1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN NB ứng dụng CNTT theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn địa lí lớp 5 tuoi

21 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,86 MB

Nội dung

Môn Địa lí là một môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp 5, môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 và cũng là cơ sở để học Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học, xã hội ở cấp trên.

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình.

Chúng tôi:

năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ % đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

1 Bùi Thị Thuận 17/1/1990 Trường Tiểu học

Lý Tự Trọng

Giáo viên Đại học 40

2 Nguyễn Thị Nhung 20/3/1964 Trường Tiểu học

Lý Tự Trọng

Hiệu trưởng Đại học 30

3 Đoàn Thị Thu 20/10/1971 Trường Tiểu học

Lý Tự Trọng

Giáo viên

Cao

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

“Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng”

LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục

THỜI GIAN ÁP DỤNG: 02 năm học: 2016-2017, 2017-2018

MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1 Nội dung của giải pháp

Môn Địa lí là một môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp

5, môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên

và Xã hội lớp 1,2,3 và cũng là cơ sở để học Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồngthời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học, xã hội ởcấp trên.Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí là hình thành cho học sinh một sốkhái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầuhình thành, rèn luyện một

số kĩ năng như quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu, sử

Trang 2

dụng biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễncuộc sống Qua đó, góp phần bồi dưỡng phát triển nhân cách học sinh nhưham học hỏi, ham hiểu biết về thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, quêhương, con người, đất nước, cái đẹp, có ý thức và hành động bảo vệ thiênnhiên và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; làm cho các em ham thích,hứng thú với môn Địa lí Để đạt được những mục tiêu trên, dạy học môn Địa

lí gắn liền với việc khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu, chú trọng dạy họckhám phá, quan sát, tăng cường sử dụng các phương pháp day học phát huytính tích cực , chủ động của học sinh thông qua thảo luận, trò chơi, dự án cácphương pháp tích cực đó cần gắn liền với sự trợ giúp của các thiêt bị dạy họcnhư bản đồ, lược đồ, sơ đồ, thống kê , đặc biệt là các nguồn sử dụng ngữ liệuphong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và sức thuyết phục như các “lược

đồ động”, các trò chơi học tập thu hút học sinh có thể dễ dàng thiết kế trênpowerpoint

Có thể nói, dạy học địa lí không chỉ đơn thuần là cung cấp cho họcsinh những hiểu biết ban đầu về tự nhiên, kinh tế, xã hội mà còn có nhiệm vụnhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết và khám phá củahọc sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tựhọc và khả năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn

Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, các nhà trường và giáo viên còn gặpkhá nhiều khó khăn, lúng túng; chất lượng giáo dục chưa cao

1 1 Giải pháp cũ

* Về nội dung dạy học môn Địa lí lớp 5.

Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí được dạy 1 tiết/tuần với các nộidung : Phần thứ nhất : Địa lí Việt Nam: tự nhiên, dân cư, kinh tế Phần thứ hai: Địa

lí thế giới: vị trí và một số đặc điểm đặc trưng của từng châu lục, từng đại dương, vịtrí và một số đặc điểm nổi bật của khu vực Châu Á và một số quốc gia tiêu biểunhất ở mỗi châu lục Phần địa lí địa phương được dạy 02 tiết về điều kiện tự nhiên(vị trí, diện tích, khí hậu và sông ngòi); dân cư và hoạt động sản xuất ở Ninh Bình

* Phương pháp dạy học chủ yếu là các phương pháp dạy học truyền

thống như: quan sát, thuyết trình, đàm thoại, phân tích số liệu

- Sách giáo khoa: Nội dung trình bày các bài học trong sách giáo khoa

cũng hết sức sơ lược, vắn tắt, theo từng phần Sử dụng lược đồ đơn giản, các

số liệu trong các bảng thống kê phần lớn đã rất cũ Ví dụ : Bài 14: Giao thôngvận tải, biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân loại là số liệu của năm

Trang 3

2003 Những hình ảnh giới thiệu về một số cảnh thiên nhiên có kích thướcnhỏ, những lược đồ dùng để chỉ sự phân bố , so sánh chỉ ở dạng lược đồ tĩnhđơn giản, màu sắc không nổi bật nên học sinh rất khó quan sát chính vì vậykhông tạo được ấn tượng cho học sinh tiểu học

Ví dụ : Bài 24, 25: Châu Phi – phần dân cư, kinh tế nếu không kết hợp

cho học sinh quan sát thêm lược đồ tự nhiên Châu Phi thì học sinh chỉ biếtdân cư Châu Phi nghèo đói, lạc hậu, chưa thấy được điều kiện khách quan ảnhhưởng tới Châu Phi

Bài 14: Giao thông vận tải: Nếu chỉ cho học sinh đọc tên biểu đồ, nhìn

vào biểu đồ nêu tên loại hình giao thông vận tải đường ô tô có vai trò quan trọngnhất trong việc vận chuyển hàng hóa thì các em sẽ không ghi nhớ sâu và khôngthấy được hệ thống đường bộ chúng ta dài, rộng và phân bố khắp đất nước

Vẫn còn một số tồn tại trong các bài dạy nhưng chúng tôi chỉ đưa ramột số tồn tại điển hình như trên

- Về giáo viên: Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học khác như

Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội, nên ít có thời gian đầu tư, nghiên cứu,thiết kế một bài giảng điện tử sinh động với nhiều hình thức thu hút học sinh

Vì phần nhiều các thầy cô giáo nghĩ rằng thiết kế một bài dạy có lược đồ độnghoặc một trò chơi sử dụng nhiều hiệu ứng mất rất nhiều thời gian Có khi giáoviên dạy một số tiết không có bản đồ, hoặc sử dụng chưa hết tác dụng của bản

đồ Nhiều giáo viên quan niệm dạy phần địa lí, dân cư, kinh tế tách biệt vớibản đồ địa lí

Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên thường chọn những phương pháptruyền thống,”trung thành” với sách giáo khoa Giáo viên muốn cập nhậtnhững thông tin mang tính thời sự cho học sinh vào bài học thì thường là quaphương pháp thuyết trình hoặc có trình chiếu thì cũng chỉ là trên hình ảnhđơn thuần

* Hình thức tổ chức, Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ còn bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là:

+ Giáo viên phải nói nhiều, chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:

Thuyết trình là đòi hỏi giáo viên phải nói nhiều và phải có khả năngthuyết trình hấp dẫn Đây là một cách làm theo lối mòn, chưa đáp ứng yêucầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh

Trang 4

+ Hình thức tổ chức dạy học còn nặng nề, truyền thụ kiến thức một chiều:

Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học nặng nề, áp lực, nhàmchán, chưa thu hút được học sinh

+ Chưa phát huy được tư duy sáng tạo; giáo viên lệ thuộc sách giáo khoa, học sinh học tập thụ động.

Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học chủ yếu là giáo viên nóitheo nội dung của sách giáo khoa; học sinh nghe và ghi chép những nội dung

cơ bản, sau đó học thuộc; không có tư duy đánh giá, nhận xét, càng khôngkích thích sự sáng tạo, khám phá của học sinh

+ Chưa thu hút được học sinh yêu thích môn Địa lí: Việc dạy học theo

hướng trên sẽ làm cho học sinh cảm thấy Địa lí chỉ là “môn học quan sát”nghĩa là nhìn biểu đồ và chép cho đủ bài tập, hoặc học thuộc ”vẹt” nhữngkiến thức ghi nhớ, không biết xác định phương hướng trên bản đồ, ” nhớnhầm” các kiến thức Chưa tổng hợp được kiến thức theo hướng logic Vìhọc sinh chưa hiểu nên khó áp dụng những kiến thức mình đã học vào cuộcsống Đây cũng là một trong những lí do khiến học sinh không quan tâmnhiều đến môn Địa lí

Có thể khẳng định: Những hạn chế, bất cập của chương trình, sách

giáo khoa và nhược điểm của giải pháp cũ đã hạn chế hiệu quả dạy học mônĐịa lí Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải việc đổi mới phương phápdạy học môn học này Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thôngtin đã đưa việc ứng dụng công nghệ trực tiếp vào công tác giảng dạy - Đóchính là phần mềm Powerpoint Phần mềm này rất hữu ích và đạt hiệu quảcao trong việc giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí lớp 5 nóiriêng Khi ứng dụng phần mềm này , tác dụng của bản đồ, lược đồ , biểu đồ,bảng số liệu được chuyển sang một ”tầm mới” bằng các hiệu ứng đúng ý đồcủa bài dạy và rất hứng thú với học sinh

Từ những lí do trên, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn

Địa lí lớp 5, chúng tôi đã áp dụng giải pháp “ Ứng dụng công nghệ thông tin

theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý

Tự trọng” và đã thu được thành công nhất định Cụ thể như sau:

1 2 Giải pháp mới

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, chúng tôi đã áp dụng 2 giảipháp mới sau Cụ thể:

Trang 5

Thay cho việc giáo viên treo lược đồ trong sách giáo khoa lên bảng và

mô tả các đặc điểm về tự nhiên, vị trí của từng châu lục, tưng đại dương,chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các “lược đồ động” để

11 trò chơi học tập dựa trên các trò chơi game, gameshow quen thuộc trên truyền hình

Thiết kế

11 trò chơi cụ thể theo format trò chơi dựng sẵn để

sử dụng khi dạy bài ôn tập, phần giới thiệu bài, củng cố kiến

Giải pháp 1: Sử dụng “Lược đồ

động” thay thế “lược đồ tĩnh” để

dạy địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế

Giải pháp 2: Thiết kế Format

chung cho các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint.

Với cách làm này:

- Hoạt động HỌC TẬP của học sinh chuyển thành hoạt động VUI CHƠI có mục đích.

- Hoạt động DẠY HỌC của giáo viên chuyển thành hoạt động TỰ HỌC chủ

động, sáng tạo của học sinh.

Qua đó học sinh được:

- Chủ động, tích cực hơn trong quá trình học.

- Sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức.

- Hiểu bài nhanh.

-Ghi nhớ kiến thức dễ dàng.

- Tương tác nhiều hơn với giáo viên và các bạn.

- Không gây áp lực, nặng nề kiến thức, học mà chơi.

Chủ động dựng clip bằng các lược

đồ , tranh ảnh, chèn chữ chú thích phù hợp với nội dung bài dạy.

Kết hợp

“lược

đồ động”

với tranh ảnh , clip

Trang 6

mô tả sinh động, cụ thể, chính xác vị trí của các thành phố tiêu biểu, cácnước, các châu lục, đường biên giới, đường xích đạo Một số cách sử dụng

“lược đồ động” như sau:

Cách thứ nhất: Tạo thêm hiệu ứng trình chiếu trong chương trình

Power Point làm cho các chú thích, vị trí trên bản đồ nhấp nháy, tạo sự chú ýcho học sinh

Ví dụ 1- Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta

(Phụ lục 1 – Bài 1- ĐL66).

Trong bài này, khi yêu cầu học sinh quan sát và chỉ ra phần đất liền củaViệt Nam giáo viên thiết kế trên bài giảng Powerpoint như sau: Vào phầnAutoshapes ở thanh công cụ phía dưới góc bên trái , chọn Line , chọn mộtđường cong trong line , lúc này Line có dạng cây bút ta vẽ đường cong theogiới hạn của đường biên giới trên lược đồ, bản đồ Sau đó chọn kích thướcđường cong đó to lên và đổi màu, sử dụng cùng với hiệu ứng nhấp nháy Khichỉ cho học sinh, ta sẽ sử dụng hiệu ứng chạy theo que chỉ của giáo viên.Điều này, tạo sự chú ý và trực quan sinh động rất rõ cho học sinh, hướng dẫnbằng hình ảnh cách chỉ phần đất liền Cách này có thể áp dụng vào một sốbài xác định một vùng, một khu vực hay một quốc gia nào đó ở bài khác

- Cũng trong bài này, ta sử dụng hiệu ứng mũi tên về các hướng trên bản

đồ để giúp học sinh định hình về bốn phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc

Cách thứ hai: Kết hợp “lược đồ động” với trình chiếu hình ảnh, liên kết

các slide trong chương trình Power Point để tăng thêm sự sống động cho sựkiện, tạo ra giờ học hấp dẫn học sinh

Ví dụ 2:Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư

Ví dụ 3: Bài 17: Châu Á

(Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5).

Khi thiết kế giáo án điện tử, khi dạy phần vị trí Châu Á, giáo viên sử

Trang 7

dụng bản đồ thế giới cùng hiệu ứng đổi màu, nhấp nháy vào khu vực Châu Á

để học sinh quan sát

Trong phần đặc điểm về khí hậu, sử dụng hiệu ứng cho đường xích đạochạy trên lược đồ kèm dòng chữ chú thích các đới khí hậu : ôn đới, hàn đới,nhiệt đới

Phần thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm tựnhiên của Châu Á, giáo viên kết hợp lược đồ Châu á có các hướng chỉ Bắc

Á, Trung Á, Tây Á, Bắc Á, Đông Nam Á Mỗi hình ảnh cảnh đẹp sẽ có mũitên chỉ tới địa điểm có cảnh đẹp đó cho học sinh quan sát lược đồ và hìnhảnh song song giúp các em dễ hình dung được các cảnh thiên nhiên đượcchụp ở những khu vực nào của Châu Á

Ví dụ 4: Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam cực

(Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5).

Sử dụng hiệu ứng nhấp nháy , tô màu vị trí của Châu Đại Dương và ChâuNam Cực để học sinh dễ quan sát và hình dung ra vị trí của các châu lục trênquả địa cầu

Ví dụ 5: Bài 14: Giao thông vận tải

lộ 1A nối liền theo chiề dọc đất nước và có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc vận chuyển hàng hóa Đường sắt Bắc – Nam vẽ màu đen và chạy hiệuứng từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.Đường mòn Hồ Chí Minh vẽđường màu đỏ mảnh hơn và cũng chạy hiệu ứng từ các tỉnh thành Bắc vàoNam “Lược đồ động” này sẽ giúp các em hình dung dễ dàng nhất từng loạihình giao thông được phân bố theo chiều dọc đất nước Việt Nam

Ngoài ra, cách tạo lược đồ động còn phù hợp với một số bài như:

Bài 2: Địa hình và khoáng sản

(Phụ lục 1, – Bài 2 – ĐL5).

Bài 4: Sông ngòi

Trang 8

Cách thứ ba: Tự thiết kế các clip bằng cách sử dụng các hình ảnh trong

bài kèm theo đó là chạy các lời chú thích, âm thanh, bằng phầm mềmAdhampoo slie để tăng thêm sự sống động cho bài học, tạo ra giờ học hấpdẫn học sinh

Ví dụ 6: Bài 17: Châu Á

(Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5).

Trong phần củng cố, giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip: "Khámphá vùng đất mới" giáo viên tự thiết kế một clip trong đó sử dụng nhiều hìnhảnh khác của các cảnh đẹp nổi tiếng ở khu vực Châu Á để giới thiệu cho họcsinh Khi chạy clip, mỗi hình ảnh sẽ có dòng chữ chú thích đi cùng để họcsinh ghi nhớ kiến thức về đặc điểm của Châu Á và được mở rộng kiến thức

về các cảnh đẹp , các em sẽ trầm trồ trước những hình ảnh đẹp và hiệu ứnggiúp học sinh dễ nhớ mà giáo viên không phải nói nhiều, giảng nhiều gâynhàm chán

* Ngoài 3 cách làm trên, giáo viên có thể sử dụng những sơ đồ cây đểgiúp học sinh ghi nhớ kiến thức bài học dễ dàng và hệ thống hơn để củng cố

kiến thức ( Phụ lục 1- Bài 27- Châu Đại Dương và Châu Nam Cực ).

Giải pháp 2: Thiết kế Format chung cho các trò chơi học tập trên

phần mềm Powerpoint để giới thiệu bài, củng cố hệ thống kiến thức, ôn tập.

Đây là nhóm giải pháp được sử dụng cho hầu hết các bài học địa lí lớp

5 Với cùng một nội dung có thể có nhiều cách tiến hành Tùy từng điều kiện

cụ thể, giáo viên chọn cách làm phù hợp Nhóm giải pháp này được chia làmhai phần Phần thứ nhất là thiết kế format chung cho các trò chơi học tập vàphần thứ hai là thiết kế một số trò chơi học tập cụ thể

a Thiết kế format chung cho các trò chơi học tập sử dụng trong các bài học địa lí Việt Nam và địa lí Thế giới.

Cách thực hiện như sau: Chúng tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint

Trang 9

để thiết kế các trò chơi học tập dựa trên format của một số chương trình nổitiếng, quen thuộc trên ti vi mà đa số các em học sinh đều biết như: Ai là triệuphú, chiếc nón kì diệu, Rung chuông vàng; đường lên đỉnh Olympia, hay một

số hình thức sử dụng trong giải toán Violympic, đào vàng… Tất cả các tròchơi học tập đều được “biến tấu” để phù hợp với học sinh lớp 5 Các trò chơiđều được chèn hiệu ứng âm thanh giống các chương trình truyền hình Chúng tôi đã thiết kế được format của 11 trò chơi có thể áp dụng cho hầu hếtcác bài học Địa lí lớp 5 tùy theo từng phần, từng nội dung

Mỗi trò chơi đều có các “gói” câu hỏi liên quan tới bài học Các trò chơinày đã được tạo hiệu ứng sẵn nên người sử dụng chỉ cần viết câu hỏi vào cácphần hướng dẫn là có thể sử dụng Sau mỗi slie có hướng dẫn cách chơi, cáchsửa câu hỏi Mỗi trò chơi đã thiết kế trước một vài câu hỏi hay phần chơi “

ví dụ” để người sử dụng có thể dễ dàng hiểu được cách chơi , cách thêm,sửa các câu hỏi cho phù hợp với ý tưởng của bài dạy Mỗi trò chơi có tínhứng dụng rất cao, có thể áp dụng với rất nhiều các bài học về địa lí tự nhiên,dân cư, kinh tế hoặc có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ hay củng cốbài học hoặc có thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới

Ví dụ 7: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” (Phụ lục 2 –format1- phần 1- Ô chữ

kì diệu)

Đây là trò chơi được thiết kế tương tự phần thi “Vượt chướng ngại vật”trong chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia Mỗi lần chơi có thểthiết kế khoảng 8 đến 10 từ tương ứng với 8 đến 10 hàng ngang và 01 từhàng dọc Mỗi từ ứng với tên một địa danh, đặc điểm nổi bật của một vùng,một châu lục nào đó

Ví dụ 8: Trò chơi “Ai là người chiến thắng” (Phụ lục 2 – phần

1-format 2- Ai là người chiến thắng)

Nhắc đến chương trình “ Ai là triệu phú” trên Vtv3 chắc hẳn bạn nhỏ nàocũng biết Trò chơi “Ai là người chiến thắng” dựng format dựa trên phiên bảncủa chương trình này, gồm 15 câu hỏi tương ứng với các số điểm từ thấp tớicao Trò chơi này được “biên tập ” lại phù hợp với học sinh lớp 5 Phần gọiđiện thoại cho người thân thay bằng phần hỏi ý kiến 1 bạn trong lớp

Ví dụ 9: Trò chơi “Rung chuông vàng” (Phụ lục 2 – phần 1- format

3 Rung chuông vàng )

Format của trò chơi này được thiết kế theo đúng phiên bản của trò chơi:

“Rung chuông vàng” trên truyền hình Mỗi học sinh trong lớp sẽ được phát

Trang 10

một chiếc bảng để viết đáp án sau mỗi câu hỏi Nếu học sinh trả lời đúng sẽtiếp tục tham gia trò chơi, còn nếu trả lời sai, học sinh sẽ bị loại Ai “ở lại”đến câu cuối cùng, người đó là người chiến thắng Trò chơi này phù hợp nhấtvới các tiết ôn tập hay phần củng cố bài tập Trong các hoạt động ngoại khóa,cũng có thể vận dụng được trò chơi này.

Ví dụ 10: Trò chơi “Chinh phục đỉnh núi” (Phụ lục 2 – phần 1-format

4- Chinh phục đỉnh núi)

Trò chơi này được thiết kế tương tự hình thức một câu hỏi trong phầnmềm thi Violympic Toán Trong trò chơi này, các bạn học sinh sẽ giúp mộtchú ếch trèo qua các bậc thang để chinh phục đỉnh núi Có 10 bậc thang theothứ tự từ thấp đến cao Bậc 10 là đỉnh núi ,tương ứng với câu hỏi được thiết

kế theo thứ tự lần từ 1 đến 10 Trả lời đúng 1 câu hỏi chú ếch sẽ được bướclên một bậc

Ví dụ 11: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” (Phụ lục 2 – phần

1-format 5- Vượt chướng ngại vật)

Được thiết kế dựa trên một hình thức trong phần mềm thi Olympic, tròchơi này rất quen thuộc và dễ chơi Trên đường trở về nhà, bạn xì- trum gặprất nhiều các chướng ngại vật Để giúp bạn xì- trum vượt qua các chướngngại vật, các bạn hãy giúp xì trum trả lời các câu hỏi Gói câu hỏi được thiết

kế tùy theo mỗi bài học

Ví dụ 12: Trò chơi: “Điều bí mật trong quả địa cầu” (Phụ lục 2 –

phần 1-format 6- Điều bí mật trong quả địa cầu)

Đây là trò chơi được thiết kế tương tự trong chương trình truyền hình “Đừng

để tiền rơi” trên chương trình truyền hình Trò chơi được thiết kế với nhiềucâu hỏi Trả lời đúng một câu hỏi sẽ nhận được một từ gợi ý liên quan đếnchủ đề trong quả địa cầu Ai tìm ra được chủ đề đó dựa vào các từ khóanhanh nhất , người đó sẽ chiến thắng

Trong mỗi format của mỗi trò chơi chúng tôi đều đã có một số câu hỏi

ví dụ để thầy cô có thể hình dung ra cách chơi và cách sửa câu hỏi tương ứngvới mỗi trò chơi

b Thiết kế một số trò chơi cụ thể theo Format trò chơi dựng sẵn để dạy học các bài ôn tập, củng cố kiến thức.

Từ những format đã dựng sẵn đã được thiết kế đầy đủ những hiệu ứng ,chúng tôi có thể dễ dàng thiết kế một số trò chơi sau chỉ bằng thao tác sửacác câu hỏi , câu trả lời cho phù hợp với mỗi bài học Các format này có thể

Ngày đăng: 28/11/2018, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w