“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Hồ Chí Minh Hiện nay lại có nhiều học sinh đang vinh dự học dưới mái trường mang tên các anh hùng dân tộc nhưng hỏi về người
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-“NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC”
***********
1 Thực trạng việc dạy học phân môn lịch sử ở tiểu học
Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”, gồm 104 câu thơ lục bát,
dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ Quốc; thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm đổi mới
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Hiện nay lại có nhiều học sinh đang vinh dự học dưới mái trường mang tên các anh hùng dân tộc nhưng hỏi về người anh hùng đó thì nhiều em trả lời “không biết” hoặc thời gian gần đây qua kết quả thi tuyển sinh đại học, môn Lịch sử đã thực sự gây
“sốc” đối với xã hội Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một diễn đàn về Sử học đã nói
“… Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm tới lịch sử dân tộc…”, Đại tướng còn phát biểu “Tôi có đứa cháu ‘rất sợ học môn lịch sử’ nhưng lại rất thích xem các bộ phim lịch sử Trung Quốc và thuộc vanh vách tên tuổi các nhân vật trong phim nhưng
khi hỏi về Trần Hưng Đạo , Nguyễn Huệ …thì lắc đầu không biết!”
Trong các môn học ở bậc tiểu học có thể nói rằng: môn lịch sử là môn học làm cho nhiều giáo viên khó dạy, thậm chí có giáo viên còn dạy sai cả kiến thức Tình trạng giáo viên dạy bài Lịch sử như dạy bài Tập đọc còn rất phổ biến, có nhiều giáo viên
Trang 2chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn lịch sử hoặc sử dụng không hợp lý các phương tiện trực quan; có khi, khai thác trọng tâm bài bằng ngôn ngữ chưa truyền cảm dễ gây nhàm chán ở học sinh Mặt khác, kiến thức Lịch sử là kiến thức thuộc về quá khứ, có những sự kiện đã diễn ra hàng chục năm thậm chí còn lâu hơn nữa Yêu cầu của môn học đòi hỏi khi nhận thức, học sinh phải tái hiện những sự kiện một cách sinh động – trong khi khả năng tư duy, trí nhớ và các phương
tiện trực quan phục vụ dạy học (tranh ảnh sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, ) lại còn
hạn chế
2 Tóm lại.
Chính vì những lý do trên, các giờ học Lịch sử thường diễn ra nặng nề, đơn điệu; học sinh tiếp thu một cách thụ động nhàm chán, không nhớ chính xác sự kiện không nắm vững lịch sử đã trở thành phổ biến Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và ứng
dụng thực tiễn, bản thân tôi chọn “NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC” làm đề
tài sáng kiến kinh nghiệm và bước đầu áp dụng mang lại kết quả rất khả quan
Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra Sự kiện
bao gồm: “sự kiện bản thể luận” và “sự kiện nhận thức luận” nên do đó trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật" Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử (thường được gọi là sử gia) đưa ra quan điểm hiện tại, để giúp chúng ta có cách hiểu logic về những sự kiện xưa; Những giải thích của Sử gia dựa theo các nguồn gốc
"căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất
2 Cơ sở thực tiễn
Vấn đề đánh giá thực trạng dạy học môn Lịch sử hiện nay không phải bây giờ mới đặt ra - nhưng qua các kỳ thi đại học các phương tiện truyền thông nói nhiều đã thực sự gây “sốc” đối với toàn xã hội: Kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử, thí sinh có
Trang 3điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10) Qua đó cho thấy, kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh bậc phổ thông là quá yếu
Cũng đã có một số khảo sát, điều tra xã hội học về kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh phổ thông nhưng các kết quả chưa được công bố chính thức Tuy nhiên, trong một phóng sự do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện đầu tháng 10/2006, khi phóng viên phỏng vấn 5 học sinh phổ thông về bức tượng Lý Thái Tổ (cạnh hồ Hoàn Kiếm), thì kết quả chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không biết và 2 em trả lời sai Lần khác, khi được hỏi Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ khi nào thì phần lớn các em không biết Trong khi khách quốc tế đến thăm, họ tỏ ra rất quan tâm và tìm hiểu nhiều về lịch
sử Việt Nam thì chính con em chúng ta, những chủ nhân đất nước Việt Nam thế kỷ XXI lại không biết và cũng chẳng mấy quan tâm Một thực trạng đáng buồn là ở trường học phổ thông, phần lớn học sinh coi môn Lịch sử là môn học khô khan, không sáng tạo, nhàm chán
Trong các kỳ đại hội của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (vào các năm 2000, 2005), Hội đã dành hẳn một phần báo cáo để trình bày về kết quả học tập và đưa ra những cảnh báo về tình trạng học môn Lịch sử của học sinh phổ thông Năm 2003, tại một Diễn đàn Sử học với sự tham dự của các nhà sử học của Trung ương, địa phương, các nhà biên soạn sách giáo khoa và cả một số giáo viên dạy môn Lịch sử, đã dành riêng một ngày bàn về thực trạng, nguyên nhân dạy và học môn sử cấp phổ thông, đánh giá về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy bộ môn này, đồng thời đưa
ra một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền
Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Một là, chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong hệ
thống các môn học ở phổ thông, hầu như chỉ tập trung vào các môn Toán, Tiếng Việt khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử Điều này thể hiện rõ nhất khi biết năm học nào không thi môn sử ở bậc trung học phổ thông thì nhiều trường dạy nhanh môn sử để dành thời gian chuyên sâu cho các môn học khác Trên lý thuyết và thực tế, môn Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử dân tộc tức môn Quốc sử, không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản rất cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam Nếu không chú ý, mỗi công dân của chúng ta khi học hết cấp phổ
Trang 4thông, trong đầu sẽ chỉ là những khoảng trống vắng hay mờ nhạt về lịch sử, nghĩa là không hiểu biết về quá khứ dân tộc, về các giá trị mà ông cha đã đổ máu để giành giữ thì vô cùng nguy hiểm Đặc biệt, nền giáo dục của chúng ta đến 2010 đã phổ cập toàn
bộ bậc học trung học cơ sở; Sau đó, các em sẽ có sự phân hoá, số đông đi học nghề hay vào học phân ban để lên đại học, cao đẳng, số theo nghề Sử không bao nhiêu Điều đó
có nghĩa là môn Lịch sử cấp trung học cơ sở có trách nhiệm trang bị tri thức và truyền thống lịch sử cho công dân của đất nước, nếu chúng ta không coi trọng việc dạy, học môn học này ở cấp phổ thông nói chung, nhất là cấp tiểu học
+ Hai là, việc tăng thời lượng hoặc tăng dung lượng môn học cũng đều gây tác
dụng không tốt Kết quả học sử kém ở phổ thông không phải do học sinh, cũng không phải do nội dung lịch sử, mà do người lớn chúng ta, do những nguyên nhân nằm trong chương trình, sách giáo khoa và trong phương pháp giảng dạy
+ Ba là, do sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa sâu Xét về
phương diện nào đó, học Lịch sử nên hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trường học và trên các kênh thông tin, môi trường văn hoá, giáo dục của xã hội Ngày xưa, khi đại bộ phận nhân dân không được đi học thì môi trường xã hội giữ vai trò rất quan trọng, qua vốn văn hoá dân gian, qua các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các lễ hội thấm đượm tính lịch sử để chuẩn bị cho lớp trẻ bước vào đời Ngày nay, trong xã hội hiện đại yêu cầu tạo lập môi trường giáo dục cho thế hệ trẻ càng giữ vai trò quan trọng với rất nhiều kênh thông tin, nhưng tiếc rằng những kênh truyền thông về lịch sử mang tính hấp dẫn đối với lớp trẻ còn ít quá Nói chung cho đến nay, chúng ta cũng chưa có nhiều kịch bản, phim hay về đề tài lịch sử Việt Nam, chưa có nhiều truyện tranh, tiểu thuyết lịch sử góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ
+ Bốn là, việc dạy và học môn Lịch sử ở nước ta chưa tận dụng được hệ thống
bảo tàng là những bộ sử bằng hiện vật rất phong phú và mang tính cảm thụ trực tiếp rất phù hợp với tuổi trẻ - theo tôi biết chỉ có Bảo tàng Dân tộc học là thu hút được lớp trẻ với những hình thức trưng bày và trình diễn lý thú Hiện nay, hệ thống bảo tàng từ cấp trung ương đến địa phương chưa phát huy được tác dụng giáo dục đối với học sinh và các trường học; các thầy cô giáo cũng không quan tâm tổ chức cho học sinh tham quan
Trang 5bảo tàng hoặc ngay cả môn lịch sử địa phương Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định trong chương trình cũng không ít trường thực hiện hoặc thực hiện qua loa
+ Năm là, vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và phương
pháp giảng dạy Nền giáo dục của chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách, sách giáo khoa có khá hơn sau mỗi lần cải cách nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong trường phổ thông Về nội dung, thực chất sách giáo khoa lịch sử bậc phổ thông là tóm tắt lịch sử viết cho người lớn, nhất là giáo trình bậc đại học, cho học sinh phổ thông - lấy sách viết cho người lớn tóm lược lại cho trẻ con học thì dĩ nhiên không phù hợp với lứa tuổi, không thể gây hứng thú học tập ở các em Cách trình bày trong sách giáo khoa cũng khá cứng nhắc, thiếu sinh động, thậm chí bản
đồ, ảnh minh hoạ chưa được tuyển chọn chuẩn xác, cũng là nguyên nhân góp phần làm cho học sinh chán ghét học Lịch sử Chương trình và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, về phương diện khoa học, cũng chưa cập nhật được những thành tựu mới của khoa học lịch sử trong nước Ví dụ Lịch sử miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn bỏ trống, vương triều Mạc không có bài riêng như các vương triều khác, nội dung văn hoá và quan hệ giao lưu văn hoá vẫn chưa làm nổi bật Cách viết sách giáo khoa vẫn nặng về tư liệu, sự kiện hay có lúc lại đi sâu phân tích nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến và sự phân tích ấy được lặp đi lặp lại, na ná như nhau Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử
và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, nặng nề và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu
Và cuối cùng, việc đổi mới phương pháp dạy học tuy gần đây có nêu lên và một
số thầy, cô giáo cố gắng thực hiện, nhưng vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu lối truyền thụ một chiều, vẫn nặng về đọc - chép
3 Các biện pháp cải tiến
LỚP 4:
Buổi đầu dựng nước và giử nước (khoảng năm 700 TCN đến năm 179
TCN).
- Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Trang 6 Về đời sống kinh tế
Về tổ chức chính trị - xã hội.
Văn hóa tinh thần.
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến
năm 938 SCN)
- Một số sự kiện cốt yếu:
TT THỜI GIAN SỰ KIỆN CHÍNH VÀ CÁC NHÂN VẬT TIÊU BIỂU
1 Khoảng năm 179 - TCN Triệu Đà chiếm Âu Lạc, cai trị nước ta
2 Khoảng năm 111 - TCN Nhà Hán đô hộ nước ta
3 Năm 40 – 43 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trưng Vương
4 Từ năm 220 - 589 (Thời Tam
Quốc - Ở Trung Quốc)
Nhà Ngô đô hộ nước ta
6 Năm 263 – 420 Triều Tấn (ở Trung Quốc) đô hộ nước ta
7 Từ năm 420-589 (Thời Nam
Bắc Triều - Ở Trung Quốc)
Nam Triều (Tống , Tề, Lương , Trần) đô hộ nước ta
8 Năm 542 - 544 Khởi nghĩa Lí Bí – Nước Vạn Xuân được thành
lập
9 Năm 602 - 618 Nhà Tùy đô hộ nước ta
10 Năm 618 - 905 Nhà Đường đô hộ nước ta
11 Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế)
12 Năm 767 - 791 Khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Dương)
14 Năm 938 Chiến thắng Bạch Đằng (Ngô Quyền lãnh đạo)
Buổi đầu giành độc lập và xây dựng nên n c ước Đại Việt Đại Việt.i Vi t.ệt
ĐẠI Sự Kiện Chính và các nhân vật tiêu biểu
Trang 71 NHÀ LÝ
- Năm 1010, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa
Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội)
- Lý Thánh Tông đổi tên nước ta từ Vạn Xuân thành Đại Việt Từ năm 1042 – 1070, ban hành bộ Hình thư và dựng Văn Miếu – Quốc
Tử Giám để tuyển chọn nhân tài
- Năm 1075 – 1077 Lý Thường Kiệt mở cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2
2 NHÀ TRẦN
- Trần Quốc Tuấn xây đắp được hệ thống đê điều
- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản)
3 NHÀ HỒ - Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lập ra nhà Hồ.
- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta
4 NHÀ HẬU LÊ
-Lê Lợi, Nguyễn Trãi tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh và năm 1428 lên ngôi Hoàng đế mở đầu thời Hậu Lê
- Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước và ban hành Bộ Luật Hồng Đức
5
THỜI KỲ
TRỊNH –
NGUYỄN
PHÂN
TRANH
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất triều Lê lập nên triều Mạc
và nhà Mạc trị vì đến năm 1593
- Trịnh Kiểm(đàng ngoài) – Nguyễn Kim (đàng trong) tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau (1627 – 1774)
6 NHÀ TÂYSƠN
- Năm 1771 – 1786, ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ , Nguyễn Huệ - dẹp yên Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua và lấy hiệu Quang Trung
- Năm 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh và sau đó lập chiếu Khuyến Nông và đề cao chữ Nôm
7 NHÀ NGUYỄN - Năm 1802 triều đại Tây Sơn bị lật đổ Nguyễn Ánh lên ngôiHoàng Đế lấy hiệu Gia Long và lập kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
LỚP 5:
Giai đoạn: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858 –
1945)
- Giai đoạn cuối thế kỉ XIX (1858 – 1895): Phong trào thủ chiến và duy
tân (Trương Định, Nguyễn Trường Tộ)
Trang 8- Giai đoạn đầu thế kỉ XX (1895 – 1930): Phong trào Đông du (Phan Bội
Châu và Phan Chu Trinh) và ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Giai đoạn từ năm 1930 – 1945: Thành lập Đảng Cộng sản Viêt Nam
3/2/1930; Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931; Cách mạng tháng 8 năm 1945 và cuối cùng là ngày Quốc khánh 2/9/1945
Giai đoạn: Bảo vệ chính quyền non trẻ và trường kỳ kháng chiến chống
Pháp ( 1945 – 1954)
- Ngày 14/06/1945 giặc Pháp tiến công cướp nước ta một lần nữa Chính quyền non trẻ vừa phải chiến đấu chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm – tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”
- Ngày 19/12/1946 Bác Hồ kêu gọi cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Năm 1947 giặc Pháp tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc và bị thất bại hoàn toàn Năm 1950 ta mở chiến dịch Biên Giới, rồi đến chiến tháng Điện Biên Phủ 7/5/1954 buộc Pháp phải ký Hiệp Định Giơ- ne-vơ (Thụy Sĩ), miền Bắc được giải phóng
Giai đoạn: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ
đi đến thống nhất đất nước ở miền Nam ( 1954 – 1975)
- Năm 1959, ta mở đường Trường Sơn chi viện Miền Nam
- Năm 1960, phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre
- Năm 1968, ta tổ chức Tổng tiến công và nổi dậy vào tết Mậu Thân
- Năm 1972, Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải ngồi vào bàn ký hiệp định Pari vào 27/01/1973
- Ngày 30/04/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi – đất nước được hoàn toàn thống nhất
Giai đoạn: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975 – cho đến
nay)
- Năm 1976, ta tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội thống nhất và đặt
ra nhiều sự kiện quan trọng: tên nước, quốc kì , Quốc ca,…
- Năm 1979, chiến đấu chống giặc xâm lăng phương Bắc và Tây Nam Đồng thời xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình cùng nhiều công trình qui mô khác
(TÓM T T CÁC M C TH I GIAN VÀ S KIÊN TIÊU BI U)ẮT CÁC MỐC THỜI GIAN VÀ SỰ KIÊN TIÊU BIỂU) ỐC THỜI GIAN VÀ SỰ KIÊN TIÊU BIỂU) ỜI GIAN VÀ SỰ KIÊN TIÊU BIỂU) Ự KIÊN TIÊU BIỂU) ỂU)
TT GIAI ĐOẠN Sự Kiện Chính và các nhân vật tiêu biểu
1 Giai đoạn
1858 - 1945
Năm 1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta.( Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu)
Trang 9Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt nam ra đời.( Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc)
Năm 1945: Cách mạng Tháng 8 thành công.(Hồ Chí Minh)
2 Giai đoạn
1945 – 1954
Năm 1946: Pháp trở lại xâm lược nước ta
Năm 1950: Chiến dịch Thu Đông 1947 và Biên Giới năm 1950 (La Văn Cầu, Ngô Gia Khảm)
Năm 1950: Chiến dịch Điện Biên Phủ.(Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn)
3 Giai đoạn
1954 - 1975
Năm 1959: Mở đường Trường Sơn chi viện cho Miền Nam Năm 1960: Đồng Khởi ở Bến Tre.(Đội quân tóc dài)
Năm 1968: Tiến Công năm Mậu Thân
Năm 1972: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Năm 1973: Kí Hiệp Định Pa-ri (Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình)
Năm 1975: Giải phóng Sài Gòn – thống nhất đất nước.(Bùi Quang Thận, Vũ Đăng Toàn)
4
Giai đoạn
1975 cho đến
nay
Năm 1976: Tổng tuyển cử, bầu Quốc Hội thống nhất
Năm 1979: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình
1
Xây dựng Nhà
nước và cơ cấu tổ
chức bộ máy chính
quyền
+ Lớp 4: Nước Văn Lang; nước
Âu Lạc; Nhà Trần thành lập; Nhà hậu Lê … và nhà Nguyễn
- PP vấn đáp, tìm tòi
- PP thảo luận nhóm
2 Tình hình kinh tế
-chính trị - văn hóa
– xã hội
+ Lớp 4: Nước ta cuối thời Trần
+ Lớp 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo; Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới; Nước nhà bị chia cắt
- PP vấn đáp, tìm tòi
- PP thảo luận nhóm
+ Lớp 4: Đinh Bộ Lĩnh dẹp
Trang 103 Nhân vật lịch sử
loạn 12 sứ quân
+ Lớp 5: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định; Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước; Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Phan Bội Châu và phong trào Đông du; Quyết chí ra
đi tìm đường cứu nước
- PP kể chuyện
- PP miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại
4
Các cuộc khởi
nghĩa, kháng
chiến, chiến dịch
(Chiếm tỉ lệ khá nhiều trong chương trình lịch sử lớp 4 và 5)
- PP kể chuyện
- PP miêu tả, tường thuật, kết hợp với đồ dùng trực quan
5
Hoạt động, xây
dựng, sản xuất
phát triển kinh tế
+ Lớp 4: Nhà Trần với việc đắp đê; Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
+ Lớp 5: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta; Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
- PP vấn đáp, tìm tòi
- PP thảo luận nhóm
6
Kiến trúc nghệ
thuật, văn hóa,
khoa học , giáo
dục
+ Lớp 4: Chùa thời Lý; trường học thời Hậu Lê; văn học – khoa học thời Hậu Lê; Kinh thành Huế
- PP quan sát
- PP vấn đáp, tìm tòi
- PP miêu tả, phân tích
7 Ôn tập, tổng kết + Lớp 4: Bài 20; bài 29.
+ Lớp 5: Bài 11; bài 18; bài 29
- Phối hợp nhiều PP thích hợp
Sử tiểu học
Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội.
- Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) là quá trình chuyển
tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh – có thể có cả kênh chữ lẫn kênh hình Quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử ở tiểu học hiện nay thông qua bảng đen, lời nói của thầy cô giáo cùng với một ít phương tiện trực quan …hiệu quả sẽ không cao Trong khi đó, nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện) thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng