1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp giúp học sinh học tốt ngữ pháp tiếng Anh 6

13 742 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NĂM CĂN Trường THCS xã Hàm Rồng *** SÁNG KIẾN CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NGỮ PHÁP TIẾNG ANH 6 - Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Tiếng Anh - Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Hồng Thắm - Chức vu, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Hàm Rồng Hàm Rồng, ngày 20 tháng 03 năm 2013 KINH NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NGỮ PHÁP TIẾNG ANH 6 Phần .I ĐẶT VẤN ĐỀ Quan điểm giao tiếp là quan điểm đặc thù của bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường. Với quan điểm này giáo viên luôn chú trọng việc áp dụng phương pháp giao tiếp vào quá trình giảng dạy tiếng Anh. Giáo viên luôn coi trọng việc hình thành và ưu tiên phát triển các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Đồng thời cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) góp phần hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp. Vì thế muốn có được kĩ năng giao tiếp tốt học sinh cần phải học từ vựng và ngữ pháp tốt. Bởi vì nếu không có từ vựng thì không thể giao tiếp được, không nắm được ngữ pháp thì giao tiếp bị hạn chế, không đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS tôi nhận thấy rằng học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi học tiếng Anh nhất là khi học ngữ pháp. Sự đa dạng của từ loại, sự phức tạp của cấu trúc câu và cách sử dụng thì trong tiếng Anh đặc biệt là ở những lớp cao hơn (lớp 8, 9) đã tạo cho học sinh những nhầm lẫn, rối rắm trong quá trình tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Điều này làm cho các em thiếu tự tin khi giao tiếp, ngại phát biểu trong giờ học, lười viết văn vì sợ sai ngữ pháp dần dần các em bị mất căn bản. Làm sao giúp cho các em học tốt tiếng Anh, có thể tiếp nhận kiến thức ở những bậc học cao hơn và ứng dụng được vào cuộc sống? Tôi nghĩ, ngay từ lớp 6 giáo viên cần trang bị cho học sinh không những kiến thức về từ vựng mà còn giúp các em nắm vững kiến thức ngữ pháp. Kiến thức đầu cấp rất quan trọng, sự vững vàng về ngữ pháp chính là cơ sở, nền tảng giúp các em phát triển khả năng học ngoại ngữ của mình ở những năm tiếp theo. Nếu học sinh bị mất căn bản tiếng Anh ngay từ lớp 6 thì những năm học tiếp theo với lượng từ vựng và ngữ pháp ngày càng nhiều các em sẽ giống như lạc vào rừng rậm không lối thoát. Thực trạng trên chính là lí do cho tôi chọn đề tài: “CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NGỮ PHÁP TIẾNG ANH 6.” Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của vấn đề - Theo phân phối chương trình hiện nay, lớp 6 mỗi tuần có 3 tiết tiếng Anh, gồm 16 đơn vị bài học với những chủ điểm khác nhau . Mặc dầu bước đầu làm quen với tiếng Anh nhưng hầu hết mỗi tiết học đều chứa đựng cấu trúc ngữ pháp. Đó cũng chính là các mẫu câu, các bài tập mà các em được luyện tập trên các tiết học thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên học sinh nắm ngữ pháp vẫn chưa được chắc, hiệu quả thực hành và vận dụng chưa cao do một số thực trạng sau: 2. Thực trạng của vấn đề - Đối với học sinh lớp 6 ở các vùng nông thôn tiếng Anh là một môn học hoàn toàn mới, lạ ( hầu hết các em chưa được học tiếng Anh ở bậc tiểu học) có nhiều khác biệt so với tiếng mẹ đẻ về chữ viết, cách phát âm, ngữ pháp… tuy có hào hứng với môn học khi được giáo viên hướng dẫn trên lớp nhưng việc tự học ở nhà các em gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc luyện phát âm, đọc bài và làm bài bởi môn tiếng Anh không phải phụ huynh nào cũng biết cho nên tất cả sự tiến bộ của học sinh đều nhờ giáo viên ở trên lớp. - Nơi trường tôi đang giảng dạy là vùng nông thôn đại đa số các gia đình người dân kinh tế khó khăn chưa có trang bị vi tính và kết nối mạng Internet. Địa hình dân cư thưa thớt nên các em học sinh không có điều kiện đi lại trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. - Đa số học sinh chưa có thói quen đọc sách tham khảo hoặc tìm hiểu, học tập tiếng Anh qua mạng Internet. Một số học sinh ham chơi lười học, chưa có ý thức cao trong học tập, chưa chịu khó nghe giảng, học bài và làm bài ở nhà. - Đối với giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn khi dạy những lớp học có nhiều học sinh mà thời lượng có hạn (45’). Việc giới thiệu ngữ liệu mới, ôn lại kiến thức cũ, hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành các kĩ năng trên lớp không thể sát sao với từng học sinh được. Việc yêu cầu học sinh ghi nhớ tất cả các điểm ngữ pháp, các cấu trúc câu cũng là một vấn đề bởi ngữ pháp bao giờ cũng là thứ cứng nhắc, khô khan, nhàm chán. Những bài học ban đầu còn dễ, ít kiến thức, học sinh còn hứng thú học tập, về sau các bài học nhiều kiến thức hơn nên học sinh đã bắt đầu bối rối dẫn đến chán học. Từ thực trạng trên là nguyên nhân gây khó khăn cho học sinh học ngoại ngữ, đăc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, muốn giúp học sinh học tốt ngữ pháp tiếng Anh thì giáo viên cần phải có kiến thức ngữ pháp vững vàng, nắm chắc được nội dung của chương trình mình dạy, nắm được lực học của học sinh ở những lớp mình dạy ra sao? Các em cần cải thiện kĩ năng gì? Sai sót ở những điểm ngữ pháp nào? Chính những điều này tôi luôn cố gắng tìm tòi và áp dụng một số biện pháp nhằm giúp các em học sinh lớp 6 nắm được những điểm ngữ pháp cơ bản cho việc học tiếng Anh được tốt hơn. 3. Các biện pháp: a. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy ước viết tắt trong SGK. Đối với các quy ước này giáo viên cần phải giới thiệu cho học sinh biết ngay từ tiết học đầu tiên trong chương trình tiếng Anh 6 ( tiết giới thiệu môn học và cách học). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh mở SGK trang 190 để cùng theo dõi. Giáo viên đọc, giải thích các kí hiệu, quy ước viết tắt của từ loại. Ví dụ: (n) kí hiệu của noun: danh từ; (adj) kí hiệu của adjective: tính từ… Giáo viên có thể hỏi học sinh về khái niệm của một số từ loại như: Thế nào là danh từ / tính từ / động từ / giới từ … học sinh nêu ý kiến. Giáo viên cần giải thích thêm một số từ loại hay kí hiệu mà ở tiếng Việt các em chưa biết hay chưa học. Ví dụ (BE) British English : tiếng Anh – Anh, (AE) American English: tiếng Anh – Mĩ, (prep) preposition: giới từ… Việc làm này giúp học sinh nhận dạng được từ loại khi được giáo viên giới thiệu từ vựng hay cấu trúc câu trong những tiết học sau. b. Dạy cho học sinh biết được đại từ và cách sử dụng của đại từ. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng nhiều học sinh có sự nhầm lẫn khi sử dụng đại từ trong khi nói cả trong khi viết tiếng Anh. Ví dụ 1: Everyday, I meet she at school. Thay vì nói: Everyday, I meet her at school. Ví dụ 2: I often go to he house in me free time. Thay vì nói: I often go to his house in my free time… Vì thế để tránh sự nhầm lẫn, sai sót ấy giáo viên cần giúp cho HS nắm được các đại từ trong tiếng Anh và cách sử dụng chúng. Đại từ trong tiếng Anh được tóm tắt thành 4 cột sau: 1 (Personal pronouns) 2 (Objective pronouns) 3 (Possessive adjectives) 4 (Possessive pronouns) I (tôi) We ( chúng tôi/ ta) You ( (các)bạn/ anh They (họ/chúng nó) She (cô ấy/ chị ấy ) He (anh ấy,…) It (nó) Me (tôi) Us ( chúng tôi/ ta) You (các)bạn/ anh Them (họ/ chúng nó) Her (cô ấy/ bà ấy, ) Him (anh ấy,…) It (nó) My (của tôi) Our (của chúng tôi ) Your (của(các)bạn ) Their (của họ,…) Her (của cô ấy, ) His (của anh ấy, ) Its (của nó) Mine (của tôi) Ours (của chúng tôi ) Yours (của(các)bạn Theirs (của họ ) Hers (của cô ấy,…) His (của anh ấy,…) Its (của nó) - Cột thứ nhất: Đại từ nhân xưng làm chủ từ ( là từ làm chủ hành động). Ex: I am a student. ( Tôi là một học sinh.) He plays soccer. ( Anh ấy chơi bóng đá.) - Cột thứ hai: Đại từ nhân xưng làm túc từ ( là từ bổ túc cho động từ ) có nghĩa tương tự cột một. Ex: She helps me. ( Cô ấy giúp tôi.) Từ cô ấy là chủ từ nên dùng cột một “she” không dùng cột hai “her”. Từ “tôi” là túc từ nên dùng cột hai không dùng cột một “I”. - Cột thứ ba: Sở hữu tính từ - dùng nói sở hữu của người nào. Ex: This is my book. ( Đây là sách của tôi.) Từ của tôi là “my” không dùng “I” , “me”. Ex: Her father is a doctor. ( Cha của cô ấy là một bác sĩ.) Từ “của cô ấy” là ‘her”, không dùng “she”. - Cột thứ tư: Sở hữu đại từ - dùng thay thế cho sở hữu tính từ và danh từ để tránh lặp từ. Ex: This is your pen and that is mine. ( Đây là cây viết của bạn và đó là viết của tôi.) “and that is mine” lẽ ra viết “and that is my pen” nhưng từ “pen” đã đề cập trước nên dùng từ “mine” thay cho “my pen” để khỏi lặp lại. Nếu học sinh được học và hiểu về đại từ một cách rõ ràng như thế thì chắc chắn các em sẽ sử dụng đúng các đại từ trong khi nói và viết; dễ dàng xác định được chủ ngữ, tân ngữ trong cấu trúc câu và khi học câu bị động, câu tường thuật ở lớp 8, 9. Đối với bài học đại từ này giáo viên có thể áp dụng dạy ở bài Unit 3: At home tiếng Anh 6. Giáo viên có thể dùng bảng phụ cho các em làm một số dạng bài tập như điền khuyết (Fill in) , chon lựa (Multiple choice) EXERCISE 1: Hãy điền những đại từ còn thiếu vào chỗ trống I (tôi) ……… ( chúng tôi/ ta) ………. ( bạn/ anh/ chị ) They (họ, chúng nó) ………. (cô ấy…) He (anh ấy ) It (nó) ………… (tôi) Us ( chúng tôi/ ta) You ( bạn/ anh/ chị ) ……… (họ, chúng nó) (cô ấy…) ………. (anh ấy…) It (nó) My (của tôi) …… (của chúng tôi/ ta) Your (của bạn/ của anh) ……. (của họ) …… (của cô ấy/…) His (của anh ấy/…) ………(của nó) EXERCISE 2: Chọn từ đúng. 1. Is……………old? (he / him/ his) 2. This is……… … house. (my/ me/ I/ mine) 3. …………is new. (She/ her/ hers) 4. This is my hat and that is …………… (your/ you/ yours) 5. are doctors. (They/ Them/ Their/ Theirs) EXERCISE 3: Sắp xếp thành câu. Eg: be/ old/ he. He is old. 1. young/ be/ they. ……………………………………………… 2. book/ be/ his/ new. ……………………………………………… 3. their/ red/ be/ pen. ……………………………………………… 4. this/ be / shirt/ her. ……………………………………………… c. Dạy cho học sinh biết cách dùng thì trong tiếng Anh 6 thông qua các sơ đồ và bảng biểu. Bên cạnh giúp học sinh nắm được kiến thức về đại từ, giáo viên cũng cần giúp học sinh nắm vững các thì ngữ pháp chương trình tiếng Anh 6. Muốn có quá trình giao tiếp diễn ra trôi chảy học sinh cần phải biết được cách sử dụng của các thì tức là phải biết được thời gian xảy ra hành động. Sau đây là một số thì cơ bản ở chương trình tiếng Anh 6 được tôi tóm tắt và ứng dụng các sơ đồ, bảng biểu vào giảng dạy cho các em. TENSES Present simple (Thì hiện tại đơn) Present progressive (Thì hiện tại tiếp diễn) Future intention (Thì tương lai dự định) Future simple (Thì tương lai đơn) Form (Cấu trúc) -S + BE + (O)… (am, is, are) -S+ V (S/ES) +(O)… S+BE+VING+ (O) (am, is, are) S+BE+GOINGTO+V (am, is, are) S+WILL/SHALL+V Use (Cách sử - Diễn tả hành động thường xảy ra hay thói quen ở - Diễn tả hành động đang xảy ở hiện tại (lúc nói). - Diễn tả hành động dự định sẽ làm trong tương lai. - Diễn tả hành động xảy ra trong tương lai. dụng) hiện tại. - Diễn tả chân lý, một sự thật hiển nhiên. - Diễn tả hành động xảy ra ngay lúc nói với các động từ tri giác, trạng thái. - Diễn tả hành động xảy ra trong tương lai có dự tính trước. (các từ thường gặp: tomorrow, this morning/ afternoon ) - Diễn tả hành động lặp đi lặp lại do thói quen.(thường dùng trạng từ always) Nhận biết Always/ Often Usually/ Sometimes Every (week/day ) Now Right now At the moment = now Tonight Tomorrow Tomorrow Next (week/ year) In the future Sơ đồ 1: Present simple Present progressive BE BE am is are + (O)… am is are + Ving + (O)… I She/ He/ It/N You/ We/ They/ Ns I She/ He/ It/N You/ We/ They/ Ns Future Intention Future simple BE am is are + going to + V… S + Will/ Shall + V (infinitive)+ (O) (I/ We) I She/ He/ It/N You/ We/ They/ Ns (I/ She/ He/ It/ You/ We/ They/N/ Ns Sơ đồ 2: Qua sự kết hợp giữa các sơ đồ và bảng biểu trên khi dạy giáo viên sẽ giúp cho các em hệ thống hóa được kiến thức ngữ pháp một cách dễ dàng, nắm được cấu tạo (Form), cách dùng thì (Use of tenses), nhận dạng thì, phân biệt được sự giống và khác nhau của các thì đã học. Tuy nhiên đối với các sơ đồ này giáo viên nên áp [...]... sau khi áp dụng các biện pháp - Trước khi áp dụng các biện pháp trên: Năm học 2009 - 2010 TS Giỏi Khá TB Yếu HS Kém TBTL SL % SL % SL % SL % SL % SL % Khối 80 5 6, 25 10 12,50 54 67 ,5 9 11,25 2 2,5 69 86, 25 6 - Sau khi áp dụng các biện pháp trên: Năm học 2010 - 2011 TS Giỏi Khá TB Yếu Kém TBTL HS SL % SL % SL % SL % SL % SL % Khối 76 6 7,89 12 15,78 55 72, 36 5 6, 58 0 71 93,42 6 Năm học 2011 - 2012 TS... 65 ,38 4 3,84 0 75 96, 15 6 Những kinh nghiệm mà tôi nêu trên đã được áp dụng khi tôi dạy ở khối lớp 6 (năm học 2010 – 2011) và kiểm nghiệm lại qua giảng dạy ở những năm học tiếp theo Kết quả cho thấy học sinh yếu tiếng Anh ở các khối lớp tôi dạy ngày càng giảm Chất lượng bộ môn qua các năm học ngày càng cao Học sinh đã có được ý thức học tập và yêu thích môn học tiếng Anh hơn Hiệu quả của các biện pháp. .. 6 từ đó các em có thể tiếp tục học tiếng Anh ở những lớp cao hơn - Học sinh có khả năng phân tích cấu trúc câu; tổng hợp, nhận dạng thì - Học sinh có động lực, hứng thú khi học tập tiếng Anh - Hoc sinh tự tin hơn khi nói và viết tiếng Anh, phát triển tốt các kĩ năng còn lại đáp ứng được mục tiêu của việc dạy, học ngoại ngữ là giao tiếp - Giảm thiểu được số lượng học sinh yếu, kém Chất lượng của bộ... nghiệm của tôi áp dụng khi dạy ngữ pháp tiếng Anh 6 nhằm giúp cho các em nắm vững kiến thức cơ bản có thể ứng dụng vào giao tiếp, tạo đà cho bước phát triển ở những năm học tiếp theo Tuy nhiên các kinh nghiệm này vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót Rất mong sự san sẽ, góp ý của quý đồng nghiệp để có được những kinh nghiệm quý giúp học sinh học môn tiếng Anh được tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu... Hiệu quả của các biện pháp ngày một rõ nét đa phần học sinh nắm được kiến thức ngữ pháp căn bản, có nhiều học sinh đạt khá, giỏi ở bộ môn và đạt giải học sinh giỏi Olympic tiếng Anh trên mạng Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều đúc kết được những phương pháp, kinh nghiệm của riêng mình Suy cho cùng giáo viên đều mong muốn học sinh của mình học tốt hơn, chất lượng của bộ môn mình dạy ngày được... biết thì của các cấu trúc câu sau: Form (Cấu trúc) Tense (Thì) S + BE + (O)… S+BE+VING + (O)… S+BE+GOINGTO+ V (am, is, are) S+ V (S/ES) + … (am, is, are) (am, is, are) ……………… ………………… …………………… Exercise 3: Hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau: S+WILL/SHALL+ V ……………… 4 Hiệu quả của các biện pháp - Giúp cho học sinh nắm vững các điểm ngữ pháp cơ bản và quan trọng trong chương trình tiếng Anh 6 từ đó các em có...dụng dạy cho các em vào những tiết ôn tập trước khi kiểm tra định kì, ôn tập cuối học kì hoặc cuối năm Đối với các tiết học hàng ngày trên lớp giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, yêu cầu của từng bài dạy qua đó hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành những điểm ngữ pháp cụ thể thông qua các kĩ năng giao tiếp Một số bài tập về thì: Exercise 1: Đọc các câu sau, rồi đánh dấu (X) vào cột . của các biện pháp - Giúp cho học sinh nắm vững các điểm ngữ pháp cơ bản và quan trọng trong chương trình tiếng Anh 6 từ đó các em có thể tiếp tục học tiếng Anh ở những lớp cao hơn. - Học sinh. giúp các em học sinh lớp 6 nắm được những điểm ngữ pháp cơ bản cho việc học tiếng Anh được tốt hơn. 3. Các biện pháp: a. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy ước viết tắt trong SGK. Đối với các. cho học sinh biết cách dùng thì trong tiếng Anh 6 thông qua các sơ đồ và bảng biểu. Bên cạnh giúp học sinh nắm được kiến thức về đại từ, giáo viên cũng cần giúp học sinh nắm vững các thì ngữ pháp

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w