Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD, thông qua phương pháp thảo luận nhóm sẽ đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập cho học
Trang 1MỤC LỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
1/ Cơ sở lý luận
2/ Cơ sở thực tiễn
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu
III/ Giới hạn của đề tài
IV/ Các giả thuyết nghiên cứu
V/ Kế hoạch thực hiện
B/ PHẦN NỘI DUNG I/ Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết
II/ Các biện pháp giải quyết vấn đề
III/ Hiệu quả phạm vi, qui mô áp dụng
C/ KẾT LUẬN I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
II/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
III/ Đề xuất
- Tài liệu tham khảo
Trang 2
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I / Lý do chọn đề tài:
1 / Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước xác định, hoàn chỉnh, bổ sung qua các thời kì, chúng ta phải chú trọng đến một điểm quan trọng là phải đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà, có trình độ văn hóa cơ bản, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, những người thông minh sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt… Con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình được đào tạo và tự đào tạo
Mục tiêu đào tạo này chi phối nội dung và phương pháp dạy học Trong phương pháp dạy học, điều quan trọng nhất là phát huy tính tích cực của học sinh
Trước tình hình đó, môn giáo dục công dân cũng như các môn học khác ở trường THCS là một bộ môn được cải cách phương pháp dạy học Môn giáo dục công dân có một vai trò rất quan trọng, nó góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông và giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật và các chuẩn mực lối sống phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập trong xã hội hiện đại với tư cách là những công dân tích cực và năng động, sáng tạo Góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD, thông qua phương pháp thảo luận nhóm sẽ đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập cho học sinh
2 / Cơ sở thực tiễn:
Trang 3Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập ( nghiên cứu, thảo luận ) theo các nhóm học sinh Thực hiện phương pháp này học sinh giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động tham gia vào thảo luận, còn giáo viên nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết các hoạt động của mỗi cá nhân được phát huy trong mối quan hệ phối hợp thầy và trò, quan hệ phối hợp giữa trò với trò để đạt được mục tiêu chung là nắm vững bài học
Phương pháp học theo nhóm giúp học sinh mở rộng kiên thức, hiểu sâu thêm kiến thức trên cơ sở nhìn nhận vấn đề của kiến thức một cách đúng đắn để phân tích chúng
có lý lẽ, phát triển được tư duy khoa học
Thông qua thảo luận nhóm, học sinh rèn luyện kĩ năng mới, giao tiếp, bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu
Quá trình thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tạo mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh gắn bó hơn
Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi vì nó giúp học sinh tham gia tích cực vào học tập, hứng thú khi tìm ra vấn đề, lắng nghe đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung Việc đặt câu hỏi phải hướng dẫn học sinh trả lời vào trọng tâm bài, giải quyết vấn đề nào của bài học, nếu không chuẩn bị bài kĩ dễ bị lạc đề hoặc bị bế tắc, phải có hướng giải quyết vấn đề đó
Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu với cuộc sống hằng ngày mà học sinh thường gặp, cũng như có ý nghĩa thật sự làm cho các em phải băn khoăn suy nghĩ, có nhu cầu tìm ra chân lý và từ đó các em sẽ tham gia tranh luận trao đổi ý kiến của mình một cách sôi nổi, chất lượng hơn
Khi chuẩn bị giáo viên có thể ghi yêu cầu vào một tờ giấy ( phiếu học tập ) trong đó
có những vấn đề thảo luận, yêu cầu thời gian nghiên cứu, thảo luận và trình bày trước lớp
Nếu trước khi thảo luận giáo viên có những tranh ảnh hoặc đèn chiếu để dẫn dắt học sinh thì thời gian thảo luận sẽ có nhiều kết quả bất ngờ và thời gian học sinh nhận xét đánh giá sẽ sinh động hơn
Trang 4Tổ chức thảo luận nhóm không có nghĩa là giáo viên phải phụ thuộc vào học sinh để hoàn tất nội dung bài mà trong phần mở bài giáo viên đã chuẩn bị kĩ ở nhà và chủ động dẫn dắt lời mở đầu của mình vào đúng chủ đề Nếu khi nhận xét bổ sung ý kiến
mà có xung đột trí tuệ hoặc tranh cãi thì những câu nhận định gợi mở từ phía giáo viên là cực kỳ quan trọng Không nên để cho học sinh bị ám ảnh bởi sự thiếu linh hoạt, sự bất lực của giáo viên khi giải thích hoặc làm sáng tỏ những vấn đề nào đó có liên quan đến bài học
Nếu GV chuẩn bị kĩ giáo án, dự đoán hết khả năng trả lời và thời gian mà vẫn bảo đảm được mục đích yêu cầu, nội dung chuyển tải thì tiết dạy chắt chắn thành công
II / Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1 / Mục đích.
Đổi mới cách thức họat động của học sinh
Từ thụ động sang chủ động, tích cực, sáng tạo
Từ ghi nhớ tái hiện là chính sang tìm kiếm, sáng tạo
Từ đơn thuần nắm bắt kiến thức sang kết hợp rèn luyện phương pháp học tập, kĩ thuật lao động khoa học, hình thành năng lực tự học
Từ học tập đơn phương, sang học nhiều hình thức tương tác xã hội khác nhau, cả lớp đối diện với giáo viên, học theo nhóm, theo cấp
Việc dạy học môn GDCD cũng thế, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này vẫn có sự thay đổi để đạt được mục tiêu trên Một yêu cầu lớn được đặt
ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động, tích cực của người học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn GDCD thông qua phương pháp thảo luận nhóm
2 / Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp dạy học là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật Không
có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế phương pháp khác Trong thực tiễn dạy học cũng không có giáo viên nào lại không biết kết hợp đồng thời các phương
Trang 5pháp Thảo luận nhóm chỉ có thể có hiệu quả khi nó được kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác
- Phát huy tính cực của học sinh trong dạy học môn GDCD thông qua hoạt động thảo luận nhóm Gồm những phương pháp sau
+ Thảo luận cả lớp ( một câu hỏi để cả lớp suy nghĩ trả lời ngay tại lớp )
+ Thảo luận nhóm nhỏ ( Giáo viên phát câu hỏi thảo luận nhóm )
+ Thảo luận giải đáp ( Nhóm này phát vấn nhóm kia ) các nhóm bị hỏi có nhiệm vụ giải đáp
+ Hướng dẫn học sinh trực tiếp
+ Thảo luận vấn đáp
+ Phỏng vấn
III / Giới hạn của đề tài.
Trong phạm vi không gian và thời gian hạn hẹp, nên đề tài chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề tiêu biểu trong chương trình Giaó dục công dân cấp THCS, từ lớp 6 đến lớp 9 Mỗi khối chỉ thể hiện một bài, mỗi bài chỉ thể hiện một chi tiết
IV / Các gỉả thuyết nghiên cứu
Nếu trong phương pháp học tập thảo luận nhóm học sinh biết tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỉ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn ; mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn ; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm thì sẽ góp phần làm cho phương pháp học tập thảo luận theo nhóm thành công hơn
Nếu GV sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ học sinh ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học
cụ thể của trường, địa phương thì HS sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình
Trang 6khám phá và lĩnh hội kiến thức ; tạo được niềm vui, hứng khởi và thái độ tự tin trong học tập, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân học sinh
Tuy nhiên, nếu GV và HS thực hiện không triệt để những vấn đề đã nêu trên thì
sẽ không thể nào thực hiện tốt được phương pháp dạy và học theo cách thảo luận nhóm
V / Kế hoạch thực hiện.
- Chọn đề tài có nội dung phù hợp và có tính khả thi
- Nội dung của đề tài phải phù hợp với đối tượng học sinh ở cấp THCS, ở trường sở tại, ở địa phương nơi đang công tác
- Tiến hành thu thập tư liệu từ các nguồn có nội dung liên quan đến đề tài
- Chọn lọc những tư liệu cần thiết và quan trọng nhất để viết đề tài
B / PHẦN NỘI DUNG:
I / Thực trạng và những vấn đề cần được giải quyết.
1 / Thực trạng
Công tác đổi mới đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện từ lâu, nhưng tình trạng thực đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa triệt để, đặc biệt
là phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân
Điều đó có thể làm học sinh dễ bị rơi vào tình trạng tiếp thu kiến thức theo lối sao chép, áp đặt, máy móc, thụ động Tính thụ động sẽ làm giảm năng lực sáng tạo của học sinh, chúng ta không cường điệu vai trò giáo dục trong nhà trường nhưng chúng ta cũng ý thức rõ được hậu quả nặng nề của cách học thụ động, cách tiếp nhận thiếu chọn lọc Qua quá trình dạy - học là sự tổng hợp của hai quá trình dạy và học
Đây là một quá trình lao động đặc biệt mà kết quả của nó phụ thuộc vào cả quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò Vì vậy quan hệ giữa thầy và trò là quan hệ giữa công dân với công dân, bình đẳng và dân chủ Người thầy phải tôn trọng và khuyến khích những suy nghĩ độc lập của học sinh, phải kiên trì chờ đợi và tìm mọi biện pháp thuyết phục để học sinh nắm được chân lý và tin vào chân lý Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phát huy tính tích cực của học sinh trong
Trang 7dạy học môn giáo dục công dân thông qua phương pháp thảo luận nhóm nói riêng là
vô cùng quan trọng để góp phần đào tạo “người công dân” thế hệ tương lai của nước nhà, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
2 / Những vấn đề cần được giải quyết.
a / Qúa trình thử nghiệm sáng kiến.
* Cách thực hiện : Theo các b ư ớc sau:
Bước 1 : Chuẩn bị thảo luận
- Chia nhóm.
Có nhiều cách chia nhóm, có thể theo số điểm danh, theo màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính, theo chỗ ngồi
Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận Tuy nhiên nhóm từ 6 đến 8 học sinh là tốt nhất, bởi lẽ
Số học sinh này nhỏ vừa đủ để đảm bảo tất cả học sinh có thể tham gia
Số học sinh này lớn, vừa đủ để đảm bảo rằng các em không bao giờ thiếu ý tưởng và không có gì để nói
- Nội dung thảo luận :
Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước và nghiên cứu trước nội dung bài học, tìm hiểu những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận
Nội dung thảo luận giữa các nhóm có thể giống hoặc khác nhau
Quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm “tối thiểu
là ba phút, tối đa là 7 phút”
Chia nhóm : Trong mỗi nhóm chú ý các học sinh giỏi, trung bình, sôi nổi và khả năng tập hợp ý kiến của các học sinh trong nhóm, cử thư ký và nhóm trưởng của nhóm ( học sinh tự đề cử nhóm trưởng và thư ký )
Học sinh phải hết sức tập trung, không làm việc riêng và phải có ý thức kỉ luật
B
ư ớc 2 : Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Cử nhóm trưởng
- Cử thư ký ghi biên bản
Trang 8Sẽ thuận lợi hơn nếu mỗi nhóm chọn một trong những thành viên trong nhóm là trưởng nhóm Nhóm trưởng điều khiển nội dung thảo luận của nhóm, gọi tên các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người bao gồm cả những cá nhân hay xấu hổ hoặc ngại phát biểu có cơ hội để đóng góp ý kiến Đồng thời ở nhiều trường hợp không phải là tất cả Trong nhóm cần có một người ghi biên bản, sẽ ghi nhận những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp Học sinh cần được luân phiên nhau đại dịên cho nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Nhiệm vụ được giao phải rõ ràng cụ thể và tất cả học sinh trong lớp đều biết
Yêu cầu trong quá trình thảo luận phải trật tự tuân theo cách điều hành của nhóm trưởng, thảo luận tổng hợp ý kiến có chọn lọc
B
ư ớc 3 : Tiến hành thảo luận
Học sinh tiến hành thảo luận ở nhóm, giáo viên không giải đáp thắc mắc ngay mà chỉ giúp học sinh hướng thảo luận hoặc gợi ý các nguồn dữ liệu để học sinh không đi sai lệch vấn đề điều chỉnh đúng hướng thảo luận Giáo viên nên chú ý phát hiện những điều thống nhất và chưa thống nhất vẫn còn tranh luận giữa các nhóm
Kết quả thảo luận được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, đóng vai, viết hoặc
vẽ trên giấy lớn, có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau
Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học sinh, thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm, đối với đề tài nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối, xấu hổ khi phải nói trước mặt giáo viên Trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định, tránh không nên xen vào hoạt động của nhóm thảo luận
B
ư ớc 4 : Tổng kết thảo luận .
Tổ chức chung cho cả lớp
Các nhóm cử đại diện hoặc giáo viên mời bất cứ học sinh nào trong nhóm lên trình
Trang 9bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm và các thành viên trong lớp
có thể nêu lên ý kiến khác hoặc đề xuất ý kiến và kết quả hợp lý hơn
Giái viên tổng kết nhận xét, đi sâu làm rõ nội dung nhận thức kèm theo sự uốn nắn các sai sót, sữa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận
*Tóm lại :
Cách tổ chức thảo luận nhóm
Giáo viên phân chia học sinh trong lớp theo các nhóm nhỏ từ 6 đến 8 em / nhóm Thường mỗi lớp là 6 nhóm ( cứ 2 đến 3 bàn một nhóm ) Trong mỗi nhóm đảm bảo có
đú các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để hỗ trợ nhau
Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký Nhóm trưởng là tổ trưởng Học lực
từ khá trở lên có uy tín với bạn bè, điều hành tốt giờ thảo luận cũng như bao quát hết không gian thảo luận của nhóm mình Người nào không nhiệt tình thảo luận sẽ bị nhắc nhở ngay và có ý thức động viên bạn nào nhút nhát trong lớp tham gia đóng góp càng nhiều càng tốt
Cả nhóm tiến hành thảo luận
Vai trò của nhóm trưởng dẫn dắt buổi thảo luận, khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo cuộc thảo luận đi đúng hướng Đồng thời hướng vào trọng tâm câu thảo luận và sắp xếp ý kiến có giá trị để thư ký ghi đáp án của nhóm mình
Vai trò của thư ký : Ghi lại các ý kiến được phát biểu một cách nhanh chóng chính xác, trọng tâm nhất
Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận
* Giáo viên tổng kết
Để tiến hành được việc thảo luận phải bố trí chỗ ngồi theo cụm 6 hoặc 8 học sinh thành nhóm thảo luận, mỗi khi giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận ở điều kiện lí tưởng, cách tổ chức như trên cần 2 yếu tố : - Số lượng học sinh trong lớp không nhiều khoảng
30 – 35 học sinh và bàn ghế phải được trang bị đơn giản, gọn nhẹ
Trang 10Phương pháp thảo luận sẽ được thành công khi các nhóm được giao nhiệm vụ Câu hỏi mà giáo viên đưa ra cũng dễ hiểu nhưng phải xoáy vào những trọng tâm khó nhất, hay nhất của bài học để phát huy được hết trí tuệ của tập thể, cũng như sự tư duy của tất cả học trò trong nhóm
Các thành viên trong nhóm đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình, các thành viên trong nhóm phải tích cực vào cuộc thảo luận, phải quan tâm với mọi người trong nhóm Để tránh tình trạng người làm việc ít mà cũng có cùng số điểm của nhóm Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi tên nhóm mình nộp cho thầy cô, bạn nào không hoạt động hoặc ít hoạt động thì ghi ở cuối hàng và đánh một dấu chéo để giáo viên trừ điểm hoặc nhắc nhớ trừ điểm
Có sự kiểm tra các nhóm của giáo viên để đảm bảo các em đều hiểu rõ nhiệm vụ phải làm Do vậy giờ học sinh thảo luận là thời gian mà giáo viên phải quan sát, theo dõi để nhận xét, đánh giá chính xác điểm cho học sinh, tránh làm thiệt thời gian cho bất cứ một học sinh nào Vì lí do mà giáo viên không bao quát hết trong giờ học sinh đang thảo luận
II / Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Qua việc thực hiện phương pháp dạy học theo cách thảo luận nhóm trong dạy học môn Giaó dục công dân ở trường THCS, để thực hiện tốt cần đảm bảo các yếu tố sau
- Về phía giáo viên :
Phải chuẩn bị kĩ nội dung bài để nắm bắt, hiểu lúc nào cần đưa câu hỏi thảo luận nhóm, gợi ý khi câu hỏi tương đối khó với HS, chia nhóm HS phải có đủ các đối tượng học sinh: Giỏi ; Khá; T ; Yếu; Kém, nhắc nhở các em phải hoạt động tập trung tránh cải vả gây ồn ào Câu hỏi phải vừa sức với HS, không nên đánh đố các em
- Về phía học sinh :
Trước giờ học các em phải chuẩn bị bài trước, gạch chân dưới những phần khó hiểu để chú ý khi nghe thầy cô giảng bài, khi thảo luận phải giữ trật tự, tập trung suy nghĩ, mọi HS trong nhóm đều đưa ra ý kiến của mình Nhóm trưởng và thư ký phải