1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thi đua yêu nước trong nhà trường.

16 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 101 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN Tên đề tài: TỔ CHỨC THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TRƯỜNG Người thực hiện: Hoàng Đức Khuần Đơn vị: Trường THCS Tân Lộc Bắc I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng ta đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã nêu rõ: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Muốn tạo ra nhiều của cải cho gia đình và xã hội thì phải thi đua lao động sản xuất với năng xuất chất lượng và hiệu quả cao; muốn nâng cao chất lượng giáo dục thi phải thi đua Dạy tốt-Học tốt; muốn tạo ra phong trào thi đua sôi nổi thì phải tạo ra động lực để thi đua; động lực thi đua chính là các hình thức khen thưởng xứng đáng và hiệu quả từ công việc mà người giáo viên mang lại. Vì thế công tác thi đua là một trong những động lực thúc đẩy để thực hiện tốt các phong trào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nhà trường cùng với các hoạt động khác là công việc không thể thiếu nhằm quyết định đến từng nội dung công việc đạt hiệu quả càng cao hơn. Cách đây 65 năm tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường là góp phần 1 thể hiện tư tưởng, ý chí phấn đấu của tập thể và của cá nhân cũng như khắc phục dần những tư tưởng trì trệ, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài năng hoạt động sư phạm của giáo viên. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chọn là chủ đề của năm học 2012-2013; kết hợp đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với phong trào thi đua yêu nước còn vấn đề chiến lược của giáo dục và đào tạo Thới Bình nói chung và của trường THCS Tân Lộc Bắc nói riêng, không những nó mang lại sự đột phá trong nhận thức mà còn đem lại hiệu quả thiết thực trong khâu quản lý của toàn ngành và của trường THCS Tân Lộc Bắc. Trước phong trào thi đua sôi động trong ngành về đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, trường THCS Tân Lộc Bắc lấy một nội dung làm đề tài đổi mới cho đơn vị mình; Đề tài: TỔ CHỨC THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TRƯỜNG. Đề tài khắc phục những trì trệ trong hoạt động sư phạm, là đòn xeo tạo động lực thúc đẩy thái độ, tinh thần lao động sư phạm với chất lượng và hiệu quả cao, Tổ chức thi đua yêu nước trong nhà trường khắc phục được tính cào bằng, vị nề trong bình xét khen thưởng cho tập thể và các nhân ở trường THCS Tân Lộc Bắc, đề tài giải quyết những bức súc lâu nay về thi đua –khen thưởng, “người được xét năm trước thi năm sau vẫn được xét” tuy không có thành tích nổi bật; đây cũng chính là vần đề tôi phải trực tiếp lãnh đạo điều hành, thiết nghĩ đây cũng là vấn đề cần thiết 2 của đơn vị, của bản thân công việc mình đảm trách. Đề tài giúp tôi điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa mọi hoạt động của nhà trường vào phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng Dạy và Học. Qua kinh nghiệm và thu thập thông tin về hoạt động thi đua ở một số trường trong học, tôi thấy rằng trường nào cũng thi đua nhưng nhiều đơn vị chưa quan tâm xây dựng kế hoạch cụ thể, có giải pháp hữu hiệu để tác động đến từng cá nhân ngay từ những ngày đầu của năm học. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Vận dụng nguyên lý này để tổ chức cho tập thể thi đua với tập thể, các nhân thi đua với cá nhân, tạo ra không khí sôi động trong nhà trường, đây là nguồn cội của chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hoạt động thi đua yêu nước trong nhà trường là góp phần thể hiện tư tưởng, ý chí phấn đấu của tập thể và của cá nhân cũng như khắc phục dần những tư tưởng tiêu cực, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài năng hoạt động sư phạm của giáo viên. Thực hiện công tác TĐKT nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, siêng năng và sáng tạo trong lao động, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. 3 2. Đối tượng nghiên cứu và thu thập thông tin: Đối tượng nghiên cứu là tập thể nhà trường, các tổ, các bộ phận chức năng và từng cá nhân của trường THCS Tân Lộc Bắc. 3. Nhiệm vụ và thời gian 3.1.Điều tra -thu thập thông tin trước khi triển khai đề tài: Từ tháng 9 năm 2012. 3.2.Thu thập thông tin sau khi triển khai đề tài: Tháng 5 năm 2013. 3.3.Đánh giá kết quả triển khai đề tài: Tháng 5 năm 2013. 3.4. Báo cáo nghiệm thu đề tài: Tháng 6 năm 2013 4. Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt đề tài, tôi đã xây dựng bằng văn bản về tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong nhà trường . 5. Nội dung đề tài I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU Thực hiện công tác TĐKT nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, siêng năng và sáng tạo trong lao động, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường lập thành tích chào mừng các ngày lễ trong đại của đất nước. II.HÌNH THỨC VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA 4 1.Các hình thức thi đua: - Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua thực hiện xuyên suốt cả năm học, được tổ chức phát động từ đầu năm học và được đánh giá, tổng kết, xét các danh hiệu TĐKT vào cuối năm học. Mục đích nhằm để mỗi cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, học kỳ và năm học theo nhiệm vụ được giao. - Thi đua theo đợt: Là hình thức thi đua để thực hiện tốt một số nhiệm vụ theo chủ đề hoặc giải quyết những nhiệm vụ đột xuất của đơn vị trong một thời gian nhất định. Trong năm học 2011-2012, tổ chức 2 đợt thi đua: Đợt 1: Từ 05/9 - 22/12/2012 với nội dung các chủ đề: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2012); Chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân (22/12/1944-22/12/2012). +Đối với CB-GV-CNV tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia hội giảng cấp huyện, tổ chức các phong trào thể dục thể thao. +Đối với học sinh: tổ chức các phong trào thi đua học tập, các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ …. Đợt 2: Từ 09/01/2013- 19/5/2013 với nội dung các chủ đề: Chào mừng ngày thành lập Đảng (03/02/1930- 03/3/2013), Chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890- 15/5/2013). 2. Phong trào thi đua của năm học Để thực hiện thành công các nhiệm vụ năm học 2012-2013 với chủ đề “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Ngành giáo dục, Nhà trường đề ra các phong trào thi đua trọng tâm sau: 5 2.1) Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/3/2011 của Bộ chính trị (khoá XI) kết hợp với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 2.2) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý. 2.3) Thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường, duy trì tốt sĩ số học sinh và giảm học sinh bỏ học; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; tiến. 2.4) Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. đ) Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể CB-GV- CNV trong nhà trường; chú trọng công tác phát triển đảng. 2.5) Tích cực thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, kĩ năng sống và kĩ năng thực hành cho học sinh. 2.6) Tu sửa CSVC; đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. 2.7) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của phụ huynh trong công tác giáo dục; thực hiện tốt các chính sách xã hội trong giáo dục, tích cực xây dựng xã hội học tập. III. TIÊU CHUẨN-CHỈ TIÊU DANH HIỆU THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG 6 Căn cứ Luật TĐKT, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 5/04/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT (thay thế nghị định 121/2005/NĐ- CP ngày 30/9/2005 của chính phủ), tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định cụ thể tại 1. Danh hiệu thi đua: - Lao động tiên tiến: Căn cứ Điều 24 Luật TĐKT; Điều 12 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. Chỉ tiêu: 60% x 51 cá nhân đạt danh hiệu L ĐTT - Chiến sỹ thi đua cơ sở: Căn cứ Điều 23 Luật TĐKT; Điều 13 Nghị định 42/2010/NĐ-CP. Chỉ tiêu: 20 % x 60% x 51 cá nhân đạt CST ĐCS - Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: Căn cứ Điều 22 Luật TĐKT; Điều 14 Nghị định 42/2010/NĐ-CP Chỉ tiêu: 15 % x 60 % x 51 cá nhân đạt CSTĐ cấp tỉnh - Chiến sỹ thi đua toàn quốc: Căn cứ Điều 21 Luật TĐKT; Điều 15 Nghị định 42/2010/NĐ-CP. - Tập thể lao động tiên tiến (tổ chuyên môn, tổ văn phòng và nhà trường): Căn cứ Điều 28 Luật TĐKT. - Tập thể lao động xuất sắc: Căn cứ Điều 27 Luật TĐKT - Cờ thi đua: căn cứ điều 26 Luật TĐKT và điều 16 Nghị định 42/2010/NĐ-CP Ngoài tiêu chuẩn như trên, ngành quy định điều kiện để công nhận các danh hiệu thi đua như sau: 7 - “Lao động tiên tiến”: được xếp loại viên chức loại khá trở lên; phải tham gia hội giảng trường và được đánh giá xếp loại từ khá trở lên; trong năm học được cộng tác viên thanh tra hoặc lãnh đạo trường hoặc tổ trưởng chuyên môn dự giờ đánh giá thì chỉ có 01 giờ xếp loại trung bình, còn lại đạt từ loại khá trở lên (không có giờ yếu); thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và quy chế làm việc của đơn vị. Lao động nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của nhà nước và cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho các trường hợp: mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên, vi phạm đạo đức nhà giáo, bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. - “Chiến sỹ thi đua Cơ sở”: là những cá nhân tiêu biểu trong số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; được xếp loại viên chức loại xuất sắc; phải tham gia hội giảng trường và được đánh giá xếp loại giỏi; trong năm học được cộng tác viên thanh tra hoặc lãnh đạo trường hoặc tổ trưởng chuyên môn dự giờ đánh giá thì chỉ có 01 giờ xếp loại khá, còn lại đạt loại giỏi; có sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng sáng kiến ngành đánh giá, công nhận đạt yêu cầu. - “Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh”: là những cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (kể cả năm đang xét), nhưng chưa được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”. 8 - “Tập thể lao động Tiên tiến” (bao gồm các tập thể là tổ chuyên môn, tổ văn phòng và nhà trường): phải tham gia tất cả các hoạt động của trường (các tổ), của ngành (nhà trường); có kết quả các mặt giáo dục và học sinh cuối cấp tốt nghiệp bằng mức trung bình của huyện trở lên; học sinh bỏ học bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ trung bình của huyện. - “Tập thể lao động Xuất sắc” ( tập thể trường): phải tham gia các hoạt động của ngành đạt thành tích cao; có kết quả các mặt giáo dục và học sinh cuối cấp tốt nghiệp cao hơn mức trung bình của huyện từ 02% trở lên; học sinh bỏ học thấp hơn mức trung bình của huyện từ 0,2% trở lên; có từ 70% tổ trở lên đạt “tập thể lao động tiên tiến”. 2. Các hình thức khen thưởng: 2.1 Kỷ niệm chương Thực hiện theo quy định tại quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ- BGD&ĐT ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT. Cụ thể đối tượng và tiêu chuẩn: Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường: Cá nhân (kể cả nam và nữ ) phải có thời gian công tác trong ngành Giáo dục từ 20 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; mốc thời gian số năm công tác tính từ ngày vào ngành đến 31/5/2012. Ngoài ra có tính hệ số chuyển đổi nếu cá nhân đạt các danh hiệu thi đua công tác ở vùng khó khăn thì tính theo qui chế tại Quyết định số 27/2005/QĐ-BGD và ĐT ngày 29/8/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với cá nhân và lực lượng xã hội: Ưu tiên những người tiêu biểu, có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương. 2.2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tặng cho cá nhân đạt 2 lần liên tục Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. 9 Tặng cho tập thể 2 lần đạt Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. IV. YÊU CẦU VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Nội dung và trình bày: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học hoặc đồ dùng dạy học (gọi chung là SKKN) thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh Cà Mau, Sở GD&ĐT cà Mau, Phòng GD&ĐT Thới Bình V/v điều chỉnh viết và thẩm định báo cáo sáng kiến kinh nghiệm ngày 20/01/2010 của Phòng GD&ĐT (trình bày báo cáo tóm tắt không quá 3 trang giấy A4, Font chữ Time new Roman, size chữ 14; không phải đóng tập). 2. Đăng ký và tổ chức đánh giá xét thi đua: - Yêu cầu các SKKN phải được đăng ký từ đầu năm học (cùng với đăng ký thi đua). Hoàn thành trước ngày 10/10/2012, nộp PGD trước ngày 15/10/2012. - Các SKKN phải được tổ chức báo cáo, đánh giá trong các tổ chuyên môn (hoặc tổ văn phòng). Hoàn thành chậm nhất ngày 28/02/2013. Hội đồng khoa học giáo dục nhà trường tổ chức thẩm định các SKKN do các tổ đề nghị; Hoàn thành trước ngày 31/3/2013 và báo cáo PGD trước 10/4/2012. V. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XÉT THI ĐUA KHEN THƯỞNG 1. Đối với thi đua theo đợt: tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm Sau mỗi đợt thi đua đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. 2. Đối với thi đua thường xuyên: Quy trình tổ chức xét thi đua khen thưởng đơn vị: 10 [...]... TĐKT nhà trường thông báo công khai kết quả xét TĐKT trước hội đồng nhà trường trong phiên họp cuối năm học (trước ngày 25/5/2012) Nếu trong cuộc họp có ý kiến phát sinh thì Hội đồng TĐKT nhà trường xem xét thêm và quyết định VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 Tổ chức đăng ký thi đua: Mỗi cá nhân tự đăng ký thi đua (theo mẫu) nộp lại cho ban thi đua trước ngày 14/9/2012 để tổng hợp và thông qua ký kết thi đua tại... đến công tác thi đua- khen thưởng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn và lịch của Phòng GD&ĐT Thới Bình Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác thi đua- Khen thưởng năm học 20122013 của trường THCS Tân Lộc Bắc, đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./ 12 III KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Hiệu quả từ Tổ chức thi đua yêu nước trong nhà trường: Tập... đơn: - Các tổ trưởng thông qua danh sách đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từng cá nhân và tập thể tổ; - Các thành viên Hội đồng TĐKT thảo luận cho ý kiến nhận xét về đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các cá nhân và tập thể tổ; Chủ tịch Hội đồng TĐKT kết luận về những ý kiến thảo luận; - Tổ chức bỏ phiếu kín (không ghi tên người bỏ phiếu) về danh hiệu thi đua, hình... nhân, tập thể tổ Chỉ những cá nhân, tập thể nào có trên 50% thành viên Hội đồng nhất trí thì mới đề nghị danh hiệu, hình thức khen thưởng đó Về danh hiệu thi đua và khen thưởng nhà trường: Hiệu trưởng dự thảo báo cáo thành tích và đề xuất danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trình Hội đồng TĐKT nhà trường xem xét Nếu hội đồng TĐKT nhà trường nhất trí thì mới đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức... hiệu quả công việc đạt được trong năm học …, Hội đồng TĐKT nhà trường thực hiện đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua cá nhân, tập thể theo các bước sau: Bước 1: Cá nhận tự đánh giá: Mỗi cá nhân, tổ tự nhận xét đánh giá về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, thành tích đạt được, đối chiếu theo tiêu chuẩn để tự nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ; Bước 2: Hội đồng TĐKT đơn... những cá nhân đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên, đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm 3 Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng: Hồ sơ đề nghị khen thưởng năm học gởi về phòng thực hiện theo hướng dẫn Yêu cầu các bản báo cáo thành tích, tóm tắt thành tích; bản sao bằng khen, giấy chứng nhận danh hiệu thi đua các năm trước của cá nhân, tập thể nào... Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các quy chế, quy định của Ngành và của đơn vị Học sinh có nền nếp chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo; thái độ lễ phép, đi học đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, trang phục sạch đẹp đúng theo quy định của nhà trường, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp và nơi công cộng Không có tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường Môi trường sư phạm... học 2012-2013 Đạt giải Khuyến khích toàn đoàn Hội thi Tiếng hát Hoa phượng đỏ hè 2013 Đạt giải Ba toàn đoàn cấp huyện về Thành tích điền kinh năm học 20122013 - Giữ vững, duy trì và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2012 với tỷ lệ 86,85% -Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được phát huy mạnh mẽ, trong năm học đã vận động phụ huynh các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân đóng góp hàng... trường sư phạm lành mạnh Học sinh đồng phục tạo sự thẩm mỹ đồng bộ và tạo nét đẹp riêng của nhà trường Cảnh quan trường học Xanh-Sạch-Đẹp Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, an toàn thân thi n Hoàn thành chương trình giáo dục, giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT Học sinh ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá-tốt đạt cao 99,54 % -Về chất lượng dạy... máy tính cầm tay: 1 giải Khuyến khích 14 Môn văn hóa: Đạt 6 giải, trong đó 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích môn Ngữ văn, 1 giải Ba môn Địa lý, 1 giải Khuyến khích môn Lịch sử Học sinh giỏi cấp tỉnh: Đạt 2 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 giải KK VH-CT, 1 giải Nhì môn Ngữ văn - Về hoạt động phong trào: đạt 1 giải Nhì và 1 giải KK Nét đẹp Nhà giáo ngành Gíao dục năm học 2012-2013 Giải Nhất cầu lông đôi . hội thi đua yêu nước toàn quốc, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường. luận: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Vận dụng nguyên lý này để tổ chức cho tập thể thi đua với tập thể, các nhân thi đua với. Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./. 12 III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Hiệu quả từ Tổ chức thi đua yêu nước trong nhà trường: Tập

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w