Biện pháp giúp học sinh học tốt tiết quan sát tìm ý - môn tập làm văn

10 362 0
Biện pháp giúp học sinh học tốt tiết quan sát tìm ý - môn tập làm văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT QUAN SÁT TÌM Ý - MÔN TẬP LÀM VĂN Giáo viên: PHAN THÙY DUNG Trường tiểu học ĐỖ THỪA LUÔNG - Xã Khánh Thuận A- PHẦN MỞ ĐẦU: I- Lí do chọn đề tài: Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước. Đại hội đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH. “ Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất nước. Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng. Mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết nói gì? Viết gì? Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành một thói quen chuẩn bị làm tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế. Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi đã chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh học tốt tiết quan sát tìm ý- môn tập làm văn” II- Mục đích nghiên cứu Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ quan sát tìm ý cho bài tập làm văn hiện nay, tôi có một số đề xuất về việc hướng dẫn học sinh biết quan sát tìm ý một cách tích cực có hiệu quả. Tiến tới học sinh có khả năng nói và viết tốt hơn. III- Đối tượng nghiên cứu - Chương trình môn tập làm văn - Phương pháp dạy môn tập làm văn - Cách tổ chức học sinh quan sát tìm ý - Giáo viên và học sinh lớp 5A trường tiểu học Đỗ Thừa Luông IV- Phương pháp nghiên cứu 1 1. Nghiên cứu tài liệu - Đọc tài liệu sách tham khảo 2. Khảo sát thực tế - Dự giờ thăm lớp - Khảo sát tình hình thực tế 3. So sánh đối chiếu 4. Phương pháp thực hành V- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 10 năm 2012 B- PHẦN NỘI DUNG: I- Cơ sở lí luận 1. Vị trí, nhiệm vụ của môn tập làm văn: Môn tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh sản sinh ra các ngôn bản và viết. Tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, ttrình độ văn hóa của học sinh. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bài kết quả đích thực của việc học đích thực của việc học Tiếng Việt. 2. Tiết dạy quan sát và tìm ý: Là tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc dạy học văn miêu tả. Trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp của các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình, học sinh mới bắt tay vào bài làm. Khi quan sát học sinh huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành. Tiết học này mở đầu một quy trình dạy một kiểu bài, thông qua giải quyết một bài cụ thể luyện cho học sinh hai kĩ năng. - Tìm tư liệu cho đề bài để chuẩn bị tập làm văn - Cung cấp hiểu biết chung nhất mang tính lý thuyết về kiểu bài, loại bài. 3. Cơ sở tâm lí và cơ sở ngôn ngữ: Ở lứa tuổi lớp 5 học sinh dần phát triển về hệ thần kinh và hệ xương,… Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy nhiều hơn khả năng khái quát hóa về thể chất. Các em rất nhạy cảm với thiên nhiên đất nước. Dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí tưởng ttượng phong phú. Thích ghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được. Song vốn ngôn ngữ chưa phong phú. Sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc. 4. Chương trình và sách giáo khoa: * Chương trình 2 Tập làm văn ở lớp 5 một tuần có 2 tiết, tổng cộng có 70 tiết/năm học. Các thể loại: *Miêu tả +Tả cảnh +Tả người +Tả con vật +Tả cây cối +Tả đồ vật *Luyện tập làm báo cáo thống kê: *Luyện tập thuyết trình tranh luận *Luyện tập làm đơn *Làm biên bản cuộc họp *Lập chương trình hoạt động *Ôn tập văn kể chuyện *Tập viết đoạn đối thoại Số tiết dạy học sinh quan sát tìm ý cho học sinh lớp 5 không nhiều. Nhưng các tiết học này mở đầu cho quy trình dạy một kiểu văn miêu tả cụ thể. Kết quả cuối cùng của tiết học là học sinh phải tìm được ý cần thiết chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu của đề bài đã cho. -Hình thành phương pháp kĩ năng quan sát cho những yêu cầu của các đề văn khác. -Sách giáo khoa: sách tiếng việt lớp 5 và một số sách tham khảo. II- Cơ sở thực tiễn 1/ Quan điểm của giáo viên và học sinh -Học sinh: Phần đông học sinh khi đựơc hỏi em có thích nghe phân tích cái hay, cái đẹp trong văn học không? thì các em trả lời là “thích” nhưng hỏi các em có thích học Tập Làm Văn không thì nhiều em trả lời là “ không thích” vì “khó học”. Học sinh ngại nói, ngại viết -Giáo viên: Đại đa số giáo viên điều nói các tiết dạy học sinh quan sát tìm ý “khó dạy”. Đây là các tiết mới trong thể loại văn, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên về quan sát tìm ý chưa nhiều. Tuy vậy môn tập làm văn là một trong những môn học chính. Nên cả giáo viên và học sinh điều rất coi trọng. 2/ Thực trạng việc dạy giờ quan sát tìm ý ở trường tiểu học. -Nội dung mức độ kĩ năng cần đạt được: +Đề bài tập làm văn ở lớp 5 thường chọn những đề bài gần gũi với học sinh và học sinh có điều kiện quan sát cụ thể đối tượng cần miêu tả. 3 -Mức độ kĩ năng cần đạt: +Kĩ năng quan sát: Biết lựa chọn trình tự quan sát; biết sử dụng các giác quan để quan sát; quan sát cần đi vào trọng tâm của cảnh vật và người rèn luyện sự tinh tế trong quan sát. -Phương pháp: Trình tự tiết dạy thường được thiết kế như sau: +Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. +Giới thiệu đề bài. +Tìm hiểu đề +Đọc phần hướng dẫn, ghi nhớ +Đọc phần quan sát tìm ý của học sinh đã sắp xếp thành dàn ý. +Cho nhận xét +Tổng kết dặn dò. -Thực tế học sinh đã học đã thực hành và thu được kết quả gì qua giờ học. -Học sinh quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo. -Học sinh không biết ghi chép những ý và mình quan sát được một cách rõ ràng. -Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói và viết. 3. Nguyên nhân của những tồn tại. -Sự hướng dẫn của sách học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu. -Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa kỹ. -Học sinh thiếu sự tưởng tượng,ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi. -Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, học, không gây hứng thú học tập của học sinh. III- Biện pháp đề xuất: Để giúp cho học sinh hứng thú học tập ở khả năng quan sát tìm ý cho bài tập làm văn được tốt. Tôi có một số giải pháp sau. 1. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn và nhiệm vụ của giờ quan sát tìm ý. Chúng ta phải xác định dạy học sinh học môn tập làm văn là giúp cho các em nói viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn ý sắp xếp rõ ràng. Rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của sác em tăng lên giúp các em tự tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. 2. Những việc cần chuẩn bị 4 a) Chọn đề bài tập làm văn: chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp quan sát. VD: Tả một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, em ) của em. b) Đọc kỹ yêu cầu của đề bài. Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Học sinh đọc kĩ đề bài Phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi (bài văn thuộc thể loại gì? Nội dung bài văn là gì? Kiểu bài văn? Trọng tâm? Muốn làm bài văn tốt cần quan sát những gì? c) Hướng dẫn học sinh quan sát Giáo viên cho học sinh biết quan sát để làm tập làm văn và quan sát tìm hiểu khoa học có mục đích khác nhau. +Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng cấu tạo của sự vật, đặc điểm tính chất của hiện tượng. +Quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật. * Quan sát bằng nhiều giác quan -Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc hình khối, sự vật -Quan sát bằng tai: âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc. -Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm. -Quan sát bằng vị giác và xúc giác cảm nhận -Nhờ các quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài văn đa dạng phong phú. -Quan sát tỉ mỉ nhiều lược: +Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó. +Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ không tìm ra những ý hay cho bài văn. *Học sinh cần xác định rõ vị trí thời điểm, thời gian, trình tự quan sát. - Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau. + Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong… + trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. + trình tự tâm lý: Thấy nét gì nỗi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc, quan sát trước. d) Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu quan sát bài văn. 5 *Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật. Không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất không thống kê tỉ mỉ mọi chi tiết về sự vật. * Để làm được bài văn đúng theo yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu trọng tâm quan sát thường là nét chính của bài nêu bật chủ đề của văn và vận dụng ý của người viết. Có như vậy bài viết mới tránh khỏi sự dàn trãi, nhạy nhẽo, lan man xa đề. * Tạo hứng thú cảm xúc Quan sát trong văn học cần giúp học sinh có hứng thú say mê, từ đó bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát. Có hứng thú, cảm xúc, học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn. e) Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh quan sát VD: -Thể loại của văn bản là gì? -Kiểu bài văn là gì? -Trọng tâm miêu tả cảnh nào ? -Quan sát cảnh đó vào lúc nào ? -Quan sát theo thứ tự nào? -Quan sát bằng những giác quan nào? -Quan sát như vậy nhìn thấy hình ảnh gì? -Nghe thấy âm thanh gì? Có cảm xúc gì? -Có nhận xét gì qua những quan sát đó? 3. Tổ chức cho học sinh quan sát Tùy theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát ngay tại địa điểm có cảnh vật cần tả.Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi chép lại những điều ghi nhận được. Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.Giáo viên có thể nêu ra những câu hỏi chung cho cả lớp. - Giáo viên có thể có những câu hỏi gợi mở, học sinh trả lời miệng hoặc giáo viên chỉ cần gợi ý với một học sinh nào đó để em đó thực hiện. - Giáo viên dành thời gian tối đa cho hoạt động này, học sinh có thể ngồi yên một chỗ, để có vị trí thích hợp quan sát các em có thể dịch chuyển vị trí. Các em có thể thảo luận nhóm để tìm ý… - Giáo viên có thể gợi ý cho các em phát hiện những nét đặc sắc của bầu trời, cây cối, cảnh vật… - Ngoài ra, do trường đóng trên địa bàn nông thôn thuộc xã nghèo, khó khăn nên việc liên hệ thực tế của các em còn hạn chế nên tôi đã cung cấp cho các em 6 một số hình ảnh phù hợp với yêu cầu đề. Giúp các em có được quan sát tìm ý phong phú cho bài văn của mình thông qua sự hộ trợ thiết bị máy trình chiếu. 4. Quy trình lên lớp a) Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. b) Lên lớp. 1- Giới thiệu bài, viết đề tài 2- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nắm chắc đề bài. +Thể loại +Kiểu bài +Đối tượng miêu tả +Trọng tâm +Cảnh đó diễn ra ở đâu? Lúc nào. 3- Giáo viên vừa gợi ý vừa gạch dưới các từ quan trọng. +Hoàn chỉnh bài chuẩn bị +Đọc hướng dẫn SHS và ghi nhớ. +Học sinh trình bày những điều quan sát được sắp xếp theo trình tự *HS nhận xét: +Đã quan sát tỉ mỉ chưa? +Đã có trọng tâm chưa? +Hoạt động nào được tả chính? +Đã chọn lọc nét tiêu biểu chưa? c) Củng cố, dặn dò: - Một số em đọc phần tìm ý tương đối hoàn chỉnh - Tiếp tục quan sát bổ sung cho dàn bài chi tiết. Chú ý tìm từ câu, sinh động để diễn tả những điều quan sát được. 5. Kết hợp với các yếu tố giáo dục khác. Như chúng ta đã biết, Muốn giỏi văn phải tích lũy một số vốn văn học đáng kể. Học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu tư duy hình tượng, vốn từ phong phú. Nhận thức được vấn đề này nên tôi đã có một số biện pháp để bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học của các em. a) Bồi dưỡng qua phân môn Tiếng Việt -Qua các bài tập đọc, tôi hướng dẫn các em về cách dùng từ, hình ảnh hay phân tích tâm trạng cảm xúc của nhân vật qua các bài văn. Tôi đã cho các em nhận xét các màu sắc đẹp trong bài « Sắc Màu Em Yêu » và các em biết tác giả đã dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. 7 -Màu đỏ - máu , lá cờ , khăn quàng -Màu khăn đỏ dắt em bước qua thời thơ dại Khi dạy bài « Đất Cà Mau » tôi đã phân tích về bố cục và cách tường thuật Dạy bài « Kỳ Diệu Rừng Xanh » tôi đã khắc sâu cho các em về nghệ thuật miêu tả dùng từ láy, thứ tự miêu tả, bố cục của bài văn qua đó học sinh học được cách quan sát, sắp xếp ý của tác giả. Học đến bài « Hạt gạo làng ta » tôi cung cấp thêm cho học sinh nghệ thuật tu từ, cách miêu tả giàu cảm xúc và sử dụng các hình ảnh đối lập : « Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy » Qua đó học sinh biết quan sát tinh tế có chọn lọc khi miêu tả. Cùng với môn tập đọc, môn luyện từ và câu cũng làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh. Việc tổ chức trò chơi là biện pháp sinh động để học sinh bồi dưỡng vốn từ. Hay việc đọc truyện ở thư viện mỗi tuần cũng góp phần làm giàu thêm vốn từ ngữ cho các em. *Tự đánh giá kết quả thực hiện: Qua việc giảng dạy theo các quy trình trên, tôi thấy giờ văn quan sát tìm ý của lớp tôi đã đạt kết quả khá tốt 100% nắm được thể loại, yêu cầu của đề bài 100% học sinh có khả năng quan sát tìm ý 100% học sinh kiểm tra đạt điểm khá trở lên. Các bài kiểm tra định kì môn Tập làm văn các em làm bài đạt trên trung bình 100% D. KẾT LUẬN: Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả.Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát, phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc, rồi ghi chép lại. Trong giờ học. Thầy, cô phải hướng dẫn các em, nhận xét, uốn nắn, chuẩn bị ứng phó với các tình huống sư phạm. Giờ Tập làm văn phải đảm bảo theo hướng đổi mới phương pháp,lấy học sinh làm trung tâm, các em được học tích cực, chủ động và sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự nhiên không gò bó, gập khuôn máy móc. Tuy nhiên học sinh vẫn còn một số khó khăn khi quan sát tìm ý. Vì vậy đòi hỏi 8 giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh. Giáo viên phải động viên và khuyến khích các em mạnh dạn, tích cực hơn. Có như vậy học sinh mới học tập tốt môn Tập làm văn ở lớp cuối cấp này. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy học sinh quan sát tìm ý. Những vấn đề nêu trên không khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến góp ý của hội đồng khoa học, ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! NGƯỜI VIẾT Phan Thuyø Dung 9 10 . “ Biện pháp giúp học sinh học tốt tiết quan sát tìm - môn tập làm văn II- Mục đích nghiên cứu Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ quan sát tìm ý cho bài tập. nghiên cứu - Chương trình môn tập làm văn - Phương pháp dạy môn tập làm văn - Cách tổ chức học sinh quan sát tìm ý - Giáo viên và học sinh lớp 5A trường tiểu học Đỗ Thừa Luông IV- Phương pháp nghiên. NGHIỆM Đề tài: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT QUAN SÁT TÌM Ý - MÔN TẬP LÀM VĂN Giáo viên: PHAN THÙY DUNG Trường tiểu học ĐỖ THỪA LUÔNG - Xã Khánh Thuận A- PHẦN MỞ ĐẦU: I- Lí do chọn đề

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan