SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC

55 1.2K 0
SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VÕ THỊ THU HẰNG ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Căn cứ vào xu thế đổi mới việc học tập trong giai đoạn hiện nay - Đất nước Việt Nam ta luôn coi trọng việc học tập và đề ra nhiều chính sách giải pháp để nâng cao chất lượng học tập. - Nền giáo dục nước ta đã và đang nghiên cứu và áp dụng công nghệ vào việc học, học không chỉ dừng lại ở mức đảm bảo kiến thức mà còn phải học sao cho khoa học, người học phải luôn tìm tòi sáng tạo thay đổi phương pháp học một cách sáng tạo, tìm đến những phương pháp học mới sao cho chất lượng học tập ngày càng đi lên, nêu cao tinh thần tự học. 1.2 Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và tính chất của bộ môn Vật lý - Bộ môn Vật lý là một môn khoa học, nội dung kiến thức rất gần gũi với đời sống thực tế. Vì vậy đó là một bộ môn rất quan trọng đối với chương trình học của chúng ta. - Quá trình học Vật lý nói chung và giải bài tập Vật lý nói riêng là quá trình vận động nhận thức khoa học. Bằng con đường tư duy logic, sáng tạo, kiên nhẫn trong giải bài tập Vật lý đã hình thành định hướng cho chúng ta điều kiện tự học, tự nghiên cứu, từ đó lĩnh hội, nâng cao kiến thức Vật lý cho chính mình. Xét về mặt đại trà, năng lực giải bài tập vật lý của chúng ta còn hạn chế mặt này, mặt khác. Vì vậy cần xây dựng những giải pháp nghiên cứu về phương pháp giải bài tập Vật lý. 1.3 Căn cứ vào tầm quan trọng và yêu cầu thực tế về dạy và học “ Các định luật bảo toàn” trong bộ môn Vật lý - Các định luật Vật lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc học Vật lý, nó được sử dụng xuyên suốt trong quá trình học Vật lý. Một số bài toán về động học và động lực học sử dụng các định luật bảo toàn để lý giải hiện tượng Vật lý, giải bài tập Vật lý sẽ giúp cho chúng ta có lời giải hay, đơn giản và nhanh chóng đến với kết quả hơn. Trong trường hợp không biết rõ các lực tác dụng lên vật (hay hệ vật) thì phương pháp sử dụng các định luật bảo toàn để lý giải bài tập được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Nếu dùng 3 định luật Niutơn thì sẽ hết sức khó khăn. - Sử dụng các định luật bảo toàn giải bài tập Vật lý sẽ tạo một tiền đề tốt giúp chúng ta vận dụng tốt các định luật bảo toàn trong việc học Vật lý. Chính vì những lý do đã trình bày ở trên, cho phép tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng các Định luật bảo toàn để giải một số bài tập về Động học và Động lực học” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lý thông qua năng lực giải bài tập Vật lý của chúng ta. - Giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập trên cơ sở nắm vững nội dung và phương pháp giải bài tập Vật lý nói chung và áp dụng các định luật bảo toàn để giải nói riêng. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Sử dụng các định luật bảo toàn giải các bài tập Vật lý đại cương. Mỗi bài tập Vật lý được giải đều phải kèm theo nó nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng ,kỹ xảo và trước hết phải xuất hiện một số vấn đề Vật lý mới mà việc giải dẫn đến những tri thức mới, nhằm nâng cao chất lượng kiến thức Vật lý cho chúng ta. - Thiết lập phương pháp giải các bài tập Vật lý phần cơ học trên cơ sở sử dụng các định luật bảo toàn (định luật bảo toàn động lượng,định luật bảo toàn năng lượng). - Lựa chọn, phân loại các bài tập Vật lý và phương pháp giải theo quan điểm sử dụng các định luật bảo toàn. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nghiên cứu về lý luận Căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học về vai trò,ý nghĩa , tác dụng của bài tập Vật lý và phương pháp giải bài tập Vật lý để tiến hành lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập phần ứng dụng “Các định luật bảo toàn” thuộc phần cơ học chương trình Vật lý đại cương nhằm nâng cao chất lượng kiến thức Vật lý cho chúng ta. 4.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn Quan sát, tổng kết kinh nghiệm của học sinh viên khi họ đã từng nghiên cứu nội dung “ Các định luật bảo toàn” thuộc học phần Vật lý đại cương. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5.1 Đối tượng chủ thể Hoạt động học tập của sinh viên theo tinh thần nghiên cứu “Sử dụng các Định luật bảo toàn để giải một số bài tập về Động học và Động lực học”. 5.2 Đối tượng khách thể Giáo trình, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa về Vật lý cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học Vật lý. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu tuyển chọn và sử dụng theo các nguyên tắc đã xây dựng thì việc sử dụng định luật bảo toàn để giải một số bài tập động học và động lực học sẽ nâng cao được chất lượng học tập môn Vật lý. 7.TÁC DỤNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Làm cho chúng ta nhận thấy: Sử dụng “Các định luật bảo toàn” giải bài tập Vật lý về động học và động lực học là một phương pháp hay, hữu hiệu. Qua đó giúp chúng ta phát huy tính tích cực, tự lực, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong quá trình lĩnh hội và nâng cao chất lượng kiến thức Vật lý. - Lựa chọn, xây dựng một hệ thống bài tập Vật lý, hướng dẫn giải chúng theo phương pháp sử dụng “ Các định luật bảo toàn” là tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng ta trong học phần Vật lý đại cương. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp sử dụng các định luật bảo toàn để giải bài tập Vật lý. Chương II: Lựa chọn bài tập Vật lý đại cương phần Động học và Động lực học và hướng dẫn giải chúng qua sử dụng các định luật bảo toàn thuộc cơ học. NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 1.1 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP VẬT LÝ 1.1.1 Bài tập Vật lý là phương tiện giáo dục và giáo dưỡng cho chúng ta trong việc học Vật lý. Bài tập Vật lý là sự tư duy định hướng một cách tích cực, có logic với mục đích chủ yếu là nghiên cứu và hiểu sâu hơn các hiện tượng, các khái niệm, các quy luật Vật lý vv. 1.1.2 Bài tập vật lý là một hình thức củng cố, ôn tập ,hệ thống hóa kiến thức. Khi giải bài tập Vật lý, chúng ta phải nhớ lại những kiến thức vừa học, phải đào sâu khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổng hợp nhiều kiến thức trong một đề tài, một chương, một phần của chương trình, và do vậy về mặt điều khiển hoạt động nhận thức mà nói, nó vừa là phương tiện kiểm tra kiến thức, kỹ năng của chúng ta. 1.1.3 Thông qua giải bài tập Vật lý, tư duy của chúng ta phát triển có tính logic khoa học, đồng thời giáo dục cho chúng ta có đức tính kiên trì, cần mẫn và sáng tạo trong học tập cũng như sau này có đủ tri thức và phẩm chất phục vụ xã hội. 1.1.4 Thông qua giải bài tập Vật lý, xây dựng cho chúng ta về thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố lòng tin khoa học vô thần, góp phần giáo dục lòng yêu nước, có thái độ đúng đắn trong học tập và lao động. Vậy bài tập Vật lý với tính cách là một phương pháp học tập, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy và học Vật lý ở trung học. Thực trạng học tập môn Vật lý ở các trường trung học trong việc giải bài tập Vật lý là một trong những điều kiện tạo ra tình huống có vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, tính tự lực và sáng tạo trong học tập của chúng ta. Thông qua giải bài tập Vật lý, chúng ta vận dụng sáng tạo kiến thức Vật lý, có sự phân tích và tổng hợp những mối liên hệ giữa các hiện tượng và các đại lượng Vật lý, kiến thức Vật lý của chúng ta sẽ được nâng cao. Thực tế cho thấy một số chúng ta không nắm vững các hiện tượng Vật lý, các định luật Vật lý, mối quan hệ giữa các đại lượng Vật lý, nên khi giải bài tập Vật lý tỏ ra lúng túng, thậm chí không giải được. Ngược lại một số bạn khác có trình độ hiểu biết sâu về Vật lý lại tỏ ra có ít kĩ năng vận dụng được những hiểu biết trên. Trong ý thức người học thường khi giải bài tập Vật lý lại bắt đầu không phải ở chỗ tìm hiểu bản chất Vật lý của bài tập. Điều chúng ta thường gặp sai lầm ở người học là việc chọn lựa đơn vị đo lường của các đại lượng Vật lý, dẫn tới kết quả sai với ý nghĩa thực tiễn. Nguyên nhân của nó là việc giải bài tập Vật lý mang tính hình thức và đó là thiếu sót trong phương pháp giải bài tập. Một số trường hợp phố biến khi làm bài tập trên lớp, trong đó có một bạn lên giải trên bảng còn tất cả chúng ta cũng tự lực giải bài tập ấy. Thực tế cho thấy số bạn tự lực, phát huy tính tích cực của mình để tự giải là rất ít, phần đông ý thức yếu hơn, thậm chí có bạn chỉ chép lại của bạn hoặc chép trên bảng. Vì vậy để nâng cao kiến thức Vật lý cho chúng ta thông qua giải bài tập Vật lý, chúng ta cần tích lũy những tài liệu về phương pháp để dùng cho yêu cầu thực tế của cá nhân vừa để có thể khái quát rộng rãi trong việc học tập. 1.2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG VẬT LÝ Trong Vật lý học, quan điểm năng lượng với các định luật bảo toàn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Tính tổng quát và đặc biệt của chúng quyết định ý nghĩa khoa học, ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa triết học của các định luật này. Các định luật bảo toàn là “hòn đá thử vàng” của bất kì thuyết Vật lý nào. Sự thống nhất giữa thuyết đó với các định luật bảo toàn là những bằng chứng tin cậy cho sự đúng đắn của nó. Các định luật bảo toàn là cơ sở của những tính toán quan trọng trong Vật lý thực hiện và trong kỹ thuật. Trong những trường hợp nghiên cứu những quá trình xảy ra trong các vật thể mà ta chưa biết mối liên hệ nội tại giữa các quá trình ấy thì các định luật bảo toàn là phương pháp thâm nhập vào những quy luật cấu trúc vật chất. Tính chất tổng quát của các định luật bảo toàn và ý nghĩa của nó trong khoa học và kỹ thuật đã hình thành cho chúng ta một thế giới quan duy vật biện chứng khoa học. Định luật bảo toàn là một định luật tổng quát nhất của Vật lý học, nó được trình bày dưới một hình thức dễ hiểu bằng những phép toán đơn giản, ý nghĩa tổng quát của những đại lượng bảo toàn như xung lượng, năng lượng vv và các đại lượng bảo toàn ứng với chúng. 1.3 CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ Nó là phần cuối của phân môn cơ học nên sử dụng tất cả các kiến thức đã học trong các phần trước. Đây là điều kiện củng cố kiến thức đã học cho chúng ta, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức. Các định luật bảo toàn có tính tổng quát hơn các định luật Niuton, chúng gắn liền với các tính chất của không gian, thời gian Ví dụ: Định luật bảo toàn động lượng phản ánh tính chất đồng tính của không gian, nghĩa là mọi điểm trong không gian đều như nhau, không có điểm nào ưu tiên, không có điểm nào đặc biệt. Các định luật bảo toàn góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp thông qua việc học các ứng dụng của các định luật và công thức vào kỹ thuật. Động cơ phản lực, hộp số, hiệu suất của máy , bộ chế hòa khí vv… Trong chương trình Vật lý có những định luật bảo toàn được nghiên cứu: - Định luật bảo toàn động lượng - Công ,công suất, định luật bảo toàn công - Định luật bảo toàn năng lượng (trong đó định luật bảo toàn cơ năng là trường hợp riêng) * Tầm quan trọng của các định luật bảo toàn: Các định luật bảo toàn mang tính chất tổng quát tự nhiên, áp dụng cho mọi hệ kín từ vĩ mô như các vật xung quanh ta, các thiên thể vv đến vi mô như nguyên tử, hạt nhân. Chúng đúng cho mọi hiện tượng Vật lý và đúng cho mọi hiện tượng vô sinh, hữu sinh. Các định luật bảo toàn độc lập với các định luật Niuton. Trong trường hợp không biết rõ các lực thì phương pháp dùng các định luật bảo toàn là duy nhất, mặc dù một số định luật bảo toàn có thể suy ra từ các định luật Niuton. Trong một số trường hợp, những phép tính dùng định luật bảo toàn làm cho lời giải bài toán đơn giản hơn rất nhiều, còn nếu dùng 3 định luật Niuton thì sẽ rất khó khăn. 1.4 LỰA CHỌN, PHÂN LOẠI BÀI TẬP VẬT LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CHÚNG QUA SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 1.4.1 Nguyên tắc lựa chọn các bài tập Vật lý Việc lựa chọn, phân loại có hệ thống các bài tập theo một chủ đề nào đó là một việc khó. Vậy, cần phải có những tìm tòi về phương pháp nhằm xác định những mối liên hệ quan trọng nhất, điển hình nhất và những biểu hiện của chúng trong các bài tập, từ đó xác định loại bài tập cơ bản, số lượng của chúng và trình tự giải. Kết quả rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo giải bài tập một cách tự giác phụ thuộc rất nhiều vào việc có hay không có một hệ thống trong khi chọn lựa và sắp xếp trình tự các bài tập, làm thế nào sau mỗi bài tập đều phát hiện ra những cái mới. Bài tập vật lý có tác dụng lớn về cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Tác dụng ấy càng tích cực nếu trong quá trình dạy học có sự lựa chọn thật cẩn thận một hệ thống các bài tập chặt chẽ về nội dung, thích hợp về phương pháp và bám sát mục đích dạy học ở trường phổ thông. Hệ thống các bài tập được lựa chọn cho bất cứ đề tài nào, dù lớn hay nhỏ cần phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - Yêu cầu thứ nhất: Bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về mối quan hệ giữa những đại lượng và khái niệm đặc trưng cho quá trình hoặc hiện tượng sao cho từng bước chúng ta nắm được kiến thức và kỹ năng vận dụng các kiến thức đó. - Yêu cầu thứ hai: Mỗi bài tập được chọn phải là một mắt xích trong hệ thống kiến thức Vật lý (các bài tập) đóng góp được một phần nào đó vào việc hoàn chỉnh các kiến thức của người học, giúp họ hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng, các khái niệm và vạch ra những nét mới nào đó chưa được làm sáng tỏ. - Yêu cầu thứ ba: Hệ thống các bài tập lựa chọn phải giúp cho chúng ta nắm được phương pháp giải từng loại cụ thể. Từ những yêu cầu đó, chúng ta bắt đầu giải bài tập về một đề tài nào đó của giáo trình Vật lý bằng những bài tập định tính, sau đó đến những bài tập tính toán, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm và những bài tập khác phức tạp hơn với số lượng tăng dần về mối quan hệ giữa các đại lượng và khái niệm đặc trưng cho hiện tượng. Việc giải những bài tập có tính toán tổng hợp, những bài tập có nội dung kỷ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bài tập sáng tạo được coi là kết thúc việc giải một hệ thống những bài tập đã được lựa chọn cho đề tài. Cuối cùng cần quan tâm chọn những bài tập có nhiều cách giải khác nhau, hoặc những bài tập có nhiều lời giải tùy theo những điều kiện cụ thể của bài tập. Khi giải những bài tập loại này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn các vân đề, thấy được mọi khía cạnh của kiến thức và biết cách chọn lời giải hay nhất. 1.4.2. Phân loại bài tập Vật lý Người ta có thể căn cứ vào những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản: theo nội dung, theo ý nghĩa mục đích theo chiều sâu của việc nghiên cứu vấn đề, theo phương thức giải, theo phương thức cho giả thiết để phân loại bài tập. - Theo nội dung, ví dụ: Bài tập cơ học ( phần các định luật bảo toàn) - Theo phương thức giải: Bài tập bằng lời, bài tập đố thị, bài tập thí nghiệm Theo mục đích: Bài tập củng cố, bài tập phân tích, bài tập tổng hợp, bài tập nâng cao v.v Dựa vào các đặc điểm và phương pháp nghiên cứu các vấn đề Vật lý người ta chia ra các bài tập định tính và bài tập định lượng. (*) Các bài tập được gọi là bài tập định tính khi giải chỉ xác lập mối liên hệ phụ thuộc về bản chất giữa các đại lượng Vật lý, khi giải chúng ta không cần tính toán hay chỉ làm những phép tính đơn giản có thể nhẩm được. Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì việc luyện, đào sâu và mở rộng kiến thức của chúng ta về một đề tài nào đó cần phải bắt đầu từ việc giải các bài tập định tính. Đó là loại bài tập có khả năng gây hứng thú cho chúng ta trong học tập. (*) Các bài tập định lượng khi giải phải thực hiện một loại những phép tính, mục đích xác lập mối liên hệ phụ thuộc về lượng giữa các đại lượng Vật lý phải tìm với các đại lượng đã biết và nhận được sự trả lời dưới dạng một công thức hoặc một số xác định. Sự phân chia như vậy chỉ là quy ước vì trong bất kì một loại bài tập nào cũng chứa đựng những yếu tố của một loại bài tập khác. Tuy vậy ta vẫn có thể căn cứ vào những dấu hiệu chủ yếu của từng loại để nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của từng loại. Muốn người học phát huy tính tích cực và tự giác trong việc giải các bài tập Vật lý, cần có một hệ thống chặt chẽ trong việc lựa chọn, trong tính liên tục của các bài giải, trong việc áp dụng những thủ thuật giải.Việc tuần tự đi lên từ đơn giản đến phức tạp trong giải bài tập Vật lý sẽ đem lại cho chúng ta một điều mới lạ nhất định, một khó khăn vừa sức, người học phải hiểu trong bài tập đề ra có gì mới hơn so với các bài tập giải từ trước. 1.4.3 Phương pháp giải bài tập vật lý Phương pháp giải bài tập Vật lý phụ thuộc vào điều kiện khác nhau: - Nội dung bài tập - Trình độ sinh viên - Mục đích đặt ra Tuy vậy có một số quy tắc chung cho nhiều bài tập mà khi giải nên chú ý tới. Đối với đa số bài tập Vật lý quá trình giải của nó có thể chia thành các bước sau. (1) Đọc kỹ đề bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ mới, quan trọng nắm đâu là dữ kiện, đâu là ẩn số phải tìm. [...]... Chuyển động phản lực * Các bước để giải bài tập sử dụng định luật bảo toàn động lượng : 1 Phân tích để chứng minh rằng hệ vật là hệ kín( áp dụng định luật bảo toàn động lượng) 2 Động lượng của từng vật và từng động lượng của các vật trong hệ - Trước lúc tương tác - Sau lúc tương tác 3 Dựa vào định luật bảo toàn động lượng để lý giải (đối với bài tập định tính), lập phương trình (đối với bài tập định. .. kín, định lý về động năng, điều kiện để các định luật bảo toàn nghiệm đúng, ứng dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán cơ học, trong đó có vấn đề va chạm - Các định luật bảo toàn là phần cuối của môn cơ học nên sử dụng tất cả những kiến thức đã học của các phần trước Đây là dịp củng cố, nâng cao hiểu biết cho chúng ta, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức các định luật bảo toàn cung cấp một. .. Hệ thống bài tập và hướng dẫn giải bài tập theo phương pháp sử dụng p+ định luật bảo toàn năng lượng Tương tự như phần sử dụng định luật bảo toàn động lượng giải các bài tập, hệ thống các bài tập sử dụng định luật bảo toàn năng lượng được thiết kế từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ định tính đến định lượng nhằm nâng cao kiến thức Vật lý cho chúng ta 2.4.2.1 Bài tập công và công suất Bài 7: Tại... Khi giải bài tập cần tập trung vận dụng các định luật bảo toàn cơ năng, định luật bảo toàn năng lượng để phân tích, giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống của con người Sử dụng những định luật trên giải những bài tập Vật lý được coi là cách giải đơn giản hơn so với việc vận dụng những kiến thức của phần động học, động lực học mà người học đã học trước đó Cần lưu ý rằng: Định luật bảo. .. phương pháp giải các bài tập Vật lý cơ học rất hữu hiệu bổ sung cho phương pháp động lực học và là phương pháp duy nhất nếu không biết rõ các tác dụng (trường hợp va chạm) 2.2 CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG Trong chương trình học Vật lý, chúng ta chủ yếu nghiên cứu 2 định luật bảo toàn: Định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng Khi học phần này chúng ta cần chú ý các vấn... II LỰA CHỌN BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHÚNG QUA SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 2.1 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC CỦA PHẦN “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” - Ở chương trình học trung học phổ thông chúng ta đã được nghiên cứu hai định luật bảo toàn: Định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng Tuy nhiên đối với học phần Vật lý đại cương chúng ta được tìm hiểu về nó sâu hơn... chú ý các vấn đề: Hệ kín, định lý về động năng, điều kiện để các định luật bảo toàn nghiệm đúng, ứng dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán phần động học và động lực học, trong đó có vấn đề va chạm Các định luật bảo toàn chỉ áp dụng đúng cho mọi hệ kín.Vậy trước hết chúng ta phải nắm vững thế nào là hệ kín Như đã trình bày ở trên: Một hệ được coi là hệ kín nếu các vật trong hệ chỉ tương... 1.6.2 Bài tập định lượng: Bài tập định lượng là những bài tập muốn giải được thì phải thực hiện một loạt các phép tính Phương pháp giải các bài tập định lượng phụ thuộc vào nhiều yêu tố Đó là tính phức tạp của bài tập, trình độ toán học của người học. Tùy theo việc sử dụng công cụ toán học người ta có thể phân biệt các phương pháp giải bài tập định lượng như sau: - Phương pháp số học - Phương pháp hình học. .. hình học để giải bài tập Các bài tập đồ thị là các bài tập mà đối tượng nghiên cứu là những đồ thị biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng Vật lý 1.6 PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ KHÁC NHAU 1.6.1 Bài tập định tính - Thuật ngữ bài tập định tính: Các bài tập định tính thường xuất hiện các tên goi khác nhau: “Câu hỏi thực hành”, Bài tập logic”, “ Bài tập miệng”, “ Câu hỏi định tính”, “Câu... nâng cao, từ các bài tập đính tính đến các bài tập định lượng v.v có như thế chúng ta mới tự phân tích ,tìm hiểu và nắm vững bản chất các hiện tượng Vật lý, các khái niệm ,các định luật Vật lý.Việc đào luyện và mở rộng kiến thức Vật lý của chúng ta về một đề tài nào đó giúp chúng ta nâng cao kiến thức Vật lý một cách chủ quan và tự tin 2.3.2 Hệ thống bài tập về sử dụng định luật bảo toàn động lượng Ngoài . định lý về động năng, điều kiện để các định luật bảo toàn nghiệm đúng, ứng dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán phần động học và động lực học, trong đó có vấn đề va chạm. Các định. nghiên cứu Sử dụng các Định luật bảo toàn để giải một số bài tập về Động học và Động lực học 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lý thông qua năng lực giải bài tập Vật. kín, định lý về động năng, điều kiện để các định luật bảo toàn nghiệm đúng, ứng dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán cơ học, trong đó có vấn đề va chạm. - Các định luật bảo toàn

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan