Kinh nghiệm dạy môn Địa lí lớp 5

12 1.3K 5
Kinh nghiệm dạy môn Địa lí lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5" . 1.Đặt vấn đề a.Tầm quan trọng của việc sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong môn Địa lí lớp 5. -Mục tiêu của môn Địa lí lớp 5 là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành, rèn luyện một số kĩ năng địa lí. Do đó : Một trong những nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết cách hình thành ở học sinh những biểu tượng và khái niệm địa lí, giúp học sinh xác lập các mối quan hệ địa lí trên cơ sở đó nắm vững các kiến thức địa lí .Vì vậy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học như bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành rèn luyện một số kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu là phương tiện trực quan, là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực đến mức tối đa hứng thú khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. b.Thực trạng hiện nay -HS lớp 5 sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, xử lí bảng số liệu không thành thạo. -HS lớp 5 xem bản đồ, biểu đồ, lược đồ, xử lí bảng số liệu một cách qua loa lấy lệ, vẫn giữ tình trạng học vẹt, chỉ đọc thuộc phần kênh chữ trong sách giáo khoa. -Các em xem môn nhẹ môn Địa lí, coi bộ môn Địa lí là môn phụ dẫn đến các em không chuẩn bị đồ dùng học tập, không học bài, làm bài cũ, không đọc, soạn bài mới trước khi đến lớp. -Do điều kiện gia đình các em ở vùng còn nhiều khó khăn về vật chất, bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con cái, các em còn hờ hững với việc học, chưa có ý thức hình thành khả năng tự học, tự rèn, khả năng tư duy kém.Do vậy, việc chuẩn bị đồ dùng học tập, khả năng tiếp thu bài, mở rộng các kiến thức về địa lí từ việc khai thác thông tin trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng thống kê, bảng số liệu kém. -Giáo viên dạy chay không dùng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, không cập nhật được số liệu trong năm hiện tại hoặc chưa khai thác hết tác dụng của biểu đồ, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu. Quan niệm dạy phần địa lí dân cư, kinh tế tách biệt với phần địa lí tự nhiên. Sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, xử lí bảng thống kê không hiệu quả, chưa phát huy cao tính tích cực của học sinh, chưa thu hút các em hứng thú trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập, khai thác thông tin trên bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ. c.Lí do chọn đề tài Các bạn đã biết mục tiêu của nhà trường Tiểu học là : “ Giáo dục toàn diện cho trẻ từ 1-6 tuổi. Đó là những hiểu biết cơ bản về : khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện dạy đủ môn ở trường Tiểu học ( Không coi môn nào là môn chính, không coi môn nào là môn phụ), trong ngành Giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, đặt biệt là sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong giảng dạy.Môn tự nhiên xã hội lớp 5 nói chung và phần Địa lí nói riêng đòi hỏi trong quá trình giảng dạy phải sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt để làm sao đạt một số yêu cầu : -Về kiến thức : +Học sinh có hiểu biết cơ bản ban đầu, thiết thực về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam, của các châu lục và một số nước trên thế giới. -Về kĩ năng : Hình thành cho các em một số kĩ năng +Quan sát các sự vật, hiện tượng; Thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau. +Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. +Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu riêng và chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. +Thông báo kết quả học tập bằng bài viết, lời nói, hình vẽ, sơ đồ… +Vận dụng kiến thức đã hiểu vào thực tiễn cuộc sống. -Về thái độ : Góp phần bồi dưỡng ở học sinh những thái độ và thói quen +Ham học hỏi, ham hiểu biết về thế giới xung quanh. +Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước, cái đẹp. +Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. +Các em có sự ham thích các hoạt động, sưu tầm các tư liệu, mẫu vật, hình ảnh …để phục vụ bài học. Để thực hiện những yêu cầu trên tôi nhận thấy “ Sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu ở các bài trong phần Địa lí lớp 5” là boăn khoăn, trăn trở của nhiều giáo viên. Từ nhũng lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn và bắt tay vào nghiên cứu đề tài : “ Sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong dạy Địa lí lớp 5.” d.Giới hạn nghiên cứu Tôi chỉ nghiên cứu nội dung một số bài trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5. 2.Cơ sở lí luận -Để hình thành, khắc sâu các biểu tượng và khái niệm địa lí ta phải hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được cách thức, trình tự các bước để quan sát bản đồ, lược đồ; Kĩ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu. Từ đó, các em có thể nắm bắt thật chắc các kiến thức cơ bản trong SGK cũng như khai thác triệt để các thông tin trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu Để làm được điều đó bản thân giáo viên phải nắm bắt và hướng dẫn cho học sinh các vấn đề sau : a.Bản đồ và cách sử dụng bản đồ -Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí.Bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt của Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Bản đồ vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy và học địa lí, chiếm một số lượng nhiều nhất trong hệ thống kênh hình ở phần Địa lí lớp 5. +Sử dụng bản đồ : Phải xác định được phương hướng, đọc được các kí hiệu trên bản đồ, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ, tìm hiểu nội dung. +Bản đồ là loại phương tiện nhiều nhất trong môn địa lí lớp 5 do đó học sinh phải đọc được các kí hiệu trên bản đồ để khai thác hết các thông tin của bản đồ;Giáo viên cần soạn một số câu hỏi dựa vào bản đồ. -Lược đồ là những bản đồ, nhưng thiếu yếu tố toán học ( tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến…) nên không sử dụng để đo tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng địa lí với một vài đặc điểm của chúng. -Đối với biểu đồ : Trong quá trình dạy, giáo viên cần biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng các biểu đồ, nắm được trình tự các bước thực hiện.Từ đó, học sinh nắm được cách sử dụng biểu đồ, nắm được trình tự các bước kết hợp phân tích biểu đồ. +Sử dụng biểu đồ hình cột, học sinh cần theo các bước : Xác định mục đích Đọc tên biểu đồ Tìm các giá trị được biểu hiện ở trục tung ( dọc), hoành ( ngang ) Đọc các số liệu từng cột của biểu đồ và so sánh Nhận xét độ cao của các cột Đưa ra kết luận. +Sử dụng biểu đồ hình tròn, hình chữ nhật học sinh cần nắm các bước sử dụng Xác định mục đích của việc làm Đọc chú giải để biết được các đối tượng, kí hiệu Đưa ra kết luận. -Bảng số liệu : Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu.Các bảng số liệu có tác dụng chính là làm sáng tỏ các kiến thức địa lí chứ bản thân chúng không phải là kiến thức, vì thế giáo viên không nên bắt buộc học sinh học thuộc tất cả các số liệu, mà phải biết cách phân tích các số liệu, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn về mặt kiến thức. Khi hướng dẫn học sinh làm việc với các bảng số liệu, giáo viên nên căn cứ vào các “lệnh” trong SGK, yêu cầu học sinh hoàn thành các công việc theo “lệnh”, ghi nhớ 1 vài số liệu tiêu biểu, thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra kiến thức mới. Từ các cơ sở trên, học sinh có thể nắm bắt một các cụ thể kiến thức, cách thức thực hiện công việc của mình trong quá trình học môn Địa lí lớp 5. 3.Cơ sở thực tiễn a.Những vấn đề cần giải quyểt-Hệ thống bài dạy địa lí lớp 5 gồm 30 bài trong đó có : +15 bài địa lí Việt Nam +15 bài địa lí thế giới -Trên cơ sở đó tôi xác định : + Đặc trưng của môn Địa lí là sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu một cách thành thạo của giáo viên và học sinh. +Tất cả các phần được học đều có dàn bài chung là : vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, đặc điểm kinh tế. -Từ việc xác định trên tôi đã sử dụng, khai thác tối đa các phương tiện dạy học vào trong các bài dạy nhưng các em còn rất mơ hồ trong việc phân tích, nắm bắt kiến thức ở các phương tiện trên.Cho nên tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau trong một số bài cụ thể sau : +Bài 8 : Dân số và sự tăng dân số Nếu chỉ xác định cho học sinh biết về dân số và tình hình tăng dân số hiện nay thì sẽ xa rời đặc trưng bộ môn Địa lí. +Bài 17 : Việt Nam-Đất nước chúng ta Chỉ có một vài em nắm được phương hướng trên bản đồ, còn lại các em hiểu biết rất mơ hồ về các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc, ….và khi phân tích bảng số liệu về diện tích mà không gắn kết với việc quan sát bản đồ hoặc lược đồ thì các em sẽ thụ động công nhận ghi nhớ và nhớ kém. +Bài 24, 25 : Châu Phi Phần dân cư , kinh tế nếu không kết hợp thêm cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên của Châu Phi thì học sinh chỉ biết dân Châu Phi nghèo đói lạc hậu chưa thấy được điều kiện khách quan đã ảnh hưởng đến Châu Phi. +Bài 14 : Giao thông vận tải Nếu cho học sinh đọc tên biểu đồ, nhìn vào biểu đồ chỉ nêu tên loại hình giao thông vận tải đường ôtô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa thì các em sẽ nhớ kém, chưa thấy được hệ thống đường bộ chúng ta dài, rộng và phân bố khắp đất nước. Vẫn còn một số tồn tại trong các bài dạy nhưng tôi chỉ nêu một vài tồn tại điển hình như trên. b.Phương hướng giải quyết -Trước thực tế trên tôi xác định yêu cầu cần đạt như sau : +Sử dụng tối đa đồ dùng trực quan, khai thác có hiệu quả bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu theo mục tiêu, yêu cầu bài địa lí. +Học sinh hứng thú học tập, chỉ bản đồ, lược đồ một cách thành thạo; phân tích, so sánh, đối chiếu, khai thác biểu đồ, bảng số liệu một cách hiệu quả.Trên cơ sở đó, các em hiểu bài một cách sâu sắc và nắm vững các kiến thức về địa lí. 4.Nội dung cần nghiên cứu Để thực hiện các mục đích trên tôi đã xác định các biện pháp sau : a.Xác định đúng đặc trưng bộ môn Tôi xác định cho các bài địa lí trên là nghiên cứu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển, đại dương và xác định được các vị trí đó trên bản đồ, lược đồ.Nắm được diện tích thông qua bảng số liệu; Nắm được sự gia tăng dân số của các năm thông qua biểu đồ và sự tự cập nhật thông tin…… Khi dạy về dân cư kinh tế cần có sự qua lại ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.Nắm bắt được số dân, đối chiếu và so sánh số dân đó với một nước khácvà nắm được tỉ lệ tăng dân số qua từng năm thông qua bảng số liệu và biểu đồ để rút ra kết luận cuối cùng. b.Nghiên cứu SGK -Tôi đọc kĩ nội dung SGK cung cấpvà các bài tập trong vở bài tập. Đọc kĩ ghi nhớ cuối bài để tìm hiểu ý đồ của bài. Đọc và nghiên cứu sách tham khảo để chuyển tải kiến thức cho học sinh một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất. -Tìm hiểu các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong SGK cung cấp. c.Trao đổi với đồng nghiệp -Tôi chủ động trao đổi với đồng nghiệp về nội dung bài dạy để tìm ra cách dạy tối ưu cho bài, giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất. d.Tìm hiểu tâm lí học sinh -Tôi nhận thấy các em có hứng thú học tập khi tôi đưa yêu cầu và gọi các em lên chỉ bản đồ, lược đồ; phân tích bảng số liệu và biểu đồ. Khi quan sát bản đồ về khu vực nào đó các em thích thú khi nghe giáo viên giới thiệu thêm một số nét đặc sắc, đặc trưng, hay một câu thơ hay về khu vực đó. -Tôi hỏi các em : Các em có thích môn Địa lí không? (Thưa cô, có.) Khi học Địa lí các em cần có và thích đồ đồ dùng gì? ( Thưa cô, bản đồ thật là đẹp.) Các em còn thích gì nữa không?(Thưa cô,em còn muốn biết xem ở các nơi tại Việt Nam cũng như trên thế giới có gì đẹp và khác lạ.) Tóm lại các em đòi hỏi trực quan sinh động, thích tìm tòi những điều mới lạ và khác biệt. e.Tìm kiếm, sưu tầm đồ dùng, tạo đồ dùng dạy học và sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu trong giờ dạy. -Tôi mượn thư viện, tự tạo các bản đồ, biểu đồ, lược đồ phù hợp với nội dung bài dạy. -Phóng to các bản đồ, biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu trong SGK(có thể xóa bớt nội dung), chia nhóm để học sinh sử dụng…. *Sau đây tôi xin trình bày cách sử dụng một cách có hiệu quả bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ qua một số bài cụ thể : Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta +Yêu cầu HS quan sát hình 1 chỉ phần đất liền của ta. HS sinh chỉ, GV phải lưu ý cho các em cách chỉ, chỗ này các em thường không thành thạo.Các em mang que chỉ lên và chỉ vào 1 điểm trên nước Việt Nam và nói đây là phần đất liền của Việt Nam. Điều này không đúng mà ở đây phải nhấn mạnh và xác định cho các em biết cách vòng quanh đường biên giới phần đất liền của nước ta. +Nếu dạy trên giáo án điện tử khi soạn giáo án ta nên sử dụng cách sau : Vào phần Autoshapes ở thanh công cụ phía dưới góc bên trái, chọn Line sau đó chọn 1 đường cong bất kì trong Line, kích trái vào bản đồ, lược đồ, lúc này Line có dạng cây bút.Ta sẽ vẽ 1 đường cong khép kín quanh giới hạn phần đất liền của ta.Ta có thể đổi màu đường cong đó, phóng to lên, cài hiệu ứng và khi GV nhắc lại 1 lần phần đất liền của ta, ta sẽ đưa hiệu ứng chạy ra thay cho que chỉ của giáo viên trên bản đồ. Điều này rất trực quan sinh động, thu hút được sự tập trung của học sinh, hướng dẫn một cách hình ảnh cách chỉ phần đất liền của nước ta cũng như có thể áp dụng vào một số bài khi xác định một vùng, một khu vực hay một quốc gia nào đó ở bài khác. -Khi yêu cầu HS nêu: Phần đất liền của ta giáp với những nước nào?.Ta phải cho HS nhắc lại các hướng Đông,Tây, Nam, Bắc trên bản đồ.Nếu các em không nhớ giáo viên có thể nhắc lại cho các em nắm bằng cách sau : +Trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới bản đồ là hướng Nam, phía phải là hướng mặt trời mọc ( hướng Đông), phía phải mặt trời lặn ( hướng Tây).Chỉ và hướng dẫn cho các em biết hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. +Sau đó GV chỉ các hướng trên lược đồ và yêu cầu các em nêu tên hướng. Khi các em đã nắm rõ phương hướng rồi mới yêu cầu các em xác định vị trí tiếp giáp của nước ta trên các hướng đó. +Nếu như ta soạn giáo án điện tử : Ta đưa các mũi tên về các hướng, sau khi học sinh trình bày chỉ lược đồ xong ta có thể đưa hiệu ứng mũi tên của từng hướng ra. Các em sẽ tập trung chú ý và nhớ bài một cách hình tượng và lâu hơn.Với cách này ta cũng có thể áp dụng ở nhiều bài khác ở phần địa lí học kì II khi tìm hiểu về các châu lục trên thế giới. *Bài 8: Dân số và sự tăng dân số -Với biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm tôi đã làm biểu đồ hình thể Việt Nam đó là những hình người tượng trưng đứng ở Việt Nam ở các năm1979, 1989, 1999.Thông qua biểu đồ đó, giáo viên đã thu hút HS chỉ vào biểu đồ diễn tả tình hình tăng dân số của Việt Nam qua các năm.Qua quá trình phân tích đó các em dễ dàng rút ra hậu quả của việc gia tăng dân số. *Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư -Thông qua bảng số liệu, yêu cầu các em đọc thông tin. Sau đó phân tích, so sánh đối chiếu mật độ dân số nước ta so với thế giới và một số quốc gia trong bảng để từ đó thấy rằng mật độ dân số nước ta dày đặc so với các nước khác và cao hơn nhiều lần so với mức trung bình trên thế giới.Khi tìm hiểu sang phần phân bố dân cư, HS quan sát lược đồ “ Mật độ dân số Việt Nam”, HS biết mật độ dân số nước ta rất cao nhưng phân bố không đều. Lúc này, GV cho HS quan sát lại bản đồ địa hình Việt Nam, trên giáo án điện tử ta sẽ thực hiện liên kết slide để HS dễ dang quan sát, phân tích xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư.Lúc này GV cần cho HS nhắc lại về đặc điểm địa hình đã ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư không đều ở nước ta. *Bài 18: Giao thông vận tải -Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ giao thông vận tải, nêu và chỉ các loại hình giao thông vận tải ở nước ta. Các em thấy nhiều nhất là loại hình giao thông vận tải nào ? -Khi yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ : Biểu đồ khối lượng hàng hóa phân theo loại hình vận tải năm 2003, tôi đã làm một biểu đồ lớn, phía trên các hình chữ nhật biểu thị từng loại hình giao thông vận tải, đối với hình trụ chữ nhật biểu thị đường sắt tôi vẽ trên đó 1 toa tàu tượng trưng và ghi khối lượng hành hóa vận chuyển được ở trong toa tàu đó; Đối với đường ôtô tôi vẽ chiếc xe ôtô con và ghi khối lượng hàng hóa trong đó; Đối với đường sông tôi vẽ chiếc ghe và ghi khối lượng hàng hóa vào trong đó; Đối với đường biển tôi vẽ chiếc thuyền buồm và ghi khối lượng hàng hóa vào trong đó.Việc kết hợp quan sát biểu đồ và dùng hình ảnh như vậy học sinh rất hứng thú quan sát, phân tích và nhớ bài sâu và lâu hơn.Các em sẽ nhận biết và ghi nhớ đường ôtô vận chuyển khối lượng hang hóa lớn nhất trong năm 2003. *Bài 17: Châu Á -Cho các em quan sát quả địa cầu, chỉ và giới thiệu sơ lược về đường xích đạo, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh độ, vĩ độ,cực Bắc, cực Nam, bán cầu Bắc, bán cầu Nam vì các em hiểu còn rất mơ hồ về các kiến thức trên. -Yêu cầu các em chỉ vị trí địa lí Châu Á : +Châu Á trải dài từ đâu đến đâu ? +Nêu vị trí tiếp giáp của Châu Á? -Các em quan sát trên quả địa cầu dưới nhóm và trình bày trước lớp trên quả địa cầu. -Có thể cho một nhóm khác chỉ trên lược đồ để một số em chậm có khả năng tiếp thu dễ dàng hơn. -Địa cầu được sử dụng để xác định vị trí của Châu Á,yêu cầu học sinh phải chỉ được trong nhóm, trước lớp. -Cuối tiết học, có thể cho các em chơi trò chơi: Đi tìm miền đất lạ +Treo 2 lược đồ không có tên các châu lục, yêu cầu 2 nhóm trong thời gian nhanh nhất phải dán tên các châu lục đã chuẩn bị sẵn trên giấy vào lược đồ. Đội nào dán đúng, nhanh tên các châu lục đội đó thắng. Lược đồ xóa bớt nội dung, yêu cầu HS điền để giúp các em xác định chắc chắn hơn những điều đã được biết vị trí, giới hạn hấp dẫn học sinh hơn và giúp các em nắm chắc kiến thức ngay bài học tại lớp.Có thể sử dụng hình thức này để áp dụng vào một số bài khác nhau. Khi soạn giáo án điện tử ta nên hiệu chỉnh bản đồ, lược đồ có màu sắc sáng và đẹp để kích thích sự ham thích của các em, hấp dẫn các em và các em nắm bài tốt hơn.Việc dạy trên giáo án điện tử ta có thể dùng cách liên kết các slide giới thiệu thêm cho các em thấy những vùng đất mới mà các em vừa xác định trên bản đồ, lược đồ. -Trong bài này khi đi vào tìm hiểu, so sánh diện tích của Châu Á so với diện tích của các châu lục khác. Ta không nên cất bản đồ, lược đồ tự nhiên .Trước khi cho học sinh đọc bảng số liệu thì cho các em nhìn vào lược đồ quan sát đuờng biên giới của từng châu lục và cho biết châu lục nào có diện tích lớn nhất.Lúc này học sinh nhìn lược đồ trả lời( em nói Châu Mĩ lớn nhất,em nói Châu Á lớn nhất). GV nêu: Chúng ta có thể tìm hiểu chính xác diện tích các châu lục qua bảng số liệu sau.GV yêu cầu các em đọc bảng số liệu, các em sẽ xác định được Châu Á có diện tích lớn nhất, Châu Mĩ có diện tích lớn thứ hai sau Châu Á. Việc kết hợp quan sát trên lược đồ và đọc bảng số liệu các em sẽ nhận biết được châu lục nào nhỏ nhất, lớn nhất và châu lục này lớn hơn châu lục kia khoảng mấy lần.Từ đó, các em nắm kiến thức ngay tại lớp và nhớ kiến thức lâu và sâu sắc hơn. *Chú ý khi dạy những bài trong SGK chỉ có lược đồ thì GV nên linh hoạt cho các em sử dụng quan sát th êm trên quả địa cầu và bản đồ tự nhiên. Bởi vì quả địa cầu và bản đồ tự nhiên rất quan trọng và liên hệ chặt chẽ với lược đồ nên để HS chỉ nhiều lần, khi HS chỉ GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát để phát hiện đúng, sai và sửa chữa trước lớp Khi dạy phần dân cư, kinh tế: Sau khi xác lập xong đặc điểm, GV cùng HS xác lập mối quan hệ với tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu) bằng cách quan sát bản đồ.Nên cho HS chỉ bản đồ và nói lên mối quan hệ đó. [...]... quốc -Giáo viên: +Cảm thấy dạy môn Địa lí không còn đơn điệu nữa +GV và HS có sự phối hợp nhịp nhàng giữa dạy học và học tập từ đó các em hứng thú hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, động viên kịp thời của GV Kết quả đa số hầu hết các em học tập rất sôi nổi, hiểu bài và nhiều em thuộc bài ngay tại lớp 6.Kết luận Để dạy môn Tự nhiên xã hội nói chung và Địa lí nói riêng là tìm hiểu thế... pháp, hình thức tổ chức dạy học, ý thức chuẩn bị của HS… -Tất cả đều phụ thuộc vào sự hiểu biết và nghệ thuật dạy học của người giáo viên Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc “ Sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong dạy Địa lí lớp 5 Do thời gian và kinh nghiệm của tôi còn rất hạn chế Tôi rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các đồng nghiệp... trên bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.Các bản đồ, lược đồ, biểu đồ đẹp, đầy đủ giúp các em hứng thú học môn Địa lí hơn +Khi học môn này các em có sưu tầm thêm tư liệu học tập, tìm hiểu thêm rất nhiều điều về xung quanh +Từ việc quan sát kết hợp đồng bộ giữa phần địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, các em đã có một vốn hiểu biết để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên xã hội với con người, từ... kĩ, cho nên khi dạy GV cần treo bản đồ từ đầu đến cuối tiết học, ngoài giờ học các em còn tìm hiểu thêm các kiến thức mà các em sưu tầm được 5. Kết quả Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng: “ Sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ” trong môn Địa lí lớp 5 tôi đã thu được một số kết quả sau -Học sinh: + Tôi nhận thấy về cơ bản các em đã sử dụng được bản đồ, lược đồ, xử lí và phân tích... thông tin và năm nay là năm ứng dụng công nghệ thông trường trực tiếp vào công tác giảng dạy Phần mềm Microsoft powerpoint đã được ứng dụng vào thực tế giảng dạy Phần mềm này rất hữu ích và đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy môn tự nhiên xã hội ở các lớp cũng như môn Khoa học, Lịch sử và Địa li nói riêng ở khối 4 ,5 Khi ứng dụng phần mềm này tác dụng của bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu được chuyển... trong mối quan hệ địa lí +Phải học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong giảng dạy đặt biệt là thiết kế và giảng dạy trên giáo án điện tử -Học sinh: +Các em chuẩn bị đồ dùng học tập, hoàn thành các yêu cầu học bài, làm bài, soạn bài trước khi đến lớp Các em sẽ được cộng thêm vào điểm kiểm tra bài cũ nếu có mang theo đồ dung học tập phục vụ cho bài học -Nhà trường: +Hỗ trợ thêm về đồ dùng dạy học, cho giáo... hạn chế Tôi rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các đồng nghiệp để có được các phương pháp và cách thức dạy Địa lí ngày càng tốt hơn Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ! 7 Đề nghị -Giáo viên: + Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học, sử dụng tối đa các đồ dùng trực quan để tập trung chú ý, hấp dẫn các em tự mình chiếm lĩnh kiến thức +Luôn củng... đồ, biểu đồ, bảng số liệu được chuyển sang một tầm mới rất hứng thú đối với HS Các em tiện quan sát đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chuẩn bị đồ d ùng dạy học cho tiết dạy cũng như trong tiết dạy Mặt khác, việc liên kết các Slide các hình ảnh được đưa lên minh họa kịp thời cho bài giảng khi HS quan sát xong bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, bảng số liệu Do vậy, nắm bắt kĩ... được cộng thêm vào điểm kiểm tra bài cũ nếu có mang theo đồ dung học tập phục vụ cho bài học -Nhà trường: +Hỗ trợ thêm về đồ dùng dạy học, cho giáo viên tiếp cận về một số bài giảng điện tử hay về môn Địa lí, đồng thời tổ chức hướng dẫn cho giáo viên trực tiếp cách thực hiện, thiết kế Slide . trong quá trình học môn Địa lí lớp 5. 3.Cơ sở thực tiễn a.Những vấn đề cần giải quyểt-Hệ thống bài dạy địa lí lớp 5 gồm 30 bài trong đó có : + 15 bài địa lí Việt Nam + 15 bài địa lí thế giới -Trên. trong môn Địa lí lớp 5. -Mục tiêu của môn Địa lí lớp 5 là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành, rèn luyện một số kĩ năng địa lí. . dạy Địa lí lớp 5. ” d.Giới hạn nghiên cứu Tôi chỉ nghiên cứu nội dung một số bài trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5. 2.Cơ sở lí luận -Để hình thành, khắc sâu các biểu tượng và khái niệm địa lí

Ngày đăng: 03/04/2015, 13:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan