Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
167 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4" II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hồ Chủ Tịch người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “ Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”. Thật vậy, tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cửa của vũ trụ, của loài người. Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải qua quá trình nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi mới có được. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây Hồ Ngọc Đại, cho thấy chỉ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động học tập ngay từ khi trẻ tới trường tiểu học. Các môn học nói chung, môn Toán nói riêng tùy theo đặc trưng bộ môn đều có nhiệum vụ, thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Quan điểm dạy Toán, dạy người cũng được Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh. Trong thư gửi các bạn trẻ yêu Toán, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói về khả năng giáo dục của môn Toán như sau: “ Trong các môn Khoa học và Kĩ thuật, Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với các ngành khoa học khác, đối với kĩ thuật, sản xuất và chiến đấu. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán còn giúp cho ta rèn luyện đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù các bạn phụ vụ ngành nào, công tác gì thì kiến thức và phương pháp Toán học cũng cần cho các bạn”. Môn Toán có một vị trí quan trọng như vậy cho nên chúng ta cần xây dựng một nền tảng vững chắc ngay từ những lớp đầu cấp một cách rõ ràng, ngắn gọn và logic. Thế nhưng trong thực tế ở những năm qua và cả năm học này tôi được phân công phụ trách lớp 4/2 với 40 học sinh. Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy chất lượng giải toán của lớp mình phụ trách chưa đạt yêu cầu. Và đây cũng là điều làm tôi suy nghĩ nhiều vì nếu các em giải toán còn yếu thì làm sao có thể tiếp thu được các bài toán bằng cách dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị đồng thời nó còn ảnh hưởng đến các môn học khác như Tập làm văn, Luyện từ và câu Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dạy Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính tích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Để tiến hành thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn Toán lớp 4, bản thân đã tích hợp nhiều yếu tố, phương pháp nhằm tìm ra một hướng đi tích hợp, với mục đích mong muốn giúp các em nắm vững kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 thông qua các cơ sở sau: - Dựa vào SGK Toán 4, SGV Toán 4, sách tham khảo giảng dạy, chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, sách bài tập toán 4, IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Tình hình dạy học giải toán của giáo viên hiện nay đang được áp dụng phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song học sinh lại lúng túng với phương pháp này vì các em không biết tìm “ khóa” để mở bài toán ( đặc biệt toán hợp ). Nếu giáo viên giảng giải nhiều sẽ bị coi là không đổi mới phương pháp và cũng đồng thời không phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Bản thân học sinh không biết cách trình bày bài giải thế nào hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có những bước tính phù hợp. Đó chính là những khó khăn khi dạy toán ở tiểu học. Vì vậy, kết hợp với khảo sát chất lượng tôi lại tiếp tục với những phương pháp điều tra, tìm hiểu khác như: + Dành thời gian đầu năm ở tiết Ôn luyện Toán, kiểm tra lại kiến thức, kĩ năng tính toán, nêu và giải quyết vấn đề, giải toán qua các phép tính, bài toán các em đã học ở chương trình Lớp 3. Qua những biện pháp tìm hiểu trên, tôi nhận thấy tình hình chất lượng giải toán của lớp như sau: - Biết nêu và giải quyết vấn đề, tóm tắt đề và giải toán: 10 em, tỉ lệ: 25% - Giải toán theo quán tính ( cụ thể: nhiều hơn thì làm phép tính cộng, ít thì làm phép tính trừ, ) 13 em, tỉ lệ: 32,5%. - Kĩ năng tính toán sai, nhầm ( cộng, trừ có nhớ, nhân, chia, ): 10 em, tỉ lệ: 25%. - Không biết giải toán, giải sai: 7 em, tỉ lệ: 17,5% Với thống kê trên tôi nhận thấy tỉ lệ giải toán có lời văn yếu quá nhiều, không đáp ứng được yêu cầu môn Toán. Tất nhiên hạn chế trên có nhiều nguyên nhân đem đến nhưng phổ biến là: + Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em và đa số không biết được biện pháp kỹ năng hướng dẫn học Toán để giúp đỡ các em học ở nhà. + Phương pháp dạy học của chúng ta còn hạn chế, chưa lôi cuốn, phát huy tích cực trong học sinh và thiếu các biện pháp tích cực để hỗ trợ. + Việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế, nhanh quên. + Các bước giải toán có lời văn còn quá yếu. + Tư duy suy luận toán còn kém. + Không tự tin trong học tập, còn rụt rè. + Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng, hấp tấp, đơn giản hóa vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã vội vàng nộp bài dẫn đến kết quả còn nhiều khi bị sai thiếu. Vậy làm thế nào để giúp học sinh giải toán nhanh và chính xác đồng thời tạo được hiệu quả tốt trong giờ học ? Để đáp ứng yêu cầu trên, qua suy nghĩ tìm tòi, căn cứ từ những nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Với những nguyên nhân và lý do đã nêu trên. Bản thân tôi đã băn khoăn, trăn trở tìm ra những biện pháp giúp cho học sinh biết cách giải toán có lời văn: * Biện pháp 1: Thực hiện khảo sát để phân loại đối tượng: ( đã nêu trên ) * Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh: - Tham mưu với Ban giám hiệu mời phụ huynh họp ( sau khi khảo sát, phân loại đối tượng ) thông qua yêu cầu của môn Toán. Thông báo cho từng phụ huynh biết con mình yếu ở mặt nào ( chưa nắm được kỹ năng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100000, nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số, chưa giải được toán có lời văn ) từ đó hướng dẫn phụ huynh biện pháp giúp đỡ các em học tập ở nhà. - Thăm gia đình hoặc thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua phiếu liên lạc (chú ý học sinh yếu Toán). * Biện pháp 3: Chuẩn bị kĩ cho việc học tốt môn Toán: Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhất thiết bắt buộc học sinh phải nhớ đây là dạng toán nào nhưng phải xác định được bài toán này thuộc dạng toán nào đã học? Bởi sự phân chia các dạng toán hợp chỉ có tính tương đối nhằm giúp học sinh làm quen và biết cách giải một số loại toán hợp khác. Điều chủ yếu là giáo viên phân tích kĩ từng mẫu bài toán, biết lập luận một cách logic để tìm ra cách giải nhanh và đúng. Học sinh phải biết xác định đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán, từ đó tìm ra cách giải tương ứng của mỗi dạng toán. Từ cơ sở trên, tôi có phương hướng giải quyết vấn đề giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong việc giải toán. Muốn giải được toán, học sinh cần nắm được các bước, phương pháp chung giải toán có lời văn như sau: + Bước 1: Đọc kĩ đề toán, xác định bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì? Mỗi đề toán bao giờ cũng đều có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Muốn giải bất kì bài toán nào học sinh cũng cần phải xác định đúng hai bộ phận đó. Chúng ta cần tập trung vào những từ quan trọng (từ khóa) của đề toán, từ nào chưa hiểu thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. Học sinh cũng cần phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết. + Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối liên quan cái đã cho và cái cần phải tìm. + Bước 3: Phân tích các mối quan hệ giữa các “ dữ kiện” đã cho với “kết luận” để tìm ra cách giải bài toán. Kết quả các bước này là xác định một trình tự để giải bài toán. Thực chất của việc giải toán là bắt những chiếc cầu từ cái đã cho và cái phải tìm. Có nhiều phương pháp để để bắt được những chiếc cầu đó, và đó chính là quá trình phân tích bài toán. Thông thường ở tiểu học thường dùng các cách sau: Suy nghĩ theo đường lối phân tích: Tập trung suy nghĩ vào câu hỏi của bài toán, nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì ta phải biết những gì và phải làm những phép tính gì? Trong những điều cần biết đó cái nào đã cho sẵn trong đề toán, cái nào phải tìm? Muốn tìm được cái này thì ta phải biết những gì và làm phép tính gì? v. v Cứ như thế ta suy nghĩ từ câu trả lời của bài toán trở về các điều đã cho của bài toán. Đây là cách hay dùng nhất. Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong từng bài toán ta có thể suy ra điều gì, tính ngay được cái gì? Từ những cái đó có thể suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải bài toán không? Như thế ta suy luận dần dần: Từ những điều đã cho đến câu hỏi của bài toán. Ngoài ra trong một số bài toán chúng ta phải kết hợp cả hai cách nói trên để giải quết bài toán. + Bước 4: Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để đi tới đáp số. Sau quá trình nghĩ tìm cách giải và thiết lập được trình tự giải bài toán, chúng ta thực hiện các phép tính và đi đến kết quả. Mỗi bài giải đều có hai phần: Các câu lời giải và các phép tính. Việc viết câu lời giải phải ngắn gọn và đúng yêu cầu nội dung của bài toán và ứng với một câu lời giải là một phép tính kèm theo. Sau khi giải xong một phép tính hay một bài toán đều phải tiến hành công việc thử lại xem phép tính hay đáp số của bài toán đó đã đúng hay chưa. Đối với những bài toán quá đơn giản thì có thể bỏ bớt một vài bước hoặc một vài hoạt động trong các bước trên. Tuy nhiên với các em học sinh khá, giỏi thì khuyến khích cho các em giải bài toán bằng nhiều cách. Phân tích, so sánh tìm ra cách giải hay nhất, hợp lí nhất. Đây là cách rất tốt để học sinh tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập, linh hoạt, trí thông minh và óc sáng tạo. Ví dụ: Với bài toán: “ Hai công nhân sản xuất được 481 dụng cụ. Người thứ nhất làm trong 21 giờ, người thứ hai làm trong 16 giờ. Hỏi mỗi người sản xuất được bao nhiêu dụng cụ? (Số dụng cụ mỗi người làm trong mỗi giờ là như nhau)” Giải: Cách thông thường Tổng số giờ làm việc của hai người là: 21 + 16 = 37 ( giờ ) Mỗi giờ làm được là: 481 : 37 = 13 (dụng cụ) Người thứ nhất sản xuất được là : 13 x 21 = 273 (dụng cụ) Người thứ hai sản xuất được là : 13 x 16 = 208 ( dụng cụ) Đáp số :Người tứ nhất : 273 dụng cụ Người thứ hai : 208 dụng cụ. Giải bằng cách khác : Mỗi giờ một người làm được là : 481 : ( 21 + 16 ) = 13 (dụng cụ) Người thứ nhất sản xuất được là : 13 x 21 = 273 (dụng cụ) Người thứ hai sản xuất được là : 13 x 16 = 208 ( dụng cụ) Đáp số : Người tứ nhất : 273 dụng cụ Người thứ hai : 208 dụng cụ. * Biện pháp 4: Phương pháp dạy các dạng toán có lời văn: Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4, tôi chú ý vào các dạng toán sau: a) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Dạng toán này học sinh thường giải theo cách thông thường tìm số bé rồi tìm số lớn . Bài toán: ( Bài 2 trang 47 ) Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ? Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để tìm hiểu xem: + Đề bài cho biết gì? (lớp có 28 học sinh, số học sinh trai nhiều hơn số học sinh gái là 4 em có nghĩa là Tổng bằng 28, Hiệu bằng 4). + Yêu cầu gì? ( Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ?.) + Làm thế nào để Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ? ( Trước hết đi tìm hai lần số học sinh gái: Lấy tổng trừ đi hiệu. Số học sinh gái: Hai lần số học sinh gái : 2 Số học sinh trai: Tổng trừ đi số học sinh gái ) + Học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng Học sinh trai: ? Học sinh gái: ? 4 28 học sinh Từ gợi ý trên sẽ lập được sơ đồ phân tích như sau: Hai lần số học sinh gái là: ( Tổng – Hiệu) Số học sinh gái là: ( Tổng – Hiệu ) : 2 Số học sinh trai là: Tổng – số học sinh gái. Nhìn vào sơ đồ phân tích học sinh sẽ giải được bài toán một cách dễ dàng. Giải: [...]... câu hỏi ở mức độ khác nhau như : Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại : -Nêu những đặc điểm giống nhau của hình chữ nhật và hình bình hành ? * Sau khi áp dụng biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4/ 2 một thời gian, tôi đã ra bài kiểm tra có nội dung giải bài toán có liên quan đến tỷ số cho học sinh lớp 4/ 2 trường tiểu học Lê Văn Tám, kết quả như sau: LỚP Đợt Sỉ số G K TB Y SL 4/ 2 % SL... % SL % GHKI 41 7 17,1% 26 63 ,4% 6 14, 6% 4 4,9% CHKI 41 11 26,8% 23 56,1% 7 17,1% 0 0 Như vậy nhờ có biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số cho học sinh lớp 4/ 2 mà chất lượng học tập của học sinh có tăng lên Song vẫn chưa theo ý muốn của mình, tôi đã thực hiện kết hợp với các hình thức tổ chức khác như: * Biện pháp 5: Tổ chức dạy học theo nhóm: - Trong tiết học Toán việc tổ... phải phù hợp với nội dung, kiến thức môn Toán * Biện pháp 6: Xây dựng phong trào học Toán ngoài giờ: Với các biện pháp trên, hàng tuần tôi thường kiểm tra một số em trong lớp ( cụ thể những em học yếu) ở tiết ôn luyện Toán, tôi thấy kỹ năng giải toán của các em có phần tiến bộ hơn Tuy nhiên, hàng tháng tôi cũng ra cho các em làm một số bài toán giải có lời văn dạng tương tự ( không giống hoàn toàn... kỳ II vừa qua chất lượng môn Toán lớp tôi như sau: LỚP Đợt Sỉ số G SL K % SL TB % SL Y % SL % 4B GHKII 40 20 60% 16 40 % 4 10% 0 0 Tuy nhiên qua bài kiểm tra tôi đã thống kê được về việc giải toán có lời văn của lớp như sau: - Biết tóm tắt và giải đúng: 20 em, tỉ lệ : 50% - Giải toán còn theo quán tính: 10 em, tỉ lệ : 25% - Kĩ năng tính toán sai: 7 em, tỉ lệ : 17,5% - Giải toán sai 3 em, tỉ lệ : 7,5%... Song song với dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng ta còn dạng toán có lời văn về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ b) Đối với dạng toán ‘’ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó’’ Dạng toán này học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần bằng nhau, sau đó đi tìm giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số Bài toán : (Bài 2 trang 148 ) Một người đã bán được...Cách giải thông thường Cách giải khác: Hai lần số học sinh gái là: Số học sinh gái của lớp đó là : 28 – 4 = 24 ( học sinh) (28 – 4) : 2 = 12 ( học sinh) Số học sinh gái của lớp đó là : Số học sinh trai của lớp đó là : 24 : 2 = 12 ( học sinh) 28 – 12 = 16 ( học sinh) Số học sinh trai của lớp đó là : Đáp số : Học sinh gái : 12 học sinh 28 – 12 = 16 ( học sinh) Học sinh trai : 16 học sinh Đáp số : Học... khảo sát đầu năm thì tình hình chất lượng giải toán của lớp có sự chuyển biến rõ rệt Cụ thể: - Biết tóm tắt và giải đúng tăng : 10 em, tỉ lệ tăng : 25% - Giải toán còn theo quán tính giảm: 3 em, tỉ lệ giảm : 6,5% - Kĩ năng tính toán sai, nhầm giảm: 3 em, tỉ lệ giảm: 7,5% - Giải toán sai giảm : 4 em, tỉ lệ giảm: 10% Với kết quả đó, tất nhiên vẫn còn một số em giải toán chưa đạt yêu cầu vì nguyên nhân quá... phải cho học sinh rèn luyện, thực hành nhiều; giáo viên không nên chữa hết các bài tập + Luôn khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp Cần phải gần gũi động viên học sinh, khích lệ các em hứng thú trong học tập + Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 Trong quá trình nghiên... để giải bài toán bằng cách khác nhưng kết quả vẫn không thay đổi c) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó” Dạng toán này tương tự như dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” Học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần bằng nhau, sau đó đi tìm giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số Bài toán : (Bài 2 trang 151) Người ta dùng số bóng... sẽ giải được bài toán một cách dễ dàng Giải: Cách giải thông thường: Tổng số phần bằng nhau là : 2 + 5 = 7 (phần) Giá trị của 1 phần là : 280 : 7 = 40 (quả) Số quả cam người đó đã bán là : 40 x 2 = 80 ( quả) Số quả quýt người đó đã bán là: 280 - 80 = 200 ( quả) Cách giải khác: Số quả cam người đó đã bán là : 280 : ( 2 + 5 ) x 2 = 80 ( quả ) Số quả quýt người đó đã bán là : 280 - 28 = 200 ( quả) Đáp số . làm văn, Luyện từ và câu Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dạy Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói. SL % GHKI 41 7 17,1% 26 63 ,4% 6 14, 6% 4 4,9% CHKI 41 11 26,8% 23 56,1% 7 17,1% 0 0 Như vậy nhờ có biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số cho học sinh lớp 4/ 2 mà chất. vững kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 thông qua các cơ sở sau: - Dựa vào SGK Toán 4, SGV Toán 4, sách tham khảo giảng dạy, chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, sách bài tập toán 4,