Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các y
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo
trường mầm non Xuân Kiên”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý.
3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 19 tháng 08 năm 2013 đến ngày
16 tháng 05 năm 2014
4 Tác giả:
Năm sinh : 1964
Nơi thường trú : Xuân Kiên - Xuân Trường - Nam Định Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ công tác : Hiệu trưởng
Nơi làm việc : Trường Mầm non xã Xuân Kiên
Địa chỉ liên hệ: Xóm 12 - xã Xuân Kiên - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định Điện thoại : 0913540269
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Xuân Kiên
Địa chỉ : Xã Xuân Kiên - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0350) 3761 268
Trang 2
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Công tác chuyên môn là một hoạt động trọng tâm, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ?”
Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình trẻ trong môi trường sư phạm của nhà trường Vì vậy, t ôi
đã chọn đề tài “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo trường mầm non Xuân Kiên” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non.
II Thực trạng
1 Thuận lợi:
- Số lượng giáo viên đứng lớp đủ so với quy định
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và có tinh thần học hỏi cao
Trang 3- Tổ Mẫu giáo có 14 giáo viên, người: 3/14 = 21,4% có trình độ Đại học, 11/14 = 78,6% có trình độ Cao đẳng; có phẩm chất đạo đức, uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Phong trào thi giáo viên giỏi được duy trì nhiều năm, có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở Những giáo viên có thâm niên cao về tuổi nghề luôn gương mẫu, chứng tỏ được bản lĩnh về chuyên môn và nghiệp vụ
- Tập thể tổ có tinh thần đoàn kết cao, hòa nhã trong quan hệ, tương trợ giúp đỡ nhau trong khó khăn
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em
2 Khó khăn:
- Ban giám hiệu không có một kế hoạch riêng cho việc chỉ đạo công tác sinh hoạt tổ chuyên môn mà được lồng ghép chỉ đạo trong các buổi họp chuyên môn toàn trường hàng tháng
- Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung, hệ thống câu hỏi đóng, thiếu tính gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư phạm chưa thật sự linh hoạt
- Giáo viên chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính sáng tạo trong quá trình dạy học, việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế
- Nội dung sinh hoạt của tổ khối vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy được sự linh hoạt, năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của mỗi giáo viên trong tổ khối
- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, chưa có thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên
- Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được cải tiến Thường tổ chức theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (hạn chế) Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí) Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả rất thấp
- Phong trào làm đồ dùng đồ chơi có làm nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao
- Lượng thời gian học 2 buổi/ngày chiếm cả tuần nên việc phân bổ thời gian hội họp của tổ chủ yếu là vào buổi chiều khi đã trả trẻ xong
Trang 43 Thực trạng việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo trường mầm
non Xuân Kiên
- Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt tổ chuyên môn có nề nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình GDMN, nhiệm vụ năm học và tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng của học sinh từng bước được nâng lên Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nề nếp, chất lượng ở trường đó không cao
- Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng 3h-4h, nhưng thực tế có những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời, các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi đó là trẻ
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu,
gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháo dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ
- Trong dự giờ đồng nghiệp, giáo viên chỉ chú ý quan sát việc dạy của giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, giáo viên dạy như thế nào, ngôn ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu, các bước lên lớp hay không, phân phối thời gian giờ dạy
có hợp lý hay không Họ không quan tâm xem học sinh được học như thế nào trong giờ học ấy
- Khi đánh giá tiết dạy, thì giờ dạy được xếp theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu Các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt một chiều nên giáo viên không tránh khỏi áp lực về tâm lý như bị trì chiết, phê phán Đồng thời, các ý kiến cùng đưa ra cách dạy đặc trưng cứng nhắc cho một bài dạy hay một bộ môn nào
đó Việc này khiến tất cả các giáo viên đều dạy theo một quy trình, sẽ không phù
Trang 5hợp với tất cả các giáo viên và các lớp học, không phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của giáo viên Kết quả là chất lượng học tập của học sinh không được cải thiện
- Trong các buổi sinh hoạt, một số giáo viên được coi là dạy khá và cán bộ quản lý hay nhận xét, còn những giáo viên trung bình thì ít khi có ý kiến, những vấn đề khó và mới ít được đưa ra bàn bạc, thảo luận
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp, chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ, chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
- Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn trầm lắng, căng thẳng, khiến giáo viên bị ức chế hoặc không học được gì từ buổi sinh hoạt chuyên môn
* Nguyên nhân: Hình thức sinh hoạt chuyên môn còn áp dụng theo khuôn
mẫu phương pháp truyền thống chưa có sự đổi mới, do:
- Nhiều giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt
- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm, trao đổi của giáo viên Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, hầu như lặp lại với những năm trước
- Các hình thức tổ chức chuyên môn còn đơn điệu, không được cải tiến, hầu như là theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế) Sau đó, lấy ý kiến của tập thể (hầu như
là nhất trí) Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả rất thấp
- Việc quản lý, chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên
III Giải pháp:
Trang 61 Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học
và các quy chế chuyên môn Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường;
- Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, chọn một chỗ thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện
2 Xây dựng các chiến lược hành động để thực hiện sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo:
2.1 Đối với Hiệu trưởng:
- Chia sẻ tầm nhìn đối với giáo viên, giúp người tham gia nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn mới:
+ Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế,
là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối giữa lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế
+ Trong quá trình sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới
- Giúp giáo viên nhận ra các vấn đề trong giờ dạy
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên môn tại trường phải thực hiện sinh hoạt đúng thời gian quy định của Điều lệ trường mầm non (mỗi tháng 2 lần)
- Phải thường xuyên nắm bắt các vấn đề không phù hợp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn
- Phải là người đóng vai trò trung tâm, xây dựng mối đoàn kết, thương yêu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý kiến góp ý của đội ngũ
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học phân công trách nhiệm một cách hợp lý theo năng lực, sở trường của từng thành viên trong các khối, phát huy tối đa năng lực của các đồng chí, đồng nghiệp
Trang 7- Kiên định đối với sinh hoạt chuyên môn mới.
2.2 Đối với Phó Hiệu trưởng:
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng năm, điều chỉnh lịch sinh hoạt chuyên môn
- Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn
- Gương mẫu đi đầu thực hiện giờ dạy minh họa
- Thuyết phục, động viên và nhắc nhở các giáo viên khác tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của sinh hoạt chuyên môn mới
2.3 Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán:
- Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy
- Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và thực hiện hóa hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các bài học hàng ngày
- Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình cũng như truyền đạt lại các ý kiến của các giáo viên cho các nhóm
2.4 Đối với giáo viên:
Tất cả các giáo viên đều phải được tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường và tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên cần có thái độ và hành động sau:
- Tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh họa
- Tác phong lên lớp nhẹ nhàng, mềm dẻo, xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo
- Học rèn luyện để có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ trong từng hoạt động học tập của học sinh và hỗ trợ học sinh trong giờ học
- Tôn trọng, tin tưởng, mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp Khi chia sẻ ý kiến trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thể hiện ý thức lắng nghe đồng nghiệp Các ý kiến tập trung xoay quanh ý định của giáo viên và việc tham gia vào các hoạt động của học sinh đáp lại sự hướng dẫn của giáo viên Nói lên được
Trang 8những điều học được từ giáo viên dạy và từ hoạt động học tập của học sinh trong giờ học và những vấn đề giáo viên dự cần làm rõ
- Lần lượt từng người phát biểu ý kiến, chia sẻ, tái tạo lại các tình huống học tập của học sinh Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẻ và suy ngẫm
3 Chỉ đạo tổ trưởng Mẫu giáo xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
- Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường Khi cần xây dựng cần căn cứ theo điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng Nội dung này phải thể hiện những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh khá, giỏi; rèn học sinh yếu sau mỗi lần khảo sát chất lượng học sinh, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế
Năm học này, tôi chỉ đạo tập trung vào vấn đề thực hiện các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên mẫu mực”; dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Tôi chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm được những chuyên đề gì, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào
Trang 9Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn khối Mẫu giáo
4 Bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn khối Mẫu giáo:
Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà trường điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ chuyên môn Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn có thể xem như là một hiệu phó chuyên môn thu nhỏ trong phạm vi một khối Vì vậy, tổ trưởng phải giỏi về chuyên môn và quản lí nhân sự: Hiểu biết nhiều về chuyên môn, biết tập hợp giáo viên, biết quản lí giáo viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ được giao; phải biết suy nghĩ cùng ban giám hiệu quản lí việc giảng dạy và học tập
Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn cho tổ trưởng
là rất cần thiết Nội dung bồi dưỡng là các công văn, thông tư, … chỉ đạo về công tác chuyên môn, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng xây dựng nghiệp vụ kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, việc giờ giấc
Thông qua, lấy
ý kiến của tập thể TCM
TCM: Tổ chuyên môn
Ghi chú:
TTCM xây
dựng dự thảo
kế hoạch
TCM
TTCM điều chỉnh
kế hoạch TCM
TTCM hoàn thiện
kế hoạch TCM
TTCM công bố và triển khai thực hiện
KH TCM
Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của TCM
TTCM: Tổ trưởng chuyên môn
Trang 10giảng dạy, kiểm tra hiệu quả chất lượng giáo dục của học sinh, tham gia kiểm tra toàn diện theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường
Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ;
Một số kĩ năng ra đề khảo sát cho học sinh trong các đợt khảo sát chất lượng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời
Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các môn học, của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu
5 Chỉ đạo tổ Mẫu giáo xây dựng kế hoạch hoạt động:
Đ/c Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng cho một số đồng chí cốt cán