MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON VÀO ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN.DOC

12 3.2K 15
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON VÀO ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP “ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON VÀO ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN” Họ và tên: Nguyễn Thị Sáu Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau I. PHẦN MỞ ĐẦU: Bậc học Mầm non vô cùng quan trọng “Trẻ em như búp trên cành Được ăn được học được hành là ngoan” Trẻ em có trở thành những chủ nhân của đất Nước được hay không cũng là công lao vô cùng to lớn của toàn thể đội ngũ giáo mầm non, cháu có là bé ngoan – cháu ngoan Bác Hồ, bé sáng tạo, bé khéo tay, có rèn luyện nề nếp trong mọi ứng xử, giao tiếp, vui chơi để từ đó phát triển toàn diện nhân cách của trẻ có được hay không là nhờ vào sự yêu ngành yêu nghề như các cô giáo mầm non từ lâu đã có câu nói “ Cô giáo như mẹ hiền” cô giáo là người mẹ thứ hai của các cháu, vun đắp xây dựng tương lai cho các cháu. Hơn nữa với quan điểm “Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đánh giá Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên là khâu then chốt”. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên, cương vị là quản lý ngành học nên tôi tổ chức các biện pháp để giúp cho giáo viên và hiệu trưởng trường mầm non và áp dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. Giúp giáo viên nắm được nội dung Chuẩn để tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp, đồng thời hiệu trưởng các trường mầm Trang 1 non nắm vững Chuẩn để đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên một cách khách quan và chính xác. Vì vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để cho các cô giáo được hoàn thiện hơn, việc hướng dẫn chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên là vô cùng cần thiết, đây cũng là điểm mấu chốt để nhận thức đúng về người giáo viên, trong quá trình chăm sóc giáo dục. Do đó là người quản lý ngành học tôi thấy việc có nhiều băn khoăn để đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo vên mầm non một cách đúng đắn sát với thực tế hơn. Nên tôi chọn đề tài “Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên” ở các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện và toàn ngành học được tốt hơn. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: Tất cả giáo viên đều yêu ngành, yêu nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tích cực tham gia học hỏi, tìm tòi khám phá. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ Được tham gia đầy đủ các buổi học tập chuyên môn do ngành tổ chức. Qua buổi học chuyên môn các giáo viên thảo luận đóng góp các ý kiến nhiệt tình để tìm ra các minh chứng khi đánh giá. * Khó khăn: Nhiều minh chứng áp dụng vào thực tế còn khó khăn Một số cán bộ quản lý và giáo viện chưa nhận thức đúng đắn về việc đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đánh giá còn cả nể, thiếu tính khách quan. Đồ dùng các phòng chức năng chưa có, chỗ ở, phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn cho giáo viên. Với cương vị là người phụ trách về ngành học cho nên tôi cũng tìm tòi học hỏi và hiểu biết của mình tôi đưa ra một số biện pháp hướng dẫn thực hiện như sau: 2. Các biện pháp Biện pháp 1: Hướng dẫn nội dung đánh giá tiêu chuẩn xếp loại Trang 2 Ngay từ đầu năm được sự thống nhất của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tôi triệu tập cán bộ, giáo viên mở lớp tập huấn và giành thời gian là một ngày với nội dung thứ nhất “Hướng dẫn nội dung đánh giá tiêu chuẩn xếp loại” chúng ta phải nắm được các nội dung sau: Nội dung đánh giá, tiêu chuẩn chuẩn xếp loại, các trường hợp xem xét cụ thể, phân loại giáo viên sau đánh giá, quy trình đánh giá xếp loại. Qua nội dung trên giáo viên phải luôn giữ gìn đạo đức nhân cách lối sống lành mạnh trong sáng, của giáo viên, tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ động nghiệp thái độ phục vụ nhân dân và trẻ tốt. Khối lượng chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể, tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác, phê bình và tự phê bình, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo, hoạt động xã hội, giáo viên phải lưu trữ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng các loại hồ sơ minh chứng để xếp loại minh chứng được dễ dàng hơn. Biện pháp 2: Hướng dẫn cán bộ, giáo viên nắm được tiêu chuẩn xếp loại Tôi triển khai trong buổi học tập chuyên môn là mỗi giáo giáo viên phải có quyển vở để ghi chép công việc làm được và không làm được hàng ngày, tuần, tháng, năm để cuối nắm chúng ta dễ đánh giá và xếp loại. Như vậy tất cả cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục quy định theo quy chế đều được đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ một lần trong một năm học ở cấp trường để xếp thành 4 loại; Tốt , khá. Trung bình, kém. Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên mầm non là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại giáo viên khi đánh giá. Biện pháp 3: Hướng dẫn phân loại giáo viên sau khi đánh giá Chúng ta phải căn cứ vào nội dung đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại đưa ra các minh chứng mà chúng ta đã ghi chép trong sổ tay để dựa vào đây để xếp loại và xếp theo 4 loại sau: Loại xuất sắc: Là những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại tốt; chuyên môn nghiệp vụ xếp loại tốt. Trang 3 Loại khá: Là những giáo viên không đủ điều kiện xếp loại khá, đạt các yêu cầu sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại khá; chuyên môn nghiệp vụ xếp loại khá trở lên. Loại trung bình: Là những giáo viên không đủ điều kiện xếp loại trung bình, đạt các yêu cầu sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại trung bình; chuyên môn nghiệp vụ xếp loại trung bình trở lên Loại kém: Là những giáo viên có trong xếp loại sau đây, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại kém; chuyên môn nghiệp vụ xếp loại kém. Biện pháp 4: Hướng dẫn quy trìnhđánh giá xếp loại Việc đánh giá, xếp loại giáo viên được tiến hành và dựa trên cơ sở tìm các minh chứng thể hiện ở mỗi cá nhân được ghi chép ở trong sổ nhật ký và căn cứ vào đó để xếp loại theo trình tự sau: Cá nhân giáo viên viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá tiêu chuẩn xếp loại quy định theo quy chế, nhưng quan trọng nhất giáo viên phải đưa ra được các minh chứng cụ thể. Tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân mình. Người Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên theo từng nội dung quy định, quy chế. Người giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kết luận của cơ quản lý có thẩm quyền. Người Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ghi rõ kết quả đánh giá, vào bản tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và được lưu hàng năm vào hồ sơ cán bộ của giáo viên. Biện pháp 5: Hướng dẫn tìm hiểu về các nội dung, tiêu chí Tôi đưa ra trong buổi học tập chuyên môn đầu năm quán triệt giáo viên phải tham gia đầy đủ các buổi học chính trị và nhận thức đúng đắn về tư tưởng chính trị. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Trang 4 Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương đất nước. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa cộng đồng. Người giáo viên mầm non, với tư cách là một công dân, do đó phải chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quy định của địa phương. Người giáo viên mầm non, với tư cách là công viên chức nhà nước không chỉ bản than chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách mà còn phải vận động gia đình cùng thực hiện. Với tư cách là người cô giáo viên Mầm non phải thực hiện giáo dục trẻ chấp hành pháp luật. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động. Đây là yêu cầu về mặt ý thức kỉ luật và trách nhiệm trong công tác đối với người giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng. Ý thức tổ chức kỷ luật thể hiện ở chỗ, không chấp hành các quy định mà còn chủ động sáng tạo giải pháp thực hiện, phải chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy các hoạt động của nhà thực hiện các nhiệm vụ được phân công, chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhóm lớp được phân công. Biện pháp 6: Hướng dẫn tìm hiểu về các nội dung, tiêu chí thuộc lĩnh vực kiến thức. Ở huyện Ngọc Hiển đa số là Giáo viên mới ra trường chưa hiểu nhiều về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non để thực hiện được việc chăm sóc, giáo dục trẻ, xử lý được các tình huống sư phạm trong qua trình chăm sóc giáo dục trẻ theo độ tuổi và tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp về chăm sóc giáo dục phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Do đó tôi đã tổ chức lồng ghép và nhấn mạnh trong buổi học chuyên môn đưa ra cách tìm hiểu về tâm sinh lý của trẻ, giáo viên phải có bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành đào tạo giáo dục mầm non, nắm vững những kiến thức trẻ tàn tật, khuyết tật. Vận động được các kiến thức vào chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo độ tuổi của trẻ ở tại lớp mình phụ trách, trong đó lưu ý đến trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt Trang 5 có tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp cách vận dụng được các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ từ các lứa tuổi khác nhau. Giáo viên mầm non cần hiểu rõ về mục tiêu, nội dung Chương trình Giáo dục mầm non để vận dụng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm, tháng, tuần hằng ngày ở lớp mình phụ trách, sắp xếp các hoạt động giáo dục một ngày, chế độ chăm sóc giáo dục có sự hài hòa hợp lý giữa động và tĩnh, giữa học và chơi. Giáo viên mầm non nắm được kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ, sử dụng được các công cụ đánh giá có sẵn để quan sát , theo dõi sự phát triển của trẻ. Tự xây dựng được 4 phiếu quan sát đánh giá theo 5 lĩnh vực phù hợp với trẻ các lứa tuổi khác nhau. Hiểu biết được về sự an toàn, các cách phòng tránh và xử lý tai nạn cho trẻ. Xử lý một số tai nạn thương gặp và biết tổ chức sáng tạo môi trường lớp học an toàn than thiện ở tại lớp mình phụ trách. Biện pháp 7: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc, chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi chỉ đạo cho giáo viên lập kế hoạch, chăm sóc giáo dục trẻ trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm học là bước đầu tiên phải làm để thực hiện quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, phải nhận thức được kết quả mong đợi của trẻ, sát với thực tế Xác định mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ phải là kết quả mà sự chăm sóc, giáo dục mang lại ở trẻ; là kết quả thao tác mà trẻ có khả năng thực hiện được. Mục tiêu chăm sóc và giáo dục luôn luôn được diễn đạt từ trẻ. Kết quả mong đợi phải được mô tả dưới dạng hành vi có thể quan sát được và xác định rõ hoàn cảnh mà trong đó hành vi được thực hiện, xác định rõ các chỉ tiêu chấp nhận thành tích và kết quả của trẻ. Giáo viên phải chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết cho hoạt động; chỉ ra các công việc chuẩn bị của trẻ và các phương tiện dạy học cần thiết. Thiết kế các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ với sự vận dụng các phương pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp, phương pháp mới, kết hợp các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng. Đạt kế hoạch việc chia nội dung ra từng phần nhỏ với quỹ thời gian tương ứng và dự kiến trước hoạt động của trẻ Trang 6 Yêu cầu giáo viên lập được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo các loại được cụ thể hóa thành các tiêu chí sau: - Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách. Giáo viên mầm non có kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định, phù hợp với đặc điểm của trẻ theo độ tuổi (đặc điểm phát triển, nhu cầu, hứng thú, khả năng, đặc thù vùng miền của nhóm lớp mình phụ trách. - Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục theo tháng tuần Giáo viên mầm non phải có kế hoạch chăm sóc giáo dục theo tháng, theo tuần thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục của Chương trình giáo dục mầm non theo quy định, thể hiện mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ theo độ tuổi (đặc điểm phát triển, nhu cầu, hứng thú, khả năng, đặc thù vùng miền của trẻ mình phụ trách). - Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng thích hợp và phát huy tính tích cực của trẻ Giáo viên phải có kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ trong một ngày theo chương trình, tài liệu hướng dẫn và theo hướng thích hợp chủ đề cô vận dụng các phương pháp thể hiện tính tích cực nhận thức dựa trên cơ sở đánh giá thường xuyên về trẻ. Biện pháp 8: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ Mầm non. - Trước hết giáo viên phải biết tổ chức môi trường nhóm lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ, tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp. Giáo viên phải biết xây dựng và tổ chức thường xuyên môi trường nhóm lớp sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng và an toàn cho trẻ (xắp xếp đồ dùng ngăn nắp, tránh đổ vỡ, rơi gây nguy hiểm với trẻ) tạo được tâm lý thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động ở trẻ (đảm bảo vệ sinh an toàn; đảm bảo thuận tiện cho trẻ và giáo viên tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; có các hoạt động hứng thú, sáng tạo của trẻ và giáo viên; được tôn trọng và thuận tiện) - Giáo viên phải biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Trang 7 Tổ chức thường xuyên và thực hiện tốt hoạt động chăm sóc ăn ngủ, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho tất cả các trẻ trong lớp, trong đó quan tâm đến những trường hợp cá biệt (trẻ mới đi học, trẻ mới ốm dậy, trẻ cần chăm sóc đặc biệt hơn, trẻ yếu) và giáo dục trẻ tự phục vụ phù hợp với từng độ tuổi. - Giáo viên phải biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ Giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ. Đồng thời, biết vận dụng các phương pháp khác nhau để rèn luyên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và có kết hợp với giáo dục nhận thức, ý thức tự giác của trẻ về các kỹ năng tự phục vụ. Tổ chức môi trường giáo dục, phân chia nhóm lớp học thành những góc chơi, góc hoạt động đẹp, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, với điều kiện cơ sở vật chất của trường và thuận tiện với việc sử dụng, tạo được hứng thú cho trẻ. Giáo viên có thể thay đổi, điều chỉnh môi trường giáo dục của lớp nhằm tạo sự hấp dẫn, thoái mái và khuyến khích sự tham gia của trẻ. Giáo viên phải có đầy đủ hệ thống sổ sách, kế hoạch quản lý nhóm lớp có liên quan đến kế hoạch giáo dục; sổ theo dõi tài sản) và có báo cáo định kì, bổ sung thường xuyên, đầy đủ hệ thống sổ sách và điều chỉnh kế hoạch quản lý nhóm lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên giao tiếp nhẹ nhàng tình cảm, có kết hợp với sử dụng ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu đối với trẻ, lắng nghe trẻ nói và tạo cơ hội cho trẻ cùng tham gia, lôi cuốn sự tham gia tích cực của trẻ vào giao tiếp với cô, với bạn. Giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp nhẹ nhàng trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp thẳng thắn, cởi mở; lắng nghe, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm về công việc và hỗ trợ đồng nghiệp chân tình (Chuẩn bị tiết dạy ; làm đồ dùng đồ chơi; tạo môi trường lớp học) nhằm tạo được tập cởi mở sẵn sàng chia sẻ, chân tình và thẳng thắn, hợp tác trong mọi công việc Trao đổi trò chuyện với cha mẹ, ông bà của trẻ vui vẻ, chân tình về tình hình của trẻ và cách thực phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ; trao đổi và lắng nghe tiếp thu những ý kiến đóng góp từ phụ huynh để điều chỉnh công việc phù hợp nhằm tạo được niềm tin yêu và thiện cảm đối với cha mẹ của trẻ, lôi cuốn được sự tham gia gia nhiệt tình của ông bà, cha mẹ trẻ và cộng đồng để phối kết hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ. Trang 8 Giao tiếp tốt ứng xử với mọi người trong cộng đông vui vẻ, cởi mở chân thành phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán địa phương và tạo được niềm tin của họ với giáo dục mầm non. Giáo viên có những cách thức giao tiếp và vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động chung trong cộng đồng có hiệu quả. Như vậy các biện pháp đưa ra là vô cùng quan tuy nhiên bên cạnh đó quan trọng nhất là giáo viên phải biết thu thập thông và tìm minh chứng dễ dàng hơn trong việc tự đánh giá một cách chính xác hơn. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN: Qua các biện pháp nêu trên trước khi chưa thực hiện và sau khi thực hiện đã đạt được kết quả như sau: * Trước khi chưa áp dụng các biện pháp năm học 2011-2012 Các biện pháp Tổng số tham gia Kết quả thực hiện Giỏi % Khá % TB % Kém % Nội dung đánh giá tiêu chuẩn xếp loại 42 5 11,90 14 33,33 20 47,61 3 7,14 Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp loại 42 3 7,14 17 40,47 19 45,23 3 7,14 Phân loại giáo viên sau khi đánh giá 42 8 19,04 19 45,23 13 30,95 2 4,76 Quy trình đánh giá xếp loại 42 5 11,90 17 40,47 18 42,85 2 4,76 Hướng dẫn tìm hiểu về các nội dung, tiêu chí 42 9 21,22 18 42,85 11 26,19 4 9,52 Nội dung tiêu chí lĩnh vực kiến thức 42 7 16,66 20 47,61 14 33,33 1 2.38 Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục 42 15 35,71 16 38,09 8 19,04 3 7,14 Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, sức khỏe cho trẻ 42 12 28,57 18 42,85 9 21,42 3 7,14 * Sau khi áp dụng các biện pháp vào năm học 2012- 2013 Các biện pháp Tổng Kết quả thực hiện Trang 9 số tham gia Giỏi % Khá % TB % Kém % Nội dung đánh giá tiêu chuẩn xếp loại 48 19 39,58 20 41,66 9 21,24 00 00 Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp loại 48 15 31,25 25 52,08 8 16,66 00 00 Phân loại giáo viên sau khi đánh giá 48 19 39,58 21 43,75 8 16,66 00 00 Quy trình đánh giá xếp loại 48 20 41,66 22 45,83 6 12,50 00 00 Hướng dẫn tìm hiểu về các nội dung, tiêu chí 48 21 43,75 19 39,58 8 16,66 00 00 Nội dung tiêu chí lĩnh vực kiến thức 48 21 43,75 20 41,66 7 14,58 00 00 Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục 48 25 52,08 18 37,50 5 10,41 00 00 Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, sức khỏe cho trẻ 48 25 52,08 17 35,41 6 12,50 00 00 * Bài học kinh nghiệm - Để phát triển giáo một cách hiệu quả cần nắm vững và vận dụng các quan điểm: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân từ đó làm quản lý Giáo dục phải tích cực tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp, chủ động phối hợp các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình kế hoạch cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài của Giáo dục và Đào tạo. - Triển khai đổi mới được tiến hành cương quyết và đồng bộ, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý, tổ chức bộ máy và các điều kiện cần thiết về tài chính nguồn lực và thông tin về đổi mới hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, việc bồi dưỡng phải được tiến hành đồng đều trên 100% giáo viên. - Tổ chức tốt các Hội thi để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau đồng thời là dịp để mỗi giáo viên có dịp thể hiện mình và dễ tìm ra các minh chứng. Trang 10 [...]... phát động - Quan tâm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên nhằm phát huy được tối đa khả năng và lòng nhiệt tình trách nhiệm của từng giáo viên trong toàn huyện * Kết luận Trong việc Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên là sự nghiệp giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là một nhân tố cơ bản quyết định hoàn thành mục... trường, nhằm đánh kết quả, năng lực của giáo được cụ thể hơn, đồng thời đó cũng là một nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục toàn diện trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng và chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi nhà trường nói riêng và toàn ngành học trong toàn huyện nói chung Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục toàn diện Đội ngũ giáo viên là... làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, là người quyết định sự thành công của mỗi nhà trường Do vậy, là người quản lý phải tìm tòi sáng tạo trong cách chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức bằng nhiều hình thức trong qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm áp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân . các biện pháp để giúp cho giáo viên và hiệu trưởng trường mầm non và áp dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. Giúp giáo viên nắm được nội dung Chuẩn để tự đánh giá năng lực nghề nghiệp. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP “ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON VÀO ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN” Họ và tên: Nguyễn Thị Sáu Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc. chế quản lý giáo dục, đánh giá Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên là khâu then chốt”. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào đánh giá giáo viên, cương vị là quản lý ngành

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan