động marketing –tiếp thi bảo tàng mà mục tiêu là xây dựng mối quan hệ giữa bảo tàng với kháchtham quan Khách tham quan gồm có khối khách trong nước và khối khách nướcngoài, mỗi khối lại chia thành nhiều bộ phận khác nhau Khách trong nước phầnlớn là công nhân, cán bộ viên chức nhà nước, học sinh, sinh viên, bộ đội, nôngdân Họ có nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa phong tục tập quán của các dântộc Còn khách nước ngoài cũng rất đa dạng có thể là từ các tổ chức chính phủ,

tổ chức phi chính phủ, các cơ sở kinh tế, khách du lịch… Họ có nhu cầu thamquan du lịch, tìm hiểu lịch sử, bản sắc văn hóa Việt Nam Vì vậy bảo tàng cần cóchiến lược marketing để thu hút khách tham quan trong và ngoài nước

Chính sách tiếp thị của bảo tàng càng tích cực và phù hợp thì càng đạthiệu quả cao Điều này không chỉ thể hiên qua số lượng khách tham quan màcòn thể hiện ở những khía cạnh khác như uy tín, danh tiếng của bảo tàng hayhiệu quả hoạt động của bảo tàng… Như để tổ chức một chương trình trưng bày,triển lãm thì ngoài việc làm tốt các khâu chuẩn bị từ thời gian, địa điểm trươngtrình diễn ra, dàn dựng chương trình, phân công công việc thì việc giới thiệu

Trang 5

quảng bá chương trình đó tới công chúng là không thể thiếu, thông qua băngrôn, khẩu hiệu, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, internet, giấy mời…

Bên cạnh đó, thông qua tiếp thị sẽ giúp bảo tàng hạn chế được hiện tượngtham quan theo mùa của khách Cũng cần thấy rằng hiện nay nhu cầu của kháchtham quan bảo tàng ngày một tăng nhanh, nên nếu làm tốt công tác marketing sẽgiúp bảo tàng khai thác được “nguồn dự trữ” này một cách hiệu quả, đồng thờigóp phần nâng cao dân trí xã hội Ta hãy thử hình dung giữa không khí oi bứccủa thủ đô Hà Nội khi hạ về mà lại được tận hưởng cái mát mẻ, thoáng đãngcùng rất nhiều các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ ViệtNam tại bảo tàng Dân tộc học thì còn gì bằng nữa?

1.3 Bản chất của sản phẩm dịch vụ bảo tàng.

Các cuộc trưng bày phục vụ khách tham quan bảo tàng là một sản phẩmdịch vụ đặc biệt mang tính sự nghiệp văn hóa, có mục đích cao nhất là mục đíchgiáo dục Lợi nhuận của bảo tàng được đo bằng số lượng khách tham quan tớihưởng thụ dịch vụ Các cuộc trưng bày phục vụ khách của bảo tàng trước hết làsản phẩm văn hóa nhưng nó cũng thuộc vào lĩnh vực dịch vụ, là một sản phẩm

dịch vụ đặc biệt bởi vậy nó cũng có bản chất một sản phẩm dịch vụ “Dịch vụ là

quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất”.

Chúng ta thấy rằng dịch vụ phải gắn với hoạt động tạo ra nó Khi thamquan một cuộc trưng bày của bảo tàng, khách tham quan có thể nhận biết đượcnội dung và đạt được mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, cảm nhận được cái hay cáiđẹp, những điều lý thú bổ ích nhưng không ai có thể cầm chắc được nó Sảnphẩm dịch vụ bảo tàng nằm trong trạng thái vật chất , khách tham quan có thểnhìn, sờ thấy hiện vật trưng bày, nghe được lời thuyết minh của hướng dẫn viên.Khi sản phẩm dịch vụ bảo tàng vượt quá gới hạn vật chất lan vào các trạng tháitinh thần thì khách tham quan sẽ thấy xúc động trước cái hay, cái đẹp của cuộctrưng bày Dịch vụ là một quá trình hoạt động diễn ra theo một trình tự bao gồmnhiều khâu, nhiều bước khác nhau Mỗi khâu mỗi bước có thể là những dịch vụnhánh hoặc dịch vụ độc lập với dịch vụ chính, khi khách vào tham quan bảo

Trang 6

tàng, khách sẽ được tìm hiểu, quan sát, lắng nghe thuyết minh Vậy chất lượngcủa cuộc trưng bày, thái độ của hướng dẫn viên sẽ là dịch vụ chính của bảo tàng.Trong bảo tàng khách tham quan có thể vào nhà ăn để uống cà phê, nước giảikhát, có thể mua hàng lưu niệm ở Shop của bảo tàng, đó là những dịch vụ phụ.

Mỗi loại dịch vụ đều mang lại cho người tiêu dùng một giá trị nào đó, giátrị dịch vụ bảo tàng gắn với lợi ích của khách tham quan nhận được từ dịch vụbảo tàng Nếu khách tham quan tiêu dùng toàn bộ các dịch vụ của bảo tàng , họ

sẽ nhận được những giá trị khác nhau của hệ thống dịch vụ đó, những giá trị của

hệ thống dịch vụ đó gọi là chuỗi giá trị Trong chuỗi giá trị đó, có giá trị củadịch vụ chính mang lại lợi ích cơ bản có giá trị về tư tưởng, văn hóa cho kháchtham quan Lợi ích của khách tham quan có thể đáp ứng bằng mục đích nghiêncứu, mục đích quan sát, tìm hiểu, mục đích vui chơi khám phá, giáo dục Tương

tự, giá trị dịch vụ phụ do những hoạt động phụ trợ tạo nên và mang lại lợi íchphụ thêm Bên cạnh chuỗi giá trị chung còn chuỗi giá trị riêng của nhà cung cấp,thiết kế, trang bị bảo tàng, cách bố chí xếp đặt hiện vật, cảnh quan môi trường,các cuộc trưng bày không thường xuyên… đều mang lại giá trị khác nhau chobảo tàng, ngoài ra còn có trình độ kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên bảotàng Tất cả chuỗi giá trị trên không chỉ tạo ra giá trị khác biệt cho bảo tàng màcòn tạo ra vị thế cạnh tranh cho các bảo tàng với nhau

CHƯƠNG II:

Trang 7

CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC

HỌC VIỆT NAM 2.1 Vài nét về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên một khu đất rộng cạnh đườngNguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Nằm trongmột không gian rộng rãi, thoáng đãng với 3 mặt là cánh đồng, một mặt tiếp giápvới hồ Nghĩa Tân qua một con đường rộng Với vị trí đặc biệt đó đã tạo ra vị thếkhông nhỏ cho bảo tàng dân tộc học, giải quyết được mối quan hệ giữa yếu tố tựnhiên và yếu tố nhân tạo (kiến trúc, các hạng mục công trình) Các yếu tố này bổxung hỗ trợ cho nhau nâng cao giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho bảo tàng Bảo tàngdân tộc học thuộc loại hình bảo tàng khoa học xã hội, đây là nơi lưu giữ, trưngbày nhiều hiện vật quý về văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Viêt Nam

Ngay từ năm 1981, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một bảo tàngdân tộc học tại thủ đô Hà Nội Công trình bảo tàng chính thức được phê duyệtluận chứng kinh tế kỹ thuật ngày 14/2/1987 và được Nhà nước cấp đất xâydựng Ngày 24/10/1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 689/TTg về việcthành lập bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Ngày 12/11/1997 trong không khítưng bừng của Hội nghị các nước nói tiếng Pháp, bảo tàng Dân tộc học đã vinh

dự được ngài Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Jacques Rence Chirac và bà PhóChủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cắt băng khánh thành Bảo tàng lấy tên giaodịch quốc tế là “Museum of Ethonology”

Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Linh (người dân tộc Tày –công ty tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở và công trình công cộng thuộc Bộ xâydựng) thiết kế Thiết kế nội thất do kiến trúc sư người Pháp là Veronique Doffulthiết kế Toàn bộ công trình bảo tàng gồm 2 khu vực chính: Khu trưng bày trongnhà và hệ thống kho bảo quản; khu trưng bày ngoài trời và khu nhà ăn; ngoài racòn cơ sở nghên cứu của các phòng nghiệp vụ Nhìn từ cổng vào ta thấy hai bên

là phòng bán vé và phòng bảo vệ, shop hàng lưu niệm, tiếp theo là một khoảngsân rộng mà mỗi bên đều là vườn hoa cây cảnh Lối và nhà trưng bày đi qua mộtcây cầu bắc qua hồ nhân tạo, hồ hình bán nguyệt ôm lấy phía trước nhà trưngbày Nổi bật là kiến trúc nhà trưng bày được thiết kế theo mô hình trống đồng,xây dựng trong một quần thể kiến trúc hình tròn dưới một mái duy nhất, kiến

Trang 8

trúc nhà bảo tàng vừa mang nét cổ truyền dân tộc vừa mang tính hiện đại Khutrưng bày ngoài trời là khoảng không gian vô cùng rộng lớn với kiến trúc nhàcủa một số dân tộc tiêu biểu: Việt, Chăm, Hà nhì, Tày, Êđê Còn về cơ cấu tổchức thì bảo tàng gồm có Ban giám đốc: một giám đốc, hai phó giám đốc; Hộiđồng khoa học; cùng với 15 phòng ban chức năng

2.2 Phân đoạn thị trường.

Công chúng là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra các chiến lượcmarketing của bảo tàng Phân đoạn thị trường của bảo tàng chính là phân loạicông chúng, xem xét phân tách từng nhóm khách tham quan hiện tại và tiềmnăng, tìm hiểu nhu cầu của từng nhóm khách tham quan, đưa ra những quyếtđịnh nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ Điều này khiến cho bảo tàng đến gần hơnvới công chúng, thu hút số khách tham quan tới bảo tàng ngày càng nhiều hơn.Hiện nay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có hai nhóm khách tham quan chính:

a) Nhóm khách tham quan cá nhân: (Bao gồm du khách Việt Nam và

nước ngoài)

Nhóm khách tham quan là sinh viên, cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại cáctrường đại học, các nhà khoa học: Đây là đối tượng khách tham quan có trình độhọc vấn cao về lĩnh vực dân tộc học và các lĩnh vực khác, mục đích tới bảo tàng

là để nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà họ quan tâm Họ đến bảotàng khá thường xuyên, xem xét kĩ lưỡng quá trình bảo tồn lưu giữ hiện vật, giátrị văn hóa tiêu biểu ở các hiện vật, các thủ pháp trưng bày, và tất cả các vấn đềthuộc chuyên môn của bảo tàng Để chinh phục đối tượng khách tham quan nàybảo tàng cần chú ý tới những ý kiến đóng góp của họ trong các lĩnh vực bảotàng Việc phát triển hệ thống thư viện, ấn phẩm phục vụ nghiên cứu, sưu tầmhiện vật… là các vấn đề mà bảo tàng quan tâm

Nhóm khách tham quan là những người dân bình thường với trình độ hiểubiết về dân tộc học có hạn, bao gồm: Công nhân, nông dân, học sinh Họ đếnvới bảo tàng nhằm mục đích tìm hiểu về truyền thống dân tộc, và để vui chơi thưgiãn Với những đối tượng này nên đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáoqua tờ rơi, tờ gấp, các phương tiện thông tin đại chúng để lôi kéo họ tới bảotàng Trong qúa trình cung ứng các dịch vụ bảo tàng, thái độ nhiệt tình niềm nở

Trang 9

của các hướng dẫn viên bảo tàng là rất quan trọng, lời thuyết minh ngắn gọn,chính xác rõ ràng

Đối với khách nước ngoài tới Việt Nam để tìm hiểu, khám phá những nétvăn hóa truyền thống dân tộc, thưởng thức những loại hình văn hóa độc đáocủa Việt Nam thì phong cách hướng dẫn viên càng có vai trò quan trọng Nhữngđối tượng này bảo tàng cần có chiền lược riêng về giá, giao tiếp khuyếch trươngcũng như bổ xung các loại hình dịch vụ phụ, hình thức chiếu phim dân tộc họccũng góp phần trong công tác giáo dục đối tượng khách tham quan này

b) Nhóm khách tham quan là những tổ chức bao gồm:

- Trường học: Đối tượng chính là các giáo viên, lãnh đạo nhà trường

- Các công ty du lịch: Đối tượng chính là hướng dẫn viên du lịch

- Các khách sạn nhà hàng: Đối tượng chính là lễ tân

- Cơ quan thông tấn báo chí: Đối tượng chính là phóng viên, cán bộtruyền hình

- Các tổ chức chính phủ vá phi chính phủ

- …

Những đối tượng khách tham quan trên nếu xét ở góc độ cá nhân, họthuộc một trong hai nhóm khách tham quan cá nhân Có nghĩa là họ cũng quantâm tới chất lượng trưng bày hiện vật của bảo tàng, nhưng hơn thế nữa họ cònxem xét tất cả những giá trị lợi ích nhằm đat được các mục đích khác nhau ngoàimục đích tham quan

Đối với nhà trường: giáo viên xem xét dựa trên lợi ích của học sinh, buổitham quan có bổ ích, lý thú hay không? Có đạt được mục tiêu của nhà trườnghay không ?

Đối với các công ty du lịch: Hướng dẫn viên xem xét, cân nhắc để thựchiện tour du dịch của bản thân và công ty sao cho hiệu quả

Đối với các khách sạn nhà hàng: Lễ tân xem xét cân nhắc để gới thiệu vớikhách hàng

Đối với các cơ quan thông tấn báo chí: Họ cân nhắc xem cuộc trưng bày

có ý nghĩa văn hóa như thế nào, có mang tính thời sự hay không? Để chuẩn bịcho một bài viết hay một buổi truyền hình

Trang 10

Như vậy đối với công tác truyền thông của bảo tàng, nhóm khách hàng làcác tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng, họ không những là đối tượng kháchtham quan của bảo tàng mà còn giữ vị trí trung gian truyền thông marketing.Thông qua họ khách tham quan trong và ngoài nước sẽ biết tới hình ảnh của bảotàng dân tộc học Việt Nam và sẽ tìm tới bảo tàng nhiều hơn Để đối tượng kháchtham quan này thực sự trở thành những người bạn thân thiết của bảo tàng, trởthành những trung gian truyền thông marketing tích cực cho bảo tàng thì ngoàinhiệm vụ ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của bảo tàng, mộttrong những chiến lược marketing trong tương lai cần chú ý là: cần có chươngtrình chăm sóc khách hàng đặc biệt, cần có những chính sách, chế độ đãi ngộcho các đối tượng này Đây chính là lực lượng khách tham quan tiềm năng màchúng ta cần tập trung phát triển.

Một thành công trong chiến lược phát triển marketing của bảo tàng Dântộc học Việt Nam là đã tạo được một hệ thống trung gian marketing rất tích cực

Đó là “Hội những người bạn của bảo tàng dân tộc học Việt Nam” thành lập vàongày 18/5/2003 Qua một vài năm hoạt động Hội đã chứng tỏ được tính tích cựccủa mình Những cá nhân, tổ chức tình nguyện tham gia vào hoạt động của bảotàng, đóng góp một phần về vật chất lẫn tinh thần cho bảo tàng Ngoài ra họ còngóp phần làm tăng đáng kể số lượng khách tham quan đến bảo tàng

2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp

Một chiến lược marketing hỗn hợp của bảo tàng bao gồm 5 yếu tố: sảnphẩm, giá, phân phối, khuyếch trương và con người Năm yếu tố này có mốiquan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, tạo lên hiệu quả cho chiến lượcmarketing hỗn hợp Một chương trình trưng bầy của bảo tàng muốn được kháchtham quan biết và đến với chương trình cần có những quyết định về kênh phân

phối “áp dụng các biện pháp để thông tin về chương trình dễ dàng đến với

khách tham quan hơn”, quyết định về khuyếch trương (sử dụng các công cụ

truyền thông marketing, quảng cáo để truyền bá những thông tin về ưu điểm củachương trình và thuyết phục khách tham quan đến bảo tàng) tuy nhiên khi đãthuyết phục được khách tham quan rồi thì vấn đề đặt ra là liệu khách tham quan

đã cảm thấy hài lòng với nội dung chương trình chưa, làm thế nào để có thể thỏamãn được nhu cầu của từng đối tượng khách tham quan, để du khách cảm thấy

Trang 11

hài lòng và lại mong muốn tham dự các chương trình sau Đây chính là cácquyết định về sản phẩm Các quyết định đúng về giá của sản phẩm sẽ đem lạimột phần hiệu quả kinh tế cho bảo tang.

2.3.1 Các quyết định về sản phẩm.

 Sản phẩm dịch vụ chính

-Trưng bầy thường xuyên: gồm phòng trưng bầy trong nhà và phòngtrưng bầy ngoài trời Phòng trưng bầy trong nhà trưng bầy những hiện vật là disản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, đây là những vật dụng bình thường phảnánh cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của các dân tộc: Gùi, con dao, súng, nỏ…Phòng trưng bầy ngoài trời trưng bầy các loại hình kiến trúc của các dân tộc ứngvới các môi trường sinh thái khác nhau

-Trưng bầy không thường xuyên: là các cuộc trưng bầy theo chủ đề ngắnngày, những cuộc trình diễn nghệ thuật, kĩ thuật thủ công của các nền văn hóakhác nhau

Việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm thêm các hiện vật để sản phẩm ngày càngphong phú, đa dạng hơn, việc áp dụng các thủ pháp trưng bầy như thế nào đểcho thực sự hấp dẫn, đem lại hiệu quả là công việc thuộc chuyên môn của cáccán bộ khoa học trong bảo tàng Trong những năm qua với các công trình nghiêncứu của cán bộ bảo tàng, sức sáng tạo, lòng say mê với công việc, các hiện vậtcủa bảo tàng ngày càng phong phú Những cuộc trưng bầy không thường xuyên

có sức cuốn hút rất lớn với khách tham quan Sự thành công của phòng khámphá, các chương trình trung thu, lớp học đồ gốm đã khẳng định hướng đi đúngđắn của bảo tàng, phát triển một lượng khách tham quan tiềm năng là trẻ em.Những cuộc trưng bầy này đã tạo sức hấp dẫn, sự mới lạ cho sản phẩm dịch vụcủa bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, khiến sản phẩm văn hóa của bảo tàng tiếnđến gần công chúng hơn Ngoài việc nghiên cứu đưa ra các quyết định để sảnphẩm dịch vụ chính của bảo tàng có sức hấp dẫn đối với khách tham quan, bảotàng đạt được mục tiêu cơ bản là mục tiêu giáo dục thì việc nghiên cứu đưa racác sản phẩm dịch vụ phụ cũng có vai trò quan trọng, góp một phần đem lại hiệuquả kinh tế cho bảo tàng

 Sản phẩm dịch vụ phụ

Trang 12

Hiện tại bảo tàng có hai loại hình dịch vụ phụ phục vụ khách tham quan

là nhà ăn và cửa hàng lưu niệm Để đưa ra các quyêt định cho sản phẩm dịch vụphụ này chúng ta nên xem xét một số ý kiến sau:

Các sản phẩm dịch vụ thông thường là sách của bảo tàng, đồ ăn nhẹ, đồlưu niệm Các sản phẩm này vẫn bán ở quầy lưu niệm, nhà ăn của bảo tàngnhưng có một số khách tham quan không vào quầy lưu niệm và trẻ em thường

có thói quen vừa tham quan và ăn một số thức ăn nhẹ Vì vậy cần bố trí shopbán đồ lưu niệm và nhà ăn ở ngay sát nối đi của phòng trưng bầy hoặc ở tầngmột sát gần quầy lễ tân Các sản phẩm được trưng bầy trong tủ kính dễ nhìn dễthấy, và riêng sản phẩm sách thì được trưng bầy không cần tủ để khách thamquan có thể đọc dễ dàng Để thử nghiệm bảo tàng có thể áp dụng phương pháptrên để bán sản phẩm dịch vụ phụ vào những ngày diễn ra cuộc trưng bầy khôngthường xuyên, ngày thứ 7, chủ nhật Vào những ngày này số lượng khách thamquan đông hơn bình thường và việc chọn vị trí để đặt sản phẩm dịch vụ như trên

sẽ tạo thuận lợi cho những khách có nhu cầu mua và sẽ gợi mở nhu cầu cho cáckhách tham quan khác Giá của các sản phẩm này có thể định giá đắt hơn thôngthường một chút mà khách hàng vẫn chấp nhận được Về chất lượng sản phẩmdịch vụ phụ cần chú ý nhất vào đồ lưu niệm bán cho khách, các sản phẩm cầnmang tính văn hóa dân tộc và nên mang một số đặc điểm riêng độc đáo mà chỉbảo tàng Dân tộc học mới có

Trong tương lai để góp một phần hiệu quả kinh tế cho bảo tàng, chúng ta

có thể suy nghĩ việc phát triển một số loại sản phẩm dịch vụ sau:

- Phát triển loại hình dịch vụ cho thuê hội trường, cho thuê nhà ăn, bán vé

ở các buổi trình diễn hát chèo, rối nước… cũng là một hướng phát triển tốt Điềunày vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho bảo tàng vừa là một biện pháp tích cựctăng cường cho công tác truyền thông marketing của bảo tàng Biện pháp này cóthể lôi kéo một số lượng lớn công chúng tới bảo tàng, thu hút sự chú ý quan tâmcủa họ và cuối cùng đạt được mục tiêu giáo dục của bảo tàng mà không tốn mộtkhoản chi phí nào

Phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tàng có hệ thống thư viện, hiện tạicác cán bộ nghiên cứu có thể mượn sách, tài liệu miễn phí trong thư viện củabảo tàng Chúng ta có thể suy nghĩ làm thẻ cho bạn đọc tới bảo tàng (có thu phí

Ngày đăng: 03/04/2013, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngô Minh Cách – Marketing, NXB Tài chính, Hà Nội – 1996 Khác
4. Đỗ Minh Cao – Tiếp thị bảo tàng, đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Hà Nội – 2000 Khác
5. Trần Minh Đạo – Marketing dịch vụ, NXB Lao động, Hà Nội – 2003 Khác
6. Cẩm nang bảo tàng – Lê Thúy Hoàn dịch, Hà Nội – 2000 Khác
7. Nguyễn Thị Huệ - Vai trò của bảo tàng với việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cơ chế thị trường, NXB Hà Nội – 1998 Khác
8. Lưu Văn Nghiêm – Marketing trong kinh doanh dịch vụ 9. Marketing căn bản – PhilipKotler Khác
10. Trương Văn Tài – Hành trình đến với bảo tàng, NXB Trẻ, Hà Nội – 1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w