Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “DạyTiếng Anh đạt hiệu quả tốt trong lớp đông học sinh với nhiều trình độ khác nhau” với hi vọng đóng góp một phần
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"DẠY TIẾNG ANH ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT TRONG LỚP ĐÔNG
HỌC SINH VỚI NHIỀU TRÌNH ĐỘ KHÁC NHAU"
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1.1 Cơ sở lý luận
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và học hỏi, bắt nhịp theokhoa học công nghệ phát triển của thế giới Trong quá trình đó, mỗi học sinh, sinhviên nói riêng và người dân Việt Nam rất cần trang bị cho mình khả năng sử dụngTiếng Anh tốt Đó chính là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức của nhân loại, thúc đẩythành công trong hội nhập quốc tế
Trên thực tế, dù đã ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, hầu hết học sinh,sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đều chưa đáp ứng được trình độ Tiếng Anhphục vụ yêu cầu của công việc Số đông học sinh, sinh viên Việt Nam, đặc biệt họcsinh các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, cảm thấy môn Tiếng Anh rất khó và rất ngại học
Câu hỏi đặt ra là tại sao trình độ Tiếng Anh của người dân Việt Nam lại thua kémtrình độ Tiếng Anh của người dân các nước trong khu vực và trên thế giới Có rấtnhiều nguyên nhân trong đó phương pháp dạy học là một trong những lý do chính.Chúng ta đã thực sự có được chương trình phù hợp, áp dụng phương pháp dạy họctích cực gây được hứng thú cho học sinh và phát triển khả năng ngôn ngữ của mỗi cánhân chưa?
Đặc biệt trong điều kiện nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn, các lớp họcTiếng Anh cả ba cấp học đều dao động từ 35 đến 50 học sinh với trình độ ngoại ngữchênh lệch nhau
Trang 3Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Dạy
Tiếng Anh đạt hiệu quả tốt trong lớp đông học sinh với nhiều trình độ khác nhau”
với hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé trong việc điều chỉnh phương pháp dạy học đểđạt hiệu quả tốt hơn
I.1.2 Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế, ở bất kỳ một lớp học nào ở cấp trung học cơ sở và trung học phổthông hiện nay, sự chênh lệch về trình độ Tiếng Anh giữa học sinh là điều khôngtránh khỏi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khác biệt này:
- Khác nhau về giới tính
- Khác nhau về tính cách
- Khác nhau về khả năng nhận thức
- Khác nhau về tốc độ phát triển các giai đoạn nhận thức
- Khác nhau về xuất thân, hoàn cảnh gia đình và môi trường học tập ở nhà
- Chất lượng Tiếng Anh đầu vào trong cùng một lớp cũng chênh nhau khá nhiều
- Khả năng tiếp thu ngoại ngữ không bằng nhau
- Động lực, hứng thú học tập khác nhau
Hiểu rõ về đối tượng học sinh cũng như phân tích, đánh giá chi tiết về hình thức,nguyên nhân khác biệt đó với học sinh lớp mình dạy là một khâu quan trọng để xâydựng phương án tối ưu cho từng giờ dạy, để mọi học sinh đều đạt được hiệu quả tốtnhất
I.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
- Các quy trình thiết lập và ổn định hoạt động của lớp học
Trang 4- Cách thức tổ chức và áp dụng các hoạt động phù hợp với học sinh có trình độTiếng Anh chênh lệch.
- Cách thức tổ chức các trò chơi hỗ trợ học tập
I.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài này tập trung vào học sinh trung học phổ thông học môn Tiếng Anh trongcác lớp không chuyên Anh như các lớp chuyên Vật lý, chuyên Sinh, chuyên Ngữ văn,chuyên Sử Đề tài này cũng có thể được áp dụng trong các tiết dạy Tiếng Anh ở cáctrường trung học phổ thông khác
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp trực quan: tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, dạy thử nghiệm, quan sát
sự tiến bộ của học sinh, tiến hành dự giờ, thăm lớp để rút kinh nghiệm, bổ sung, điềuchỉnh phương pháp giảng dạy kịp thời
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: sau khi dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp để có
phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: sử dụng phiếu điều tra để thăm dò ý kiến học
sinh, thiết kế hai nhóm học sinh tương đương, nhóm thực nghiệm theo phương phápmới, nhóm dạy thông thường: kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ ở cả kĩ năng và kiến thứcngữ pháp
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1 Giới thiệu chung
Trang 5Điều quan trọng nhất trong lớp học đông và chênh lệch về trình độ là phải tạođược hứng thú học tập cho học sinh Với học sinh giỏi là những thách thức mới cầnvượt qua; với học sinh yếu hơn là những tiến bộ từng bước rõ rệt Vì vậy, phươngpháp dạy và quản lý của giáo viên cần luôn phong phú, linh hoạt Trong đề tài này,tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cải tiến khắc phục hiện trạng lớp học đônghọc sinh với nhiều trình độ khác nhau Những ứng dụng này bao gồm:
- Xây dựng quy tắc nội bộ
- Kĩ thuật chia nhóm linh hoạt
- Đa dạng, điều chỉnh nhiệm vụ, bài tập phù hợp đối tượng học sinh
- Áp dụng các trò chơi trong giảng dạy
II 2 Một số phương pháp dạy học tích cực cho lớp đông học sinh với nhiều trình độ khác nhau
II 2 1 Xây dựng quy tắc nội bộ
Xây dựng quy tắc nội bộ là một việc làm cần thiết trong lớp đông học sinh để duytrì kỷ luật của lớp và tạo môi trường học tập thoải mái cho tất cả học sinh
Bản thân giáo viên phải là người tiên phong trong mọi quy định đưa ra thay vì làngười phán xét học sinh Nếu giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhưnglại đi ra ngoài hoặc ngồi làm việc riêng, học sinh sẽ không tuân theo yêu cầu đó Giáo viên và học sinh cùng thảo luận tạo nên các quy tắc nội bộ của lớp trong đó
sự nhất quán là yếu tố then chốt Đặc biệt với các lớp đông học sinh, những quy tắcsau vô cùng cần thiết:
- Học sinh phải giữ trật tự lắng nghe khi giáo viên hoặc một học sinh khác tronglớp trình bày ý kiến
- Học sinh làm việc theo nhóm không nói quá to để không ảnh hưởng đến các nhómkhác cũng như lớp khác
Trang 6Giáo viên có nêu trước cho học sinh những hình thức thưởng phạt công minh rõràng và áp dụng công bằng với tất cả học sinh Trong từng trường hợp cụ thể, nên ápdụng hình thức phạt sau buổi học để không ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.Điều cần thiết đối với giáo viên là phải tìm ra được nguyên nhân sâu xa cho nhữngkhuyết điểm của học sinh
Hãy bàn bạc với học sinh về các quy tắc nội bộ phù hợp với tình hình lớp Chohọc sinh ghi các điều lệ này lên một tờ áp phích và đặt nó ở một vị trí dễ nhìn thấy
II.2.2 Kĩ thuật chia nhóm linh hoạt
Phương pháp dạy học nhóm hàm chứa quá trình hoạt động để người học tích cực,
tự giác chiếm lĩnh nội dung khoa học Bằng quá trình động não và thảo luận tập thể,học sinh có cơ hội rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kĩ năng nghe, kĩ năng nói, khảnăng và bảo vệ ý tưởng bằng Tiếng Anh Học sinh có thể học được các kĩ thuật làmbài, phát triển ý tưởng mới từ thành viên khác trong nhóm
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ khó dễ của nhiệm vụ học tập và trinh
độ của học sinh trong lớp, giáo viên lựa chọn hình thức chia nhóm phù hợp nhất.Thông thường, có những cách chia nhóm sau:
Trang 7 Chia nhóm ngẫu nhiên: Là các nhóm hình thành từ những học sinh ngồi gần
nhau (trong cùng một bàn, 2-3 bàn gần nhau) Ưu điểm: nhóm được tổ chức nhanh
chóng, dễ dàng Chỉ phù hợp với những yêu cầu bài tập đơn giản, ngắn gọn
Nhược điểm: rất dễ có hiện tượng những học sinh học kém hơn ngồi chơi, đợi kết
quả từ những học sinh khá để làm kết quả của cả nhóm Việc trình bày kết quả nhiệm
vụ cũng được giao cho các học sinh khá Điều đó khiến cho những học sinh có trình độyếu hơn trong nhóm ngày càng trở nên thụ động và không phát triển được trình độTiếng Anh
Chia nhóm khác trình độ: Giáo viên kiểm tra đánh giá và cố định các thành viên
của nhóm trong một thời gian nhất định Trong mỗi nhóm sẽ có một số em học giỏi,
khá, kém hơn theo tỷ lệ nhất định Ưu điểm: tạo tính cạnh tranh cao hơn giữa các nhóm với nhau Nhược điểm: Cũng giống như việc chia nhóm ngẫu nhiên, những học
sinh yếu hơn trong nhóm dễ ỷ lại và các bạn khá
Chia nhóm cùng trình độ: Giáo viên kiểm tra đánh giá và cố định các thành viên
của nhóm trong một thời gian nhất định Giáo viên phân hạng nhóm và có đánh giá,
xếp hạng lại theo định kỳ Ưu điểm: Các thành viên trong nhóm có vai trò và trách
nhiệm như nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, giảm được tính ỷ lại của
một số học sinh trong lớp Nhược điểm: giáo viên mất thời gian đánh giá và phân loại
nhóm để cố định, xếp hạng nhóm cũng như tiến hành đánh giá theo quy trình để nânghạng cho nhóm
Chia nhóm theo sở thích: Khi bắt đầu tiến hành một hoạt động học, giáo viên đưa
ra một số sự lựa chọn và hỏi xem học sinh thích làm hoạt động nào Những học sinh
thích làm cùng một hoạt động sẽ được phân vào một nhóm Ưu điểm: tạo hứng thú học tập cho học sinh, giờ học sôi nổi Nhược điểm: Khó tổ chức hoạt động
Trang 8Trong đề tài thực nghiệm của mình, nhằm khắc phục nhược điểm là lớp học đông
và trình độ học sinh chênh lệch, tôi thử nghiệm hai phương pháp phân nhóm: Phân nhóm cùng trình độ và phân nhóm theo sở thích
Để tiến hành hoạt động nhóm cùng trình độ, trước hết giáo viên trước hết cần
nắm rõ trình độ thực tế của học sinh trong lớp thông qua khảo sát, đánh giá và phântính Giáo viên nên phân loại nhóm cố định theo trình độ Tiếng Anh gần tương đươngnhau: Nhóm trình độ rất tốt, nhóm trình độ tốt, nhóm trình độ khá, nhóm trình độ trungbình Để từ đó chúng ta những yêu cầu khác nhau phù hợp với từng nhóm khác nhau.Giáo viên nên quy định những nhóm cố định cho từng tháng và có điều chỉnh khi họcsinh tiến bộ Điều quan trọng là giáo viên luôn khích lệ, động viên kịp thời cho họcsinh giống như trong một cuộc đua để học sinh cố gắng nâng hạng của nhóm mình lên
Cũng có đồng nghiệp phản biện với tôi rằng cách chia như vậy sẽ khiến nhữnghọc sinh yếu hơn không học được từ các bạn có trình độ tốt Theo tôi, điều này khôngxảy ra vì sau mỗi hoạt động nhóm, học sinh đều trình bày kết quả trước cả lớp Đâychính là cơ hội để học sinh nghe và học hỏi từ các nhóm khác, nâng cao trình độ bảnthân Để làm được điều này, giáo viên cần trang bị cho học sinh khả năng tự đánh giá
và đánh giá bạn Dù học sinh ở trình độ nào, quá trình tự chấm điểm lại bài của mìnhđều tạo cho học sinh kiểm soát việc sử dụng Tiếng Anh tốt hơn và khích lệ học sinhhọc tập Trong khi đó, kĩ năng đánh giá bài của bạn lại giúp học sinh nhận ra những lỗisai không đáng có cũng như học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới Quá trình này rấthữu hiệu nhằm giảm khoảng cách về trình độ của học sinh trong lớp
II.2.2.2 Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm
Với hoạt động nhóm, hãy đưa ra yêu cầu cụ thể để buộc tất cả các thành viên đều
phải tham gia, ví dụ như: “write two sentences each”(mỗi nguời viết hai câu),
Trang 9“submit one idea each”(mỗi người đóng góp một ý kiến), “take turns to speak so that you all speak” (phát biểu ý kiến theo vòng tròn lần lượt)
Chỉ định các học sinh khác nhau để trả lời câu hỏi Không nên lúc nào cũng gọihọc sinh xung phong đầu tiên trả lời câu hỏi vì đây sẽ thường là các học sinh khá,như vậy các học sinh kém hơn sẽ không có nhiều cơ hội để trả lời Giáo viên có thểchỉ định học sinh trước rồi mới đặt câu hỏi, câu hỏi dễ cho học sinh kém và câu khóhơn cho học sinh khá
Sử dụng nhóm trưởng: chỉ định các học sinh có năng lực và nhanh hơn làm
nhóm trưởng để các em này có thể hổ trợ các học sinh chậm hơn Hãy giao tráchnhiệm rõ ràng cho nhóm trưởng, người sẽ giúp giáo viên duy trì trật tự của lớp học.Nhóm trưởng có thể được chỉ định luân phiên để mỗi thành viên trong nhóm đều cótrách nhiệm với nhóm của mình
II.2.3 Đa dạng, điều chỉnh nhiệm vụ, bài tập phù hợp đối tượng học sinh
Phương pháp 1: Điều chỉnh độ khó của bài tập
Với cùng một bài tập, giáo viên có thể điều chỉnh mức độ khó của bài tập và đưa ranhiều dạng bài tập như điền từ, điền cụm từ, chọn đáp án đúng, chọn đúng sai, trả lờicâu hỏi, v.v.để thích hợp với nhiều trình độ học sinh khác nhau
Ví dụ: Phần E: Language focus – Unit 6- Sách giáo khoa Tiếng Anh 11
Exercise 1 (page 74): Change indirect speech into reported speech Begin each of the
sentences in the way shown
Với nhóm C: ( nhóm có trình độ yếu hơn) giáo viên có thể làm đơn giản hóa bài tập
bằng việc cho sẵn phương án chọn:
Câu 1: “ I hear you passed your exams Congratulations!” John said to us
Trang 10A. John congratulated we on passing your exams
B John congratulated us on passing our exams
C. John congratulated us on passed our exams
D John congratulated us to pass our exams
Câu 2: “I am sorry, I didn’t phone you earlier,” Mary said
A Mary apologised for not phoning you earlier
B. Mary apologized for not phoned you earlier
C Mary apologized didn’t phone me earlier
D Mary apologized for not phoning me earlier
Với nhóm B: Nhóm có trình độ khá, giáo viên có thể thiết kế bài tìm và sửa lỗi sai
với cùng một nội dung trên:
Câu 1: “ I hear you passed your exams Congratulations!” John said to us
John congratulated us on passed our exams
A B C D
Câu 2: “I am sorry, I didn’t phone you earlier,” Mary said
Mary apologized for didn’t phone me earlier
A B C D
Với nhóm A: Nhóm học tốt: Giáo viên có thể tăng độ khó của bài tập yêu cầu học
sinh phải thuộc được cấu trúc và có tư duy Tiếng Anh tốt để viết lại câu tương đươnghoặc cho một từ gợi ý để học sinh viết lại câu:
Câu 1: “ I hear you passed your exams Congratulations!” John said to us
Trang 11Câu 4: “You didn’t pay attention to what I said,” the teacher said to the boy (OF)
………
Phương pháp 2: Bài tập bổ sung Giáo viên nên chuẩn bị thêm một số bài tập dành cho những học sinh học tốt hơn vì những học sinh này thường hoàn thành bài tập trên lớp trước các học sinh yếu hơn Ví dụ: Phần A- Reading- Unit 6: Competitions- SGK Tiếng Anh 11- CT chuẩn-Phần task 3 (page 68) Nhóm C: Yêu cầu học sinh viết từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh dựa trên nội dung bài đọc 1 Activity 5,/ Hung/unable/recite/poem 2 Having/highest/score/,/ Group B/70 points/and/winner 3 Group C/ lost/game/they/got/points 4. Nga/encouraged/group/saying/important/thing/their participation/competition/and/ enjoyment/had/it Nhóm B: Yêu cầu học sinh đọc lại bài đọc và hoàn thành câu 1 In activity 5, Hung was unable ………
2 Having achieved the highest score, Group B ………
3 Group C lost the game ………
4 Nga encouraged her group ………
Nhóm A: Yêu cầu học sinh đóng vai nhân vật trong bài đọc trình bày trước cả lớp
diễn biến của cuộc thi, dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải tập trung để nhớ được nội dung bài, đồng thời phát triển các kĩ năng tổng hợp và độ chính xác về ngữ pháp
Trang 121. Supposing you were Hung, tell us about your team’s performance and yourfeelings.
(Giả sử bạn là Hùng, hãy kể cho chúng tôi nghe về diễn biến của cuộc thi và cảm
giác của bạn?)
2 What did Nga tell Hung? What would you say if you were Nga?
(Nga đã nói gì với Hùng? Bạn sẽ nói gì với Hùng nếu bạn là Nga?)
3 Supposing you were a member of Group B, what would you like to tell us?
(Giả sử bạn là một thành viên của nhóm B, bạn sẽ kể gì với chúng tôi?)
II.2.4 Áp dụng các trò chơi trong tiết dạy
Thông thường, trong những lớp học sinh chênh lệch về trình độ, nếu giáo viên khônglinh hoạt điều chỉnh bài dạy với bài học ngày càng khó hơn, khoảng cách về trình độngày càng lớn hơn Những học sinh trình độ Tiếng Anh yếu hơn thường cảm thấythiếu tự tin, thu mình, không dám phát biểu và vì vậy không nâng cao được trình độ
Tổ chức trò chơi là phương thức hữu hiệu để gây hứng thú cho học sinh, xóa tan mặccảm cho những học sinh yếu hơn, giúp học sinh tiếp thu và vận dụng Tiếng Anh mộtcách dễ dàng Tôi xin đề xuất một số trò chơi sau, giáo viên có thể biến tấu sẽ làmcho học sinh cảm thấy mới lạ và hứng thú hơn
II.2.4.1 Jumbled words
- Giáo viên viết một số từ bị xáo trôn lên bảng
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành từ có nghĩa
- Giáo viên có thể biến tấu trò chơi này khi muốn kiểm tra hoặc cho học sinh luyệntập cấu trúc ngữ pháp bằng cách cho học sinh tìm và sắp xếp câu đúng ngữ pháp
II.2.4.2 Word square